Về thăm Đà Lạt 2024

 


Mình về Đà Lạt được vài ngày thăm gia đình rồi đi Nha Trang với mẹ và mấy người em, ghé Sàigon, đi Phi Luật Tân với đồng chí gái rồi về Hoa Kỳ. Trong chuyến viếng thăm đột suất Đà Lạt mình có duyên gặp mặt lần đầu mấy người sinh sống tại Đà Lạt. Nói chung là có duyên vì những người mình muốn gặp thì không được mà những người chưa biết lại gặp. Ngoài ra có gặp bà con từ 55 năm qua không gặp lại. 

Chụp trên sân thượng khách sạn Ngọc Lan mình ngụ lại

Trước nhất phải nhắc đến một anh bạn học cũ cách đây 50 năm. Lần nào về Đà Lạt anh ta nghỉ làm, đem xe đến nhà chở mỗi ngày, đi viếng Đà Lạt cũng như đón ở phi trường. Về già mà có được một người bạn như thế dù ít liên lạc hay gặp nhau từ 50 năm qua xem như cũng là một hạnh phúc đời người. Có người vẫn nhớ đến những kỷ niệm xưa và giữ tình bạn ban sơ. Vợ chồng anh ta buôn bán làm ăn với mấy người em của mình từ sau 75 đến khi anh ta về hưu. Anh ta là Đảng viên mới 15 tuổi Đảng nhưng mình không ngại nói chuyện với anh ta. Về có gặp bạn học xưa nay là cán bộ Đảng viên thì mình chỉ chào hỏi thăm nhưng không liên lạc. Sau 75, anh ta không được tiếp tục đi học đại học nhưng vẫn học lén anh ngữ qua đài ngoại quốc, làm công nhân đến khi đổi mới thì chế độ cần người biết anh ngữ nên phải dùng anh ta. Anh ta kể các thông dịch viên của chế độ trình độ anh ngữ bết lắm. Anh ta dù sao cũng học 6năm anh ngữ và mấy năm Hội Việt Mỹ. 

Có anh bạn kể là khi xưa ở Vũng Tàu anh ta sống như vua vì có mác dân trường Tây Yersin Đà Lạt. Lúc đổi mới họ cần học anh ngữ thay vì tiếng nha nên kêu anh ta dạy anh văn. Anh ta tìm một cuốn sách cũ học anh văn thời Việt Nam Cộng Hoà rồi dạy cho thiên hạ thì đâu học anh văn. Thế là sống sung sướng. Họ kêu đi nói chuyện với các tàu vào mua dầu   Anh ra chỉ xì lô xì la một tụ là lãnh 50 đô thời đó. Sau cô em được bà dạy Mỹ dạy đàn ở đường Minh Mạng, gần hẻm Sông Lô, tiệm kem Thủy Tinh thương tình dẫn theo năm 75 qua Mỹ, sau đó bảo lãnh gia đình anh ta sang Hoa Kỳ. Anh bạn mình kể khi xưa đến học anh văn với bà ta. Lúc chộn rộn và ta có đi kiếm anh ta để giúp rời khỏi Việt Nam nhưng không gặp. 

Anh ta vào Đảng làm ăn nếu không thì cũng mệt. Lên xe mình thấy sách báo đề cương của đảng khiến mình cũng giật mình. Anh ta nói để công an chận xe xét thấy vậy không đòi hỏi lộn xộn. Có anh bạn học xưa có nhiều tuổi Đảng xin nghỉ hưu sớm và đi Gia-nã-đại. Anh ta kể là các anh lớn kêu anh ta ký nhiều dự án có tầm mà lỡ có chuyện gì thì anh ta đi tù dùm cho các anh nên cho vợ con sang học ở Gia-nã-đại rồi mua nhà cửa bên đó hạ cánh an toàn quên ngày xưa chính anh ta khuyên bạn bè phấn đấu vào đoàn và Đảng. 


Mình có duyên gặp 3 anh cựu lính trinh sát 302. Có người ở tù chung trại Đại Bình với ông cụ mình khi xưa, nghe mình về Đà Lạt thì họ mừng lắm. Có lẻ nhờ mình viết mấy bài về đại đội này khi xưa. Nhắc đến các người xưa ở Đà Lạt như Cò Giao, anh Paul và ông Thanh. Hóa ra trong tấm ảnh chỗ cây xăng sau lưng khách sạn Palace có dãy nhà cho thuê là của nhóm làm việc cho chương trình Phượng Hoàng cư ngụ. Kinh

Qua họ thì mới hiểu là trận đánh chiếm lại Di-Ring khi xưa là cách thí chốt để mấy ông lớn có đường chạy về Song Pha. Mình nghe Hùm Xám Đà Lạt kể là tổn thất gần phân nữa. Họ cho biết là khi thấy T54 của Hà Nội thì ngạc nhiên vì chưa bao giờ đụng trận với chiến xa. Chỉ có Biệt Cách nhảy dù quen trận An Lộc mới biết bắn chiến xa mà nghe nói sau vụ đảo Liên Xô đã điều chỉnh lại chiên xa của họ nên năm 1975 khó hạ chiên xa của họ như xưa.  Mình đoán họ như lính Mỹ ở đồn Làng Vệ ở miền trung khi đồn thủy quân lục chiến này bị chiến xa Hà Nội tấn công. Ngay cấp chỉ huy của họ ở đệ thất hạm đội cũng kêu là bố láo. Mình có kể trận đánh này rồi. Pháo binh Mỹ bắn luôn vào đồn mới phá hủy được chiến xa và khiến quân Hà Nội rút lui đêm đó. Đài quân sử Hoa Kỳ có thực hiện cuốn phim tài liệu và phỏng vấn các lính Mỹ sống sót trận đánh đó. 


Họ kể bị sư đoàn 7 Hà Nội tấn công mà chỉ có tiểu đoàn 204 và tiểu đoàn bài đó nhưng không nhớ rõ. Toán viễn thám phải bò lại gần và kêu pháo binh của nhảy dù bắn yểm trợ. Trái đầu tiên là trái khói để chỉnh tọa độ rồi mấy trái sau thay phiên dập. Đó là cách chống phá lại chiến thuật biển người của Hà Nội. Có một anh kể là lính 302 bắt được một trung tá bộ đội khiến ông này sợ quá tưởng sẽ bị giết khi gọi trực thăng chở ông ta về hậu cứ để khai thác. Ông ta tưởng đem lên trực thăng rồi quăn xuống đất như nghe đồn đại. Anh ta giải thích là nếu giết thì bắn ngay đây chớ tốn xăng chở về hậu cứ làm gì. Nghe nói sau này con của ông trung tá Hà Nội có đi tìm anh ta cảm ơn sau khi anh ta ở tù ra. Và nhắc đến chuyện xưa. Hai anh mời mình về nhà dùng cơm do vợ nhà nấu. Ngon cực đỉnh


Mình có hỏi đến vụ lính 302 khi xưa về Đà Lạt đánh lộn. Mấy ông này cho biết họ thuộc toán viễn thám nên đi hành quân Hoài. Về Đà Lạt đi tắm xong ăn uống rồi ngủ thì đã có người gọi kêu đi hành quân tiếp chở đến căn cứ rồi ai đó đã xếp lương khô ba lô sẵn, chỉ lên trực thăng rồi nhảy toán. Còn đám kia ở hậu cứ thì hơi kiêu binh. Có nhiều thành phần đào ngủ từ các binh chủng khác rồi làm giấy tờ khác đi lính 302 cho gần nhà. Mình hỏi họ có biết anh này anh nọ thì không nhưng sau mới lòi ra họ đều lính dưới tên giả nhiều. Họ cho biết hùm xám nhận mấy người này vì họ có chút gì kinh nghiệm chiến trường rồi hùm xám tuyển họ từ từ đi hành quân. Ai mà trốn hành quân là bị đòn như học sinh trốn học đi đánh bida là bị thầy Chử Bá Anh lái xe vòng vòng phố bắt đem lên xe chở về trường đánh roi mây. 


Họ có nhắc đến một anh chàng ở trong xóm mình khi xưa hay chơi bắn bi với nhau. Anh ta đi Biệt Động quân. Xong ra trận một lần thì đào ngủ luôn. Nay về già sống với con cháu trồng rau quả qua ngày để quên đi nổi buồn tháng tư. 


Gặp một anh bạn học chung khi xưa kể ông thầy dạy anh văn khi xưa ở cạnh nhà là nhân viên của CIA nên khi di tản có lấy gia đình anh ta tiền để cho đi theo chung nhưng cuối cùng ở Phú Quốc thì bà mẹ tiếc căn nhà nên không muốn đi, và trở lại Đà Lạt. 

Quảng cáo của thầy khoán Võ Đình Dung khi xưa. 10,000 đồng Đông-Dương xây được căn nhà ở Đà Lạt 


Mình có ra cà phê Tùng lần đầu tiên trong đời. Mới đến cửa thì gặp tên Thông khi xưa học Yersin đi ra. Hỏi hắn thì hắn không nhận ra và chào đi. Mình đi vào với anh lính 302 khi xưa. Khi xưa ra đường đi với một anh lính 302 thì đố thằng nào dám đụng tới mình. Thiên hạ hút thuốc trong tiệm nên mình thở không nổi khói thuốc lá nên ngồi nói chuyện xong thì mình chào anh ta đi. Anh ta có mời lại nhà ăn cơm nhưng mình nói tối thì ăn cơm với gia đình vì có mấy người em qua nhà bà cụ ăn cơm. Hẹn lần sau về sẽ gặp lâu hơn để nghe họ kể về Đà Lạt xưa. Mình định Tết này về ăn Tết ở quê và Đà Lạt sau 50 năm. 


Chạy vòng vòng thì thấy chỗ am Sohier nước suối từ hồ Than THở và Mê Linh khi xưa chảy xuống bị đọng lại đen xì như kinh nước đen của Nguyễn Thụy Long, hôi lắm. Nghe nói họ chặn lại không cho nước ở đây thông qua hồ Xuân Hương. Hôm qua chạy xuống Nha Trang, đi ngang hồ Than Thở thì thấy họ rào lại để vét hồ hay sao đó. Vấn đề môi trường ở Đà Lạt khá phức tạp vì dân cư đến sinh sống quá tải thêm họ chặt cây thông để làm nhà lồng trồng rau quả. 


Hôm trước, mình có ghé trung tâm pháp ngữ (Centre francophone) thăm ông Nicolas Leymonerie. Ông ta có lập một nhóm quan sát về di sản Đà Lạt. Ông ta muốn bảo tồn các di sản của người Pháp để lại nên rất quan tâm đến sự phát triển Đà Lạt. Mình muốn đi bộ nhưng cô em kêu lên xe em chở phóng ào ào lên dốc ngã ba chùa. Khi xưa mình chạy Honda lên đây xe 50 phân khối nên chạy chậm như rùa nay thì xe đời nay chắc 90 phân khối bay ào ào. Khám phá đường Tăng Văn Danh được đổi tên là Nguyễn Thị Nghĩa. Mình hỏi lòng vòng bà này là ai nhưng dân Đà Lạt ngơ ngác lắc đầu.

Có ra đường Phan Bội Châu vì nghe nói cháu ngoại của ông Faraut về đây mở quán cà phê nhưng chắc dọn về khách sạn nào cho tươm tất hơn
Đà Lạt xưa thời mình còn nhỏ. Dãy phố một tầng bên phải được dẹp bỏ sau khi xây chợ Mớii. Lý do là sợ đất trùi nên họ xây talus to đùng. Rác rưỡi khắp nơi chưa đúng tiêu chuẩn một thành phố du lịch đẹp của thế giới. 

Được biết là tòa đại sứ pháp không để ý lắm về công việc của nhóm ông ta muốn bảo tồn di sản của Pháp quốc tại Đà Lạt. Nhiều người Đà Lạt muốn học pháp văn nhưng thiếu người dạy nên ít lớp pháp văn. Nên họ phải kinh doanh ở dưới lầu buôn bán các hàng hóa từ Pháp quốc và lầu hai thì tiệm ăn pháp còn tầng 3 thì dạy pháp văn theo tôn chỉ người Việt có thực mới vực được đạo. Ông ta theo dõi các bài mình viết về Đà Lạt xưa, kêu mình có nhiều tư liệu của người đã từng sống tại xứ này. Vợ ông ta du học tại pháp rồi ông ta theo về Hà Nội. Rồi dắt nhau vào Đà Lạt dạy pháp văn kiếm sống. Lạ đời có nhiều người ngoại quốc thương Đà Lạt, muốn bảo tồn di sản của Đà Lạt trong sự phát triển man dại của Đà Lạt. Thấy họ phá biệt thự Trang Hai để xây bãi đậu xe buýt. Rồi chình ình hai tòa nhà đang xây dỡ ở trên Sân Cù. Ông ta mới gửi mình danh sách các người Pháp chết và chôn tại Đà Lạt. Sau này họ dẹp mả thánh để làm sân đá banh và ông ta có lập một danh sách các mồ người Pháp tại Đà Lạt. Không thấy tên ông cha nhà thờ CamLy. Có thể ông cha được chôn tại nhà thờ. Bài này mình viết lâu rồi nên không nhớ rõ. Để về Mỹ mình đọc lại danh sách để xem có chi tiết gì lạ. Đi chơi viết trên iPhone nên khó đọc. 


Năm nay ai cũng ngạc nhiên là hoa mai nở trễ. Thay vì nở vào Tết mà năm nay trễ đến hai tháng. Chắc ít mưa. Dân Đà Lạt xưa gọi là hoa Mai vì sau đó ra trái ăn đắng nghét còn hoa Anh Đào của Nhật Bản thì không có trái. 

Mình chơi ba đĩa bánh căn cho đã thèm. Quán ở ấp Mỹ Lộc xưa ngon nhất  

Trước khi đi thì mình mới để ý đến một tấm ảnh hồ Xuân Hương được chụp trước tháng 5 năm 1932 thấy ốc đảo Thủy Tạ đã được thành hình nhưng Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Mình tìm bản đồ của hồ Xuân Hương được chụp bởi không ảnh khi hồ này cạn để vét bùn thì mới hiểu lý do cái đập khi xưa gần Thuỷ Tạ bị vỡ khi cơn lũ tháng 5 1932. Lý do khu vực thủy tạ là đất bồi cạnh con đê có con đường chạy từ cây xăng Esso qua vùng vịnh Đinh tiên Hoàng mà lòng suối Cam Ly thì gần đấy nên khi mưa thì nước dưới hồ vẫn bị xoáy về phía đất bồi mà chỗ này họ cho phá đất bồi để làm ốc đảo thủy tạ nên bao nhiêu áp suất của nước lũ đều dồn về phía này, xoay quanh ốc đảo tạo ra sức ép khiến cái đập bị vỡ.


 Do đó kỹ sư pháp mới dời cái đập đến chỗ cầu Ông Đạo ngày nay để tránh tình trạng này xảy ra lại. Mình có tấm ảnh này từ lâu mà không để ý và tự hỏi tại sao người Pháp dời cái đập nước qua phía cầu ông Đạo tốn tiền. Nay đã thỏa mãn câu hỏi của mình. Nếu không có mưa thì hồ Xuân Hương xem như bị đọng lại, cá chết mệt thở. Đi bộ thấy cá nằm trên bờ và trên hồ. Bản cấm câu cá và bơi. Giới trẻ Đà Lạt không còn chỗ để tập bơi như xưa kia. Chỗ cầu Ông Đạo mình thấy họ có làm công viên. Lần trước về thấy có gắn mấy cái dù nhưng không thấy ai xuống đây xeo phì, cỏ thì cao đến đầu gối. Mình nghĩ ý tưởng hay nhưng cách họ thiết kế thì không chuẩn cho một công viên nên du khách không xuống. 

Viếng thăm am Mệ Cai một thời kỷ niệm ấu thơ

Chạy ngang khách sạn mang tên Merperle khiến anh bạn hỏi có đúng tiếng Tây. Khách sạn này mới được xây xong thêm mấy ngàn thước vuông ngoài quy trình. Mình nói thường người ta gọi là Perle de mer, hạt Ngọc của biển hay Ngọc Hải. Nên mình không hiểu lý Do họ viết sai hay muốn Mỹ hóa các từ pháp. Anh ta nói nhà hàng Thanh Thủy được dịch thành Blue Water là sai. Thanh Thủy là nước sạch còn Blue water là nước dơ. Nói chung thì phố xá mang tên ngoại quốc nhiều mà được dịch sai hoặc không hiểu họ viết tiếng Tây hay tiếng Mỹ. Có khi người kẻ bảng hiệu không rành sinh ngữ khiến du khách ngoại quốc ngọng còn người Việt thì chắc không để ý. 


Hôm qua mình có nhờ anh bạn chở ra am mệ cai Thỏ đường Nguyễn Công Trứ xưa. Hỏi cháu của mệ đang cai quản đền thì được biết ông Cai Thọ ở Huế khi xưa nhưng họ gọi Cai Thỏ cho khỏi bị huý chi đó. Ông cai có vợ hầu nên mệ Cai mới vào Đà Lạt sinh sống rồi bệnh tật được ông thầy ở chùa Linh phong chữa hết bệnh nên lập cái am để thờ. Chú của anh bạn có đất trồng rau bên cạnh nhưng đi xem thầy thì nói không xây nhà được, chỉ có xây chùa đền nên đổi đất với mệ cai. Mình hồi nhỏ hay bệnh tật nên bà cụ bán vía mình cho am mệ cai được ông Chín đeo nơi cái gùi quỳ lạy trước bàn thờ. Trước khi đi Tây mình có ra đây lạy tạ. 50 năm sau mới trở lại. Mình thấy lạ vì mặt đường cao hơn đất của am ngày xưa. Hóa ra họ làm đường cứ đắp thêm đất cao hơn 3 mét. Mưa nước trên đường chảy xuống là mệt. Đà Lạt chỉ nên mua đất và nhà ở trên đồi cao. 

Bơ ra trái tại nhà chú của bà cụ trong ấp Xuân An. Mình có thấy một cây chỗ cà phê Thì Tuấn đường Yagout. 

Mình có ghé nhà ông Dụ, em ông ngoại mình trong Nhà Chung, ấp Xuân An. Không nhận đâu là đâu. Vườn chỉ có cây bơ mới trồng sau này còn mận và ổi khi xưa đều biến mất. Mình cũng ghé thăm mấy người con dì dượng Ba Ca trên Số 4. Năm 1992 về mình có ghé thăm nhưng sau này ít thời gian bên không đi thăm ai cả. Chỉ gặp được chị Hoa, Cường và cô út sinh sau Mậu Thân. anh Việt thì đã qua đời. Gặp người thân mới nghe lại tên những người bà con khi xưa như bà Tôn ở gần nhà ông Ba Đà. Được biết thêm tin tức là vợ ông Phạm Thiên Thư là bà Võ Thị Mỹ Ngọc, khi xưa là quản lý của ông bà Võ Đình Dung. Mỗi tháng bà ta đều lấy tiền thuê đất nhà của thiên hạ mướn đất làm vườn hay nhà ở rồi gửi tiền qua pháp cho ông bà Võ đình Dung ở Pháp. Ông bà lại gửi về Hà Nội cho con gái tập kết. Không biết sau này Việt Nam Cộng Hoà cấm đổi ngoại tệ thì sao. Chỉ biết là sau 75 nhà và đất của gia đình này bay hết. 


Đến thăm mấy người con của dì Ba Ca mới nhớ là chùa Linh Phong có thờ ông 30. Anh bạn kể khi xưa khi mấy người lớn tuổi kể chỗ này có cọp vồ nhiều người đi rừng nên dân địa phương lập bàn thờ ông ba mươi. Chỗ nhà thờ Domaine de Marie gần nhà mình nghe nói cũng có cọp. Hồi nhỏ bạn đêm mà phải ra ngoài là sợ bị cọp vồ. 

Máy Teac giống như máy khi xưa nhà mình có. Sưu tầm của ông Thi Đà Lạt. Rất cảm động khi nhìn lại cái máy băng nhạc một thời 


Mình có ghé tiệm cà phê Thi Tuấn thăm ông thần sưu tầm đồ cổ tại Đà Lạt. Anh ta cho xem các máy móc băng nhạc khi xưa và sách báo. Anh ta có một số hình ảnh cũ do ông bố chụp khá tốt về Đà Lạt xưa. Bà cụ anh ta đã 97 tuổi vẫn còn minh mẫn. Ai thích xem hình ảnh xưa Đà Lạt thì ghé tiệm này. Anh ta có nguyên mấy phòng triển lãm đồ cỗ. Mình tiếc là không có nhiều thì giờ để xem kỹ các tài liệu về Đà Lạt xưa. Hy vọng lần sau sẽ có thời gian nhiều. 

Ai khi xưa ở Đà Lạt đều biết tiệm mướn sách này ở đường Phan Đình Phùng. Tiệm này lấy hết tiền ăn hàng của mình. Mình có lẻ đọc hết sách của họ có cho thuê ngoại trừ mấy truyện kiếm hiệp. Để hôm nào kể về các nơi cho mướn sách tại Đà Lạt. 
Mình không biết đâu là cây xăng Ngọc Hiệp hay Ngã Ba Chùa

Mình thấy có điểm lạ là lề đường cho bộ hành thì đậu xe đầy, người bộ hành phải xuống đường đi bộ lại sợ xe đụng. 

Còn tiếp 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Em ở cữ ChatGPT

 Đi chơi bổng nhiên mình nghĩ đến một ý để tạo một cảnh bi hài nên viết xuống rồi hỏi ChatGPT biên tập lại. Sau đây là mẫu đối thoại của Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen với ChatGPT 

Em ở cữ


Hắn băn khoăn trằn trọc mấy đêm liền. Hắn muốn nối lại tình xưa vì từ khi cô bé nói lời chia lìa khiến hắn xất bất xang bang cả năm nay. Lúc nào tỉnh là hắn nhớ đến nụ cười cô bé nhất là câu nói sau cùng của buổi chia tay. Cô nàng nói bà má em kêu anh cái gì cũng được nhưng chỉ có cái tội nghèo. 

Cuối cùng chịu đựng không nổi nổi nhớ hắn đành vì lại nhà nàng.  Đợi ông bố đi làm và bà mẹ đi chợ mới lấy hết sức cảm đảm nhắn chuồn. 

Cô ảnh ra mở cửa, rất ngạc nhiên khi thấy hắn đứng sừng sựng. Cô nàng to béo hơn xưa, không trâu bò như trước. Cô nàng hỏi đến đây làm gì. Đã nói hết rồi. Hắn nói cho hắn nói những gì hắn đã ôm ấp từ năm qua. Hắn nghèo nhưng xin hứa sẽ tiên thủ và sẽ giàu có khiên cô nàng có hơi nguôi ngoai. Hắn hỏi dạo này em làm gì. Cô ta kêu “em đang ở cữ”. Đùng lúc ấy có tiếng khóc trẻ con trong nhà sau. 



ChatGPT 

Tất nhiên! Bạn có thể gửi bài viết của bạn cho tôi đọc qua và cung cấp phản hồi, hoặc bạn có thể mô tả sơ bộ về nội dung của bài viết cùng với bất kỳ yêu cầu cụ thể nào bạn muốn tôi giúp đỡ.


ChatGPT

Dường như câu chuyện của bạn xoay quanh một chàng trai đang cố gắng tái hòa mình với mối tình xưa sau khi chia tay. Anh ta đã chịu đựng nỗi nhớ mãi sau khi cô gái nói lời chia ly với lý do anh ta nghèo. Sau một thời gian suy nghĩ, anh ta quyết định đến nhà cô ấy để thổ lộ cảm xúc và cam kết sẽ cải thiện hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, khi anh ta đến, cô gái có vẻ ngạc nhiên và không chắc chắn về lý do anh ta tới. Trong khi trò chuyện, họ nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ từ trong nhà. Đó có thể là dấu hiệu của sự thay đổi và khắc nghiệt của cuộc sống, hoặc có thể làm bài hát của hy vọng mới nảy nở. Bạn muốn thêm hoặc thay đổi gì trong câu chuyện này?


ChatGPT

Dĩ nhiên, dưới đây là một phiên bản sửa đổi của bài viết của bạn:



---


Khoảnh khắc lặng lẽ trong ánh đèn lòe loẹt của đèn đường, anh đứng trước ngôi nhà cũ kĩ, nơi gắn liền với những ký ức đắng cay. Mỗi đêm, anh băn khoăn, lo lắng, nhớ về cô gái đã rời xa cuộc đời anh bằng một lời chia tay đầy đau lòng.


Nhớ mãi nụ cười ấm áp của cô và nhất là những lời cuối cùng khi cô nói rằng gia đình cô không muốn cô ở bên anh chỉ vì anh nghèo. Những lời đó cứ vọng về trong đầu anh như một bản nhạc vương vấn, khiến anh không thể quên.


Cuối cùng, sức chịu đựng đã cạn kiệt, anh quyết định đối mặt với quá khứ, với tình yêu mà anh vẫn giữ mãi trong lòng. Anh đến nhà cô, không còn là chàng trai ngày xưa, mà là một người đàn ông đã trưởng thành, đã trải qua biết bao khó khăn và thử thách.


Cô mở cửa, khuôn mặt ngạc nhiên, nhưng vẫn giữ được vẻ điềm đạm của một người phụ nữ. Hai người đứng đối diện nhau, ánh mắt gặp gỡ, nhưng trong lòng ai cũng biết rằng có một khoảnh khắc quan trọng đang đến.


Và khi tiếng khóc nhỏ nhẹ từ bên trong nhà vang lên, hai con người kỳ diệu này đã tìm thấy lại nhau trong tiếng thở dài của cuộc sống, với hy vọng và hạnh phúc mới.


Mình muốn anh chàng chới với khi nghe cô nàng kêu dâng ở cử sau một năm vắng bóng mà ChatGPT chả hiểu gì cả. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 




Medicare và quy tắc 2 đêm

 Năm nay, đồng chí gái được Medicare nên mình thay đổi công ty bảo hiểm. Đồng chí gái đã lấy tiền an sinh xã hội nên Medicare tự động gửi về cái thẻ. Dùng thẻ này để liên lạc với các văn phòng bán bảo hiểm Medicare để lựa chọn chương trình nào hợp với hoàn cảnh của mình. Trước đây mình lấy Medicare advantageHMO cho rẻ nhưng nay có mụ vợ nên phải tìm công ty bảo hiểm PPO và bảo hiểm thêm khi đi ngoại quốc. Mấy người bán Medicare advantage cứ kêu là có bảo hiểm vụ này nhưng khi đọc kỹ lại thì không như họ nói nên cuối cùng chọn chương trình Aetna PPO với blue shield medigap cho phần G và D. Lý do chọn bây giờ cho chắc ăn vì lần đầu tiên đồng chí gái ghi danh Medicare thì họ xem như không có bệnh hoạn gì cả nhưng sau này mà đổi thì họ sẽ xem hồ sơ y tế để xem có bệnh tật gì không trước khi bán và nếu bán thì đắt hơn. 

Khác với các nước Tây phương ở Âu châu với chương Trình quốc gia bảo hiểm y tế phổ quát, hệ thống bảo hiểm y tế tại Hoa Kỳ khá phức tạp vì có nhiều lựa chọn. Xứ tự do nên mỗi hãng bảo hiểm có nhiều chương trình dành cho từng loại người tùy theo sức khỏe của họ bệnh tình cũng như tài chính nên càng đọc càng như vào cỏi u mê. Mấy người phải uống thuốc Tam cao thì phải mua phần D cho tốt vì nghe nói có người mỗi tháng phải trả tiền túi thêm $600 cho thuốc uống. Mỗi tháng lãnh $2,000 tiền an sinh xã hội bay mất $600 tiền thuốc thêm $147 tiền Medicare là ngọng. Đọc riết rồi bị tẩu hỏa nhập ma nên mình gọi điện thoại gặp vài người bán bảo hiểm. Càng gặp càng thấy họ chỉ cố tâm bán chương trình nào tiện cho họ và nhận được huê Hồng nhiều. Cũng không trách họ vì muốn bán được thì không nên giải thích cho người mua nhiều quá sẽ làm họ tẩu hỏa nhập ma như mình rồi không mua. Cuối cùng mình kêu ông bán bảo hiểm cho mình từ hai năm qua, đem bà vợ làm broker đến giải thích mọi phần rồi chọn hai phần chính là G và D vì mụ vợ có thể sẽ cần thuốc uống nhiều trong tương lai. Ông ta mất mình là khách hàng nhưng bù lại vợ ông ta lãnh huê Hồng của vợ chồng mình hàng tháng nên bà ta cố gắng giải thích cho mình hiểu và đồng chí gái nhất trí. Ngồi nói chuyện đến gần 3 tiếng đồng hồ. 


Medicare phần A để trả cho người được bảo hiểm khi nằm nhà thương. Phần này rất quan trọng vì nếu nằm lâu là ngọng nếu không chọn kỹ chương trình bảo hiểm. Ai bị bệnh tim phải mổ tim và y phí lên cả triệu bạc, đóng 20% là cũng ngọng đời tôi cô đơn nên bác sĩ làm cô đơn thêm. 


Khi một người bệnh có Medicare được nhập viện thì sự lựa chọn tùy thuộc vào tiêu chuẩn của Centers for Medicare and Medicaid Services (CMS) rất lạ lùng: quy tắc 2 đêm ( two-midnight rule.)


Quy tắc hai đêm này được sử dụng khi nhà thương tin rằng bệnh nhân cần được sự chăm sóc của nhà thương. Đây là một cách chăm sóc về bệnh nhân đắt tiền hơn, nhất là người mua bảo hiểm phải tự trả nhiều hơn. 

Nhớ có lần một anh bạn kể là mẹ anh ta nằm ở một trung tâm điều dưỡng cứ 3 tuần thì họ kêu xe cứu thương đến chở mẹ anh ta vào bệnh viện nằm hai đêm rồi chở về trung tâm điều trị lại. Cứ tiếp tục cho đến khi mẹ anh ta qua đời. Nay mới hiểu lý do họ cứ chở mẹ anh ta vào bệnh viện Hoài. Viện điều dưỡng nghe nói chỉ được giữ bệnh nhân có 3 tuần lễ nên họ cần bệnh nhân nên cứ làm vụ này Hoài để nuôi Các y tá và điều dưỡng viên và bác sĩ. 


Cms bắt đầu áp dụng quy tắc 2 đêm vào năm 2013 để giúp các bệnh viện có cái mốc về các loại chăm sóc được Medicare phần A trả các y phí cho các bệnh nhân nằm viện. Nhà thương thích loại bệnh nhân hai đêm này vì họ tha hồ làm các test đủ trò để viết hóa đơn. Nghe kể có ông nào kêu nhức đầu vào bệnh viện họ đo đạt thử nghiệm đủ loại thứ rồi cuối cùng sau hai ngày bác sĩ cho về và uống Tylenol nhưng y phí mà Medicare phần A phải trả lên mấy chục ngàn. Bệnh viện thích loại bệnh nhân nằm viện hơn là bệnh nhân ngoài vào khám rồi về. 


Bệnh viện có thể sai sót tính lầm có thể chặt công ty bảo hiểm nhiều hơn. Trước khi CMS ra luật này thì các giám sát viên khám phá các y phí nhận từ bệnh viện không thống nhất về các điều trị. Họ khám phá ra bệnh viện chú tâm chữa trị các bệnh nhân nằm viện thay vì các bệnh nhân đến khám rồi về. Xem link

 fact sheet 


Theo báo cáo của văn phòng Inspector General for the Department of Health and Human Services (HHS-OIG) report, Medicare đã trả gần 3 tỷ đồng cho các bệnh nhân nằm viện ngắn hạn, được liệt kê thuộc phần A của Medicare vào năm 2014. Ngoài ra liệt kê sau lầm phần B có thể ngăn chặn bệnh nhân được hưởng các dịch vụ thuộc phần này. Đa số là bệnh nhân không cần phải nhập viện. Thường bệnh viện cũng có nổi khổ vì sợ chẩn đoán sai lầm, sẽ bị thưa kiện sau này nên tốt nhất là cho nhập viện thay vì khám sơ sơ rồi cho về. Nhiều khi có bệnh nhân không có bảo hiểm vào phòng cấp cứu, theo luật thì bệnh viện phải chẩn bệnh cho họ nhưng không được trả tiền nên họ chém lại ai có bảo hiểm khiến y phí bệnh viện rất cao. Mình có đọc một tài liệu về các bệnh viện gần viên giới Mễ Tây cơ. Mấy bà sắp sinh hay đau ốm cứ vì sang Hoa Kỳ rồi đến bệnh viện nằm vạ được chữa bệnh nên một vài bệnh viện gần biên giới phá sản. Còn không phải chặt chém lại bệnh nhân có bảo hiểm. Thật ra người Mỹ cũng có nhiêu người không có bảo hiểm vì đắt quá. Về già là hay bị bệnh mà bảo hiểm thì quá đắt. 


Medicare Advantage (MA), là một chương trình do các công ty bảo hiểm ký hợp đồng với Medicare để bảo hiểm các người có Medicare. Chương trình này gia tăng từ 14.4 triệu  lên đến 30 triệu người. Công ty bao thầu hết. Medicare trả cho họ mỗi năm bao nhiêu đó rồi họ sẽ thu xếp trị bệnh cho người nữa bảo hiểm. Chương trình này mình mua mấy năm trước. Họ bán cho mình HMO nhưng mỗi lần đi bác sĩ chuyên khoa phải xin phép bác sĩ gia đình của mình đủ trò, mất thời gian. Hỏi họ thì họ chuyển qua PPO. Đó là phần đông chúng ta không hiểu rồi cứ chọn chương trình nào rẻ rồi khi đụng chuyện lại than Chán Mớ Đời. Công ty bảo hiểm không phải vì lòng từ thiện nên họ xét rất kỹ trước khi cho mình chữa bệnh. Vì họ muốn lợi nhuận.  Năm vừa rồi mình chả đi bác sĩ ngoài khám nhãn khoa và chân. Bác sĩ về chân thì nói mình cần có một miếng lót dựa biệt cho chân mình để đi đứng không đau nhưng advantage không cho phép từ hai năm nay nên trước tháng 4 mình đổi qua PPO để có thể được bác sĩ làm cho một tấm lót giày. 


Như trường hợp của mình. Đi nha sĩ cũng phải chọn nha sĩ trong hệ thống của họ. Vấn đề họ chỉ cho đủ chà răng hàng năm mà nha sĩ thì muốn làm tiền thêm. Cần phải chụp hình rồi kêu deep cleaning lại móc túi mấy trăm bạc. Họ nói có một hệ thống bảo hiểm cho răng. Chỉ đóng dấu $10/ tháng được làm răng kỹ lưỡng. Mình không tin lắm nhưng có xem sơ sơ hệ thống này. 


Được biết là luật mới bắt các chương trình của Medicare advantage cũng phải tuân theo điều lệ của hai đêm. Vấn đề nếu bệnh viện bắt mình nằm viện hai đêm để làm đủ thứ Test rồi Medicare không chấp nhận. Vậy ai trả y phí này. Chắc là bệnh nhân. Khơi khơi bác sĩ bắt nằm viện hai đêm rồi vài tháng sau nhận được biên lai từ bệnh viện phải trả mấy chục ngàn là khóc một dòng sông. Khóc một dòng sông dài trả y phí. Chán Mớ Đời 


Về hưu không có thu nhập vào, chỉ mong đợi tiền an sinh xã hội mà lâu lâu chở vào nhà thương rồi lãnh cái y phí mấy chục ngàn thì chỉ có khóc kêu nghiệp chướng. Tốt nhất là nên tập thể dục đi bộ, ăn uống cẩn thận và cầu nguyện ơn trên gia hộ bình yên đến một ngày nào đó ta xa nhau. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


aa new rule 

Thăm vườn trồng Lan

 

Hôm nay, anh bạn học xưa ghé lại nhà chở mình đi Di Linh gần xóm đạo để viếng thăm vườn trồng Lan đại trà. Mình quen ông chủ qua mạng nên tò mò muốn tìm hiểu cách trồng Lan tại Việt Nam. Kỳ này về mình có nhắn tin vào người quen khi xưa nhưng lại có duyên gặp những người quen trên mạng. 


Theo được giải thích thì khi xưa người Đài Loan sang đây đầu tư làm vườn trồng Lan đúng hơn là làm nhà lồng to lớn để trồng Lan bán về xứ của họ. Họ đem công nghệ trồng Lan sang mướn nhân công việt nhưng gặp vấn đề trộm cắp dù đã xây 3 hàng rào nên cuối cùng bó tay chấm net cuốn gói về nước , bán rẻ lại cho người Việt.  Cho thấy đầu tư vào Việt Nam cũng có những về trái cần nghiên cứu thận trọng. 

Xe chạy qua Phi Nôm, nơi có lò chén Vĩnh Tường khi xưa mẹ mình hay mua chén đũa của họ về bán nhất là bình nước trà. Dọc đường thấy mấy cây khoai mì cao lêu nghêu để xuất cảng. Loại này cũng như bắp bên ba Tây họ dùng để tạo ra ethanol để chạy xe hay làm gia vị và spaghetti đủ trò. Loại này không nên ăn sống có thể gây tử vong nhưng nếu nấu chín ăn thì có nhiều chất dinh dưỡng tốt. 


Lan mọc đầy

Ngồi xe nói chuyện với anh bạn nên không để ý nên chạy quá điểm hẹn nên điện thoại lại chạy tới chạy lui mấy lần. Ông chủ kêu bận áo trắng nên thấy một ông thần bận áo trắng ngừng lại hỏi phải ông chủ. Ông thần ngơ ngác vì mình cũng đâu bao giờ gặp mặt đâu. Phần thì gọi qua messenger với chế độ 3 gờ ở xa xa nên khi nghe khi a nô a nô a nô Hoài ngoài vòng phủ sóng Chán Mớ Đời. Ông ta nói ngay cây xăng thì khúc này có đến 3 cây xăng  Cuối cùng ông chủ kêu thấy ai cầm cái dù thì mới nhận ra. Gú gồ


Gặp nhau tay bắt mặt mừng rồi ông chủ chỉ đường chạy sâu vào trong rừng, chạy ngang mấy luống khoai mì rồi thấy mấy cây cà phê te tua vì 6 tháng qua không có một hạt mưa. Hoa cà phê ra rồi bị cháy luôn. Kiểu này sang năm giá cả phê sẽ tăng. Em mình có tiệm cà phê CheZ Nous, nói chắc phải mua dự trữ cà phê. 

Có vài quả cà phê


Mình hỏi nước tưới cây lấy từ đâu vì không thấy suối gì cả thì được biết họ đào giếng. Không có thì giờ đi xem vì đào giếng thì phải có máy lọc các khoáng chất vì lạn quạn lại giết cây trồng nên cũng nhiêu khê. Lại cần điện để bơm lên mà làm kiểu này thì các mạch nước ngầm nếu không mưa thì cũng từ từ biến mất. Tại Cali mình đi viếng mấy vườn có giếng khoan thì họ sử dụng 3,4 giếng vì bơm một giếng lên thì hết nước phải đợi một đêm hay hai đêm để nước dâng lên lại. Khi hết nước ngầm thì phải đào tiếp giếng khác. 

Hình lấy trên mạng của ai quay nói tình hình mưa nước ở Lâm Đồng. Không mưa nên hồ Xuân Hương nước bị động thối không tả


Xưa kia bà cụ có vườn trong Suối Tía thì có con suối nên đặt cái nhà tôn để che cái máy bơm nước kubota rồi có vòi dài kéo lên đồi tưới mấy luống rau. 


Nhà lồng to lớn được chia ra nhiều phòng như phòng nóng phòng lạnh. Ở một bên tường họ có một hệ thống nước chảy rỉ rả xuống tường làm mát không gian và hệ thống quạt bằng điện hút hơi lạnh thổi khắp phòng, tương tự với phòng nóng. Mình đang tò mò là hệ thống điện tại Việt Nam không như tại Hoa Kỳ thì thấy cái máy phát điện to đùng. Khi điện gặp vấn đề bị cúp thì họ sẽ sử dụng máy phát điện để chạy nếu không thì hoa Lan sẽ tàn. 

Máy hút hơi lạnh từ khu vực cái tường nước 
Đây là cái tường nước nhiễu xuống làm mát khu vực này để máy hút hơi mát qua bên kia căn phòng giúp hạ nhiệt. 


Họ cho biết là chỉ cho hoa nở khi có các dịp lễ vì người Việt mua để biếu cho xếp lớn hay ai đó mấy ngày lễ lớn. 

Vào viếng thăm nhà trồng Lan khiến mình nhớ đến vườn bơ mình muốn mua năm kia. Có một vườn bơ đẹp lắm, trái nhiều thêm có một căn nhà có mái chắc chắn khá to của một người Việt làm chủ. Qua vụ Covid bà ta thiếu hụt tiền trong cho mấy cơ sở làm ăn của bà ta nên không trả tiền ngân hàng cho cái vườn và bị ngân hàng tịch thâu. Mình ngạc nhiên vì họ có cho một ông người Việt nào mướn và trang bị hệ thống của nóng lạnh nhưng có vẻ kỹ thuật tốt hơn để trồng cần sa. Ông ta trả mỗi tháng $20,000 thêm bán trái bơ cũng được $12,000- tháng xem như $32,000/ tháng. Ngân hàng không chịu giá của mình trả giá.  


Họ cũng đặt các chậu cần sa trên một dàn cách mặt đất để không khí lưu chuyển trên dưới mấy chậu hoa hay cần sa. Họ trang bị hệ thống hút và lọc không khí trước khi thả ra trên trời vì mùi hôi để tránh các nhà vườn lân cận phác giác. Thay vì làm cái tường nước chảy xuống thì có gắn hệ thống phun hơi sương như mỗi lần trời nắng gắt thì tại các tiệm ăn ngoài trời thường có hệ thống phun sương làm mát không khí mình nghĩ ít sử dụng điện và có thể sử dụng điện năng mặt trời, đỡ tốn điện hơn. Ngược lại họ gắn hệ thống điện hầu như 24/24 để cần sa mọc nhanh chóng và uống nước với phân bón như điên. 


Viếng thăm nhà lồng trồng Lan xong thì ông chủ mời mình và anh bạn về nhà dùng cơm. Tuy đột xuất vì chỉ báo có hai tiếng đồng hồ mà chị vợ đã cho ăn cực ngon. Hóa ra Đà Lạt ngày nay có thêm nhiều giống xà lách. Ngoài couronne ra còn có nhiều loại giống khác. Ăn món thịt dê nhưng thịt không dai như dê núi mình ăn ở Ninh Bình. 

Ngồi ăn cơm với mấy ông bạn mới quen trên mạng kể chuyện thời trước 75 khá vui và cảm động. Giúp mình có thêm những dữ kiện về Đà Lạt khi xưa. Ông chủ vườn giới thiệu người con rể, là người trong coi mọi việc sản xuất Lan. Nghe kể chị vợ kẹt lại Việt Nam dù gia đình có cơ hội di tản như gia đình mình nhưng ông cụ quyết không đi Hoa Kỳ ở lại. Sáng nay đi mua trái cây giỗ ông cụ nên ghé lại tiệm trái cây của người bạn học xưa. Anh ta cũng kêu là ông Hàng xóm, giáo sư trường Trần Hưng Đạo nhưng làm việc cho CiA kêu muốn đi di tản lấy 500,000 đồng đến Phú Quốc rồi bà mẹ tiếc cái nhà nên quay đầu lại và trở về Đà Lạt. Âu là số trời. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn