Đại chiến Nike v Adidas

 Nike


Đi Âu châu thăm thân hữu vừa qua, mình rất ngạc nhiên khi thấy các tiệm mang hiệu Nike to đùng khắp Paris, Torino vì khi xưa, Âu châu thuộc quyền của Adidas và Puma, do hai anh em người đức Rudolph và Adolph Dassler sáng lập rồi tách đôi. Adolph thường được gọi là Adi nên ông ta sáng lập hiệu Adidas, còn Rudolph thì được gọi là Ruda nên thành lập thương hiệu Ruda, sau đổi thành Puma với huy hiệu con beo. Dạo mình ở Âu châu thì chưa nghe đến Nike, chỉ có mặt tại thị trường tại Hoa Kỳ. Còn giày Dassler thì nổi tiếng bên Mỹ khi Jesse Owens đoạt mấy huy chương vàng tại thế vận hội Berlin, mang giày của thương hiệu của hai anh em lúc chưa tách riêng.



Năm 1984, mình đang làm việc ở Thuỵ Sĩ thì Nike bán ế như chợ chiều nhất là giày bóng rổ. Giày Adidas làm vua trên thế giới, với 3 gạch mà thế vận hội vừa rồi, mấy người bận áo và mang giày hiệu Adidas, có 3 gạch màu đỏ với nền vàng khiến mình vui khi nhìn lại biểu tượng lá cờ Việt Nam Cộng Hoà.

Dạo ấy đi đâu trẻ khắp Âu châu mang giày hiệu Adidas. Khi đá banh cho đại học mình có mua giày Puma cho rẻ. Nhưng tại sao Adidas bị Nike, một công ty nhỏ bé soán ngôi. Đó là vì một lỗi lầm quá tự cao, xem thường đối thủ. Khi đã trên cao thì càng phải nổ lực để giữ địa vị của mình nếu không những kẻ khác sẽ tìm cách soán ngôi mình.

Năm 1984, Nike bị mấy công ty khác giết. Hiệu Converse có Magic Johnson, và Larry Bird , hai cầu thủ bóng rổ nổi tiếng của Lakers và Boston Celtic trong khi Adidas có Kareem Abdul -Jabbar, cao lêu nghêu trong phim Lý Tiểu Long.

Dạo ấy có một cầu thủ bóng rổ của đại học có nhiều tiềm năng mang tên Michael Jordan. Ông thần này như bao thể tháo gia trẻ, mơ được mang giày Adidas, sắp sửa ký hợp đồng nhưng bổng nhiên Adidas nổi hứng không muốn phát triển thị trường môn bóng rổ. Mình đoán là dạo đó NBA còn mới nên Adidas nghĩ không nhiều cổ động viên như mấy môn khác được ưa chuộng trên thế giới như túc cầu, quần vợt,…

Nike chiếm 17% thị trường dạo ấy, chụp lấy cơ hội và ký hợp đồng với Michael Jordan: $500K/ năm, gấp 5 lần các cầu thủ khác. Cho ông ta loại giày thương hiệu riêng mang tên của ông ta. Kiểm soát hoàn toàn quảng cáo thương hiệu.

18 tháng 10 năm 1984, khi Michael Jordan bước vào sân chơi trận đầu tiên chuyên nghiệp NBA sau khi hoàn tất chương trình đại học. Ông ta mang giày màu đen và đỏ của thương hiệu Nike.

Công ty Nike quên luật lệ của NBA, quy định là tất cả cầu thủ phải mang giày màu trắng nên bị phạt. Họ ra lệnh phải đổi màu giày hay bị phạt $5,000/ trận mỗi khi ông Michael Jordan đấu. Nike chụp lấy cơ hội để tiếp thị, tiếp tục trả mỗi trận $5,000 tiền phạt để ông Michael Jordan thi đấu cho đội Chicago Bulls, có huy hiệu màu đỏ. Họ trả tiền phạt tổng cộng năm đầu tiên $410,000 và quảng cáo: “NBA không thể cấm chúng ta mang giày đỏ”. Con nít nghe bị cấm thì lại thích nên ùa nhau đi mua giày Nike bị cấm. Các tiệm giày, người đi mua đông hơn quân nguyên, đánh lộn đánh lạo. Công ty sản suất không kịp cho thị trường. Từ đó Nike tạo ra văn hoá Sneaker (sneaker culture). Giới trẻ Hoa Kỳ mang giày Nike như nói lên sự chống trả áp bức, cường quyền. Bác nào thấy chồng mình mang giày Nike, là bác trai đang chống đối sự áp bức của mấy bác.


Lúc đầu Nike dự tính bán độ $3 triệu, trả cho Michael Jordan nữa triệu, đủ lời. Ai ngờ năm đó họ bán lên $126 triệu. Trả tiền phạt cho NBA $410k, xem như chi $1 triệu, bỏ túi $125 triệu. Quá lời. Và kỹ nghệ về giày thể thao đã hoàn toàn thay đổi khắp thế giới.

Năm 1984: Nike bán giày bóng rổ  = $40 triệu

Năm 1985: $126 triệu

Năm 1990: $1,000 tỷ

Thương hiệu Michael Jordan không thôi, bán đến $5.1 tỷ 

Điểm vui là Michael Jordan được Nike trả $1.7 tỷ nhiều hơn là ông ta lãnh lương của NBA chỉ vì Adidas kêu không muốn đầu tư vào thị trường môn thể thao bóng rổ.

Ngày nay, Nike và thương hiệu Michael Jordan kiểm soát 85% giày bóng rổ và các môn khác. Trong khi Adidas chỉ chiếm được 5%. Họ trả tiền rất nhiều cho các đội giao đấu ở thế vận hội Paris 2024 vừa qua.


Trong thương trường, sản phẩm có thể bắt chước, giá tiền có thể thay đổi, chất lượng có thể cải thiện nhưng Văn Hoá thì muôn đời. Nike không những làm giày mà tạo dựng một phong trào mà đi khắp nơi, Âu châu, Việt Nam, Phi Luật Tân, thậm chí vùng Trung Á, Phi châu, đâu đâu cũng mang giày bata. Về Paris, thấy mấy bà đầm mang giày bata trong métro, ngoài đường, khác xưa khi mình sinh sống tại Âu châu. Khi xưa, Tây đầm thường kêu người Mỹ không có văn hóa nhưng nay trở lại Âu châu thì tiệm ăn của Mỹ mọc đầy và rất sang, không bình dân như bên Mỹ. Tiệm ăn MAcDonalds, Starbucks, Pizza hut, Burger King,…đầy phố, giới trẻ, bận quần bò, áo 3 lỗ của Mỹ, đội mũ bóng chuỳ khắp nơi.


Mình làm thầu khoán nên phải mang giày có đế bằng sắt để lỡ đạp Đinh ở công trường không bị lủng chân, xem như không bao giờ mua giày bata. Từ mấy chục năm nay nhưng đám con thì mua nhiều loại. Nay mình mang giày ké của con khi chúng quăng mua đôi khác.



Addidas trở thành di tích lịch sử? Chưa chắc. Người quân tử đợi 30 năm để phục thù cũng chưa muộn. Năm 2013, xem như 29 năm sau cuộc cách mạng Nike đã lật đỗ Addidas với Michael Jordan, Kaney West, ra bước vào tổng hành dinh của Addidas, tuyên bố: ”Nike treats celebrity collaborators like mascots. I want to build an empire”. Thien hạ xem ông nhạc rapper này hơi điên nhưng Addidas khám phá ra điều gì đó. Đối với Nike, Lực sĩ = hiệu suất còn người nổi tiếng = quảng cáo. Trong khi Kanye West muốn được kiểm soát hoàn toàn về mặt sáng tạo, tiền bản quyền cho mỗi sản phẩm được bán và có một nhóm thiết kế riêng. 

Nike nói Không còn Addidas nói Đồng Hành.

Nike trả cho Michael Jordan tiền bản quyền 5%, trong khi Addidas trả cho Kanye West 15%. Bù lại ông rapper kêu sẽ đem lại vinh quang cho công ty Addidas sau 30 năm bị lu mờ bởi Nike.

Kết quả là giày Yeezy mới ra đời làm nghẹt Internet. 9,000 đôi được bán trong vòng 10 phút đồng hồ. Các trang web toàn cầu bị crash. Giá bán lại một đôi lên tới $3,000. Thiên hạ ngủ ngoài cửa tiệm cả mấy ngày để được mua đôi giày mới ra lò. Cổ phiếu Addidas lên 7% trong một ngày. 

Yeezy là hiện tượng của năm 2021, các trang web bị crash, giày được bán gấp 10 lần giá chính thức. Yeezy không những giúp Addidas làm giàu mà còn làm cho Addidas được biết đến bởi một thế hệ trẻ ngày nay vì bị lu mờ bởi Nike suốt gần 3 thập niên.


Cái gì bạo phát thì bạo tàn. Tháng 10 năm 2022, ông rapper buồn đời xuất hiện trên chương trình InfoWars, tuyên bố quan điểm chính trị, chống do thái khiến thế giới lên tiếng chống đối trong khi Addidas im lặng. Lý do là Yeezy chiếm 50% thị trường bán trên mạng, khiến cổ phiếu Addidas lên 300% từ năm 2015.


Các công ty khác huỷ hợp đồng với ông Kanye West ngay như Balenciaga hủy hợp đồng $100 triệu, Gap không bán các sản phẩm do Kanye West thiết kế, thậm chí ngân hàng Chase đóng trương mục của ông ta.

Addidas có trên $1.3 tỷ đô la về mặt hàng đang nằm trong kho, hàng ngàn nhân viên có thể bị sa thải, thêm cổ phiếu xuống 66% năm đó. Các tổ chức do thái biểu tình chống đối khiến Addidas phải lên tiếng huỷ hợp đồng.

Thay vì đốt hay quăn các sản phẩm trị giá $1.3 tỷ còn tồn trong kho, họ bán giày này và quyên tặng các tổ chức chống kỳ thị. Cuối năm tính ra họ bán được $750 triệu vào năm 2023.

Năm 2024, Kanye West quảng cáo trong trận Super Bowl giới thiệu sản phẩm YZY PODS (sock-shoe hybrids), một loại vừa vớ vừa giày với giá $20 và bán 200,000 đôi một cách nhanh chóng.

Trang web của Yeezy bấn loạn với các đơn đặt hàng, họ phải ngưng các loại sản phẩm mới dù không được Addidas, GAP, Nike hổ trợ. Kanye West trở nên một thương hiệu trên thế giới nên những ai ủng hộ thì sẽ tiếp tục ủng hộ, như Apple, thậm chí thương hiệu Trump.

Trong thương trường ngày nay, chúng ta thấy một cá nhân giúp một công ty bán được 60 tỷ đô la, và không muốn cắt đứt liên hệ khi ông Kanye chửi bới người do thái. Cho thấy một cá nhân có thể giúp xây dựng và cũng làm tàn lụi một đế chế trên thương trường.

Có hiện tượng ngày nay trong lãnh vực kinh doanh đó là thương hiệu cá nhân. Qua cuộc bầu cử năm nay, lần đầu tiên mình nghe đến ông Joe Roagan, người phỏng vấn ông Trump trong suốt 3 tiếng đồng hồ, có đến 40 triệu người Mỹ nghe podcast của ông ta. Hay trường hợp bà Megan Kelly, bị đài NBC sa thải, buồn đời, thay vì chạy đi xin việc ở các công ty truyền thông khác, bà ta mở Podcast riêng cho mình. Số lượng người theo dõi đông gấp 5 lần ABC và NBC cộng lại. Cho thấy người thích cá nhân nào đó thì đi theo, không phải vì công ty. Các ứng dụng kỹ thuật về truyền thông ngày nay quá dễ dàng để thành lập một chương trình thông tin được truyền bá khắp nơi. Điển hình mình quen nghe bà Christine Oakrent, khi xưa làm xướng ngôn viên đài truyền hình Pháp, nay mỗi tuần, thứ 7 mình đều nghe bà ta phát thanh từ bên Tây. Addidas huỷ hợp đồng với ông Kanye West thì ông ta mở công ty riêng cho chính ông ta, và khách hàng vẫn chạy theo. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lợi tức người Mỹ Á châu hơn người Mỹ da trắng

 Á châu làm tiền nhiều hơn Mỹ trắng


Lúc đi viếng Antarctica, trên tàu Pháp mình có làm quen với hai ông du khách. Ông Mỹ và ông Tây, họ từng là đồng nghiệp. Một ông từng làm giám đốc ngân hàng, chuyên mua các công ty ngoại quốc. Ông ta có mời hai vợ chồng ghé ăn cơm khi tụi này đi viếng lại công viên quốc gia Yellowstone, ghé sang tiểu bang Utah nhưng không có thời gian vì đi chung với mấy người bạn. Ông ta nói người Mỹ gốc Á châu làm tiền nhiều hơn người Mỹ da trắng khiến mình ngạc nhiên. Vì cứ nghĩ dân di cư thì chắc phải thua người Mỹ da trắng tại xứ họ. Nhất là đang sống trong văn hoá thức tĩnh, kêu gọi sự bình đẳng và cơ hội cho mọi chủng tộc.

Quả đúng như ông ta nói khiến mình nhớ đến những gì ông giáo sư Thomas SOWELL viết. Mình mua sách ông này đọc vì ông ta viết về kinh tế và văn hoá. Lý do là ông ta là người da đen, khi trẻ từng xuống Đường đấu tranh giai cấp, kỳ thị này nọ như ông thượng nGhị sĩ Sanders. Về già thì ông ta bổng nhiên trở thành bảo thủ, chống lại ý thức hệ thức tĩnh vì nghĩ sẽ không tốt cho người da màu đi theo con đường woke. Ông ta kể là có lần, chiều thứ 7, ông ta đang đi vào thư viện của đại học UCLA, nơi ông ta giảng dạy thì khám phá ra toàn là sinh viên gốc Á đông, ngồi học bài, chuẩn bị bài vỡ cho tuần tới trong khi sinh viên gốc Mỹ trắng, Mỹ đen thì đi chơi, uống rượu,…giải trí vào cuối tuần. Vụ này mình có trải qua thời sinh viên, không có tiền để ngồi cà phê với tụi bạn Tây đầm nên đi vẽ hay viếng bảo tàng viện. 

Đây là thống kê lợi tức của người Mỹ gốc Á châu số với người Mỹ trắng. Người gốc Đài Loan và Ấn Độ dẫn đầu. 

Chúng ta biết Hoa Kỳ được xây dựng bằng người di cư từ các nước khác đến để xây dựng giấc mơ của họ. Hiện nay có 2 triệu người Việt sinh sống tại xứ này. Đa số là người tỵ nạn, gần đây thì có người Việt giàu có tại Việt Nam, hạ cánh an toàn ở xứ Hoa Kỳ, phồn vinh giả tạo, đang dẫy chết. Thomas Sowell phân tích sự thành công của người Mỹ gốc Á dựa trên các yếu tố văn hóa, lịch sử và chính sách nhập cư. Khi nói đến Á châu thì phải kể các xứ thuộc Á châu, thay vì chỉ Trung Cộng, Việt Nam và vài nước khác ở Đông Nam Á. Đi Âu châu kỳ rồi, mình có đem theo một cuốn sách của ông ta để đọc trên máy bay, xin lượt thuật lại đây:


1. Di sản văn hóa

Sowell thường nhấn mạnh ảnh hưởng của Nho giáo trong việc hình thành hành vi và ưu tiên của nhiều cộng đồng người Mỹ gốc Á. Ý nói là người Tàu, Việt Nam, Nam Hàn,.. Triết lý này đề cao giáo dục, lao động chăm chỉ, sự tôn trọng quyền lực, và sự trì hoãn hưởng thụ—những giá trị phù hợp với con đường dẫn đến thành công về kinh tế và xã hội.

Ví dụ, các gia đình Mỹ gốc Á thường coi trọng thành tích học tập như một trách nhiệm đạo đức, dẫn đến tỷ lệ theo học đại học và thành công nghề nghiệp cao vượt trội. Người di dân Ấn Độ, Ba Tư, người Tàu, người Việt, Nam hàn, người Nhật,… đều khuyến khích con học vì đó là con đường sớm đổi đời. Học ra trường kỹ sư, bác sĩ thì thế hệ thứ 2 thuộc thành phần trung lưu của Hoa Kỳ. Đổi đời nhanh chóng thay vì lao động như mấy thế kỷ trước các người di dân đến từ Âu châu. Ngày nay học đại học rất dễ, chỉ cần mượn tiền đi học, ra tường đi làm để trả nợ, còn khi xưa thì nhà giàu mới có tiền đóng học phí cho con đi học. Người á châu tại Hoa Kỳ đã dựa vào chế độ mượn tiền đi học, giúp thế hệ thứ 2 trở thành giai cấp trung lưu nhanh nhất.


Khi xưa, người da đen hay da trắng tuy có kỳ thị màu da, trường học, di chuyển công cộng, cách ly nhưng người Mỹ trung lưu, lợi tức, học vấn vẫn tương đương nhau, không sai biệt nhiều tuy khác ở khác khu vực. Đến sau 1945, khi đạo luật G.I., được ra đời thì giúp người Mỹ da trắng trở nên giàu sang nhanh, bỏ lại người da đen. Luật G.I., giúp người Mỹ da trắng đi học đại học và mua nhà khiến họ trở thành giai cấp trung lưu nhanh chóng trong khi chỉ có 5% người da đen sử dụng đạo luật G.I., khiến ngày nay có sự chênh lệch giữa người Mỹ da đen và da trắng. 

Đa số người Mỹ da đen tham chiến trở về, ít ai đi học lại vào đại học nên lợi tức không gia tăng trong khi người Mỹ da trắng chịu khó đi học đại học, tốt nghiệp nên lương bổng khá hơn, mua nhà, tạo dựng tài sản, để truyền lại cho con cái khi qua đời, giúp thế hệ đi sau khá hơn. Vấn đề không sử dụng luật GI này đã khiến cho cộng đồng người Mỹ da đen bị bỏ lại phía sau quá xa qua một thế hệ. Tạo ra một đề tài đấu tranh chủng tộc và giai cấp trong xã hội Mỹ ngày nay. 

Cũng nên nói thêm là sau khi tham chiến về, Hoa Kỳ không bị tàn phá bởi cuộc chiến, giúp kinh tế Hoa Kỳ sản xuất rất nhiều để xuất cảng cho cả thế giới tự do vì Âu châu, Nhật Bản, Á châu đều bị chiến tranh tàn phá nên phải tái thiết hoàn toàn hạ tầng cơ sở của họ, chưa có thể sản xuất để xuất cảng. Kinh tế Hoa Kỳ phát triển rất mạnh, các cựu quân nhân tìm được việc làm trong các nhà máy, lương bổng cao, có thể mua xe hơi, mua nhà, tạo dựng Giấc Mơ Hoa Kỳ. Do đó ít ai chịu khó đi học đại học dù được chính phủ hổ trợ qua đạo luật G.I. Người Mỹ da trắng sử dụng đạo luật này rất nhiều so với 5% người da màu.


Như trường hợp ông phó tổng thống J.D. Vance, sinh ra trong một gia đình nghèo khó có vấn đề, mẹ nghiện ma tuý. Lớn lên ông ta đi lính và sau khi giải ngủ ông ta sử dụng luật G.I., để đi học đại học, mua nhà trở thành giới trung lưu thậm chí là triệu Phú ngày nay. Khi xưa mình muốn hai đứa con đi lính, để hưởng chế độ này, học đại học được chính phủ bảo trợ,…chỉ làm việc cho chính phủ 10 năm sau đó về hưu, mua nhà với tiền lời rẻ,… nhưng đồng chí gái không chịu.


2. Sự chọn lọc trong nhập cư

•Ông Sowell nhận thấy hệ thống nhập cư của Mỹ từ lâu đã ưu tiên những cá nhân có tay nghề cao hoặc động lực lớn từ châu Á, đặc biệt trong những thập kỷ gần đây. Người ta gọi là Hoa Kỳ lấy chất xám của thế giới. Sinh viên du học, ra trường, mà giỏi thì được công ty lo giấy tờ ở lại. Mình sang Hoa Kỳ nhờ chiếu khán loại này. Luật sư của công ty mướn mình đăng quảng cáo suốt 4 tuần lễ, tìm một kiến trúc sư có thể nói tiếng pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt, tiếng ý và tiếng Đức nên chả có thằng Tây nào nộp đơn và họ dùng cách đó để xin chiếu khán H-1B cho mình. 

Luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1965 ưu tiên các chuyên gia có tay nghề cao như bác sĩ, kỹ sư và nhà khoa học, nhiều người trong số họ đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Du học sinh đậu tiến sĩ mà giỏi thì các công ty mướn ở lại Hoa Kỳ làm việc. Chỉ có ai không giỏi lắm mới phải về cố quốc. Thật ra các ngành như bác sĩ,… rất khó được hành nghề tại Hoa Kỳ, vì phải học lại, thi lấy bằng hành nghề tại Hoa Kỳ nhưng các nghề khác như kỹ sư thì dễ hơn. Có khả năng thì họ mướn chớ chả hỏi bằng hành nghề.

Sự “chọn lọc trước” này giúp những người nhập cư và con cháu họ có khởi đầu thuận lợi, vì họ đến Hoa Kỳ với trình độ học vấn và chuyên môn có thể được tận dụng ngay lập tức.


3. Cấu trúc gia đình và hỗ trợ

ông Sowell nhấn mạnh cấu trúc gia đình bền vững phổ biến trong nhiều nhóm người Mỹ gốc Á. Sự tham gia của cha mẹ: Cha mẹ giám sát chặt chẽ việc học của con và thực thi kỷ luật giáo dục nghiêm khắc. Con di dân hay bị bố mẹ đánh đòn còn người Mỹ da trắng thì sợ cảnh sát đến bắt bỏ tù. 

Huy động tài nguyên: Gia đình có thể sống chung nhiều thế hệ để tiết kiệm tiền hoặc hỗ trợ nhau trong việc đạt các mục tiêu chung, chẳng hạn như chi trả học phí hoặc mở doanh nghiệp. Trong cuốn sách The Chicken soup of the Soul, có kể câu chuyện một gia đình người Việt tỵ nạn, sang Hoa Kỳ năm 75. Làm việc trong một tiệm bánh, sau đó chủ về hưu thì bán lại tiệm và cả gia đình 18 người sống chịu khó trong căn hộ nhỏ và cuối cùng đã trở thành triệu Phú.


Ngày nay người Mỹ da trắng ly dị khá nhiều đến 49% nên tài sản cúng cho luật sư hết nên rất kém về lợi tức vì chi tiêu cao. Ngoài ra người Mỹ da trắng trung lưu đều mong muốn con mình trở thành một nhà vô địch bóng bầu dục, hay môn thể thao nào đó, không chú tâm vào giáo dục, học cao. Khi con mình học trung học, các phụ huynh da trắng mình quen, rất đam mê xem football Mỹ, bóng chuỳ,… nên ghi danh cho con chơi mấy môn thể thao này theo mùa. Hè cho đi tập luyện thêm để hy vọng con họ trở thành cầu thủ, làm giàu. Khi con họ đủ tuổi thì ít người có tinh thần giúp con như người Á đông, hy sinh đời bố mẹ củng cố đời con. Hai đứa con mình mới mua một căn nhà cho thuê. Nói chuyện thì con trai và con gái ở gần đó. Ông bà dọn về Tennessee hữu trí nhưng họ không giúp con của họ. Theo người Việt thì chắc bán lại hay cho con căn nhà. Đây vẫn để con đi mướn nhà. Con trai làm tài xế xe đổ xi-măng.


Khi xưa mình cũng bắt chước người Mỹ mơ này nọ khi mấy đứa con bơi cho đội tuyển junior Olympic, phá kỷ lục trường này nọ, đứng thứ 42 trên toàn quốc, đến khi nghe nói trên 350,000 học sinh, sinh viên chỉ có 2 được tuyển nên bỏ mộng này, kêu con lo học. Đi trồng bơ cho chắc ăn. Mấy trăm triệu người mới có được một Kobe Bryant hay Michael Jordan? Ngoài ra chơi thể thao hay bị chấn thương thì xem cả đời lận đận. Dân á châu thường bị xem thường về thể thao.


4. Tập trung vào giáo dục

Người Mỹ gốc Á đạt được thành tích học tập cao hơn các nhóm khác. Không phải vì họ thông minh hơn các chủng tộc khác, mà vì chịu khó. Giáo sư Sowell coi đây là sự phản ánh của các ưu tiên văn hóa hơn là lợi thế hệ thống giáo dục. Thường học sinh hay sinh viên di dân, có vấn đề về anh ngữ khi mới di dân. Ông ta cho biết sự chịu khó sẽ đưa đến sự thành công, có tài mà lười biếng thì không đưa đến đâu.

Ông đưa ra ví dụ về cách các gia đình châu Á có thu nhập thấp phân bổ phần lớn nguồn lực cho việc học thêm, chuẩn bị thi con như người Á đông và giáo dục đại học. Dân Á đông trả tiền cho con học thêm nên các trường Kumon,…mọc lên như nấm tại các khu vực người gốc Á. Hy sinh đời bố củng cố đời con. Người Mỹ thường để con cái tự túc. Cái này rất hay nếu con là những đứa có tài, ý chí nhưng đâu phải đứa con nào cũng giỏi hết, nên cần có bố mẹ giúp đỡ thì không trở nên xuất chúng nhưng cũng có một cuộc sống êm ả sau này.

Chẳng hạn, những người nhập cư Trung Quốc làm công việc lao động chân tay thường góp chung tài nguyên để mở doanh nghiệp hoặc đầu tư vào giáo dục của con cái. Châm ngôn của người Tàu là phi thương bất Phú. 


5. Vượt qua thách thức lịch sử

giáo sư Sowell thường thảo luận về sự phân biệt đối xử mà người Mỹ gốc Á phải đối mặt, chẳng hạn như Đạo luật Loại trừ Người Trung Quốc (Chinese Exclusion Act) hoặc việc giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong các trại tập trung tỏng thời gian Thế chiến II. Mấy gia đình người Nhật ở Cali bị bỏ tù trong thời kỳ chiến tranh, khi ra tù bị người Mỹ da trắng chiếm đất rất nhiều. Khu vực đắt tiền Palo Verde nếu đọc lịch sử là đất của người Nhật và người Mễ khi xưa nhưng sau 1945 bị cướp mất. 

Mặc dù có những rào cản này, nhiều nhóm người Mỹ gốc Á đã tự lực cánh sinh và hỗ trợ cộng đồng, tránh phụ thuộc lâu dài vào viện trợ của chính phủ hoặc các phong trào đòi quyền lợi. Như các bang hội của người Tàu. Người Việt mình thường anh em giúp đỡ nhau, cho mượn tiền để mua nhà này nọ. Tỏng khi người Mỹ hay da đen không có vụ này hoặc rất ít. Vì chủ nghĩa cá nhân.

Ông so sánh điều này với các nhóm khác có thể tập trung nhiều hơn vào các giải pháp chính trị, và lập luận rằng sự tiến bộ kinh tế thường mang lại kết quả tốt hơn về lâu dài. Như vấn đề DEI, bảo vệ quyền lợi người da màu này nọ, nhắc lại quá khứ, tổ tiên người da đen bị bắt cóc từ Phi Châu, đem qua Hoa Kỳ làm nô lệ. Họ đổ lỗi ngày nay, người da màu bị thua xa người Mỹ da trắng vì lý do đó. Nạn nhân hoá lịch sử để giải thích lý do họ bị bỏ lại sau người Mỹ da trắng quá xa. Họ cố tình dấu đi các sự thật về lịch sử. Dạo ấy người Ái nHỉ Lan, đói nên di dân qua Hoa Kỳ để kiếm ăn, gửi tiền về nuôi gai đình. Các công trình tại Hoa Kỳ, điển hình là đoàn con kênh ở tiểu bang Louisiana, các nhà thầu mướn lao công người Ái Nhỉ Lan hơn là mướn nô lệ da đen. Lý do là nếu người ái nhỉ lan bị tai nạn chết thì họ chỉ chôn rồi kiếm người khác thay thế. Trong khi nếu mướn nô lệ thì lỡ chết thì công ty phải đền bù cho chủ người nô lệ $900.


6. Các lĩnh vực kinh tế và sự nhạy bén trong kinh doanh

ông Sowell thảo luận cách người nhập cư châu Á thành công trong việc chiếm lĩnh các lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như mở tiệm giặt ủi, cửa hàng tạp hóa và nhà hàng, ngay cả trong điều kiện bất lợi. Người Việt mình là chiếm lĩnh kỹ nghệ làm móng tay, trong khi người Miên theo bán tiệm donut, người Tàu thì tiệm ăn, người đại Hàn thì giặt ủi, còn ấn độ thì motel. Nghe nói 80% motel tại Hoa Kỳ là do người ấn chiếm giữ. Người ba tư thì chủ trạm xăng. Trên thực tế, khi mới sang Hoa Kỳ, không rành tiếng anh, người di dân buộc phải làm những công việc tay chân. Hay mở các tiệm nhỏ. Có anh bạn gốc Đà Lạt, khi sang Hoa Kỳ năm 75 thì gia đình anh ta mở một tiệm tạp hoá như trường hợp ông Hoàng Đức Nhã. Anh ta phụ mẹ lo cho mấy người em ăn học, sau đó anh ta đi học lại, khá thành công sau này chán nên về tiếp thu lại công ty của gai đình rồi khuếch trương lớn hơn với số vốn nghề nghiệp và kinh nghiệm tại Hoa Kỳ nên rất khá, sau này bán lại công ty cho một công ty thực phẩm đa quốc gia. Về hưu leo núi chơi.

Qua thời gian, những doanh nghiệp này trở thành bàn đạp để các thế hệ sau bước vào các ngành nghề có thu nhập cao hơn. Mình có anh bạn tốt nghiệp MÍT, sau đó đi làm rồi học MBA, buồn đời mở công ty với hai người bạn học cũ. Sau đó bán công ty cho IBM được 100 triệu cách đây 25 năm. Buồn đời không biết làm gì đi học lại lấy cái bằng tiến sĩ cho vui. Một anh khác học BU cũng trở thành triệu Phú thế hệ đầu tiên người Việt tại Hoa Kỳ.


7. So sánh giữa các cộng đồng 

ông Sowell nhấn mạnh rằng người Mỹ gốc Á không phải là một nhóm đồng nhất. Các nhóm phụ như người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ có xu hướng đạt được thành tích khác nhau do sự khác biệt về mô hình nhập cư lịch sử và điều kiện xuất phát.

Ví dụ, người tị nạn Việt Nam, nhiều người đến Mỹ với ít tài sản hoặc học vấn, ban đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nhưng thường tái tạo các mô hình thăng tiến qua các thế hệ.

Ngược lại, các nhóm Đông Nam Á như người Hmong và Campuchia, những người đến với tư cách là người tị nạn, thường có điểm khởi đầu thấp hơn về mặt giáo dục và kinh tế, dẫn đến quá trình thăng tiến lâu dài hơn. Ai lên Fresno, nơi người Mường định cư đông nhất, sẽ thấy họ ăn trợ cấp rất nhiều.


8. Phê phán định kiến

Mặc dù công nhận “khuôn mẫu thiểu số kiểu mẫu” (model minority), Sowell cảnh báo về việc tổng quát hóa hoặc lý tưởng hóa sự thành công của người Mỹ gốc Á. Ông lưu ý rằng thành tựu không được phân bổ đồng đều và các giá trị văn hóa đôi khi có thể đặt áp lực lớn lên cá nhân.

Hôm trước đi ăn cơm với bạn. Anh ta kể có viếng căn nhà của người quen mới từ Việt Nam sang. Căn nhà to đùng với diện tích 8,000 sqft cho thấy người Việt di dân sang Hoa Kỳ ngày nay dư tiền không như người Việt tỵ nạn đến từ sau năm 75 với đôi bàn tay trắng.

Ông Sowell giải thích sự thành công của người Mỹ gốc Á chủ yếu nhờ vào yếu tố văn hóa, chính sách nhập cư, và nỗ lực cá nhân thay vì lợi thế hệ thống. Phân tích của ông nhấn mạnh vai trò của các giá trị, sự hy sinh và suy nghĩ dài hạn trong việc tạo ra cơ hội phát triển, đồng thời thừa nhận tầm quan trọng của bối cảnh lịch sử và chính sách nhập cư.


Người di cư đến thì chịu khó, hà tiện, làm việc nhiều để dành tiền, giúp con ăn học theo tiêu chí hy sinh đời bố mẹ củng cố đời con. Vấn đề là đến đời thứ ba thì con cháu sẽ trở thành Mỹ trắng hết. Lý dị phá nát sự nghiệp. Chán Mớ Đời 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



5 loại tài sản không nên bỏ trong Living Trust

Hôm trước có kể cô bạn của đồng chí gái, gọi hỏi về làm quỹ uỷ thác (Living Trust) để khi qua đời, con cái thừa kế không phải ra toà thừa kế (probate court), để toà quyết định tài sản thuộc về ai, chia chác ra sao, thừa hưởng là mất từ 9-24 tháng, và bay mất ít nhất 10% tài sản để lại cho con cháu hay nhiều hơn nếu con cháu tranh chấp, không chấp thuận những gì ghi trong di chúc, xem như cúng tiền cho luật sư. Nói theo nhà Phật, kiếp trước có nợ nên kiếp này để dành tiền bạc trả nợ cho luật sư sau khi chết. Thật ra người Mỹ sinh tại Hoa Kỳ, đa số cũng chưa bao giờ nghe nói đến quỹ uỷ thác mà có nghe nói đến, họ cũng không hiểu rõ. Cho nên nhập gia tuỳ tục, mình sống ở Hoa Kỳ thì nên tìm hiểu để tránh cho người ở lại mệt óc.

Nhân mùa lễ Tạ Ơn, con cháu họp mặt xum vầy, các bác nên nói cho con cháu biết về di chúc của mình để xem tình hình giữa con cháu. Sẽ thấy những bất ngờ xẩy ra khi dính đến tiền của mấy bác để lại. Các luật sư về thừa kế, đều khuyên là chia đồng đều còn đứa này ít, đứa kia nhiều vì nghèo hay giàu hơn là mệt vì chắc chắn sẽ có tranh chấp. Con người ngay con mình sinh dưỡng cũng có lòng tham vô đáy. Anh em như bàn tay, có ngón ngắn ngón dài.

Người Việt hay nói “cha chung không ai khóc”, khi về già, con cái cứ ní  nhau chăm sóc bố mẹ. May mắn gặp con loại “ưu sinh”, chăm sóc chúng ta cẩn thận nên chúng ta cảm thấy nên chia tài sản gia tài nhiều hơn cho đứa chăm sóc chúng ta, sẽ tạo ra lộn xộn thưa kiện sau này. Có một thân hữu có đứa con dọn về nhà ở chung để tiện chăm sóc bố mẹ suốt mấy năm trời. Để rồi tưởng sau khi bố mẹ qua đời, gia đình người con ưu sinh sẽ tiếp tục ở tỏng căn nhà nhưng mấy người con khác kêu dọn ra để bán chia nhau. Do đó chúng ta cần làm di chúc để lại nhằm tránh những việc này xẩy ra.

Theo nhà Phật, có 3 loại người con: liệt sinh, vô sinh và ưu sinh. Liệt sinh là loại con chả bao giờ chăm sóc, nấu cho mình ăn gì cả, ngược lại báo mình từ nhỏ đến khi mình chết như xin tiền, lúc nào cũng túng thiếu, về xin tiền này nọ. Còn con vô sinh thì chúng chả giúp mình và cũng không báo mình. Chúng ta chỉ mong có con loại này, nuôi chúng khôn lớn, tự đi làm nuôi lấy thân còn người con ưu sinh thì loại, lập gia đình rồi nhưng vẫn chăm sóc chúng ta khi về già, chả bao giờ báo cả. Có món ngon đem qua nhà cho hay đem mình về nuôi. Loại này rất hiếm. Hôm tước bà cụ đâu, nói chả có đứa nào lo cả, không ai điện thoại thăm hỏi, chỉ có một co em là chăm sóc, nghỉ làm đưa đi bác sĩ, mua Yến tẩm bổ mẹ già nay khỏi rồi vì bị mấy cái răng hành. Sinh ra 10 người con mà được một đứa thuộc loại ưu sinh, cũng hãnh diện.

Tại Hoa Kỳ thì khi một ai qua đời thì tài sản của họ không được tự động chia cho con cái dù có di chúc của người chết để lại. Thường phải ra toà thừa kế (probate court), để xác định tổng cộng tài sản bao nhiêu để chính phủ đánh thuế. Toà sẽ nghe các người có dính dáng đến tài sản của người qua đời như người chết mắc nợ ai đó, thì họ đòi lại, trưng bằng cớ,… hay con nuôi, con rơi ở đâu lòi ra, đòi chia gia tài,… đó là lý do là khi người qua đời, gia đình phải đăng cáo phó trên báo chí để không phạm luật thừa kế, để báo cho những ai có dính dáng gì đến tài sản của người qua đời biết, để họ ra toà để đòi. Nếu không sẽ bị kiện mệt lắm. Để tránh trường hợp phải ra toà này nọ, cho thiên hạ biết chuyện gia đình, hay tài sản để lại, người Mỹ thường làm Living Trust (quỹ tín thác) để chuyển tài sản vào pháp nhân nên sẽ giữ được quyền riêng tư, không phải ra toà thừa kế. Như vậy chỉ có những người nào có tên trong quỹ tín thác mới biết và thừa hưởng tài sản để lại.


Tuy nhiên, có những tài sản mà luật sư khuyên chúng ta không nên bỏ vào quỹ uỷ thác (Living Trust) khi lập kế hoạch tài sản (estate planning). Nếu muốn giúp con mình không phải qua toà thừa kế (Probate Court) sau khi qua đời, đây là 5 tài sản không nên đưa vào quỹ ủy thác (Living Trust) khi còn sống. Trong living Trust nên nhắc luật sư ghi thêm một điều khoản là những tài sản chưa kịp chuyển vào Living Trust sẽ tự động được bổ sung vào.


Khi đã thành lập Living Trust thì cần nhất là phải chuyển tên chủ quyền từ mình vào Living trust nếu không thì cũng bù trớt. Điển hình, ông Ron nuôi ong trong vườn mình, sợ bà vợ bỏ ông ta chia gia tài nên có nghe lời mình làm di chúc và living Trust nhưng ông ta chưa chuyển sổ đỏ căn nhà vào living Trust nên khi qua đời, vẫn phải ra toà thừa kế. 


Mình nói trường hợp của ông Pete, một người cha 78 tuổi, có ba đứa con, muốn sắp xếp ổn thỏa các vấn đề tài chính của ông ta trước khi qua đời. Hoàn cảnh của ông Pete phản ánh những gì vô số người trong độ tuổi nghỉ hưu phải đối mặt khi họ lập di chúc và tạo quỹ ủy thác như trường hợp cô bạn của đồng chí gái gọi hỏi mình tuần rồi.

Tôi ghét việc chứng thực di chúc,” (ra tòa probate court). Ông Pete chia sẻ trong một buổi nói chuyện ở hội người đầu tư địa ốc. “Tôi đã trải qua điều đó khi cha tôi mất, và gia đình tôi đã dành cả 3 năm sau đó để nói chuyện với luật sư, cố gắng giải quyết mọi chuyện ổn thỏa.” Ông ấy chia sẻ về quá trình chứng thực di chúc gây ra căng thẳng giữa các anh chị em của mình. Lý do là mấy người kia không đồng ý với cách tính toán, chia tài sản của ông bố. Ông ấy cũng nuôi dưỡng sự thất vọng về một câu hỏi không thể trả lời: “Tại sao bố mẹ tôi không lập một quỹ tín thác khi còn sống? Làm như vậy sẽ khiến mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều.” Có rất nhiều nguyên do. Không biết hay lo sợ nói chuyện chết chóc, tin dị đoan.


Thậm chí có làm quỹ tín thác (living Trust) cũng sẽ có tranh chấp nếu không báo trước cho con. Điển hình chủ vườn bơ của mình. Ông ta là developer, xây mấy trăm căn hộ xung quanh vườn mình, rồi buồn đời để lại hai chục mẫu trồng bơ cho vui. Khi ông ta qua đời, bà vợ bị lẫn. Cô con gái ở New York không nhất trí với di chúc và kiện thằng anh. Không biết lý do. Chỉ thấy trên giấy tờ được công chứng. Cuối cùng cô con gái thắng và trở thành người executrice của tài sản để lại. Cô con gái ở New York, không biết gì về vườn bơ, như thằng anh ở Cali mà mỗi tháng phải trả $7,000 tiền nước nên bán tháo cho tên làm vườn $60,000. Tên này bán bơ tuy hơi sớm nhưng được trên $100,000 trả cho cô con gái, bỏ túi $40,000. Rồi không kham nổi $7,000 tiền nước nên kêu bán cho mình với giá cao hơn 1 tị. Cho nên quan trọng nhất là nói cho con cháu biết ý định của mình khi còn sống. Để có gì mình còn sửa đổi.


Họ cũng khuyên chúng ta là khi thành lập di chúc thì nên nói và bàn với mấy người con trước để tránh hậu hoạn, anh em từ bỏ nhau vì chia gia tài. Mình nhớ khi về Đà Lạt, mình đưa ông bà cụ đi thị thực chữ ký di chúc. Tối đó phát cho mỗi người con một bản thì cả nhà như cái chợ, cãi nhau như mỗ bò. Ai cũng nghĩ, tự cho mình lo lắng, chăm sóc cho bố mẹ nhiều hơn mấy người kia, nên phần của họ phải nhiều hơn thay vì được chia đồng đều. Đó là chỉ có một căn nhà. Tiền bạc sẽ giúp chúng ta thấy lộ mặt, chân tướng và tấm lòng vị tiền của con người. Chán Mớ Đời 

Ông Pete đã lập một quỹ tín thác khi còn sống. Bây giờ, ông ấy phải quyết định xem nên bỏ những tài sản nào trong Living Trust và những gì không nên chuyển tên. Dưới đây là năm điều mà ông ta giải thích, chúng ta cần cân nhắc khi lập quỹ tín thác khi còn sống. Trước nhất xin giải thích về di chúc: Nhiều người thậm chí còn không biết cụm từ “di chúc” có nghĩa là gì cho đến khi họ thực sự bắt tay vào làm. Vì lý do đó mà chị bạn gọi hỏi vì khi bắt đầu mới thấy châm, không dễ như mình nói thường ngày vì phải nghĩ đến đủ trường hợp có thể xẩy ra một khi mình không còn tại thế hay nằm Coma. Cô em mình có ông anh chồng nằm Coma trên 10 năm nay. Kinh


Đôi khi, không phải lúc nào cũng vậy, khi một người qua đời — ngay cả khi họ để lại di chúc thì cần phải có một quy trình pháp lý để xác nhận di chúc, chỉ định người thi hành di chúc (executor) để quản lý di sản nếu chưa có người thi hành, trả hết các khoản nợ và sau đó phân phối các tài sản còn lại. Do đó trong living Trust có ghi rõ tên ai sẽ lo thi hành di chúc.


Quá trình qua toà thừa kế này đôi khi có thể mất nhiều năm, chưa kể đến đống giấy tờ và chi phí pháp lý. Ví dụ, ca sĩ Prince qua đời vào năm 2016, cuộc chiến pháp lý về tài sản của ông vẫn tiếp tục trong quá trình chứng thực di chúc cho đến tháng 8 năm 2022. Hay ông Elvis Presley mất gần 20 năm, rốt cuộc cô con gái nhận đâu có 1 triệu đô la, còn bao nhiêu luật sư ăn hết.


Nếu chúng ta "khỏe mạnh về tinh thần và thể chất", thì có thể lập di chúc vì có thể thị thực chữ ký để không khiến gia đình phải loay hoay và cố gắng đoán ý nguyện của chúng ta. Hôm trước, đọc trên báo về tài Chánh, có người hỏi ông bố bị lẫn trước khi qua đời, làm lại di chúc trên mạng, gạch tên bà vợ ra khỏi di chúc. Họ trả lời rất hay. Như trường hợp ông Larry King, vào phút chót trước khi qua đời, viết di chúc lại bằng tay, gạch bỏ tên bà vợ cuối cùng ra khỏi di chúc, chỉ để gia tài lại cho mấy người con. Hợp pháp. Chỉ tội bà vợ cuối cùng tưởng chăm sóc ông ta sẽ hưởng được chút gì để nhớ.


Nếu muốn có thêm một lớp bảo mật và sự an tâm, chúng ta có thể lập một quỹ ủy thác sống có thể hủy ngang (revocable). Một quỹ tín thác sẽ giúp gia đình ông Pete tránh được việc chứng thực di chúc, bảo vệ quyền riêng tư của họ và giảm thiểu thuế bất động sản khi ông Pete qua đời. Nếu ra toà thì phải kê khai công bố tất cả tài sản của người quá cố, còn nếu làm Living Trust thì không phải công bố. Quỹ tín thác (Living Trust) là một văn bản cho phép chúng ta kiểm soát tiền bạc và tài sản của mình và chỉ định người nhận sau khi bạn qua đời.


"Có thể hủy ngang" (revocable) có nghĩa là chúng ta có thể thay đổi các điều khoản bất kỳ lúc nào khi còn sống và minh mẫn. Vì tài sản không được coi là một phần trong di sản của chúng ta, nên chúng tránh được quá trình chứng thực di chúc. (Khi làm living Trust thì chúng ta phải chuyển tên tất cả tài sản vào quỹ tín thác thì mới tránh được trường hợp người thừa kế phải ra toà thừa kế).

Nó cũng cho phép chúng ta tiếp tục sử dụng tài sản được chuyển vào quỹ tín thác, chẳng hạn như bất động sản hoặc khoản đầu tư mà chúng ta sở hữu.


Nếu chúng ta có một bất động sản lớn với nhiều khoản đầu tư, có thể cân nhắc cả việc hợp nhất quản lý tài sản của mình trên một nền tảng duy nhất và sử dụng nền tảng đó để quản lý việc phân phối tài sản của bạn sau khi bạn qua đời. Tuy nhiên, lợi thế của quỹ tín thác có giới hạn của chúng và một số mục nhất định sẽ chỉ gây đau đầu nếu được giữ ở đó. Người ta cho biết 5 mục không được giữ trong quỹ tín thác sống có thể hủy ngang:


1/ Xe cộ. Cho dù đó là Corvette 1963, xe trực thăng Harley hay máy bay cánh quạt, tất cả những gì cần thiết để chuyển nhượng là một hướng dẫn bằng văn bản đơn giản để chuyển nhượng quyền sở hữu cho người thụ hưởng. Nếu được giữ trong quỹ tín thác, bạn có thể dễ bị kiện tụng về các vụ tai nạn liên quan đến xe cộ. Xe cộ là tài sản có thể gây phiền toái nhất khi người lái xe đụng thiên hạ, sẽ bị kiện dù có bảo hiểm vì bảo hiểm chỉ đền lại giá chiếc xe nhưng người chết hay bị thương này nọ thì chủ xe lãnh đủ. Do đó người ta thường dùng một pháp nhân khác đứng tên sở hữu chiếc xe thay vì dứng tên của mình.


2/ Trợ cấp hưu trí (annuities) và tài khoản hưu trí (retirement account). Quỹ tín thác có thể biến các tài khoản không chịu thuế thành tài khoản chịu thuế. Tuy nhiên, có thể biến chính quỹ tín thác thành người thụ hưởng, để các tài khoản này được chuyển trực tiếp cho người được ủy thác của chúng ta.


3/ Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance). Không cần phải đưa khoản này vào quỹ ủy thác có thể hủy ngang. Chỉ cần nêu tên người thụ hưởng (benefiaries) trong hợp đồng bảo hiểm. Hoặc, tạo quỹ ủy thác bảo hiểm nhân thọ không thể hủy ngang (ILIT) để tránh thuế tài sản thừa kế. Vụ này mình bị lúc đầu khi mới làm Living Trust, mình không hiểu rõ nên bỏ tên Benefiary là Living Trust của hai vợ chồng. Nếu một trong hai người chết thì được lãnh $500,000. Thì số tiền $500,000 sẽ được cộng vào di sản (estate) của Living Trust của gia đình nên sau này, mình phải làm giấy tờ đổi tên người thừa hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ là vợ hay chồng và hai đứa con. Dạo đó, nếu di sản có trên 1 triệu đô là bị đóng thuế. Nếu cộng $500,000 vào là có thể trên 1 triệu đô vì khi cộng xe hơi này nọ, nhà cửa,…


Nếu lo lắng về việc những người thân yêu của mình có thể tiếp cận được nguồn tiền để trang trải chi phí tang lễ hoặc các chi phí và khoản nợ khác ngay sau khi chúng ta qua đời, bảo hiểm nhân thọ có thể cung cấp giải pháp linh hoạt để hỗ trợ gia đình mình, cung cấp phạm vi bảo hiểm có khả năng thay thế thu nhập đã mất hoặc giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán trong trường hợp chúng ta qua đời. Tại bỏ trong Living Trust là phải đợi toà xong xuôi mới lãnh được tiền trong khi nếu để tên vợ hay chồng thì khi có giấy chứng nhận tử vong thì công ty bảo hiểm sẽ trả ngay.


4/ Tài sản được nắm giữ ở các quốc gia khác. Điều này trở nên phức tạp vì có thể không được phép đưa tài sản quốc tế vào quỹ ủy thác. Để tìm hiểu xem điều đó có khả thi hay không, chúng ta sẽ cần tham khảo ý kiến ​​của luật sư về bất động sản được cấp phép tại quốc gia nơi bạn có tài sản quốc tế. Cũng như có tài sản ở một tiểu bang khác ở Hoa Kỳ, vì phải lo ra toà thừa kế tại những tiểu bang mình có tài sản, di sản. Tốt nhất là gom về nơi tiểu bang mình sinh sống cho khoẻ đời con cháu. Không nên mua nhà ở Việt Nam. Khi chết ở Việt Nam, con mình mất công bay về Việt Nam, bán nhưng chưa chắc là đem tiền qua Hoa Kỳ lại,…


5/ Tài khoản vãng lai và tiết kiệm. (Checking and savings Account) Nếu chúng ta sử dụng những tài khoản này để thanh toán các hóa đơn hàng tháng, có thể gặp phải các biến chứng về tài chính trừ khi bạn là người ủy thác và được cấp toàn quyền kiểm soát tài sản ủy thác. Có một cách dễ dàng hơn nhiều: Không đưa những tài khoản này vào quỹ ủy thác.


Mình nghe nói có ông làm ăn, có công ty nhưng đứng tên ông ta vì sợ liên luỵ đến vợ nên trương mục ngân hàng chỉ có mình ông ta có quyền ký tên. Khi ông ta qua đời thì bà vợ phải đợi toà án thừa kế cho phép bà ta thay thế ông ta, mất rất lâu đâu 2 năm thì trong lúc đó, bà ta không có tiền để tiếp tục trả nhân công hay các chi phí của công ty hay tiền nợ ngân hàng nên bị kéo nhà. Do đó nếu ai có công ty thì phải để tên vợ và ít nhất một đứa con có quyền ký tên để lỡ có chuyện gì cho hai vợ chồng thì đứa con có thể ký giấy tờ,…


Bác nào mà làm quỹ tín thác thì nên hỏi cho kỹ luật sư nhé. Kiếm luật sư chuyên về luật gia đình chớ gặp luật sư chuyên về tai nạn xe cộ, họ lại bán cái cho luật sư gia đình và vớt thêm chúng ta tiền cò. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn