Nguyễn văn Bé là ai?

 Mình nhớ dạo trước Mậu Thân, ban ngày nhất là cuối tuần, thường hay thấy máy bay bà già bay trên trời, từ phi trường Cam Ly qua xóm mình để rãi truyền đơn, kêu gọi Việt Cộng nằm vùng ra hồi chánh trong chương trình Chiêu Hồi, Tung cánh chim tìm về tổ ấm. Nếu mình không lầm thì danh ca Bùi Thiện, trong một lần đi biểu diễn tại Lào thì phải, đã đào thoát, được Việt Nam Cộng Hoà đem về Sàigòn. Sau này ông ta hát chung với Sơn Ca, sau 75 thì di tản sang Hoa Kỳ.

Mỗi lần nghe máy bay bà già thả truyền đơn, con nít trong xóm, từ đường Thi Sách, xóm Địa Dư, xóm Công Chánh, xóm Bưu Điện, chạy đi lượm truyền đơn. Thường là rớt trong vườn cạnh nhà ông Ngọc số 49 Hai Bà Trưng. Mình với mấy đứa trong xóm chạy vào vườn, bị ông này cầm cuốc xẻng chạy đuổi vì dẫm lên mấy luống rau của ông ta. Mình và thằng Khánh có ăn cắp buồng chuối của gia đình ông ta, bị bà vợ chửi cả tháng trời, phải đem trả lại vì chuối dú trong lu gạo không chín. Trả lại bị chửi tiếp.

Dạo ấy đài phát thanh Sàigòn, cứ mỗi tiếng lại có ông thần nào tên Nguyễn Văn Bé, kêu ông ta còn sống mà Việt Cộng lại kêu ông ta đã chết, phong làm anh hùng nhân dân chi đó. Lý do mình nhớ vì ông này mỗi ngày cứ lãi nhãi kêu ông ta còn sống. Ngoài những truyền đơn, người ta có in mấy cuốn truyện nhỏ kể về mấy ông lính, anh hùng diệt cộng nào đó, do ai đó ở sở thông tin đi từng nhà phát. Mình tập đọc tiếng Việt nhờ đọc mấy truyền đơn, truyện kể anh hùng biệt Động Quân nào đó. Hình như cũng có máy bay bà già bay trên trời, với máy phóng thanh, cũng cho mở giọng ông Nguyễn Văn Bé này, nói oang oang. Lâu quá mình không nhớ rõ. Ai nhớ thì cho em xin.

Mình chỉ nhớ có lần, một ông lính nào, tự tử bằng lựu đạn, chết ngay cột đèn trước nhà ông Kham, chỗ dốc lên đường Thi Sách và Calmette. Sáng vừa thức dậy thì nghe cái ầm, thiên hạ réo nhau chạy xuống đường, thấy có ông lính, đầu bị bay đi một nữa, nằm giữa đường Hai Bà Trưng. Từ đó mỗi lần đi về nhà, ban đêm là mình sợ té đái, khi đi ngang cột đèn. Con nít hay lấy ná bắn bể bóng đền đường nên khu này lại càng tối. Cũng mất mấy năm mới quên cái đầu bị bay của ông lính, tự tử vì tình phụ. Chán Mớ Đời 

Sau này lớn lên một chút thì mới biết vụ ông Nguyễn Văn Bé, theo Việt Cộng rồi hồi chánh nhưng Việt Cộng lại ca tụng ông ta là anh hùng nhân dân, một mình đặt trái mìn phá chiến xa khiến mấy trăm tên giặc mỹ ngụy chết. Mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên không hiểu, tại sao một người cho nổ trái mìn chết mấy trăm mạng mà cứ lãi nhãi “tôi là Nguyễn văn Bé, hiện còn sống đây,…” Chán Mớ Đời 

Các anh hùng liệt sĩ được Việt Cộng tung hô như Lê Văn tám,…khiến mình thất kinh vì thấy tinh thần hy sinh của mấy người này quá cao. Về Việt Nam thấy trường học, đường mang tên Lê Văn Tám nên tò mò hỏi lý lịch mấy người này nhưng chả ai giải thích được cả. Sau này lại đọc bài ngay của ông thần tạo ra huyền thoại Lê Văn tám, kêu cần phải nói rõ cho nhân dân là chúng ta đã bựa ra trong thời chống pháp để động viên tinh thần kháng chiến diệt người Pháp.

Cái nguy hiểm của người Việt mình là cái bệnh nổ, tạm gọi là hội chứng Phù Đổng. Trong thời kỳ chiến tranh, chúng ta cứ bựa chuyện để huy động tinh thần chiến đấu của bộ đội nên đến thời bình, chúng ta cũng bựa đủ thứ chuyện nhưng chả làm được gì cả. Vì quen được huấn luyện tinh thần Phù Đổng trong thời chiến tranh từ bé, nên chúng ta cứ nổ mệt thở cả đời sau này. Rồi thêm cái bệnh tự hào quá Việt Nam ơi.

Trong chiến tranh Việt Nam, người ta tận dụng chiến tranh tình báo, ngoài ra người ta cũng sử dụng chiến tranh tâm lý để tuyên truyền, làm lũng đoạn tinh thần chiến đấu của binh sĩ đối phương.

Mình đọc bài của mấy người bộ đội hay văn nghệ sĩ vào nam trong thời chiến tranh. Họ kể là khi nghe đài Sàigòn, truyền thanh nhạc Trịnh Công Sơn hay các nhạc sĩ khác của miền nam thì họ đều tự hỏi, làm sao dân miền nam bị kềm kẹp bởi bọn đế quốc Mỹ, có thể làm được những ca khúc này. Họ được định hướng sáng tác các bản nhạc, để nuôi căm thù. Có lẻ như vậy họ mới là kẻ thắng cuộc trên chiến trường nhưng về tư duy thì họ thất bại. Ngày nay, ngay cả nhạc sĩ Trần Tiến cũng kêu gọi quên đi các bản nhạc đỏ. Ai nấy đều nghe nhạc vàng của miền nam. Có ông gì nghe nhạc vàng bị đi tù 10 năm, bạn bè ông ta có người chết, kể sau khi mãn tù, về Hà Nội thì nghe nhạc vàng hát khắp nơi. 

Tương tự khi xưa quân NGuyên chiếm đóng xứ Trung Hoa nhưng dần dần kẻ thắng cuộc lại bị nền văn hoá của kẻ thua cuộc thu phục họ. Họ thắng người Tàu về sức mạnh, quân sự nhưng về văn hoá thì họ đầu hàng vô điều kiện.

Hình vẽ tuyên truyền về sự hy sinh của anh hùng Nguyễn Văn Bé, một mình đặt mìn phá nát xe tăng giết trên một trăm tên lính mỹ.

Ông thần Nguyễn Văn Bé được đài Sàigòn thu âm rồi cứ phát thanh trên đài phát thanh mỗi ngày như quảng cáo ngày nay. Chán Mớ Đời 

Mình còn nhớ giọng Nam của ông này: “Kính thưa đồng bào cả nước, tôi là Nguyễn Văn Bé,….”. Tuổi thơ mình chỉ nhớ giọng ông Nguyễn Văn Bé này và quảng cáo kem Hynos, anh yêu kem , yêu luôn em, yêu luôn anh bảy chà da đen…. Ông này sinh tại Kiến Tường, mình chả biết là ở nơi nào, nhưng cùng quê với điệp viên X 92 của Việt Nam Cộng Hoà, cứ xem là quê hương đầy Việt Cộng.

Đi xi-nê có phần chiếu phim thời sự, cũng có màn chiếu chương trình chiêu hồi, các cán binh Việt Cộng trở về với chính nghĩa quốc gia, vối bản nhạc “tung cánh chim về miền tổ ấm,…”. Nghe nói có mấy ông lớn tham nhũng, thổi phồng số người hồi chánh để bỏ túi tiền, ngoài ra Việt Cộng lại cho người họ về đầu thú, để làm điệp báo trong thành nên cũng mệt.

Lâu lắm rồi mình có vào trang nhà của cựu lính mỹ tại Việt Nam, đọc về chiến tranh tâm lý thì khám phá ra chính người Mỹ đã thực hiện chương trình này. Mình có thấy họ tải trên mạng họ những truyền đơn,… mình có trả lời là có nhớ đến ông Nguyễn VĂn Bé này. Mấy tên mỹ có hỏi lại vài thứ nhưng lâu quá không nhớ trang nhà của họ.

Hình chụp gia đình ông Nguyễn Văn Bé đoàn tụ, không biết sau 75, cuộc đời ông ta về đâu. Ai biết cho em xin.

Họ có nói đến chiến tranh tâm lý, sử dụng một hòn đảo nào ngoài Đà Nẵng, để thành lập một chiến khu gọi là MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC. Hồi nhỏ mình hay ghé sang nhà hàng xóm, có chị Gái, hơn mình đâu 5, 6 tuổi, ngồi học nghe đài Mẹ Việt Nam, và Gươm Thiêng Ái Quốc. Dạo ấy mình lại nghe lầm Hương Thiêng Ái Quốc. Cứ nghe cô phát ngôn viên kêu “ sinh Bắc tử nam với bản nhạc truy điệu, rùng mình. Mình nghe nói có đến trên 200,000 cán binh Việt Cộng hồi chánh, chứng tỏ chương trình này hữu hiệu. Chỉ tội là sau khi mỹ rút quân thì hết tiền, chương trình này được bỏ. Để mình sẽ kể rõ hơn trong một bài về mặt trận này.

Việt Cộng phát hành tem liệt sĩ Nguyễn Văn Bé khi ông ta còn sống nhăn răng, đoàn tụ với gia đình.

Cho thấy chúng ta khác với loại thú là biết tưởng tượng, tạo ra những câu chuyện, chỉ khác một điều là chúng ta phải nghe ai. Bên nào cũng tạo ra những hình ảnh để giúp mình chiến thắng. Đâu là sự thật?

Cù Lao hòn, nơi mặt trận Gươm Thiêng Ái Quốc, sử dụng làm căn cứ

Về già bổng nhiên lại nhớ đến mấy chuyện khi xưa. Có bác nào nhớ gì khác ở Đàlạt hay không. Để em viết về Mặt Trận Gươm Thiên Ái Quốc vì nhớ chị hàng xóm, nay ở cali, ngồi học bài mà nghe nhạc và đài này.

Có bài thơ tìm trong túi áo của một bộ đội miền Bắc, sinh Bắc tử nam, khá cảm động, xin ghi lại đây:” Bài thơ sau đây được nhặt từ túi áo một chiến binh miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam những năm 1969. Trong hồi ký của tử sĩ nầy, người ta còn biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở Hải Dương. Bài thơ được đăng trên báo chí VNCH thời đó. Bài thơ không ghi tên tác giả, được một thường dân miền Nam mến thương cảnh ngộ và ghi lại.”

Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào, rồi dấn bước vào Trung
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy
Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh
Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh
Mẹ hiền ơi con nhợt nhớ quê mình
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào
Tiếng tiêu gợi nhớ
Con trâu về chuồng
Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?
Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca
Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ
Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh.”

Trên mạng 

Nguyễn Hoàng Sơn 

FEMEN = nữ quyền?

 Có dạo trên đài truyền hình nói đến một nhóm phụ nữ người Ukraine, đấu tranh cho nữ quyền, kêu nước Ukraine không phải là nhà thổ. Khi tranh đấu xuống đường, họ thể hiện rất độc đáo vô tiền khoán hậu: để ngực trần như mấy người Mọi khi xưa tại Đàlạt. Sau này bị đàn áp, ở tù nên họ chạy qua Pháp để tiếp tục tranh đấu, khiến cuộc tranh đấu cho phụ nữ Ukraine trở thành tranh đấu cho nữ quyền tại Pháp, còn tại Ukraine vẫn như xưa, không thay đổi. Chế độ “Phụ hệ” vẫn tiếp tục như bao nhiêu thế kỷ qua.

Trên Amazon có cuốn phim tài liệu, phỏng vấn các nhà nữ quyền này, mình khám phá ra phong trào này được một người đàn ông thành lập và tổ chức để các cô này phơi ngực biểu tình, được thiên hạ giúp đỡ tài chánh. Người ta hỏi ông thần này thì anh ta tự nhận là một người theo chế độ phụ hệ nhưng lại tổ chức các cuộc tranh đấu cho nữ quyền. Vì tiền bạc. Chán Mớ Đời 

Gần đây cô Oksana Shachko, chết tại Paris với thư tuyệt mệnh hay người ta giúp cô ta chết, 10 năm sau khi cô ta cùng 3 người khác thành lập tổ chức Femen. Cô này bỏ chạy qua Paris để tỵ nạn, năm 2013 rời bỏ tổ chức và sinh sống bằng làm nghệ thuật.


Làm tổ chức này phải có cam đảm vì họ hay bị bắt cóc, tẩm xăng doạ đốt thiêu họ hay bị giết. Phong trào tranh đấu của nữ quyền tại Hoa Kỳ thành công nhờ vào nền dân chủ dựa trên hiến pháp nên giới đàn ông chủ trương chế độ phụ hệ không làm gì được, phải chấp nhận đa số.

Họ cho hay sau khi khối Liên Sô bị xụp đỗ, xứ Ukraine nghèo nên các cô gái ra ngoại quốc để làm tiền gửi về nuôi gia đình. Họ hay bị bắt làm nô lệ tình dục, thêm các du khách nam đến Ukraine để tìm gái. Mình nhớ dạo ở Thuỵ Sĩ, đọc báo cuối tuần, kể có nhiều chuyến bay chở nam du khách người Ba-Tư bay sang các nước đông âu để tìm gái vì mấy ông cố đạo hồi ayatollah cấm nhà thổ tại Ba Tư. Các chuyến bay đến Ba-lan và Ukraine nhiều nhất.

Một tổ chức tranh đấu nữ quyền, độc tài và chế độ phụ hệ lại do một tên đàn ông Victor Sviatsky đưa ý kiến này ra và quản lý. Tiền bạc bắt đầu được thiên hạ ủng hộ nên các đoàn viên bắt đầu lộn xộn. Họ tự hỏi tại sao Victor Stviatsky lại nắm đầu họ, bắt họ nói những gì và tránh những gì để khỏi bị đi tù. Thế là bỏ chạy sang pháp tránh nạn, huấn luyện mấy bà nữ quyền đầm hở ngực. Chỉ tiếc họ viết tùm lum trên ngực, khiến bộ ngực mất đẹp.

Họ nói chỉ nhận đoàn viên, toàn là người đẹp vì xấu sẽ không thu hút đám đông, ký giả,.. tự họ mâu thuẫn vì phụ nữ xấu cũng bị hiếp dâm, có thể bị đàn áp nhiều hơn phụ nữ đẹp. Xem họ trả lời câu hỏi thì mình cảm nhận họ không hiểu rõ lý do và mục đích đấu tranh của họ. Có lẻ họ có chút tư duy rồi tên chủ xị tổ chức, để mấy cô cởi áo, vẽ trên ngực những khẩu hiệu chống phụ quyền…

Nhóm này bị tan rã, mỗi người làm một việc, được cái là họ đã đem được lửa nữ quyền qua được Tây Âu, các nước thích cách mạng như Pháp và Đức, giàu có nên ngọn lửa đấu tranh cho nữ quyền vẫn toả sáng.

Cuộc thi hoa hậu tại Đàlạt. Nói theo ngôn ngữ thời nay, là Femen

Sinh ra trong một nước nghèo thì chúng ta khó có nhiều lựa chọn vì đói. Các cô này cảm thấy bị sĩ nhục khi du khách đến Ukraina, gặp phụ nữ xứ này, cứ tưởng là điếm hết nên đối xử thô lỗ. Có anh bạn học kể, sau 75, anh ta có việc phải về Hà Nội, ông thầy nhờ đưa lá thư cho người bạn học cũ khi xưa. Sau khi nói chuyện với anh bạn một lúc, người bạn của ông thầy bảo: : anh không phải thanh niên miền nam, trong đó toàn là điếm, ma cô” vì Hà Nội tuyên truyền như thế nên dù người có học, nghe hoài rốt cuộc vẫn tin như vậy.

Có anh bạn kể, một nhà văn từ Hà Nội sang Hoa Kỳ để giao lưu. Anh ta được nhờ đưa đón ông nhà văn từ Hà Nội mấy ngày để gặp mặt các nhà văn mỹ cũng như việt tại đây. Có dịp anh ta về Việt Nam, nhà văn kia mời đến nhà ngủ lại để tâm sự. Nhà văn nói; sau khi đi mỹ về anh ta không viết được. Anh ta khám phá ra những gì thầy dạy đều sai. Anh ta quan sát anh bạn để tìm sơ hở khi thấy anh ta lo lắng, giúp đỡ tận tình, chở ra phi trường, gửi gấm cho những người bạn nơi nhà văn sắp đến. Các bạn của anh bạn cũng giúp đỡ, đón tiếp đàng hoàng như anh bạn của mình.

Chế độ Mẫu Hệ tại Đàlạt khi xưa, đâu có vẽ tùm um.

Sau 6 tháng nhà văn không viết được, rồi như một dòng mạch khác lại đến với nhà văn, ông ta viết về những gì nhà văn suy nghĩ, đảo lộn tất cả nhưng gì nhà văn được dạy dỗ từ thầy, từ tuyên giáo,..

Vấn đề là họ khởi động đúng, tranh đấu cho nạn sách nhiễu tình dục, xem thường phụ nữ của giới đàn ông nhưng rồi tiền bạc đến, chia sẻ không đều, lập trường không vững chắc, kiên định nên phong trào bị dập tắt trong nước. Tên chủ xị khám phá ra một cách làm tiền, sử dụng các cô này phơi ngực, không khác gì một tên ma cô. Họ lại sống trong một môi trường độc tài, bị đàn áp nên khó mà thành công.

Cũng có thể họ lợi dụng vụ tranh đấu này để rời nước, đến Pháp để có một cuộc sống dễ hơn như những nhà tranh đấu dân chủ khác trên thế giới, sử dụng cuộc tranh đấu của họ như một chiếc vé đi ra khỏi nước họ khi các nước tây phương can thiệp. Ra khỏi nước thì xem như cuộc tranh đấu của họ chấm dứt vì phải lo kiếm sống.

Biết đâu trong tương lai, các giới trẻ khác sẽ nêu theo gương họ, để tranh đấu cho quyền phụ nữ tại xứ họ.

 
Mình thấy ảnh cô gái Đàlạt này rất đẹp nhất là nụ cười. Có người kêu mình đây là người Mọi cà răng căng tai nhưng sống tại Hoa Kỳ, mình quen không nhìn thiên hạ qua gốc gác của họ.  Cô này cũng như các cô gái khác đâu cần phải tranh đấu nữ quyền vẫn  được để ngực Trần.. thật ra họ sống dưới chế độ mẫu hệ . Vive  les femmes.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những khách sạn đầu tiên Đàlạt xưa

Người Pháp xây dựng Đàlạt để làm khu nghỉ dưỡng cho người của họ, sang thuộc địa làm việc, khỏi mất thời gian trở về cố quốc để nghỉ hè và dưỡng thương. Người tây phương hay bị bệnh sốt rét khi đến đông Dương nên phải về nước hàng năm để nghỉ dưỡng hoặc qua Nhật Bản hay Hương Cảng cho gần.

Do đó người Pháp xây dựng đầu tiên tại Đàlạt những nhà khách (auberge) rồi để làm điểm nhấn, cho thiên hạ biết thế nào là “grandeur de France”, họ cho xây khách sạn 5 sao lớn nhất Đông Nam Á thời ấy, khách sạn LangBian Palace, để toàn quyền Doumer và gia đình đến nghỉ. Sau đó quá tải nên họ xây thêm Hotel du Parc, rẻ hơn phía sau khách sạn Palace cho đoàn tuỳ tùng nghỉ dưỡng.

Khách sạn LangBian hoạt động song song với hội quán thể thao (Cercle sportif) với sân quân vợt, hội quán trò chơi nước, ngay Thuỷ Tạ (La Grenouillere), có lẻ ít người tham gia nên bị lỗ.

Đây là khu vực người Pháp xây dựng đầu tiên tại Đàlạt, những căn nhà và khách sạn nhỏ và khách sạn LangBian và cái nhà thờ nho nhỏ đầu tiên tại Đàlạt, phía sau chỗ đường Nhà Chung
Lúc đang xây khách sạn LangBian. Nếu nhìn bên tay trái phía trên thì có khách sạn Desanti, trên đường Yersin, sau này ông chủ này được mướn làm quản lý cho khách sạn LangBian. Khách sạn lỗ nên bị hai vợ chồng đầu bếp ở vùng Pau bên tây, được mời sang làm giàu tại Việt Nam kiện tụng vì không được trả lương..
Thấy đường Yersin, có khách sạn Desanti, và các bungalow bên cạnh.
Nhà nghỉ tại Djirinh, chắc chỗ mấy ông tây bà đầm nghỉ lại để đi săn

Thật ra thì người Pháp cũng không phải ai cũng giàu có, chịu chơi như công tử Bạc Liêu, khách sạn này bị lỗ rất nặng, đến nỗi quản lý khách sạn phải thưa kiện vì không được trả tiền. Mình có ngụ tại khách sạn này một lần khi về thăm Đàlạt với gia đình. Khi xưa chạy ngang thấy là lạ nên về lần đầu, ghé lại đây ở để thấy phía trong. Rất cũ, sàn nhà bằng gỗ cũ nên đi nghe kọt kẹt nhưng rất đẹp vào buổi sáng, đứng ở balcon , nhìn ra hồ Xuân Hương, mặt trời đang lên trong sương mù. Quá đẹp. Lần sau về, cô em không cho ở khách sạn, bắt về nhà ở.

Các căn nhà nghỉ được xây dựng khi Đàlạt mới được xây dựng là trung tâm nghỉ dưỡng cho Đông Dương. Cạnh đường Nguyễn trường Tộ, cạnh nhà hàng Đào Nguyên (cercle sportive).
Vài năm sau, thấy cây trồng cao lên một tí.
Hình nhìn từ góc bên đồi , thấy hồ Lớn (Grand lac) có con đường và đập chạy băng qua đến đường Đinh Tiên Hoàng

Khách sạn LangBian phía sau (bắc) đối diện đường Yersin
Khách sạn Langbian phía Nam, nhìn về hồ Xuân Hương. Lần mình về ngụ tại đây với gia đình, ở lầu 3, bên trái, có balcon 
Khu ăn sáng của khách sạn Palace 
Chụp trên đường nguyễn Trường Tộ, phần khách sạn xây lúc đầu đã được dẹp bỏ sau khi Khánh thành khách sạn Langbia
Khách sạn Công Viên (hôtel du Parc) được xây sau khách sạn LangBian, trên đường Yersin, cạnh khách sạn LangBian, rẻ hơn. Mình có ngụ tại đây, một lần khi về Đàlạt. Cũ nên sàn nhà đi nghe lệ bẹp cũng Chán Mớ Đời lắm
Hôtel du Parc chụp trên đường Yersin, phía sau khách sạn LangBian.
Hình này cho thấy khách sạn LangBian và Hôtel du Parc.


Hotel du lac được xem là khách sạn đầu tiên tại Đàlạt 

Trung tâm người Việt sinh sống cũng có những nhà nghỉ cho người Việt cũng như người Pháp ngụ lại khi lên Đàlạt.
Khu Hoà Bình, thấy có nhà hàng Chic Shanghai, có đề chữ Hôtel
Chỗ này chụp trước tiệm Nam Sơn , thấy đề cho thuê phòng, xem như Homestay thời xưa. Mang tên LangBian Bar , mình đoán là chỗ nhà hàng Nam Sơn sau này. Điều làm mình nhớ nhất là những tấm cửa làm bằng gỗ để đóng cửa vào ban đêm. Cửa hàng của mẹ mình khi xưa cũng được thiết kế theo kiểu này đến khi người ta chế ra các cửa sắt, kéo vô kéo ra. Xong om
Khách sạn và nhà hàng Chic Shanghai tại khu Hoà Bình, bên cạnh là tiệm vàng Huỳnh Ngọc hình như cua bà Tư Bổ, tiệm Vĩnh Hưng của ông bà Võ Quang Tiềm.
Đường Mình Mạng, có lữ quán Sàigòn . Nhớ khi xưa bạn bà Hai, hàng xóm của mình, lên Đàlạt chơi thì ngụ tại lữ quán này. Con gái của lữ quán này cho biết là bố mẹ cô ta cũng là chủ nhân của tiệm hủ tiếu Nam Vang, đối diện. Có ông nằm vùng kể cho mẹ cô ta biết là được lệnh đem gà men vào tiệm để đặt chất nổ vì sinh viên Võ Bị cuối tuần hay ghé đây ăn. Buồn đời, thấy mấy đứa nhỏ đứng chơi ở ngoài tiệm nên ông ta không để lại chất nổ. Bên cạnh là tiệm bi-da Hồng Ngọc, lấy của mình không biết bao nhiêu tiền. Chán Mớ Đời 

Đi xuống thì bên phải có 3 khách sạn Tịnh Tâm và Hoà Bình và Nam Việt


3 khách sạn trên đường Mình mạng, chụp từ đường Phan đình Phùng, sau 75. Không biết dạo ấy còn được hoạt động nhà nghỉ hay không.
Khách sạn Thuỷ Tiên ở số 7 đường Duy Tân, được xem là cao nhất Đàlạt vì có 5 tầng, ngay góc Trương Vĩnh Ký.
Đây là khách sạn Duy tân, trên đường Lê Quý Đôn, góc Hùng Vương. Bố mẹ mình tổ chức 40 năm đám cưới tại đây
Cổng vào khách sạn, không biết lúc mưa to, không biết có bị lụt hay không vì nằm thấp hơn mặt đường. Khách sạn này thiết kế theo kiểu motel bên mỸ. Nghe nói tại đây có vũ trường. Hình như các tiệm ăn nổi tiếng Đàlạt xưa đều có vũ trường để câu khách.
Hình cửa vào khách sạn Mộng Đẹp, ở cạnh cầu tháng xuống chợ mới Đàlạt 

Thời mỹ, họ cho quân đội mỹ mướn tháng luôn, đặt tên là Modern, không cùng nghĩa với Mộng Đẹp nhưng nghe tựa tựa
Khách sạn này của ông thầu khoán Nguyễn Linh Chiễu, người xây thầu chợ mới Đàlạt. Ông ta ăn gian xây thêm một tầng, không xin phép.
Khách sạn Mộng Đẹp, thời mỹ mình nhớ chỗ này có bao cát, dây kẽm gai, ra vào có lính mỹ canh gác. Cũng vì chỗ này mà một trực chăng mỹ, đưa lính trinh sát 302 đi hàng quân, bay lại đây để chào mấy cô gái lấy mỹ, bị rớt ngay đầu đường Lê Đại hành, trước cửa tiệm cà phê Hạnh Tâm. Mình có kể vụ này rồi.
Ở vùng Chi Lăng có khách sạn Catinat Đàlạt, thời mỹ đổi tên là Ann’s House, cho mỹ mướn

Theo tờ chương trình này thì có khách sạn Hoà Bình, ở đường Nhà Thương (rue de l’hôpital). Rạp xi-nê Eden là tiền thân của rạp Ngọc Lan, sau này họ có xây thêm khách sạn Ngọc Lan, cho Mỹ mướn, bị đặt chất nổ. Mình nghe bạn học cũ kể thủ phạm là Nguyệt Thu, học chung tường khi xưa. Kinh

Đây khách sạn Catinat Đàlạt thời tây
Ngoài ra ở đường Phan Đình Phùng có khách sạn Cẩm Đô và khách sạn Mimosa. Mình có 2 tấm ảnh của khách sạn nhưng tìm chưa ra vì nhiều hình quá. Chán Mớ Đời 

Khách sạn Mimosa ở đường Phan Đình Phùng, ngay cái dốc lên đồi Hàm Nghi, góc nhà thờ Tin Lành. Mình nhớ chỗ này vì hồi nhỏ có học hè ông giáo Kim, ngay đây, đối diện cái giếng nước. Còn khách sạn Cẩm Đô, cùn với tiệm ăn tàu, do anh của ông tiệm thuốc Bắc An Thiên Đường, Con Cua ở đường Duy Tân. Khi ông này sang tây vơi người em gái, có đi kiếm mình vì quen bà cụ mình. Rất dễ thương, có mời mình đến nhà chơi, nấu cho mì Cẩm Đô. Hình như đã qua đời. Mình có học với Huỳnh Quốc hÙng, cháu của ông.
Hình chụp từ cầu Cẩm Đô. Mình đoán sau 75. Bên tay phải là nhà hàng và khách sạn Cẩm Đô của anh tiệm thuốc bắc Con Cua. Sau ông ta định cư tại Pháp, mình có ghé thăm vài lần trước khi qua Hoa Kỳ định cư. Chỗ bên phải có tiệm mì Cẩm Đô nổi tiếng Đàlạt xưa.

Lúc mình đi Tây thì nhớ ông bà Võ Quang Tiềm đang xây 50 phòng khách sạn ở dưới chợ thì phải.
Mình chỉ nhớ có mấy khách sạn này, ai còn nhớ những chỗ khác thì cho biết , em sẽ bổ túc vào bài.

Nguyễn Hoàng Sơn 








Nhà thờ đầu tiên tại Đàlạt

 Mình có xem mấy tấm ảnh tại Đàlạt sau biến cố Mậu Thân, thấy một nhà thờ bị súng đạn bắn cháy te tua nhưng không nhớ ở đâu. Có một ông mỹ từng tham chiến tại Đàlạt năm Mậu Thân, cho rằng Việt Cộng núp trong đó và trực thăng mỹ đã bắn trong cuộc đẩy lui Việt Cộng ra khỏi thị xã Đàlạt. “ I was the vet that told them our unit 92nd AHC was the unit that hit that church and other targets during TET 68. This the first time I knew we got 30 during this attach, I remember the rockets hitting this structure and others during the two weeks of TET. By the way we lost no one but did have 3 or 4 Wounded Carl Peters was the worst of them”. (Harold Stewart)

Nói cho ngay mình không phải dạng “nhất Chúa nhì Cha thứ 3 Biden tổng thống” chưa bao giờ vào nhà thờ tại Đàlạt khi xưa, quỳ lạy chúa cho mình lấy được đối tượng nên không biết nhiều về các nhà thờ tại Đàlạt. Mình có cô bạn học, vừa là hàng xóm mà mình đặt tên là Thánh Nữ Văn Học vì ngày nào cũng đi lễ ở nhà thờ chỗ nhà thương, cạnh nhà xác, có mấy bà sơ. Sáng mình dậy tập võ, thấy cô nàng đi ngang, chiều lại thấy cô nàng đi về. Có dạo tưởng cô nàng đi tu luôn chớ.

Mấy tên quen trong xóm, công giáo đi họp mặt Hùng tâm Dũng Chí với nhà thờ này như, NGUYỄN ANH Tuần, Lê Công Hùng, Huỳnh Kim Sang, Thạch,.. Cô này đi lễ sáng và chiều. Kinh, nay ở Ohio, mình có gặp lại một lần tại nhà mình. Nay thấy hình Đàlạt xưa thì hay ngồi suy nghĩ vớ vẩn, tra cái đầu xem là chỗ nào nên rách việc, bị đồng chí gái la hoài. Có một video về Đàlạt năm 1970, có chiếu đoạn của nhà thờ này ngay góc Phạm Phú Thứ. Hóa ra nhà thờ Tin Lành. Xem link cuối bài.

Nghe kể năm 1968, Việt Cộng từ Dinh 3 đánh xuống đây, chắc đánh vào tiểu khu Tuyên Đức, ngay góc Yersin và Pasteur, có hàng rào chống B40 rồi chạy vào nhà thờ này đóng chấu. Bị máy bay Mỹ bắn nên bỏ chạy qua nhà thờ Thánh Tâm, bị giết đâu 30 mạng, xác nằm rải rác trên đường Đoàn Thị Điểm, nối liền từ đường Bà Triệu qua đường Hùng Vương. Xem bản đồ cũ Đàlạt cuối bài.

Mình không có đi xem vụ này, dạo ấy còn bé, chưa có xe đạp. Chỉ nhớ là có lần xem xác chết Việt Cộng chết nằm trên đường xuống ấp Tân Lạc, khi mấy ông này đánh Trung Tâm Thẩm Vấn ở đường Bá Đa Lộc. Mình thấy ruồi bu đen mấy xác chết. Mình không hiểu họ để xác trên cái dốc này để làm chi, cho gia đình đến nhận hay để làm gương cho những ai nằm vùng. Ai hiểu vấn đề này thì cho mình biết vì tính hỏi vớ vẩn từ bé, ngu lâu dốt sớm.

Nhà thờ đổ nát khi Việt Cộng tấn công Đàlạt, chạy vào đấy để núp, hy vọng Chúa sẽ che chở nhưng trực thăng mỹ bắn te tua, bỏ chạy qua nhà thờ Thánh Tâm ngay góc Yersin và Đoàn Thị Điểm, trước hai cái nhà kiếng. Nghe nói nhà thờ nằm trên đường Phạm Phú Thứ. Đối diện tiểu khu nơi Việt Cộng muốn đánh chiếm.
Hình mấy ông mỹ đi viếng nhà thờ đã được các chiến hữu của họ bắn phá. Chán Mớ Đời 
Mình không có tài liệu về nhà thơ này. Không biết thuộc nhà thờ nào vì Tin Lành có rất nhiều giáo phái.

Mình thấy trên tấm không ảnh vào những năm Đàlạt mới được xây dựng thập niên 30 của thế kỷ trước thì thấy sau khách sạn Palace, chỗ trường Trí Đức, có một nhà thờ nên đoán là chỗ này. Nhìn kỹ thì không vì địa điểm khác xa. Đây cách khách sạn Lâm Viên khá xa nên cứ suy nghĩ cái đầu già là đâu.

Nhìn tấm ảnh này lúc khách sạn Palace LangBiang được xây cất thì thấy có nhà thờ nhỏ ở phía trên bên tay phải nên đoán là nhà thờ bị Việt Cộng núp bắn các máy bay mỹ nên phi công mỹ bắn đại liên, hoả tiễn te tua. Mình không biết là sau này họ có tu sữa lại không vì mình ít vào đường Phạm Phú Thứ lắm. Chắc Phạm Bích Đào có thể nhớ vì ở Huỳnh Thúc Kháng.
Nếu nhìn kỷ sẽ thấy nhà thờ nhỏ màu trắng sau khách sạn Palace phía trái trên đường Nhà Chung. Do đo mình thắc mắc vì khoảng cách Nhà Chung, ấp Xuân An và Tiểu Khu Tuyên Đức rát xa hơn cây số.

Muốn chắc ăn mình hỏi ông thần đã gửi cho mình trên 700 tấm ảnh, là con chiên nên chắc biết rõ các nhà thờ tại Đàlạt. Ông này cho biết nhà thờ đầu tiên được xây tại Đàlạt, trên đường Nhà Chung đã bị đập phá vào những năm 1970 để nới rộng thêm trường Trí Đức. Còn nhà thờ bị bắn là nhà thờ Tin LÀnh ở đường Phạm Phú Thứ, gần Petit Lycee, cạnh đường Huỳnh Thúc Kháng. Mình mới có thêm mấy tấm ảnh của Petit Lycee, lấy từ kho tài liệu của tây thời thực dân, lúc mới hoạt động, toàn là tây đầm. Hôm nào rảnh mình sẽ bỏ lên. Dạo này mình có mấy cuốn sách cần phải đọc hết trước khi leo núi Whitney.


Xem hình trên thì thấy nhà thờ đầu tiên được thành lập do linh mục Frederic Sidot, cha xứ đầu tiên của giáo sở Đàlạt, đã cho xây thánh đường “HIC DOMUS EST DEI” ( nhà của thiên chúa). Khi ông bác sĩ Yersin tìm ra Đàlạt, và đề nghị với toàn quyền Doumer thành lập trung tâm nghỉ dưỡng cho người Pháp tại Đàlạt, dòng Thừa Sai của Paris (société des Missions étrangères de Paris) có gửi cha Nicolas Couveur đến Đàlạt để tìm một nơi làm trung tâm nghỉ dưỡng cho các nhà truyền giáo tại Đông Dương.
Nhà thờ đầu tiên được xây tại Đàlạt, trên đường Nhà Chung vào ấp Xuân An. Sau này bị đập phá để nới rộng trường Trí Đức. Mình có vào tường này, một lần khi có tổ chức đại hội nhạc trẻ học sinh Đà Lạt năm 1973. Nhớ là các lớp đều có 2 hay 3 tầng lầu.

Hình ảnh nhà thờ đầu tiên  “nhà của Thiên CHÚA”, sau này bị phá bỏ, xây thêm trường Trí Đức.

Hình trên cho thấy nhà thờ chính toà lúc mới xây, chưa có cái tháp chuông, khởi công ngày 19 tháng 7 năm 1931. Công trình xây cất gần 11 năm, được khánh thành vào ngày 25 tháng 1 năm 1942. Vậy là trong thời gian đại thế chiến 2. Nhà thờ được xem là nhà thứ 2 được xây tại Đà Lạt 

Có lẻ vì vậy sau này giáo phận Đàlạt xây nhà thờ chính toà mang tên Saint Nicolas Bari thường được gọi là Sinterklaas (santa Claus) ông già Noel, để nhớ đến cha cố Nicolas Couveur. Nhà thờ nằm ngay con đường Yersin mà người dân Đàlạt gọi là nhà thờ Con Gà vì có con gà được đặt trên cái đồ chỉ hướng gió thổi, không biết tiếng Việt gọi là gì, tây gọi là girouette. 

Có nhiều giả thiết về con gà, mình học bên Tây nên biết con gà trống là con vật biểu tượng cho Pháp quốc, như con ó cho người Mỹ. Nhiều người bựa đủ trò trong mấy trang du lịch để câu khách du lịch. Bên tây đa số mấy nóc nhà thờ đều có con gà trống. Mình nhớ ở trường Petit Lycee có một cái trên nóc nhà chỗ văn phòng hiệu trưởng nhưng nhỏ hơn. Khi xưa bị thầy cô phạt đứng ngoài lớp, sợ ông hiệu trưởng bò lại bợp tai nên hay ngóng về chỗ văn phòng. Chán Mớ Đời 

Người Pháp khi xưa được gọi là Gaulois, tiếng la-tinh là Gaullus, có thêm nghĩa là con gà trống. Sau cuộc cách mạng, người ta dùng con gà trống biểu hiện cho người Pháp thay cho hoa “lis”, biểu tượng cho chế độ quân chủ. Mỗi lần đội tuyển đá banh pháp giao đấu, là có màn con gà trống chạy lòng vòng ngoài sân cỏ trước khi hai đội tuyển sáp lá cà.

Xem ra nhà thờ được xây dựng đầu tiên đã bị đập phá. Nhà thờ Chính toà là nhà thờ thứ hai được xây cất tại Đàlạt, sau đó là nhà thờ Lãnh Địa Đức Bà (Domaine de Marie) ở đường Ngô Quyền và Calmette.

Nhà thờ chính toà hay nhà thờ con gà vì có con gà gắn trên thánh giá để báo hiệu hướng gió thổi.

Nhà thờ chính toà được chọn tại địa điểm này khi các hoạch định thiết kế chương trình phát triển Đàlạt được phát hoạ bởi 2 ông Ernest Hébrard và Jacques Lagisquet. Thường các nhà thờ ở Pháp quốc đều được xây dựng tại các trung tâm thành phố, hay giao thông chính. Nhà thờ chính toà nằm trên đường Yersin, đại lộ chính của khu vực người Pháp sinh sống theo các bản vẽ của các kiến trúc sư pháp. Các vùng trên đồi là dành cho người Pháp như đại lộ Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, toàn là nhà to lớn, biết thự của người Pháp.

Phía bờ hồ có con dốc từ Phạm Ngũ Lão chạy lên nối tiếp đại lộ Hùng Vương, tạo ra ngã Ba, quãng trường chỗ nhà thờ chính toà. Phía dưới đồi là dành cho người bản xứ như Phan Đình Phùng, khi xưa được gọi là đường Cầu Quẹo, và Hai BÀ Trưng, Ấp Ánh Sáng, Hà Đông,…

Mình có kể về ngôi trường học đầu tiên tại Đàlạt, là do mục sư Tin Lành thành lập để dạy dỗ con họ khi truyền đạo tại Việt Nam. Năm 1926, mục sư Herbert Jackson đến Đàlạt để xem xét tình hình để truyền giáo, mình đoán là họ nhắm vào người Mọi vì dạo ấy người Kinh chưa đến Đàlạt nhiều.

Có lần mình đến nhà truyền giáo mỹ để học đàm thụ anh ngữ ở đường Yagut, thì thấy đa số là người thượng ngồi nghe giảng. 

Có anh bạn học cũ đi dạy ở Tutra 5 năm sau 75, kể là người Mỹ đến đây truyền đạo, họ ghi viết và in lại thổ ngữ CHu-ru, buồn đời, anh ta lấy học tiếng CHu-ru. Suýt lấy vợ người CHu ru, may tìm lại mối tình đầu của anh ta nếu không ngày nay bận khố như người Chủ-ru.

Nhà thờ Tin Lành ở đường Hàm Nghi mà khi xưa mình hay nghe họ giảng đạo vào cuối tuần qua các loa phóng thanh. Hình như khi ông mục sư giảng thì học phát loa cho cả thị xã Đà Lạt nghe. Đến Noel thì thấy họ treo đèn đủ trò.

Khởi đầu họ có một cơ sở truyền giáo nhỏ ở đường Minh Mạng, ngay tiệm hủ tiếu Nam Vang. Họ ở đó và truyền đạo luôn như trường hợp mình có đến đường Yagut một lần để tập đàm thoại anh ngữ với mấy người mỹ giảng đạo Tin Lành. Hội thánh Tin Lành ra đời tại Đàlạt vào năm 1936 với 20 tín đồ. Họ xây nhà thờ Tin Lành đầu tiên tại đường Hàm Nghi vào năm 1942, sau này các hệ phái khác cũng đến Đàlạt để truyền đạo như Cơ Đốc Phục Lâm,..mình chỉ nghe đến nhưng dạo ấy không rành lắm nên chỉ nhớ mại mại có những hệ phái này. Sang Hoa Kỳ mình mới tìm hiểu thêm về đạo Tin Lành thì rối như canh hẹ. Nhiều hệ phái lắm.

Mình nhớ nhà thờ Tin Lành hay bắt loa phóng thanh giảng đạo vào cuối tuần. Nhà thờ nằm trên đồi Hàm Nghi, xem như cao nhất Đàlạt dạo ấy nên ở phía nhà mình phải nghe hết. Vào lễ giáng sinh thì thấy họ thắp đèn đầy cây trên đồi. Đẹp như sao trên trời.

Đó là những gì mình nhớ mại mại về các nhà thờ chính toà ở Đàlạt khi xưa. Có chị bạn cho biết là tước Mậu Thân, gia dình chị ta ở đường Huỳnh Thúc Kháng, sau đó thì dọn về đường Yersin, góc Bà Triệu. Mình nhớ vườn có cây thông đủ trò.

Nhà thờ tin lành nhỏ ở gần mấy ngôi nhà nghỉ mát của Shell trên đường Yersin . 

Gia đình tôi ở 11 đường Huỳnh Thúc Kháng năm Tết Mậu Thân . Bị pháo kích như điên . Khi đi ra khỏi nhà có thấy lính VC nằm chết rải rác . Sau đó thì nhà bị pháo kích xập luôn .

Con gà weathervane cũng rất phổ thông ở bên Mỹ . 


Đây là bản đồ Đàlạt trước 75 của anh bạn học Chử Nhị Anh vẽ lại.