Showing posts with label thể thao. Show all posts
Showing posts with label thể thao. Show all posts

Tầm sư học đạo

 Tầm sư học đạo


Hồi nhỏ nghe người lớn, đọc truyện kiếm hiệp, nói “tầm sư học đạo” khiến mình ngơ ngáo. Lý do là vào lớp thầy cô đâu do mình tự chọn, được chỉ định bởi nhà trường, không có quyền lựa chọn rồi còn mấy ông thần xổ “có thực mới vực được đạo” khiến mình đã ngu lại càng ngu lâu dốt bền. Sau này đọc mấy cuốn sách của ông Nguyễn hIến Lê về Nho giáo mới hiểu là “thực” mà người ta nói là “thực chứng” chớ không phải ăn uống như khi xưa người lớn giải thích khi ngồi ăn giỗ. Đem ông Phật thích ca tu khổ hạnh, sau đó mới giác ngộ phải ăn uống mới đắc đạo này nọ. Người Việt mình cái gì cũng ăn. Trong tự điển tiếng Việt, có đến 246 cụm từ ghép với từ “ăn”, như ‘Ăn gian”, thậm chí khi hiếp dâm họ cũng ăn như “ăn hiếp”,…


Hôm trước, có người quen gửi cái link, đường dẫn của trang một anh quen khi xưa, có dạy mình bài “Bạch Hạc Triều Dương”. Tò mò đọc thì mình thất kinh vì anh ta, mệnh danh là Thần Võ Trạm Trang, đang nằm bệnh viện, chờ soi tim lần thứ 2 trong vòng 6 tháng. Ra vào bệnh viện khá nhiều dù nhỏ tuổi hơn mình. Tướng tá dạo này khá phát tướng. Độ 7, 8 năm qua không gặp lại.

Coi thêm thì thấy anh ta chế đủ loại cách tập từ Hồng Gia không khoá chân khi đứng tấn. Có người nói mình tập thử xem. Thú thật ngồi chồm hổm như anh ta rồi đấm thì sẽ thấy tức ngực, tim khó chịu cũng như đứng gồng chân sẽ gây ảnh hưởng cho nhịp thở của tim. Khi tự ép hơi thở mình thì khó đoán được những hệ luỵ về sau. Tập lâu dài có thể không tốt cho tim. Mình đoán người Mỹ hay tập các thế squat cho khoẻ chân nên anh ta cũng ngồi với tư thế đó để đấm. Nếu tập 1 vài phút thì còn được chớ tập suốt 1 tiếng hay 30 phút thì khó thở. Lý do là bắp vế được xem là quả tim phụ giúp bơm máu về tim, mà nay ngồi tư thế như vậy lâu, sẽ cản trở máu trở về tim. Cái nguy là nhiều người tin tưởng anh ta và tập theo cách anh ta chỉ dẫn mà không để ý đến tình trạng anh ta ngày nay. Hệ quả của sự tập luyện theo lời anh ta giải lý.


Mình ngạc nhiên vì khi xưa, anh ta được xem là cao thủ võ thuật. Nghe anh ta kể, trước khi di dân sang Hoa Kỳ, anh ta chu du từ Nam chí Bắc, chỉ thua dưới tay một võ sư ở miền Nam. Hỏi ra thì anh ta tập ít từ mấy năm nay, chỉ bàn luận, nghĩ đến cách lý giải phương thức tập do anh ta đọc trên sách báo và suy diễn. Cái này đa số đều lâm vào trường hợp này. Mình khi xưa cũng hay lò mò tìm tài liệu đọc, càng đọc càng mê. Đến khi mình tập bài Tiểu Niệm đầu của Vịnh Xuân quyền dài 45 phút thì mới nhận thức về cơ thể, chuyển động như một cái đồng hồ, các khớp ràng buộc lẫn nhau nên quyết định không đọc sách báo nữa, chỉ chăm chú nghe ngóng cơ thể chuyển động.


 Xem như anh ta chỉ tập qua bàn phím. Anh này có tài ăn nói, nhờ đọc những gì anh ta viết khi xưa, mình tò mò liên lạc mới khám phá ra Đông Phương Hội. Lúc đầu, anh ta đứng lớp hướng dẫn Bạch Hạc, Hồng Gia rồi biến mất như nhiều người đến tập.


Mình không hiểu tầm sư học đạo hay không hay cơ duyên dẫn mình đến gặp Khoa. Lý do là mình đọc bài do Thần Võ Trạm Trang viết trên các diễn đàn võ thuật về Trạm Trang Công nên tò mò liên lạc thì lại gặp Khoa. Dạo ấy mình tập đã được 2 năm tại Hồng Gia Việt Nam nhưng khi nói chuyện với Khoa thì mình thấy có lý nên theo tập với Khoa đến ngày nay. Tính ra là 16 năm, có nghỉ gián đoạn vài năm vì COVID cũng như bận con cái. Từ 16 năm qua, Khoa chả lấy tiền gì cả, cứ mỗi ngày đến võ đường hướng dẫn mọi người. Có người đến rồi lại đi vì họ không thấy có gì mới cả nên nghĩ đã học hết nghề của Khoa. Sau bao nhiêu năm, chỉ còn lại một số người chịu khó tập. Có chị trên 72 tuổi mà vẫn khoẻ mạnh, tập luyện từ bao nhiêu năm nay. Khó ai giao thủ với chị.


Nay nhờ bác sĩ Kiều Quang Chẩn giúp nên các anh chị có chỗ tập đàng hoàng. Thật ra ít người tập thì tốt hơn là đông người. Toàn là những người kiên trì tập để có sức khoẻ, theo tập với Khoa trên 10 năm qua. Có người lái xe từ San Diego, Los Angeles xuống tập vào 5 giờ sáng, rồi lái về đi làm. Người ta nói có tiền mua tiên cũng được nhưng sức khoẻ thì không thể nào mua bằng tiền. Chỉ có mình tự cố gắng, chịu khó tập thể dục mới cho mình sức khoẻ. Dạo này có chị 82 tuổi mới vào tập. Rất chịu khó, siêng năng. 5 giờ sáng, trời còn tối, chịu khó lái xe một mình đến võ đường.


Có dạo một chú quen khi xưa tập ở Đông Phương Hội, gọi điện thoại hỏi nghe nói có chỗ tập mới vì COVID khiến mọi người phải bắt buộc nghỉ. Mình ghé lại nhà chú chở đến tập cho biết chỗ. Chú này ngày xưa là bác sĩ Tây y, sau 75 học thêm đông y, từng là võ sư, mấy đẳng. Trước COVID, chú tập với tụi này, một thời gian sau chú kêu cách tập của Đông Phương Hội quá tốt, giúp sức khoẻ chú tốt hẳn lên rồi COVID đến. Nay chú yếu lắm vì bỏ tập, nghe nói phải đi lọc thận. Mình nói sẽ ghé lại mỗi sáng, đưa chú đi tập vì chú ở gần võ đường nhưng chú nói để chú tự lái. Cho thấy võ sư mà không chịu khó tập luyện thì sức khoẻ sẽ yếu đi theo năm tháng. Nếu chịu khó tập thì sẽ trì hoãn được chút nào sự lão hoá.


Mình thấy vài võ sư khi xưa khét tiếng ở Việt Nam, đến Đông Phương Hội nhờ Khoa chữa dùm. Đi đứng khó khăn. Mình đoán là võ sư nên họ ít đứng lớp, để đệ tử hướng dẫn, lại quên thời gian không từ bỏ một ai. Ngày này qua năm tháng không tập luyện vì cứ nghĩ mình khoẻ mạnh như xưa, rồi đau yếu, bệnh đủ thứ.


Sau 16 năm tập với Khoa. Lúc đầu thì tập đủ thứ, kiếm, đao, ngạnh công, Thái Cực Quyền, Trạm Trang Công, đủ thứ bài của Trần Gia, Dương Gia, Hồng Gia, Phật gia,… từ từ Khoa rút ngắn lại còn Hồng Gia và Thái Cực Quyền 8 thức của Dương Gia. Còn Trạm Trang Công thì mình tập thêm ở nhà vì không có thì giờ nhiều ở võ đường.

Khoa chỉ dẫn theo hệ thống vector giúp cơ thể tạo lực và di chuyển cơ thể như một khối.

Khoa đã giúp mình ngộ được về hơi thở khi tập vì khi hơi thở bị đứt đoạn là xem như lực của mình bay về miền hoang vắng. Chỉ trong tíc tắc là lực của mình bay mất thì đối phương dễ tấn công. Quan trọng nhất là giữ sự bình tĩnh khi đối phương tác động. Làm sao duy trì được hơi thở mới là quan trọng. Mình tình cờ xem trên YouTube một ông bác sĩ chỉnh xương người nga hay Ukraine vì nói tiếng nga, mình để ứng dụng chuyển ngữ qua anh ngữ thì khám phá phía sau vai có mấy cái xương đóng mở khi thở, lúc đó mới hiểu cụm từ “hàm hung bạt bối” mà cứ nghe thiên hạ nói đến nhưng không ai giải thích cho mình được. Lúc hàm hung thì mấy xương sau lưng vai mở giúp cơ hoành mở, giúp có thêm không gian, giúp lá phổi phình to hơn, giúp đưa oxy vào phổi nhiều hơn và khi bạt bối thì giúp ép thán khí ra. Từ dạo đó mới hiểu khi kéo nội công lúc hít thở ra vào ra sao, nên giúp mình hoàn thiện, chuyển động vai ngực khi kéo các nội công. Dạo này thấy hết gù lưng như xưa, ngủ dậy thì lưng như một khối. Khoa giải thích gân và cơ bắp sau lưng được tác động nên tạo dựng một khối ràng sau lưng. 

Lực tác động lên cơ thể và phản lực

Từ đó mình tập ngậm miệng chỉ thở bằng mũi, cũng như khi ngủ, để chắc ăn, mình lấy băng keo dán cái 2 cái môi lại, để không mở miệng ra tránh thở bằng miệng. Từ dạo đó, tối ngủ rất say, sáng dậy không khát nước như trước vì tối không há mồm hay không thức giấc đi tiểu đêm. Khoa chỉ mình cách giữ hơi thở ở bụng thì bắt đầu thấy tập ít mệt hơn xưa và khi đi bài quyền thì tay chân rất nhẹ nhàng nhưng đối thủ khó cản được lực của mình đang di chuyển, cứ như dòng nước cuốn. Lực của mình từ bụng toả ra khắp cơ thể, nhớ là các tay chân, phải đi theo vector cong, giúp thuỷ lực trong người di chuyển và tránh lực bị gãy. Cho thấy tập Hồng Gia rất quan trọng, giúp chúng ta xoắn cơ thể khi tạo lực. Chỉ cần dùng đầu ngón tay như quét sơn trên tấm tranh nhẹ nhàng nhưng khó cản lại lực của mình.

Tập như vậy rất tốt vì sẽ có nhiều nitric Oxide giúp giãn nở mạch máu, giúp đưa oxy vào các tế bào. Năm 1992, người ta khám phá trong quá trình hít thở, không chỉ có Oxygen và thán khí mà có thêm nitric oxide, rất quan trọng giúp đưa oxy vào các tế bào máu. Khi thở bằng miệng thì thán khí ra hết thì sẽ không giúp chuyên chở oxy đến các tế bào. Khiến mau mệt và tìm đập nhanh. 


Mình rất may mắn, gặp được Khoa dẫn dắt, từ 16 năm qua. Những thế tập khi đi quyền khi xưa chỉ tập theo cái hình, nay thì mới hiểu chuyển động ra sao khi di chuyển. Như khi xoay gót chân thì lực chuyển động toàn khối của cơ thể sẽ đi một cùng 1 lúc. Như ý niệm cái lu, bình nước mà Khoa thường giải thích, hay trái banh đầy nhưng không cứng lắm. Khi người ta tác động vào cơ thể mình thì sẽ cảm thấy như chạm vào cơ thể đầy lực như trái banh trong khi mình vãn bình chân như vại.

Lực tác động khi sử dụng tay, hiểu được quy trình này thì khi Khoa giải thích thì dễ hiểu hơn

Có anh kia vào tập được mấy tháng, rên là không ngồi thấp xuống được. Đó là vấn nạn của đa số người mới tập. Họ không biết là cơ thể, xương cơ bắp đã cứng nên phải tập từ từ giúp cơ thể rã ra từ từ thì mới ngồi sát đất. Mình buồn cho Thần Võ Trạm Trang là anh ta không tiếp tục tập như xưa, thay vì chế cách tập. Hồng Gia La Phù Sơn, được trau luyện biết bao nhiêu năm bên tàu, mới tạo các đơn nội công, thì cứ theo đó mà tập, thay vì chế lại. Nguy hiểm nhất là chỉ tập sơ sơ, quay video vài phút để cho thiên hạ xem để tập thêm. Thường mấy người này tập rất lâu vì nghĩ đã tìm ra công thức, bí kíp võ lâm. Lâu ngày sẽ đưa đến nhiều hệ luỵ mà chính tác giả không đo lường được.


Có một nhóm trước đây, mình có tập chung với họ mấy tháng, nhưng họ có ý tưởng muốn tạo dựng một môn phái mới với những chi tiết mình không rành lắm. Cái này thì tốt nếu họ đã thành công, có kết quả của sự tập luyện của họ qua năm tháng. Vấn đề là họ mới tập và đang mò mò theo một tài liệu nào đó như trong truyện Kim Dung. Té vào hang động nào đó như Trương Vô Kỵ, tình cờ tìm được bí kíp võ công rồi tập vài phút, trở thành đệ nhất võ lâm. Chưa có kết quả được xác định mà đem dạy hay chỉ thiên hạ tập theo, lỡ có chuyện gì lại gây hoạ. Như trường hợp Thần Võ Trạm Trang, với cách tập được anh ta đột phá tư duy, có thể đã gây rối loạn cho tim mạch khiến anh ta phải đi soi tim lần thứ 2. Cho nên chúng ta cẩn thận tầm sư học đạo. Có thực chứng mới vực được đạo. Còn chưa chứng thực được thì chỉ là lý thuyết cần được kiểm chứng. Như trường hợp ông Kha luân Bố đưa ra giả thuyết  đi tàu về hướng Tây để đến Ấn độ. Thực tế là không như ông ta nghĩ mà đến Mỹ Châu.


Nhớ khi xưa, tập tại một võ đường. Ông thầy đi làm ăn xa nên 6 tháng mới về thăm võ đường 1, 2 tuần. Khi nghe tin thầy về thì thiên hạ kháo nhau đi tập đông đủ, không có chỗ trong võ đường, phải đứng ở ngoài cửa nhìn vào để tập. Có người đem máy quay video này nọ. May là võ đường có tường bằng kính. Ông thầy về dạy mấy thế mới nên thiên hạ vui lòng, hớn hở, xem như đã tiến bộ vì mới biết thêm vài thế, Hân hoan đóng tiền học phí. Rồi khi ông thầy đi lại thì ít ai đến tập, hẹn thầy 6 tháng nữa. Có lần ông thầy về dạy mấy thế mới kêu là Suối Nguồn Tuổi Trẻ. Mình thấy mấy thế này cũng giống như các thế đã tập. Mình có tính dốt nên hay hỏi. Mình hỏi ông thầy thế này hơi giống thế đã tập. Ông thầy kêu đúng, nhưng phải chia ra làm 4 phần để dễ tập. Từ đó mình Chán Mớ Đời hết muốn tập và đúng lúc cơ duyên đưa đến Đông Phương Hội. Mình thông cảm ông thầy vì phải đóng tiền mướn võ đường nên phải chế các thế để đệ tử vui vẻ đến tập cho đông và đóng học phí. Nói chung mình nghĩ mở võ đường không giàu, ngoại trừ yêu nghề. Nhớ ngày xưa, cho thằng con đi học võ ngoài bôn sa, thầy bắt học sinh vào giờ giải lao phải mua thức ăn nước uống của vợ thầy làm khiến thằng con khóc vì sư huynh sư tỷ bắt mua nếu không bị hít đất nên xin nghỉ.


Mình thấy thiên hạ đến Đông Phương Hội tập, Khoa cầm tay chỉ đủ thứ mà còn chưa ngộ ra, trong khi đó lên mạng, thiên hạ quay video chỉ thiên hạ tập đủ trò. Làm sao Khoa diễn đạt được thuỷ lực, hơi thở giữ ở bụng đều đều, cách chuyển động cơ thể khi người tập chưa tập lâu năm, để có những căn bản để cảm nhận khí lực. Mình tập cả 16 năm nay mới bắt đầu hơi ngộ ngộ 1 tí nên có nhiều người hỏi mình thì nói đến võ đường rồi Khoa giải thích. Mấy người luận kiếm trên bàn phím cho vui, hay đọc đủ thứ sách về võ thuật, biết đủ loại phương cách tập nhưng không tập, sức khoẻ của họ không tiến bộ mà đi thụt lùi vì nghĩ họ có võ công thâm hậu. Có nhiều người chịu khó tập nhưng lại muốn tập theo ý tưởng của họ. Nên khó mà đạt được những gì Khoa muốn hướng dẫn. Những gì Khoa giải thích, mình đều kiểm chứng qua những gì khi xưa mình học về vật lý, toán học để thiết kế cầu đường, nhà cửa như lực theo vector mà tay chân mình phải ở trong trạng thái để các khớp xương nối kết trở thành điểm giáp tuyến thì lực mới không bị gãy. Khi lực bị gãy thì xong om. Mình đọc rất nhiều sách nghiên cứu về hơi thở để hiểu lý do thở bằng mũi thay vì quen thở bằng mồm nên từ từ mới định vị được hơi thở ở bụng khi tập hay leo núi.


Hôm trước thấy trên YouTube, vợ mình tìm kiếm “giat chan kinh” khiến mình thất kinh nên tò mò mở xem thì thấy Ông thần nào trẻ tự xưng thầy võ sư môn phái nào ở Việt Nam, bán thuốc gia truyền trị bệnh ung thư này nọ, chỉ thiên hạ tập Dịch Cân Kinh, sau đó thì có cho Zalo, liên lạc với thầy để mua thuốc gia truyền mà vợ mình nghe sao ra giật chân kinh. Mình thấy cô nàng lâu lâu có tập buổi chiều trước khi đi ngủ. Có tập là mình vui. Chỉ hy vọng vợ không giật chân mình khi ngủ là được. 

Hơi thở mà giữ đều đều, thì tâm mình sẽ không bị động vì khi đối phương cầm tay kéo này nọ, mình sẽ không bị nao núng, bình tỉnh nghe ngóng cơ thể mình và lực của đối phương tác động lên tay chân của mình, để tháo gỡ hay tấn công. Sáng nay, Khoa kêu mình giữ hơi thở rồi đánh vào lá lách thì không cảm bị đau. Kêu mấy người tập chung so sánh tay mình với họ, để cảm nhận sự đàn hồi cánh tay mình và của họ. Kinh


Nhìn lại thì mình may mắn, gặp được Khoa chỉ dẫn tận tâm từ 16 năm qua, không lấy tiền bạc gì cả, giúp mình ngộ được về cơ thể mình. Nhìn lại thì bằng tuổi mình mà còn leo lên đỉnh Kilimanjaro được hay Satalkay-Inca, những đỉnh núi cao của Nam Mỹ để đến Machu Pichu là nhờ năm tháng tập luyện tại Đông Phương Hội. Mình hy vọng luyện tập với hơi thở bình bình và thở như vậy trong đời sống thường Nhật sẽ giúp máu huyết lưu thông, oxy được đưa đều trong cơ thể nuôi các tế bào, giúp có sức khoẻ trong quá trình lão hoá, hoàng hôn đời mình. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thế vận hội thể thao hay thế vận tiền

 Hồi nhỏ đọc báo chí về thế vận hội Mexico năm 1968, có tay đua Trần Văn Nên và Trương Kim Hùng lên Đà Lạt để tập trước khi tham dự. Mình có tấm ảnh tay đua Trương Kim hÙng đang tập ở bờ hồ. Có lẻ thế vận hội Munich 1972 là để lại dấu ấn nhất khi nhóm người khủng bố tự gọi Tháng 9 đen (black September), đột nhập vào làng thế vận hội, đến nơi ngụ của phái đoàn lực sĩ do thái và bắt con tin để thương lượng. Kết cuộc trực thăng nổ rồi một số người chết đưa đến cuộc săn lùng của Mossad, để ám sát tất cả thành viên chính của cuộc bắt cóc này. Ai tò mò thì xem phim “Munich”.

Mình không nhớ học anh ngữ trong cuốn nào hay lớp nào nhưng có bài nói về ông Tây Pierre Coubertin đã khởi xướng đại hội thể thao được gọi là thế vận hội tại Athens nên khi mình đi viếng thăm Hy Lạp với cô bạn, việc đầu tiên là phải đến thành phố và viếng thăm vùng Olympia nơi khi xưa người Hy Lạp tổ chức đại hội thể thao tại đây. Dạo đó ít du khách nên chỉ có loe hoe vài người, cỏ mọc tùm lùm. 


Thế vận hội (Olympic Games) là một đại hội thể thao quốc tế có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Các Thế vận hội đầu tiên, được gọi là Olympia, diễn ra tại thành phố Olympia, Hy Lạp vào năm 776 TCN. Đại hội thể thao cổ đại được tổ chức để tôn vinh thần Zeus, vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp. Diễn ra 4 năm một lần, thu hút các vận động viên từ nhiều vùng Hy Lạp.

 Lúc đầu các môn thi đấu gồm:

   - Chạy bộ: Các cuộc thi chạy bộ bao gồm chạy ngắn (stadion), chạy dài (dolichos) và chạy đua hai lần chiều dài sân vận động (diaulos). Có lẻ vì vậy mà vận động trường được người Tây phương gọi là stade hay stadio hoặc stadium dựa theo từ stadion. 

   - Đấu vật và quyền anh.

   - Ném đĩa, ném lao.

   - Đua xe ngựa. Môn này chắc ngày nay bị bãi bỏ, có lẻ ít ai có khả năng để chơi môn này. Chỉ có cởi ngựa chạy cà rọc cà rệt, nhảy qua mấy hàng rào tốn biết bao nhiêu tiền. Nội mua con ngựa không, còn phải có chuồng cho nó rồi đi tập. Khu gần nhà em, có làm đường cho thiên hạ cởi ngựa đi lừng khừng, đi bộ lạng quạng là đạp cứt ngựa, bị tetanos.

   - Năm môn phối hợp (pentathlon): bao gồm chạy, nhảy xa, ném đĩa, ném lao và đấu vật. Nay có đến 10 môn phối hợp (decathlon).

Ngày nay thì đủ loại môn thể thao. Môn nào mà có thể bán áo quần, quảng cáo là cho thi đấu. Có lần con gái mình thi đua 3 môn phối hợp. Bơi, xe đạp và chạy bộ, khiến mình thất kinh. Phải công nhận ý chí của nó khá mạnh. Sau này mình nói thôi, khỏi phải vào đội này nữa. Nội chở đi bơi là oải rồi, nay còn phải chở đi tập xe đạp, và chạy bộ việt dã.

Ông thần nào ở Zimbabwe gửi tấm ảnh này kể 1 lực sĩ xứ này đi tham dự thế vận hội có đến 9 đày tớ nhân dân chăm sóc

Ảnh hưởng

   - Thế vận hội cổ đại không chỉ là đại hội thể thao mà còn là dịp để người Hy Lạp cổ đại tôn vinh các vị thần và thể hiện sự đoàn kết giữa các thành thuộc liên bang. Ngày nay là để quảng cáo làm tiền và chính trị. Đội tuyển của nước nga không được tham dự năm nay vì Putin chiếm đóng Ukraine. Tương tự khi thế vận hội tại Liên Xô năm 1980, Hoa Kỳ tẩy chay vì liên Xô xâm chiếm Á Phú hãn và để đáp lễ liên Xô tẩy chay năm 1984, được tổ chức tại Hoa Kỳ. Còn Hoa Kỳ xâm chiếm Á Phú hãn hay mấy xứ khác, dưới danh nghĩa mang lại nền dân chủ này nọ nên không ai phản đối, kêu chính trị không nên xen vào thể thao. 


Sau này nền văn minh Hy Lạp tàn lụi nên các cuộc tranh tài thể thao không còn được tổ chức đến cuối thế kỷ 19, thì có ông Tây mang tên Pierre de Coubertin, đột phá tư duy, thành lập uỷ ban thế vận hội. Nên nhớ là Hy Lạp bị đế chế Ottoman chiếm đóng suốt gần 5 thế kỷ, chỉ được độc lập nhờ các nước Tây phương vào năm 1848. Cho nên ai đi chơi ở Hy Lạp thì đừng bao giờ khen người Thổ Nhĩ Kỳ.

Mục tiêu của ông là tạo ra một đại hội thể thao quốc tế nhằm thúc đẩy hòa bình và sự hiểu biết giữa các quốc gia. Đây mới là lần đầu thi đấu giữa các nước. Dạo ấy là từ Âu châu. Lúc đầu ông Coubertin muốn được tổ chức tại Paris nhưng cuối cùng chấp nhận được tổ chức đầu tiên tại Athens, thủ đô của Hy Lạp. Có 14 nước tham dự và chỉ có đâu 267 lực sĩ tham dự. 


Có một môn mà mình tò mò vì khi xưa đọc câu chuyện trên báo Tuổi Hoa, mượn mấy cô hàng xóm, chuyện một anh lính tên Pheidippides chạy từ mặt trận Marathon về đến thủ đô để báo tin chiến thắng sau đó mệt quá lăn đùng ra làm liệt sĩ. Sau này người ta đặt tên chạy đua đường trường 40 km mang tên địa danh này. Khi làm việc tại Torino Ý Đại Lợi, luân đôn và nữu ước mình có tham gia chạy 10 cây số với đồng nghiệp. Tuy là về đích nhưng thở như bò rống. Đây thiên hạ chạy gấp 4 lần. Khi đến Hy Lạp, mình tìm đến viếng thăm thành phố Marathon nhưng chả có gì đặc sắc cả nên chỉ đi lòng vòng rồi chạy đi chỗ khác. Chán Mớ Đời 

Đây là danh sách lực sĩ Việt Nam tham dự thế vận hội. Chỉ có 4 nam và 12 nữ. Cho thấy đàn ông Việt Nam theo môn thể thao dzô dzô đông hơn

Nghe kể thế vận hội đầu tiên tại Athens, có môn này và người về đầu là một ông Hy Lạp mang tên Spyridon Louis. Buồn đời là khi chạy đua tuyển để được chọn tham dự, ông ta về thứ 5. Có lẻ ít người tham dự chạy môn này nên họ cho ông ta chạy ké, chạy nền. Ai ngờ sáng đó chắc vợ ông ta nấu cho ông ta ăn nhiều souslaki hay uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nổI hứng chạy thắng mọi lực sĩ quốc tế còn người được tuyển thứ nhất về hạng nhì vì thiếu ăn hay bị vợ la hôm ấy. Sau đó người ta tiêu chuẩn hóa môn chạy bộ này là 42.196 cây số hay 26.2 dậm thay vì 40 cây số. Phụ nữ được tham gia chạy môn này lần đầu tiên năm 1984, được tổ chức tại Hoa Kỳ. 


Sau này người ta tổ chức thêm các môn thể thao mùa đông nên các quốc gia miền nhiệt đới hết cơ hội tham dự, chỉ dành cho các nước có tuyết lạnh. Cứ hai năm họ luân phiên thế hội mùa đông và mùa hè. Trên nguyên tắc là chỉ có lực sĩ tài tử mới được tham dự nhưng vì tiền hái nhiều quá nên họ phải cho các lực sĩ nhà nghề tiền nhiều tham dự để các công ty bán quảng cáo. Thường thì quốc gia tổ chức là lổ chỉ có các công ty mới giàu có. Chỉ có tại Hoa Kỳ mới lời còn các quốc gia tổ chức thường ăn cám. Các cơ sở được xây cất để tranh tài sau đó bỏ không. Đến thăm Athens với vợ sau này thấy làng thế vận hội cũng ngọng, bỏ hoang. Bên Trung Cộng cũng vậy sau 2008 hay thế vận hội Montreal 1972 có cùng số phận nhất là phi trường. Muốn nước nào nghèo đói muôn đời thì xúi họ tổ chức thế vận hội thể thao.


Ngọn cờ thế vận hội,

   - Biểu tượng 5 vòng tròn Olympic tượng trưng cho sự đoàn kết của 5 châu lục.

   - Ngọn đuốc Olympic được thắp sáng tại Olympia và di chuyển đến nơi tổ chức Thế vận hội. Năm nay có màn ông nào đoạt huy chương vàng 100 tuổi, ngồi xe lăn cầm ngọn đuốc , khá cảm động.

Thế vận hội là biểu tượng của sự hòa hợp, tinh thần thể thao và sự cố gắng không ngừng của con người trong việc vượt qua giới hạn bản thân. Các giá trị này đã và đang được duy trì qua hàng ngàn năm lịch sử từ Hy Lạp cổ đại đến hiện đại. Mình xem đá banh, các cầu thủ nam cũng như nữ khệnh nhau, dùng giày đinh dẫm lên chân đội bạn, chửi nhau là phản động. Đó là tinh thần thể thao khi để cho các lực sĩ nhà nghề tham dự. Họ không bảo vệ màu cờ nước họ mà giúp công ty quảng cáo làm giàu.

Olympia là một thành phố cổ đại ở Hy Lạp, nằm ở bán đảo Peloponnese, được biết đến như nơi tổ chức Thế vận hội cổ đại. Mình nhớ khi lái xe qua con kênh của bán đảo này. Hình ảnh vẫn đẹp vẫn giữ lại đến ngày nay. Nay thì du khách đông quá nên hết muốn đi lại. Mấy năm trước dẫn vợ đi thì hơi chán vì du khách đông hơn dân sở tại.  Olympia không chỉ là trung tâm thể thao mà còn là một địa điểm tôn giáo quan trọng, với nhiều đền thờ và công trình kiến trúc nổi tiếng.

Cho nên lễ khai mạc tại Paris bị thiên hạ chửi, công ty rút lui không quảng cáo vì mấy ông Tây bà đầm, kêu tự do, bình đẳng này nọ nên cho ông thần nào lòi buồi ra, đủ trò. Họ muốn diễn lại phim “la Grande bouffe” của đạo diễn Marco Ferreri.


Mình nhớ khi sang Tây, thích xem thế vận hội mùa hè. Thế vận hội đầu tiên được xem là tại Montreal, Gia-nã-đại năm 1976. Sau đó thì tẩy chay thế vận hội Mạc Tư KHoa. Năm 1984 thì tại Hoa Kỳ, 1990 thì mình đã sang Hoa Kỳ, hình như được tổ chức tại Barcelona. Mình làm việc cho văn phòng kiến trúc sư I.M.Pei nên có tham gia thiết kế 1 công trình cho thế vận hội, trung tâm tài Chánh quốc tế và bến tàu. Mấy năm trước có đi chơi với vợ, dẫn đến cho vợ xem. Đồng chí gái thích tạo dáng hơn là xem công trình của chồng thiết kế. Chán Mớ Đời 

Olympia ngày xưa

Ngày nay với tiền bạc tham gia nên mất hẳn tinh thần thể thao. Các lực sĩ chơi xấu nhau, mất đi tinh thần thượng võ truyền thống khi xưa. Chưa kể vụ đổi giới Tính, một ông nào ở xứ Algerie, buồn đời bị vợ la nên chuyển giới tính, tham dự thế vận hội, lên võ đài đấm đối thủ gãy mũi sau 46 giây. Nghe kể là phụ nữ nhưng lộn xộn XY chromosome chi đó.


Mình hỏi thằng con lý do môn bóng rổ 3x3 của Hoa Kỳ chơi không hay, thua Hoài. Nó trả lời là không có tiền nên không ai chơi. Chơi 5x5 thì có tiền còn 3x3 thì không có tiền quảng cáo.


 Mình nghĩ nên cấm các lực sĩ nhà nghề tham dự, tranh tài vì các cầu thủ nước nghèo khó có thể tranh tài lại với những người có tiền, để giúp lực sĩ họ đoạt nhiều huy chương. Nhiều nước tham dự nhưng chả đi tới đâu vì trình độ quá thấp. Vấn đề là không có tiền thì sẽ không xem được truyền hình. Thật sự mấy người này cũng không muốn tham dự vì bận rộn nhưng các công ty quảng cáo bắt họ tham gia để bán quảng cáo. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao đau lưng và chân

Khi xưa, lưng mình hơi bị gù vì ngồi văn phòng vẽ hoài, cũng như ngồi lái xe cả ngày tại cali nhưng dạo này thấy bớt gù thì không hiểu lý do. Chỉ đoán là nhờ tập Đông Phương Hội. Gần đây mình có theo học một lớp về xương cốt thì mới ngộ được ảnh hưởng của nội công Hồng Gia trong cơ thể nhất là khi về già. Ngày nay, mình cảm thấy khoẻ hơn khi xưa, trước khi tập Đông Phương Hội.

Ông bác sĩ chỉnh xương của MacKenzie Foundation kể rằng khi xưa ông ta làm Certified trainer, huấn luyện viên chặt $50/ giờ trong các câu lạc bộ thể thao như La Fitness, 24 hours ,… ông cho biết chỉ cần 2 tuần lễ đọc một cuốn sách rồi đi thi là được chứng nhận làm huấn luyện viên, huấn luyện khách hàng tập thể dục. Vào các câu lạc bộ thể thao, thấy mấy người huấn luyện viên, hóa ra họ chỉ đọc 1 cuốn sách rồi đi thi. Đi thi thì dễ À B C khoanh vô hình trung làm hại người trả tiền để họ huấn luyện vì tin tưởng vào chứng chỉ được huấn luyện.

Ông bác sĩ kể là sau một thời gian huấn luyện khách hàng thì họ bị đau nơi lưng và chân tay. Khách hàng cứ than là càng tập càng đau nên Chán Mớ Đời ông ta ghi danh đi học y khoa ngành chỉnh xương tại đại học New York. Ngoài ra ông ta cho biết nhiều người đi tập yoga, thể dục để giúp co giản thân thể nhằm giảm đau vô hình trung lại khiến họ bị nội thương như trường hợp khách hàng ở Gym của ông ta. 


Dạo này thấy đồng chí gái tập trên mạng với ông thầy nào trẻ, kêu môn võ là không truyền cho người ngoài nay vì sức khỏe cộng đồng nên thầy mới truyền giáo, tập vài thế xong thì ông ta kêu liên lạc thầy qua Zalo để mua thuốc uống bổ dương bổ thận gì. Chỉ thiên hạ tập để bán thuốc.


Khi về già chúng ta đều cần có cơ thắt lưng khỏe. Mình hay thấy người lớn tuổi đi khom khom thân hình tới trước. Thậm chí xương bị dẹp nên thấp người lại hơn xưa như mẹ vợ mình. Khi về già chúng ta bị loãng xương nên từ từ xương bị dẹp. Khi xưa, mấy đứa con đang tuổi lớn, mình hay đo chúng thì khám phá ra buổi sáng thì chúng cao hơn trước khi đi ngủ. Lý do là khi ngủ thì có một chất lõng chan đầy giữa hai khớp xương sống vì nằm khiến xương sống giãn ra nên buổi sáng thức dậy con mình hay chúng ta thường là dài đòn hơn là ban đêm vì cả ngày đi đứng nên chất lõng đó chạy trong các khớp xương.


Có nhiều người than phiền là ngồi ghế xem truyền hình xong đứng dậy thấy đau lưng hay chân. Hiện nay người ta cho biết có trên 30 triệu người Mỹ bị đau lưng. Cứ gặp mấy ông thầy thuốc bắc tàu là kêu thần kinh toạ. Có lần vợ mình trải qua thời kỳ hậu mãn kinh, đi thầy thuốc bắc kêu thần kinh toạ, bắt mua mấy chục than. 


Nhớ có dạo một anh người Mỹ đúng tập tại Đông Phương Hội. Một hôm, anh ta chào Khoa, xin nghỉ một thời gian để đi mổ cái xương sống. Khoa kêu anh ta nằm xuống, dùng Trật Đả để đẩy mấy khớp xương sống vào chỗ cũ khiến anh ta hết đau và khỏi bị mổ. Có anh bạn đánh cù bị trật xương sống, đến nhờ Khoa chữa hết đau. Anh ta kêu đi mấy bác sĩ chỉnh xương cả năm hơn không hết. Hứa sẽ đến tập với vợ rồi trốn luôn.


Qua buổi học, với hình ảnh, giải thích rõ hơn thì mình mới hiểu lý do tập Hồng Gia La PHù Sơn rất quan trọng để giúp gân cốt của vùng bụng và chân mình luôn luôn mạnh để tránh những trường hợp bị trật xương. Hệ thống dầy chằng, gân cốt lâu năm không hoạt động sẽ bị khô cứng như đồ mình để ngoài trời lâu ngày không sử dụng sẽ bị rét rỉ.


Cách đây mấy năm, mình leo núi Yosemite, chạy tránh suối nước đang đỗ xuống nên trợt ngã. May là chỉ nức một chút xương ống. Nếu xương mình mềm, xốp là có thể gãy chân luôn. Người ta khuyên người già nên uống sữa để có calcium. Vấn đề là sữa có chất acid rất nhiều nên cơ thể tự động rút calcium trong xương để bảo hòa PH cơ thể nên bù trớt. Mình có giải thích vụ này khi đọc cuốn sách của một bác sĩ người Nhật có phòng mạch tại Hoa Kỳ và tại Nhật Bản. Ông ta cho biết khi xưa người Nhật không bị chứng bệnh này nhưng người Nhật sang ở tại Hoa Kỳ thì lâu năm bị loãng xương, ông ta khuyên không nên uống sữa. Các công ty bán sữa đều quảng cáo uống sữa để có calcium.

Hệ thống xung quanh bộ xương chậu, mông của mình rất quan trọng. Nếu bị lộn xộn là hết đi đứng ngồi.


Khi về già chúng ta đều cần một cốt lõi (core) mạnh mẽ, cân bằng và có cơ thắt lưng (psoas) dài và khỏe. Hai yếu tố này đều quan trọng như nhau nhưng chúng thường cản trở nhau trong việc giúp cơ thể hoạt động tốt. Thân trên được chia làm hai phần, nửa trên là tim và phổi, nửa dưới là cơ quan tiêu hóa. Ở phía trên, chúng ta có lồng ngực bao bọc các cơ quan quan trọng này khỏi bị tổn thương và ở phía dưới là ruột, dạ dày, gan và những cơ quan tương tự sống trong một hộp cơ bắp.


Phần trên và dưới của hộp này là cơ hoành, cơ hô hấp chính của chúng ta và cơ nâng hậu môn. Hai cơ này thực sự có mục đích phối hợp với nhau. Cơ psoas chính nằm ở mặt sau của hộp cơ bắp và cơ bụng thẳng, cơ ngồi lên của chúng ta, nằm ở mặt trước của hộp.


Giữa bốn cơ bắp này, đường ruột treo trong một cái túi ở cột sống. Những bộ phận này cần có không gian để xê dịch và tự do hoàn thành chức năng của mình. Nếu không gian của chiếc hộp mà chúng sống bị thu hẹp, chúng sẽ không thể hoạt động hiệu quả và quá trình tiêu hóa, cùng với các chức năng khác, sẽ bị ảnh hưởng đó.


Theo hình này thì cho thấy nếu cái bụng bự sẽ làm hai cái gân chính bị kéo giãn ra nhất là bị căng, sẽ làm đau lưng về lâu về dài. Khi mình làm giảm 20 cân anh thì thân thể trở lại trạng thái hình đầu tiên. 


Bụng bự

Đa số về già chúng ta thường thấy có cái bụng to, nhất là những ai ăn nhiều uống nhiều. Các huấn luyện viên thể dục thường cho những người có bụng tập hít đất hay đứng lên ngồi xuống. Theo ông bác sĩ cho biết là mối quan hệ giữa cơ bụng ngang và cơ bụng thẳng rất quan trọng. Phải có sự săn chắc ở cơ bụng ngang trước khi thực hiện các bài tập về cơ bụng thẳng. Cơ psoas lớn kéo dài xuống bắt xương chậu và cơ bụng thẳng chạy thẳng xuống theo một đường thẳng từ lồng xương sườn đến xương mu.


Nếu trường hợp đó xảy ra và cơ bụng ngang săn chắc thì cơ thể chúng ta cho phép thực hiện động tác gập bụng để cố gắng mang lại sự cân bằng cho phần trước và sau của cơ thể. Mình nhớ sau khi theo chế độ vô thất gián đoạn, thì cái bụng xẹp xuống và mất độ 20 cân anh thì cơ thể nhẹ nhỏm, đi đứng rất nhẹ nhàng. Có thể nhờ vậy mà cái lưng của mình bớt gù vì không bị sức nặng của cái bụng béo phì kéo xuống.


Nhưng nếu cơ psoas bị căng thì sao?

Ta thường thấy một người có vẻ ngoài gầy gò, cơ thể ít mỡ nhưng lại có cái bụng phệ nhô ra phía trên eo. Họ giải thích là dấu hiệu cho thấy cơ thắt lưng lớn bị kéo về phía trước từ phía sau xương chậu - khi cơ thắt lưng bị căng bị kéo về phía trước cơ thể, các cơ quan không có nơi nào để đi ngoại trừ về phía trước và cơ bụng thẳng đi theo với cái bụng phì.

Vấn đề là nhiều người, vì nhiều lý do, nghĩ rằng việc rèn luyện cơ thể chính là liều thuốc giải độc cho chứng đau lưng. Như ông bác sĩ giải thích khi ông ta làm huấn luyện viên thể dục, cứ bắt khách hàng tập đứng lên đứng xuống, gập bụng lại để làm tiêu mỡ, hay giảm đau. Nhưng lại khiến họ đau lưng và chân tay thêm.

Điều đó là đúng trên lý thuyết nhưng nếu cơ thắt lưng bị căng và người tập phải đứng dậy nhiều lần, rút ​​ngắn khoảng cách giữa xương chậu và lồng ngực, thì người tập đang hạn chế lượng không gian trong hộp nội tạng. Khi cơ thắt lưng căng sẽ đẩy các cơ quan về phía trước và cơ bụng thẳng đẩy chúng về phía sau sẽ không giúp được cơ thể tốt được.


Người ở tư thế này có thể sẽ có bụng cứng hơn là mềm do áp lực lên bụng. Trình tự công việc nên là thả lỏng cơ thắt lưng, làm săn chắc cơ bụng ngang của chúng ta và sau đó tập cơ bụng thẳng theo độ dài mong muốn. Nhiều thứ rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta đòi hỏi phải hiểu được điều gì đang xảy ra trong các cấu trúc bên trong.


Qua lớp này thì mình bắt đầu hiểu lý do nên tập nội công của môn phái Hồng Gia La Phù Sơn. Đại loại khi xưa học vạn vật thì được biết cơ thể của mình gồm bộ xương, nối kết với nhau bởi các cơ bắp, dây chằng, gân,.. giúp cơ thể hoạt động đi đứng, ngồi, nằm,… cái lưng của cơ thể rất quan trọng vì nếu lưng yếu thì sẽ không đứng vững, khó có thể di chuyển, hay hoạt động tay chân.


Gần đây mình trải nghiệm khi tập Hồng Gia La pHù sơn, lực của cơ thể toả khắp toàn thân, từ đầu đến chân. Các cơ bắp và gân cốt đều bện với nhau cùng một lúc với hơi thở, tạo thành một khối lực. Tại sao chúng ta có thể nhất một cái thùng, một khối hay quăng một trái banh, nhờ lực nhưng khi yếu khi thì mạnh tuỳ theo vị trí bộ xương cơ thể trong lúc đó,…


Theo hình này chúng ta thấy xương sống, ở giữa hai phần xương thì có dây chằng và hệ thống thần kinh cùng với cơ bắp giúp xương sống đứng vững.


Các hình này cho thấy dây chằng, gân và dây thần kinh bám theo cấu trúc của xương sống giúp xương sống mạnh, mới khiên đồ, đi bộ được,… nếu một trong những thứ này bị lộn xộn sẽ khiến chúng ta đau.

Một góc nhìn khác về đĩa đệm khiến bị đau thần kinh toạ.

Hình ảnh cho thấy lưng thẳng và lưng về già thường hay ngoằng ngoèo vì ngồi lâu, làm việc tại văn phòng, ngồi không đúng nên hay bị nghiêng. Xương sống như vậy về già dễ bị đau lắm vì các dây chằng và dây thần kinh bị chấn bởi các khớp xương. Xem giải thích phần dưới 
Đây là hình hình ảnh khi hai đốt xương sống bị hở vì nghiêng tới trước hay ngã về phía sau.
Đây là hình cắt ngang của đốt xương sống qua 4 thời kỳ 
Hình này thấy rõ nhất bị cắt ngang xương sống và dây chằng và phần thần kinh nằm ở giữa hai phần xương
Chấm đỏ là khi các đốt xương bị trật sẽ khiến chất nằm giữa hai đốt xương sẽ bị áp lực va chạy ra ngoài.
Hình cắt của xương sống cho thấy xương khi tốt và khi bị hư hại theo thời gian 
Hình này cho thấy thoái vị đĩa đệm và hình thứ 2 cho thấy khi xương ngã về phía trước hay về phía sau 
Lưng cúi về phía trước và ngã về phía sau để thấy cái đĩa đệm
Khi đĩa đệm bị trật thì các dây chằng hay thần kinh (màu đỏ) sẽ bị ép khiến chúng ta đau đớn.
Hình cho thấy là chỗ nào của chân sẽ bị đau và bị tê
Hình vẽ cho thấy các đốt xương 5, L4, L3 đưa đến bị đau chân. Nhớ có lần coi ông thầy chữa bệnh trên mạng. Ông ta kêu đau chân trái thì đè đầu chân phải để chữa ngay chỗ đó hay đau chân thì đè chữa trên đầu. Mình hay thấy các hình ảnh của người Tàu vẽ các bàn tay hay bàn chân nói chỗ này là trên đầu gì đó. Nên đau chân, ông thầy cứ đề đầu xuống day bên trái bên phải. Chán Mớ Đời 
Đây là vị thế ngồi sai và đúng khi lái xe hay làm việc. Thật ra nếu chúng ta ngồi với tư thế cái mông cao hơn đầu gối thì tốt nếu không thì vẫn đau.  

Tóm tắc là khi làm việc tại văn phòng, lái xe, chúng ta ngồi hoài từ năm này qua năm nọ khiến xương sống không thẳng mà bị xiên, cong. Khi các đĩa đệm xương sống thay đổi sẽ vị trí, khiến các phần đệm giữa hai đốt xương sẽ bị áp lực và bị dẹp xuống khiến một phần bị ép chạy ra ngoài. Nếu không may, gặp các dây chằng hay hệ thần kinh, sẽ ép vào các dây này vô hình trung sẽ tạo áp lực trên hệ thần kinh chúng ta đau.


Hệ thần kinh không phải chỉ nơi lưng mà có thể ảnh hưởng đến tới chân tay, giúp chân tay cử động nên sẽ khiến cho chúng ta đau nơi chân hay tay và những điểm khác. Qua lớp cơ bản về xương sống và những nguyên nhân về đau đớn khi về già khiến mình nhớ đến những lợi ích tập Hồng Gia La pHù Sơn. 




Các hình vẽ trên cho thấy cơ bắp, gân xương và dây chằng tạo thành một cấu trúc chắc chắn, giúp đi bộ, chạy, đứng lên đứng xuống. Hôm qua leo núi, bổng nhiên cảm nhận cái phần Sartorius bị rút khá đau.


16 năm về trước, mình đau chân, đau đầu gối, leo lên cầu thang rất khó nhọc. Sau khi tập Hồng Gia La pHù Sơn một thời gian thì hết hẳn. Chỉ biết tập nay mới ngộ lý do các đơn nội công nhất là các thế đứng tập đã giúp các dây chằng, dây thần kinh được bện, kéo cái lưng trở về vị trí cũ.


Khoa có học môn Trật đả nên khi các đốt xương sống bị trật ra ngoài khiến đau lưng hay chân, Khoa có thể xoa dầu nóng ở vùng đốt xương bị lệch và dùng nội lực đẩy đốt xương lại vị trí cũ. Mình có thử một lần với người em rể, nghe cái cụp và anh ta bớt đau sau đó. Đồng chí gái thì nằm vạ, cứ bắt cạo gió hoài. Chán Mớ Đời 


Khi đứng tấn để kéo nội công thì hai chân bị khoá từ hai bàn chân lên tới xương cụt và từ đó dẫn lên tới cổ. Khi kéo nội công thì các phần thân thể cơ bắp đều được bện với nhau, co giản, mát xa nội tạng. Dạo này Khoa chỉ mình cách tập nhiệt thân pháp và để ý hơi thở khi kéo nội công thì thất kinh vì hơi thở cùng cơ thế đi chung một lúc thì toàn thân, các dây chằng, các dây thần kinh cơ bắp sẽ cử động nhịp nhàng theo hơi thở, khi hít vào và khi thở ra. Hơi thở lưng lưng nơi bụng khó tả lắm cảm thấy thoải mái hơn trước đây khi kéo đơn nội công. Cứ như muốn gồng mà khi Khoa chận tay lại thì bị gãy lực. 


Có điểm quan trọng sau khi kéo nội công thì cần phải xả các gân cốt. Lý do giúp đàn hồi lại sau 1 tiếng đồng hồ tập luyện, xoắn các cơ bắp và gân cốt. Do đó rất quan trọng là phải xả tấn, xả tay chân nếu không về lâu về dài có thể đưa đến những điều không hay.


Nay thì ngộ được phần hơi thở, nếu không mài hơi thở thì sẽ bị ngưng và lực mất ngay lúc ấy. Hệ thống thần kinh, dây chằng bao bọc cả bộ xương cần được co giãn vì nếu không hoạt động thì lâu ngày sẽ cứng, như vật dụng bị rét rỉ lâu năm.


Nói cho ngay, tập trên 16 năm, mình mới có chút kinh nghiệm, nhận thức được những thay đổi trong cơ thể. Có một anh đọc bài của mình, đến tập tuần vừa rồi. Nghe anh ta kể là mới gắn stent cách đâu 2 tuần.  Có trải nghiệm thì mới hiểu còn nghe mình ghi lại nữa gì mình cảm nhận thì Chán Mớ Đời.


Dạo này mình cảm nhận được hơi thở bằng bụng khi ngủ, rất vui nhưng ngủ ngay liền. Đây là cách tập thở để ngủ liền thay vì thức nghĩ ngợi mông lung. Hơi thở bằng bụng cảm nhận được khi kéo nội công và khi đi bộ nhưng chưa thuần thục lắm, hay bị đứt đoản, không như khi nằm một chỗ trên giường.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn