Người tử tế

Lâu rồi có đọc một bài của ông nhà văn, chắc gốc Hà Nội kể về một cụ già ngoài bắc, có 2 người con trai, đi bộ đội. Một người hy sinh tại chiến trường miền nam như ông chú ruột mình và một người trở về lành lặng vì nghe nói què đui chi là họ thủ tiêu hết. Về BẮc, mình cố kiếm xem có ai là thương phế binh chiến trường miền nam thì tuyệt như không có.
Người bộ đội bác hồ, trở về, kêu là có công đánh mỹ cút nguỵ nhào và nay sức khoẻ yếu nên bắt bà mẹ Việt Nam anh hùng nuôi báo cô. Ngoài ra hắn còn đem về những điều xấu xa khác. Ngược lại người con hy sinh, lại giúp bà ta có danh hiệu người mẹ liệt sĩ, lại được hưởng những cái hay hay của nhà nước như tiền bạc, bằng khen để bàn thờ. Bù lại phải nuôi báo cô thằng con lười biến từ chiến tranh về. Nhiều khi chết lại hay, ông chú mình chết nên ông bà nội mình được liệt kê vào gia đình liệt sĩ, không bị hạch hoẹ như trước, thời Cải Cách Ruộng Đất bị đôn lên hàng phú nông, bị con nuôi đấu tố suýt bị lãnh án tử hình. Kiểu cứu vật, vật trả ơn, cứu người người đấu tố. Kinh
Những người tham gia chiến tranh, sau 30/4, cậy có công dù ít hay không có, cũng hùa theo ăn có. Những người này ăn vạ, sử dụng thành tích chiến đấu của mình để làm lợi cho mình, làm những chuyện bất nghĩa. Nghe kể ông lãnh đạo nào ở Huế, bựa chuyện về thành tích đánh mỹ cứu nước của mình, viết sách báo đủ trò, sau bị người ta lật tẩy. Có ông được báo chí Tây phỏng vấn nên kêu là mình chỉ huy đánh Huế năm Mậu Thân rồi bị chúng chửi quá, kêu chỉ nổ cho vui. Chiếm nhà, chiếm đất của gia đình nguỵ, đuổi họ đi kinh tế mới rồi hát: “ngày xưa ai lá ngọc cành vàng, ngày nay ai quyền quý cao sang….”
Mình nhớ lần đầu tiên ngủ lại quê. Sáng 5:15, cái loa phường kêu tên những người trong làng đã hy sinh tại chiến trường Điện Biên Phủ, sẽ được nhận tiền cấp dưỡng chi đó. Họ rất khôn, cứ cho chút ít khiến người dân mê và bảo vệ chế độ cho quyền lợi của mình. Mấy người em họ ở quê đều khen chế độ tốt, lãnh đạo tuyệt vời khiến mình phải nhất trí.

Ông đạo diễn Trần Văn Thuỷ có làm một cuốn phim tài liệu, lâu quá rồi, mình xem ở New York, chắc cũng 30 năm về trước, kể đi tìm một người tử tế ở Hà Nội rất khó. Phim của ông ta đoạt giải chi đó ở ngoại quốc hình như ở Đông Đức trong khi Hà Nội lại cấm tiệt đến khi Đổi Mới. Hình như “chuyện tử tế” hay “Hà Nội trong mắt ai”. Vấn đề là 30 năm sau đến ngày nay, câu chuyện người tử tế ở Việt Nam vẫn hiện thực. Người ta vẫn đi tìm người tử tế ở Việt Nam.
Ngoại quốc mời ông ta đi dự giải, khiến lãnh đạo phải họp lên họp xuống, cuối cùng cho ông đi nhưng không cho phim đi dự. Ông Thuỷ lại chuyền lén cuốn phim ra ngoài. Đêm chiếu phim, ông ta vượt tường chạy qua Pháp quốc, có gì thì xin tỵ nạn vì có thể bị bắt nếu về Việt Nam. May thay, phim ông ta thắng giải nên về nước chỉ bị bạn bè hỏi sao ông chưa bị bắt. Lãnh đạo phái đoàn Việt Nam không dám lên lãnh giải dùm vì sợ bị bắt khi về Việt Nam, đành nhờ anh vô danh tiểu tốt nào lên nhận hộ. Phim ông ta bị cấm mấy năm khiến kiếm cơm khó cho gia đình.
Buồn cười là phim của ông đem về cho nhà nước Việt Nam rất được nhiều tiền, có thể nói là từ xưa đến nay chưa có cuốn phim nào đem tiền về cho Việt Nam như vậy nhưng ông không được trao một giải gì cả trong khi người ngoại quốc trao cho ông ta rất nhiều giải. Một người có công đem tiền về cho chính phủ Việt Nam nhưng lại cứ sợ bị bắt.
Có một đài truyền hình Nhật Bản mướn ông ta làm một bộ phim về đời sống của một cái làng ở ngoài bắc. Xem xong người nhật cảm ơn ông ta, nói là ngày xưa xứ họ cũng nghèo, người ta đối xử với nhau rất tử tế như cái làng ở Việt Nam. Ngược lại ngày nay giàu có thì đời sống, xã hội xuống cấp.
Ông ta tuy được đào tạo tại Liên Xô, nhưng đã thoát khỏi cái tư duy ao làng nên về lại Việt Nam, có cái nhìn qua khỏi lũy tre nên bị người Việt không được đi xuất ngoại nên tìm cách đì vì sợ mất quyền lợi.
Mình nhớ khi xưa, trước 75, hàng xóm chạy qua chạy lại. Thiếu nước mắm, củ hành thì chạy qua hàng xóm mượn hay xin. Nay về Đàlạt thì nhà nào đều có cái cổng to chình ình, cộng hai ba cái ổ khoá to đùng. Hỏi em út thì họ cũng không biết hàng xóm là ai. Càng giàu có con người càng quên đi tình người.
Karl Marx có nói: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình”. Có lẻ vì nghĩ như vậy, ông ta viết bản tuyên ngôn Cộng Sản khiến mấy trăm triệu người chết oan sau này vì đọc phải tư tưởng của ông. Họ không quay lưng mà tạo thêm nổi đau khổ cho đồng loại. Đấu tố Cải Cách Ruộng Đất, rồi Kinh Tế Mới rồi Lao Cải,…nay thì cưỡng chế đất đai của dân để làm giàu. Chán Mớ Đời
Ông này còn kể trong cuốn sách của ông ta là không có ông Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh thì có lẻ ông ta đã bị bắt. Hai ông này xem cuốn phim “Hà Nội trong mắt ai” thì tự hỏi có gì mà phải cấm hay trình độ của họ chưa đủ, để hiểu cuốn phim và cho phép chiếu. Do đó khi hai ông này chết thì ông ta có để tang để nhớ ơn, không bị bắt.
Ông ta nghĩ sống tại Việt Nam, con người không quyết định được vận mạng, cuộc đời của mình, mà có cái gì bao vây phủ trên đầu, quyết định cuộc đời của người dân.
Đó là chuyện 30 năm về trước, người ta mò khắp Hà Nội để tìm ra một người tử tế đã khó, nay văn hoá, trí tuệ xã hội chủ nghĩa được áp dụng dạy ở miền nam từ sau 75 đến nay khiến nhiều người lo lắng vì biến thái rất trầm trọng. Một ông thầy cũ kêu 2,000 năm phong kiến thêm 70 năm xã hội chủ nghĩa thì chỉ có chết.
Thật ra, Việt Nam có rất nhiều người tử tế. Mình thấy có nhiều nhóm tổ chức quán cơm bình dân 2,000, giúp trẻ em mồ côi, các cô nhi viện, hay người cao niên đơn côi,…chỉ có tội là họ bị nhà nước, mặt trận tổ quốc làm khó dễ, ngăn cấm khi làm việc thiện. Đàlạt mình thấy có mấy thùng bánh mì để cho người nghèo, cần thiết để ăn qua bửa.
Có ông xe ôm nói với mình là cho con học tới trung học để làm cơ sở, sau đó cho đi học nghề linh tinh, nhận tiền người dân. Tuy lam lũ nhưng chắc chắn, bị coi thường nhưng lại sống trong khi những thủ khoa đại học đủ trò, lại treo bằng thất nghiệp. Cho thấy văn hoá xe ôm rất thích nghi với đời sống hiện tại tại Việt Nam.
Học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm để rồi con lãnh đạo được nâng điểm vào trường đại học công an, chuyên dạy khảo cung, đánh người chưa có tội để nhận tội. Người học giỏi, rớt về ôm cha mẹ khóc như bị cướp một tương lai. Mình nghe kể 30 năm về trước, anh chàng thủ khoa nào ở miền nam, dù lý lịch tốt vẫn bị mấy ông miền bắc dìm để con họ đi du học dù học lực thấp hơn. Tự tử chết khi đã bị cướp đi giấc mơ tuổi trẻ.
Làm sao cải tạo được hệ thống giáo dục ngày nay, để yên tâm gửi con cháu đi học vì nghe bộ trưởng bộ giáo dục tuyên bố thì thua non. Nhiều người ở Việt Nam xem chừng tuyệt vọng. Mình thấy mấy đứa cháu học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm với thầy cô ở trường, giúp thầy cô kiếm thêm tiền nếu không thì điểm vẫn ít hơn là đứa trả tiền học thêm. Thầy giáo ngày nay được gọi là “Tháo Giày”. Không được tôn trọng như xưa.
Đặng Thái Sơn có vấn đề lý lịch của cha, dù bà mẹ đã ly dị, hy sinh đời bố củng cố đời con mà vẫn bị đì đến khi ông thầy người Nga lên tiếng mới được đi. Ngày nay họ trải thảm đỏ kêu gọi ông ta về làm PR.
Sau 75, người ta ưu tiên cho con những người đi làm cách mạng, không có thì giờ học hành thì tạm chấp nhận để bù lại những năm tháng trong rừng, chiến khu nhưng đến nay đã trên 44 năm, qua 2 thế hệ. Có lẻ chúng ta nên nghĩ đến tương lai của dân tộc trong cuộc chạy đua cách mạng 5 Gờ của thế kỷ 21. Ai chậm là thua không bao giờ bắt kịp.
Trong cuộc chạy đua, ấn độ sản xuất 1.5 triệu kỹ sư hàng năm, Hoa Kỳ sản xuất 500,000 cử nhân mỗi năm, Trung Quốc sản xuất 3 triệu cử nhân. Việt Nam sản xuất 24 ngàn tiến sĩ quốc doanh thì làm sao đấu lại mà đa số học sinh thi vào đại học lại được nâng điểm vì người ta ghét các lãnh đạo nên cố tình nâng điểm con cháu họ để trù họ. 🙂
Đã đến lúc chúng ta không nâng điểm, xét lý lịch mà để ai tài giỏi sẽ có cơ hội giúp đất nước, xây dựng lại Việt Nam sau bao nhiêu năm bị tàn phá một cách man rợ.
Chán Mớ Đời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét