Showing posts with label Ở Mỹ. Show all posts
Showing posts with label Ở Mỹ. Show all posts

Chết với số 0

 “Die with Zero” (Chết với số 0)

Đó là tựa cuốn sách khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay, là một triết lý tài chính được phổ biến bởi Bill Perkins trong cuốn sách Die with Zero: Getting All You Can from Your Money and Your Life xuất bản năm 2020. Triết lý này thách thức cách tiếp cận truyền thống về quản lý tài chính, thay vì tập trung vào việc tích lũy của cải, nó khuyến khích bạn sử dụng tài sản để tối đa hóa các trải nghiệm cuộc sống và tận hưởng mọi thứ trước khi qua đời.

Này phải hỏi nhóm trẻ ngày nay mà người Mỹ hay gọi là Henry (high earner not rich yet), những người có lợi tức cao nhưng vẫn còn bơi vì nợ đại học nợ nhà nợ xe nợ đủ thứ chưa thấy ngày mai  

Bạn bè ai cũng kêu than con họ không muốn lập gia đình hay có con có cái. Mình đi Sơn Đoòng gặp 5 người trẻ ở Việt Nam, thành đạt nhưng chỉ thích đi trải nghiệm, khám phá thay vì giữ vai trò truyền thống của người Việt tại Việt Nam, lập gia đình, có con. Mình tò mò đọc thì có nhiều điểm khá đúng. Người Việt mình cứ kêu hà tiện, dành dụm cho con nên cả đời chả tiêu xài, đi đâu cả để lại gia tài cho con rồi cãi nhau, chia chác không đều, không nhìn mặt nhau nữa.  Xin tóm tắc lại.

Các khái niệm chính của “Die with Zero”:

1. Tập trung vào trải nghiệm hơn là tích lũy của cải: ông Perkins nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng tiền để tạo ra những trải nghiệm thay vì chỉ tích lũy tài sản. Trải nghiệm và kỷ niệm sẽ mang lại sự hài lòng và giá trị lớn hơn nhiều so với việc tích trữ tài sản. Cái này thì mình đồng ý. Những kỷ niệm đi chơi với vợ con từ ngày lấy nhau vẫn đẹp hơn là áo quần, xe cộ mua sắm này nọ.

2. Tối ưu hóa chi tiêu trong suốt cuộc đời: Không khuyến khích tiêu xài phung phí, Perkins gợi ý rằng chúng ta nên lên kế hoạch chi tiêu sao cho có thể tận hưởng cuộc sống ở những giai đoạn thích hợp nhất. Giá trị của trải nghiệm thường giảm dần khi bạn lớn tuổi, vì vậy có những hoạt động cần được tận hưởng sớm. Không đợi khi về hưu. Mình muốn leo đỉnh Whitney năm 60 tuổi mà đến 68 tuổi mới thực hiện được may là còn sức khỏe để leo lên. Có ông bạn Mỹ kể ráng làm thêm hai năm nữa rồi về hưu, mua chiếc xe RV chở vợ đi khắp nước Mỹ. 6 tháng trước khi về hưu ông ta lăn đùng ra chết. 

3. Tránh tiết kiệm quá nhiều cho tuổi già: Perkins chỉ trích quan niệm hoãn sự tận hưởng cuộc sống đến sau khi nghỉ hưu. Nhiều người tiết kiệm quá mức cho tuổi già, nhưng khi đến lúc đó, họ có thể không còn sức khỏe hoặc khả năng để thực sự tận hưởng các hoạt động mà họ đã lên kế hoạch. Vụ này thì mình thấy  nhiều người quen dính vụ này. Về hưu than bệnh hoạn, không đi đâu được nữa dù có tiền nhưng cái tính tiết kiệm ăn sâu trong máu, họ cũng không muốn đi chơi dù có sức khoẻ. Như trường hợp ông Larry, ông ta ly dị vợ rồi sống một mình. Thích nhảy đầm nên già đi nhảy đầm hàng đêm, không thích trải nghiệm vì hà tiện quen thói. Cuối cùng chết trên sàn nhảy, bị nhồi tim chở vào bệnh viện rồi vài tuần sau qua đời, để lại gia tài kết sù cho cô cháu dâu. Không con cái gì cả.

4. Tối đa hóa thời gian, không chỉ tiền bạc: Thời gian có giá trị không kém gì tiền bạc. Triết lý này khuyến khích việc cân bằng giữa làm việc và tận hưởng cuộc sống, đảm bảo không đánh đổi quá nhiều thời gian chỉ để kiếm tiền. Việc này thì khó ở Hoa Kỳ. Bên Âu châu thì mình thấy thiên hạ đi chơi nhiều, ngày lễ còn Hoa Kỳ thì bị áp lực công việc nên ít ai đi nghỉ hè. Có lần mình làm việc hai năm liền không nghỉ, tuần 6 ngày từ 9-9 tối. Đi chơi với cô bạn 1 tuần, sếp kêu hoản chuyến đi vì trong team có người khác đi. Mình vẫn đi nên sau khi đi chơi về bị đuổi việc rồi cô bạn cũng bỏ. Từ đó sợ không dám đi nghỉ hè đến khi làm việc cho mình thì muốn nghỉ lúc nào thì nghỉ không sợ thằng Tây nào cả.

5. Cho tiền sớm hơn: Thay vì để lại tài sản cho người thừa kế khi bạn qua đời, Perkins khuyến khích bạn tặng quà tài chính cho gia đình và người thân khi họ còn trẻ và có thể hưởng lợi từ sự hỗ trợ đó. Điều này không chỉ giúp họ mà còn cho chúng ta cơ hội chứng kiến tác động tích cực của sự giúp đỡ đó. Cái này còn tuỳ việc. Ông Fred, nha sĩ quen. Cho cô con gái $600,000 mua căn nhà 2 năm sau thằng chồng ly dị, vớt phân nữa đi theo cô Bồ khác. Ông Chán Mớ Đời rồi chết theo với dòng đời.


Ứng dụng trong thực tế:

1. Lên kế hoạch trải nghiệm theo từng giai đoạn: có thể quyết định dành nhiều thời gian du lịch vào những năm 30-40 tuổi khi bạn còn đủ sức khỏe và năng lượng, và tập trung vào những trải nghiệm nhẹ nhàng hơn như nghệ thuật hay học tập khi lớn tuổi. Cái này thì đa số giới trẻ ngày nay thực hiện. Con gái mình cứ thấy nó bay chỗ này chỗ kia vào cuối tuẩn. Mình khi xưa vì bắt buộc, đi Giang hồ, vẽ tranh để bán kiếm tiền, chớ chả phải muốn làm lãng tử gì cả. 

2. Tặng tiền sớm: Thay vì chờ đợi đến khi qua đời mới để lại tài sản, có thể tặng con cái tiền khi họ cần nhất, chẳng hạn như khi họ mua nhà hoặc học đại học.

3. Lập kế hoạch nghỉ hưu và thừa kế: Thay vì hướng đến một khoản tiết kiệm khổng lồ cho tuổi già, hãy hướng tới việc có đủ tiền để nghỉ hưu thoải mái, và sử dụng phần lớn tài sản của chúng ta để tận hưởng cuộc sống trong những năm tháng sôi nổi. Cái này thì có thể đúng nhưng nên nhớ quỹ ăn sinh xã hội họ gần hết.

Triết lý này dành cho những ai coi trọng trải nghiệm và sự thỏa mãn cá nhân hơn là sự an toàn tài chính thuần túy, khuyến khích chúng ta cần suy nghĩ khác biệt về tiền bạc và cuộc sống.

Việc này cũng khó vì mỗi người có mỗi hoàn cảnh khác nhau, cũng như thu nhập khác nhau. Anh làm kỹ sư, chức lớn lương cao thì có thể trải nghiệm nhưng lại bù đầu với công việc, trách nhiệm này nọ còn người trẻ có thì giờ nhưng lại không có tiền. Bù trớt. 

Điều mình hơi tiếc là khi xưa không đi chơi với con như cắm trại hay leo núi. Chỉ đi du lịch tại Hoa Kỳ, Mễ Tây cơ Việt Nam âu châu nhưng thiếu về với thiên nhiên. Ngày nay leo núi thì mình thấy trải nghiệm những giây phút khó khăn leo núi giúp mình nhiều về ý chí và nghị lực. 

Lần này trở lại Venezia thì khám phá ra hai cột trụ đã được chùi rửa được xây cất khi xưa với loại đá màu thay vì màu trắng nơi lãnh chúa đứng nói chuyện với thần dân. 

Vấn đề là nếu chúng ta cứ xài xả láng để rồi lại sống lâu, không chết thì tiền đâu. Mình thấy nên lựa cơm gắp mắm cho đời khỏi mỏi mệt.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người Việt vs Người Nhật

 


Hồi nhỏ mình nghe người lớn nói người Việt rất thông minh hơn người Nhật khiến mình thất kinh vì học lịch sử họ nói ông Phan Bội Châu kêu gọi thanh niên đông du, rồi 3 người Việt làm việc chung thì không được như 3 người Nhật dù là trong lớp cô giáo tiếng Việt kêu 3 cây chụm lại thành hòn núi cao. Lớn lên 1 chút mình đi học lớp Nhật ngữ ở trường Việt ANh, hy vọng sau này đi du học như phong trào Đông Du khi xưa. Rồi thời thế đưa mình du học bên Tây. Lý do là trước đó có thời gian Việt Nam Cộng Hoà không cho du học tại Pháp, chỉ cho đi Mỹ, Nhật Bản, ở Âu châu chỉ có hai nước là Tây Đức và Ý Đại Lợi là được phép du học. Đến năm 1973 thì họ cho đi lại Pháp nên mình bỏ học tiếng Nhật. Chí thú đi Tây. Đi Hoa Kỳ thì tiền nhiều. 

Thời đó ai cũng khen người Nhật vì sự tiến bộ, phát triển đất nước sau thế chiến thứ 2, họ tổ chức thế vận hội ở Đông Kinh năm 1964 với vận động trường do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế. Ai nấy cũng nói về phép lạ kinh tế của xứ phù tang sau khi lãnh 2 trái bom nguyên tử đầu tiên được thả trên thế giới xem chết bao nhiêu người. Mình có ghé thăm Hiroshima để xem ra sao, chỉ thấy vài bức Tường nhỏ còn sót lại cho dân tình nhớ chụp hình kỷ niệm. 

Quân đội Mỹ chiếm đóng xứ phù tang này nhưng rồi năm 1950, quân đội Bắc Hàn tràn qua biên giới đánh tới Hán Thành đến khi quân đội Mỹ đổ bộ phía Bắc đánh tập hậu. Hoa Kỳ thấy chuyên chở quân liệu từ Hoa Kỳ sang Triều Tiên quá lâu lắc nên sử dụng Nhật Bản để tiếp tế tiếp liệu cho quân đội Mỹ như Tân Gia BA, Phi Luật Tân, Thái Lan trong cuộc chiến Việt Nam.

Dạo ấy thủ tướng Kishi tuyên bố sẽ phát triển kinh tế Nhật Bản gấp đôi trong vòng 10 năm tới. Sử dụng phương cách sản xuất để bán cho ngoại quốc. Họ cố tình làm cho tiền Yen rất thấp để có thể bán đồ cho ngoại quốc vì rẻ và sản phẩm ngoại quốc rất cao so với tiền Nhật nên người Nhật mua đồ lô can xài thay vì mua đồ xịn như sau du lịch qua Tây mua hermes và lv. Trung Cộng sau này cũng sử dụng chiêu bài này để bán sản phẩm rẻ cho Hoa Kỳ và các xứ khác nhưng họ không có William Deming. 


https://en.wikipedia.org/wiki/Keiretsu


Phép nhiệm màu kinh tế Nhật Bản dựa vào sự phối hợp của ngân hàng Nhật Bản và và các công ty lớn được gọi là Keiretsu mà sau này Nam Hàn bắt chước gọi các tổ hợp này là Chaebol. Các Keiretsu như Mitsubishi làm việc với các công ty nhỏ, gia công sản xuất các đồ phụ Tùng,.. và liên hiệp với ngân hàng để cho vay vốn,.. để phát triển các máy móc điện tử như trường hợp ông Masaru Ibuka, được tin công ty At&T của Hoa Kỳ sản xuất các transistor và có thể bán cho các công ty ngoại. Ông ta qua Mỹ để xin mua để làm các radio. Năm 1955 họ cho ra đời máy radio nhỏ mang tên TR55, dưới tên công ty SOny. Sau đó họ cho ra đời TR63, nhỏ hơn và âm thanh rõ hơn. Radio TR63 bán lần đầu tiên lên hơn 1 triệu cái. Công ty Sharp và Toshiba cũng bắt chước sản xuất radio đưa lên đến 6 triệu máy radio được bán cho ngoại quốc. Khiến kinh tế tăng trưởng 7.2%. Sản phẩm Nhật Bản làm các công ty Hoa Kỳ đóng cửa. Dần dần chỉ thấy người Mỹ mua máy truyền hình Nhật Bản hay các sản phẩm khác. Du khách sang đông Kinh là phải mua đồ điện tử đem về xài hay tặng bạn bè. Sau này là đến hong lòng vì gái rẻ hơn. 

Có một điểm rất quan trọng cho nền phát triển Nhật Bản là họ nghe lời người ngoại quốc sau khi bị hai trái bom nguyên tử. Họ bắt đầu bỏ khái niệm người Nhật thông minh, kiểu người Việt tự hào. Năm 1947 ông Williams Deming được chính phủ Hoa Kỳ mời làm census Nhật Bản và được mời nói chuyện với hội đồng khoa học gia của Nhật Bản làm sao giúp Nhật Bản phát triển nhanh chóng với công nghệ. Người Nhật nghe ông ta về đường hướng phát triển đến nổi sau này chính phủ Nhật Bản trao huy chương lớn nhất Nhật Bản cho ông Deming. Cái vui là ông Deming này tại quê nhà bị ruồng bỏ, không ai dùng ông ta hết đến khi Nhật Bản phát triển nhanh nhờ lời khuyên của ông ta mới sử dụng lại. https://en.wikipedia.org/wiki/W._Edwards_Deming

Muốn tăng trưởng thường xuyên, chủ nhân và nhân công phải hợp tác để phát triển công ty như lương bổng khá và lâu dài. Đi làm có thể cả đời cho hãng và về hưu được công ty trả tiền hưu trí và bảo hiểm y tế. Khẩu hiệu của họ sản phẩm tốt và rẻ khiến họ chiếm hết thị trường trên thế giới ngay cả tại Hoa Kỳ. Hồi mình mới qua Tây, có ông Tây kể là đi viếng Nhật Bản, thấy người Nhật đình công nhưng vẫn làm việc, họ chỉ đeo cái cái băng tay màu đỏ, kêu phản đối chính sách của chủ nhân. Khác với dân Tây là cứ gần lễ hè là đình công mệt thở. Thay vì quảng cáo như các công ty Mỹ , họ dùng tiền này để nghiên cứu R&D nên từ từ chất lượng của sản phẩm họ tốt hơn nên được thế giới ưa chuộng.

Đường lối phát triển của Nhật Bản khiến các nước như Nam Hàn, Trung Cộng, Đài Loan bắt chước và giàu to như chúng ta thấy ngày nay.

Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, Nhật Bản làm mưa làm gió trên thị trường Hoa Kỳ. Thiên hạ đem xe Nhật ra lấy búa đập phá, người Nhật mua địa ốc tại Hoa Kỳ khiến giá nhà lên như diều. Các xe hơi Nhật Bản ra đời giết 3 công ty xe hơi lớn nhất của Hoa Kỳ. Khiến dân tình tại Hoa Kỳ chửi bới Nhật Bản tương tự ngày nay thiên hạ chửi Trung Cộng. Lịch sử lập lại vì từ khi ông Trump lên Hoa Kỳ tìm cách đánh Trung Cộng như đã làm khi xưa với Nhật Bản khiến kinh tế Nhật Bản không ngất đầu lên nổi từ 30 năm. Nay chính phủ Biden vẫn tiếp tục đánh phá kinh tế Hoa Kỳ qua đánh thuế khiến kinh tế xứ xất bấc xang bang.

18 công ty trên 50 công ty giàu có nhất thế giới năm 1980 là của Nhật Bản, ngày nay chỉ còn 1 công ty Toyota. Thế lầy nà thế Lào. 

Năm 1985, 5 cường quốc G5 họp mặt và đồng ý để bán Mỹ kim trên thị trường nhằm giảm giá xuất cảng của sản phẩm Hoa Kỳ. Tiền đô la quá cao khiến Hoa Kỳ khó xuất cảng sản phẩm khiến tiền yen của Nhật Bản giảm 30% so với tiền Mỹ kim. Nên nhớ Nhật Bản giữ giá tiền của họ rất thấp 1 đô ăn 350 yen tương tự ngày nay Trung Cộng cũng khơi khơi giữ tiền nhân dân tệ thấp so với tiền Mỹ kim.

Năm 1986, mình du lịch sang Hoa Kỳ lần đầu tiên vì tiền Mỹ kim xuống so với Phật lăng của pháp. Dạo ấy bạn bè mình đều rủ nhau đi Mỹ chơi vì rẻ. Máy bay có $30/ chuyến. Mình mua 10 cái vé có $300. Nên bay lòng vòng khắp Hoa Kỳ. Ai ngờ lại khiến mình bò sang Hoa Kỳ sinh sống.

Khi có tiền thì các công ty Nhật Bản mua địa ốc khiến giá trị của họ lên nhiều vì địa ốc thay vì sản xuất bán sản phẩm. Khi tiền yen tăng vọt so với Mỹ kim thì ngân hàng Nhật Bản tăng tiền lời nên các tài sản như địa ốc, đất đai xuống khiến thị trường chứng khoán của Nhật Bản xuống như máy bay hạ cánh khẩn cấp 35%. Ngày nay chúng ta thấy trường hợp Trung Cộng y chang như thời Hoa Kỳ đánh Nhật Bản. Giá nhà lên như điên, người Nhật chạy qua Mỹ mua Rockefeller ở New York, ở LA hay San Francisco để rồi vài năm sau bán rẻ như bánh bao chiều. Và kinh tế Nhật Bản không ngất đâu lên nổi. Suốt 30 năm qua.

Yếu tố thứ hai khiến cho kinh tế Nhật Bản không lên nổi là khi phát triển kinh tế, họ khuyến khích phụ nữ phá thai, đưa ra các phong trào phụ nữ đòi quyền sống bú sửa la mua để hổ trợ chương trình không sinh con đẽ cái nên ngày nay dân số Nhật Bản bị lão hoá. Ngày nay người Nhật bán tả người già nhiều hơn bán tả con nít. 16% nhà cửa ở miền quê Nhật Bản bị bỏ hoang vì người chết không có con thừa kế hay chả muốn sửa chửa.

Ảnh này chụp thật không do AI sửa đổi

Ngày nay, Trung Cộng cũng đang lâm vào tình thế này. Các công ty giàu sụ lên mua đất đai xây nhà thành phố ma rồi khi Mỹ khởi đầu đánh phá nền kinh tế này nọ y chang như 30 năm về trước đối với người Nhật. Hôm nào rảnh sẽ kể vụ Trung Cộng.


Mấy chục năm rồi nhưng mình không hiểu tại sao thầy cô dạy mình người Việt rất thông minh. Có lẻ thông minh nên nghèo, đất nước cứ xin viện trợ trong khi người Nhật không thông minh lại cứ viện trợ cho chúng ta. 


https://scholar.lib.vt.edu/VA-news/VA-Pilot/issues/1995/vp950911/09110034.htm


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện dài người Mễ trên đất Mỹ

 Chuyện dài người Mễ 


Hôm chủ Nhật đi vườn thì gặp ông Mễ nuôi ong, thế ông Mỹ về hưu. Đứng nói chuyện ông ta hỏi làm sao giải thích cho bà vợ nghe là nên làm living trust. Mình nói đàn bà có tư duy khác nên khó thuyết phục. Họ không nghĩ đến ngày mai chỉ muốn chơi vui bây giờ.  

Cách đây mấy năm ông ta bị tai nạn xe. Bảo hiểm đền được 1 triệu. Luật sư vớt 40%, còn nhà thương bác sĩ rêm rêm hia rêm rêm de vớt $540,000 còn lại cho ông ta $60,000 với cái lưng lộn xộn cho đến ngày đi thăm Đức chúa trời. Ông ta lo sợ nếu có mệnh hệ nào thì nhà cửa vườn tược ra sao. Chia chác với con cái rồi chúng cãi nhau, ra toà này nọ. Ông ta kể ông bố khi xưa ở Mễ có ruộng đất bao la nhưng buồn đời sao, ông ta giết ai đó rồi bỏ trốn qua Mỹ làm lại cuộc đời. Đất đai nay thuộc về các ông chú hết. Lý do ông ta hỏi vì ông nuôi ong người Mỹ cũng có kể cho ông ta khi xưa nghe mình làm living trust. Cuối cùng Ông Mỹ đã làm living trust nHưng vẫn sợ bà vợ bỏ nên chưa chịu chuyển tên căn nhà sang living trust, chỉ ghi tên bà vợ vào trương mục ngân hàng. Nên bà vợ thứ 4 chỉ biết nhìn đời hát điệp khúc một mai anh quá qua đời căn nhà không thuộc về em vì ông ta có làm một di chúc để lại tất cả cho bà vợ cũ, bỏ ông ta đi sau khi trúng số. Chán Mớ Đời. 

Vấn đề là lấy nhau với một quá khứ đầy hành trang của những cuộc hôn nhân đỗ vỡ thì có nhiều vấn đề. Bà vợ có con riêng mà mấy đứa con không thích ông ta, mà bà ta lại cứ lấy tiền của ông ta để cho con riêng. Ông này thuộc thế hệ, giai cấp bầu cho ông Trump nên ghét mấy đứa con của bà vợ không chịu làm ăn mà cứ chơi sì ke này nọ. Lâu lâu khảo tiền bà mẹ, rút tiền của ông ta.

Số là ông Mỹ nuôi ong có đến 4 bà vợ. Chắc nhà toàn là ong bay vù vù vì ông ta trữ mật ong nên mấy bà vợ trước bị ong chích quá nên viết giấy bỏ lại ly hôn. Nay ông ta ở với bà thứ 4 nên cứ lo một ngày mưa ảm đạm nào đó bà ta sẽ xếp Vali nối gót những bà vợ cũ nên không muốn làm giấy tờ di chúc gì cả. 

Ông Mễ thì gặp vấn đề ngược lại. Bà vợ không muốn làm giấy tờ vì sợ ông ta bỏ bà đi lấy bà khác. Bà này có lần bị cưa mất bàn ta, mình không hiểu lý do vì không dám hỏi. Bà ta hay bán chà là tươi hữu cơ cho mình. Chán Mớ Đời 

Mình nói là nếu cần thì mình sẽ lại nhà nói chuyện với bà vợ như đã giải thích cho ông Mỹ nuôi ong nhưng chỉ đi được phân nữa đường. Tại nếu căn nhà không được chuyển tên qua living trust thì vẫn phải qua tòa án thừa kế để phán xét khi ông ta qua đời. Ông ta dùng luật sư của mình giới thiệu nên hy vọng ông luật sư có để câu các tài sản chưa được ghi vào living trust đều thuộc về living trust để khỏi lộn xộn ra toà sau này.

Hôm qua mình dẫn thằng con đi seminar về estate planning. Ngày nay chính phủ cấm các bữa ăn seminar không được tiêu tiền quá $15 cho mỗi người đến tham dự nên họ chỉ cho uống nước và món khai vị nên cũng nản lắm. Chẳng bù lại khi xưa họ cho ăn ngon. Nhóm này họ khôn, chỉ lấy $599 để làm living trust nhưng sẽ vớt thêm khi làm nhưng lại bắt làm hội viên trả $20/ tháng cho đến khi mãn nợ đời. 

Xong thì mình đi về vì không thấy có gì lạ. Chỉ hù dọa với trường hợp Elvis Presley chết không làm di chúc hay John Wayne mất 20 năm mới được tòa án dàn xếp xong chuyện thừa kế. 

Hôm sau đang ở vườn thì một ông Mễ khác mà mình dùng để thay kính cửa sổ này nọ từ trên 20 năm nay. Mình giúp ông ta thương lượng với chủ nhà để mua căn nhà. Ông ta gọi hỏi ở vưởn rồi chạy lại. Ông ta than là bà vợ mua sắm tùm lum nay mắc nợ thẻ tín dụng trên 20,000 mà không cho ông ta hay. Vô tình thấy biên lai thư từ của ngân hàng tín dụng. Nếu không trả thì ngân hàng sẽ bỏ cái “lien” vào nhà. Biết làm sao đây vì sợ mất căn nhà. Ông ta nói con trai đầu vào năm thứ hai đại học còn con gái thì hết năm này sẽ vào đại học.  Hai đứa con học chăm chỉ nay mụ vợ khơi khơi tiêu tiền thay vì hy sinh đời mẹ củng cố đời con, để dành cho con học đại học. Người Mễ cũn như tất cả giống dân đều muốn con học đại học, có tương lai làm bác sĩ kỹ sư. Mình nói phụ nữ nào cũng vậy tiêu tiền không nghĩ đến hy sinh đời mẹ củng có đời con. Ông ra hỏi có cách nào chuyển tên qua một mình ông ra hay không để không bị liên lụy đến căn nhà. Ông ta nói mấy năm trước bà vợ đã tiêu tiền nhiều phải đi làm để trả hết nợ. Bà vợ hứa sẽ chừa lo chăm chỉ làm ăn giúp con vào đại học. Mình nói có cách nhưng bà vợ phải chịu ký tên không dính dáng đến căn nhà. Kêu con trai nói chuyện với bà ta rồi mình sẽ giúp. 

Vợ chồng ở Hoa Kỳ bỏ nhau đa số vì tiền bạc. Mấy bà cứ chạy theo làm tín đồ thời trang nên ganh đua mua áo quần này nọ nên quá đà. Cứ kêu tiền của tui thì tui muốn làm gì thì mặc tui như khẩu hiểu phong trào phá thai, thân xác của tôi thì tôi muốn làm gì thì làm. Ông chồng hay tác giả bào thai không có ý kiến gì được. Vợ chồng sống với nhau thì phải chịu khó dành tiền cho tương lai như mua nhà, giúp con vào đại học này nọ thay vì mua áo quần bận được vài hôm rồi bỏ. Rồi cho từ thiện để cảm thấy mình là một người phụ nữ có tâm sáng.

Hôm nào mình rảnh sẽ kể vụ thời trang fast fashion để hiểu rõ hơn về vụ phụ nữ tiêu tiền khiến đỗ vỡ gia can. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chủ nghĩa tư bản giám sát

 Đang ngủ bổng nhiên thức giấc vì máy truyền hình đang tải chương trình Frontline. Chương trình nói về Thông Minh Nhân Tạo (AI) khá dài vì họ chia thành 5 đoạn nhưng đoạn cuối khá quan trọng nên mình ghi lại đây vì hết ngái ngủ   

Họ phỏng vấn giáo sư đại học Harvard Shoshana Zuboff, tác giả cuốn “the surveillance capitalism”. Bà này nói sơ sơ khá hay nên mình tìm sách bà ta đọc.

Chủ nghĩa tư bản giám sát, như đã được học giả Shoshana Zuboff lý thuyết hóa, đề cập đến một logic kinh tế và xã hội mới xuất hiện cùng với sự phát triển của công nghệ số, đặc biệt là sự thống trị của các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook, và Amazon. Hệ thống này bao gồm việc thu thập, thao túng và kiếm tiền từ dữ liệu cá nhân một cách chưa từng có trong lịch sử loài người.

Sang Tây lại phải nói chuyện chính trị với bạn bè, điểm vui là hôm trước trong buổi họp toastmasters có ông nói đến Blinken thì có một bà hỏi ai vậy khiến mình thất kinh, cho biết là bộ trưởng ngoại giao Mỹ, bà này có bằng thạc sĩ mà không biết tên bộ trưởng dưới thời Biden tiếng khi ở bên Tây thì họ còn rảnh chuyện chính trị bên Mỹ. Mình nói chỉ chú ý đến ai cho tiền tranh cử để biết mà mua cổ phiếu của mấy công ty này sau khi gà nhà của họ đắc cử  

Cách này thấy rõ. Mình lấy vợ trên 30 năm nhưng không hiểu vợ lắm nên hay bị chửi nhưng kỹ thuật số hiểu rõ mụ vợ mình khi mụ lên mạng, lướt mạng. Chúng biết vợ mình thích gì, muốn gì nên cứ bắn quảng cáo, dụ mụ mua hàng.

Hôm trước có chị quen nhắn tin hỏi dạo này đi chơi xa hay sao không thấy đăng bài trên nhóm của chị ta. Mình thấy facebook, gú gồ theo dõi mình nên ngưng hay đổi giờ tải bài lên mạng hay ngưng tải bài. Chỉ chia sẻ mấy cái gì mình thấy vui vui trên trang của mình. Mình cảm ơn chị ta hỏi han nhưng mình vẫn tiếp tục viết trên bờ lốc. Chị ta thích thì chia sẻ với bạn bè.  

 Nguồn gốc và Phát triển:

Chủ nghĩa tư bản giám sát bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 21 khi các công ty nhận ra rằng họ có thể khai thác dữ liệu người dùng để tạo ra lợi nhuận bằng cách dự đoán và ảnh hưởng đến hành vi. Google thường được coi là người tiên phong của mô hình này, đặc biệt sau khi họ thay đổi mô hình kinh doanh từ một công cụ tìm kiếm cung cấp dịch vụ miễn phí sang tập trung vào doanh thu quảng cáo tạo ra từ dữ liệu cá nhân thu thập được. Việc thương mại hóa dữ liệu cá nhân nhanh chóng trở thành mô hình kinh doanh chính của các công ty công nghệ lớn khác như Facebook, Twitter, và thậm chí cả các tập đoàn bán lẻ như Amazon. Mình và đồng chí gái hay xem YouTube nên trả tiền hàng tháng để tránh bị ngưng giữa chừng chương trình và bị bắn quảng cáo như trên các đài truyền hình. Nay mình cũng không xem truyền hình nữa vì chán bị bắn quảng cáo.

Mình hay mua sách qua Amazon nên họ cứ bắn quảng cáo dựa trên các sách của mình mua để cò mồi thêm những loại sách khác. Sau này mình mua qua một công ty khác, chỉ đọc trên mạng, rẻ hơn như thuê truyện khi xưa ở Việt Nam. Thay vì mua về để chật nhà, cứ mở ứng dụng của công ty này tha hồ đọc. Mỗi tuần đọc một cuốn. Khỏe đời nhưng ứng dụng này cũng bắn giới thiệu các sách khác cho mình đọc.

Qua Tây mở mạng ra là cứ thấy họ muốn mình cho phép họ làm cookie nên từ chối hết. Đóan là họ cũng lấy như thường. 


Các cơ chế chính của Chủ nghĩa Tư bản Giám sát:


1. Khai thác Dữ liệu Dư thừa:

   - Chủ nghĩa tư bản giám sát được đặc trưng bởi việc thu thập "dư thừa hành vi"—dữ liệu được tạo ra bởi người dùng như một sản phẩm phụ của các hoạt động của họ, chẳng hạn như tìm kiếm trên web, lướt mạng xã hội, hoặc tương tác với các thiết bị thông minh.

   - Dữ liệu này vượt xa thông tin cần thiết để cung cấp dịch vụ. Ví dụ, trong khi một truy vấn tìm kiếm có thể ban đầu giúp cải thiện kết quả tìm kiếm, các siêu dữ liệu bổ sung—như vị trí của người dùng, thời gian tìm kiếm, hoặc trạng thái cảm xúc suy ra từ các mẫu tương tác—trở nên có giá trị.

Khi chúng ta sử dụng Alexa hay gú gồ ở nhà, rất dễ. Cứ kêu Alexa mở truyền hình, hay Siri thời tiết hôm nay ra sao, mở nhạc là chúng sẽ thu thập dữ liệu cá nhân mình để thành lập một profile, và từ đó AI sẽ bắn quảng cáo dụ mình mua hàng. Có lần đang lái xe mình hỏi Hey Siri, vợ tôi là ai, Siri trả lời là đồng chí gái khiến mình mừng vì mụ vợ ngồi bên cạnh. Mấy cái Alexa và Google nest nay mình không mở nữa vì nay có đồng chí gái lên dây đàn mỗi ngày nên không cần nghe các Podcast nữa.


2. Dữ liệu Lớn và Phân tích Dự đoán:

   - Chủ nghĩa tư bản giám sát dựa vào các thuật toán tinh vi và trí tuệ nhân tạo để phân tích một lượng lớn dữ liệu. Các công ty nhằm tìm ra các mẫu và tương quan cho phép họ dự đoán hành vi cá nhân với độ chính xác cao.

   - Những dự đoán này sau đó được bán cho các nhà quảng cáo hoặc các thực thể khác muốn nhắm mục tiêu người tiêu dùng với nội dung và quảng cáo được cá nhân hóa cao.

Có ông triệu phú hay tỷ phú nào đó bỏ 4 triệu để xin chữ ký trên 600,000 người dân tại Cali để làm trưng cầu dân ý, bắt buộc các công ty thu thập dữ liệu cá nhân phải xin phép trước. Do đó lâu lâu chúng ta thấy thiên hạ viết trên trang của mình là facebook này nọ không được bán dữ liệu cá nhân của mình. Trên thực tế ai biết vì họ vẫn bắn quảng cáo về những gì mình đang coi.


3. Sự Thay đổi Hành vi:

   - Một trong những khía cạnh đáng lo ngại nhất của chủ nghĩa tư bản giám sát là việc nó chuyển từ dự đoán hành vi sang thay đổi và điều chỉnh nó. Bằng cách kiểm soát cẩn thận nội dung mà người dùng nhìn thấy, các nền tảng kỹ thuật số có thể tác động tinh vi đến các quyết định, chẳng hạn như người dùng mua gì, họ bầu cử thế nào, hoặc thậm chí cảm xúc của họ. Mình có kể năm 2016, có một tỷ phú ủng hộ ông Trump và cho tiền để bắn quảng cáo vào các khu vực có người ủng hộ ông ta giúp đắc cử.

   - Các kỹ thuật như thử nghiệm AI và "thúc đẩy" được sử dụng để tối ưu hóa mức độ tương tác của người dùng, hướng dẫn hành vi mua sắm, hoặc tác động đến quan điểm chính trị. Thuật toán liên tục học hỏi từ phản ứng của người dùng để tinh chỉnh các can thiệp này. Năm nay cuộc bầu cử được thuật toán hoá rất nhiều khiến các tin tức giã khá nhiều, cho nên phải xem lại cho kỹ trước khi xác định là đúng. Mình bị hớ cũng nhiều. Nên cố gắng không bị lừa cũng như hình ảnh được cấu tạo bởi trí tuệ nhân tạo. 


4. Sự Vô hình của Quá trình:

   - Một đặc điểm cốt lõi của chủ nghĩa tư bản giám sát là việc thu thập, phân tích và kiếm tiền từ dữ liệu phần lớn diễn ra mà người dùng không biết hoặc không có sự đồng ý đầy đủ.

   - Người dùng thường không biết về mức độ thu thập dữ liệu, cách dữ liệu của họ được xử lý hoặc cách nó được sử dụng để điều chỉnh hành vi của họ. Chính sách quyền riêng tư, nếu có, thường mơ hồ và khó hiểu, khiến người tiêu dùng không có cái nhìn rõ ràng về những gì họ đang đồng ý. Điển hình bầu cử năm nay hay về tất cả những gì mình để ý. Do đó nay muốn hiểu rõ một vấn đề gì mình phải tìm kiếm sách để đọc cho rõ hơn là chỉ đọc một bài báo rồi tự chọn một quyết định theo tác giả bài báo giải thích. Vì tác giả được trả lương nên viết theo đặt hàng. 


5. Quyền lực Điều hành:

   - Zuboff đưa ra khái niệm "quyền lực điều hành" để mô tả dạng quyền lực mới mà các công ty đạt được thông qua chủ nghĩa tư bản giám sát. Không giống như quyền lực toàn trị, quyền lực điều hành hướng dẫn hành vi một cách tinh vi bằng cách định hình các lựa chọn và cơ hội được trình bày cho người dùng.

   - Quyền lực này cho phép các công ty ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của cá nhân và tập thể trên quy mô lớn mà không cần áp đặt các quy tắc hoặc quy định rõ ràng. Người dùng tin rằng họ đang hành động tự do, nhưng các lựa chọn của họ đã được hệ thống định hình sẵn. Do đó chúng ta thấy thiên hạ ngày nay rất tự tin vào những gì mình nghĩ nên hay cãi thiên hạ. Ai không cùng ý tưởng mình là kêu Phát Xít, misogynist hay kỳ thị chủng tộc khiến từ từ họ câm miệng không dám hó hé khiến chúng ta không có sự tranh luận, thoả hiệp. Giúp các công ty bán quảng cáo hay các nhóm bựa tin giả đăng lên để lãnh tiền từ quảng cáo.


Hệ quả cho Xã hội:


1. Xói mòn Quyền riêng tư:

   - Quyền riêng tư cá nhân là một trong những điều đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa tư bản giám sát. Khi các công ty theo dõi từng cú nhấp chuột, di chuyển và tương tác, cá nhân mất quyền kiểm soát thông tin cá nhân của họ. Điều này tạo ra một môi trường mà quyền riêng tư trở thành một đặc quyền, chỉ có sẵn cho những người có thể chi trả, thay vì một quyền cơ bản.


2. Đe dọa đến Dân chủ:

   - Việc thương mại hóa dữ liệu cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh các chiến dịch chính trị và diễn đàn công cộng, dấy lên những lo ngại về dân chủ. Các nền tảng mạng xã hội đã được sử dụng để ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, như đã thấy trong vụ bê bối Cambridge Analytica, nơi dữ liệu cá nhân bị lợi dụng để nhắm mục tiêu cử tri bằng các thông điệp chính trị tùy chỉnh được thiết kế để thao túng quyết định của họ. Đó là 8 năm về trước còn nay thì công nghệ kỹ thuật số AI tiến bộ tình vi hơn nên chúng ta thấy bầu cử thiên hạ la hét. Họ nói người đối thoại là phải xem lại tin tức này nọ. Chúng ta trở thành phát ngôn viên của mạng xã hội cho phe ta thay vì trước kia nghe ứng cử viên tranh luận để tự lấy quyết định. 

   - Hiệu ứng buồng vang, nơi các thuật toán ưu tiên nội dung phù hợp với niềm tin hiện có của người dùng, góp phần vào sự phân cực chính trị và làm suy yếu cuộc tranh luận dân chủ. Cách này lý giải được tình hình hiện nay của các dân cư mạng thậm chí ngoài đời. Nhớ khi xưa ở Pháp hay Ý Đại Lợi, mình nói chuyện với tụi Tây đầm, có đứa là Đảng viên cộng sản nhưng vẫn ôn hoà. Chúng đưa ra những dữ kiện lịch sử mà mình không biết cũng như mình nói về những chứng kiến Mậu Thân tại Việt Nam, giúp mình hiểu thêm lý do một số sinh viên đi từ miền nam lại thân cộng. Nay thì không có vụ này nữa, chỉ có bò vàng bò đỏ chửi nhau không bên nào cố gắng tìm hiểu đối phương. Xong om


3. Bất bình đẳng Xã hội:

   - Chủ nghĩa tư bản giám sát đã mở rộng khoảng cách giữa những người có quyền truy cập vào dữ liệu và những người không có. Một số ít các tập đoàn công nghệ lớn hiện kiểm soát một lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ, mang lại cho họ quyền lực kinh tế và xã hội to lớn. Dữ liệu data là nguồn vốn cần thiết nhất ngày nay. Airbnb là công ty cho thuê nhiều phòng ngủ nhiều nhất thế giới mà không sở hữu một khách sạn nào cả. Uber chở khách hàng nhiều nhất thế giới nhưng không sở hữu một chiếc xe nào cả. Họ lấy 33% một cuốc xe không tốn tiền bảo trì xe cộ gì cả. 

   - Sự tập trung quyền lực và tài sản này có thể làm gia tăng bất bình đẳng, khi các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân không có đủ nguồn lực để cạnh tranh trong nền kinh tế dựa trên dữ liệu này. Người giàu càng giàu hơn và người nghèo càng thấy vô vọng về tương lai. Chính trị gia tuyên truyền đánh thuế người giàu để hốt phiếu. Chính người giàu trả tiền cho họ ứng cử. Không lẽ để giúp làm luật đó Sàigòn thuế họ. 


4. Tác động Tâm lý và Cảm xúc:

   - Việc theo dõi và giám sát liên tục có thể dẫn đến gia tăng lo âu và căng thẳng cho cá nhân. Cũng có bằng chứng cho thấy các nền tảng mạng xã hội, được tối ưu hóa cho sự tương tác thông qua các kỹ thuật như thông báo và lượt thích, có thể tạo ra nghiện và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý.

   - Ngoài ra, sự thao túng trải nghiệm trực tuyến có thể dẫn đến cảm giác mất kiểm soát, khi mọi người nhận ra rằng hành vi của họ đang bị hướng dẫn một cách tinh vi bởi các lực lượng bên ngoài. Vụ này thì mình bắt đầu để ý nên phải đánh lạc hướng, ngưng lên mạng theo giờ giấc. Để xem ra sao. Có thể AI sẽ cho mình là khùng nên bắn quảng cáo khùng khùng nào đó để xem.

Tương lai của Chủ nghĩa Tư bản Giám sát:


Khi chủ nghĩa tư bản giám sát tiếp tục phát triển, ngày càng có nhiều lời kêu gọi cần có sự điều tiết. Một số cách tiềm năng để giải quyết các rủi ro bao gồm:


1. Khung Pháp lý:

   - Chính phủ có thể giới thiệu các quy định nghiêm ngặt hơn về việc thu thập và sử dụng dữ liệu, đảm bảo tính minh bạch cao hơn và yêu cầu sự đồng ý có ý thức từ người dùng. Ví dụ, GDPR (Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung) của Liên minh châu Âu là một nỗ lực nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng bằng cách yêu cầu các công ty cung cấp thông tin rõ ràng, dễ hiểu về cách dữ liệu được thu thập và sử dụng.


2. Chia nhỏ các Tập đoàn Công nghệ Lớn:

   - Một số người kêu gọi chia nhỏ các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, và Amazon, vì họ có quá nhiều ảnh hưởng đối với thị trường và xã hội. Các luật chống độc quyền có thể được sử dụng để ngăn chặn hành vi độc quyền và khuyến khích cạnh tranh.


3. Công nhận Dữ liệu là Quyền Con người:

   - Có một phong trào ngày càng tăng để công nhận dữ liệu cá nhân là một quyền con người. Điều này sẽ yêu cầu các công ty đối xử với dữ liệu cá nhân với sự cẩn trọng như các quyền cơ bản khác, chẳng hạn như tự do ngôn luận hoặc quyền riêng tư.


4. Mô hình Kinh tế Thay thế:

   - Một số người đề xuất rằng người dùng nên được trả tiền cho dữ liệu của họ hoặc rằng các công ty nên tạo ra các kho dữ liệu, nơi dữ liệu cá nhân được quản lý thay mặt cho cá nhân bởi các bên thứ ba đáng tin cậy, thay vì thuộc sở hữu hoàn toàn bởi các tập đoàn.


Chủ nghĩa tư bản giám sát đại diện cho một sự thay đổi cơ bản trong cách thức vận hành của nền kinh tế kỹ thuật số, với những hệ quả sâu sắc đối với quyền riêng tư, tự chủ và dân chủ. Mặc dù nó mang lại mức độ cá nhân hóa và tiện ích chưa từng có, nhưng nó cũng mang đến những thách thức nghiêm trọng về mặt đạo đức và xã hội. Việc cân bằng giữa lợi ích của tiến bộ công nghệ và bảo vệ quyền và tự do của cá nhân sẽ là một nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ, các tập đoàn và công dân trong những năm tới.


Đoạn cuối họ có nói về giám sát của Trung Cộng. Mình nghĩ Hoa Kỳ cũng có vụ này nhưng họ không nói vì ông Snowden có lên tiếng về vụ này và phải trốn qua nga. Để hôm nào rảnh mình kể thêm về Trung Cộng.

Hôm trước xem ông Julian assange wikileaks điều trần trước Âu châu cho thấy đệ tứ quyền không được tôn trọng nữa. Giới tư bản muốn kiểm soát chúng ta hoàn toàn nên bịt mồm những ai nói về họ. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn