Hình Ảnh Đà Lạt trước và sau 75

Mình tính không muốn kể về Đà Lạt xưa nữa, thích nói chuyện ngày mai hơn. Thiên hạ quen và không quen, lại gửi cho hình ảnh xưa của Đà Lạt khiến mình lại tò mò, xem đây là đâu trong ký ức. Càng bay về vùng trời ký ức thì lại lòi ra đủ thứ kỷ niệm, đành phải viết lại nếu không nó lùng bùng trong đầu khó chịu.


Hôm nay, nhận được 29 tấm ảnh Đà Lạt xưa và nay của một người không quen gửi tặng. Tác giả lấy tấm ảnh xưa trước 75, rồi đến lại ngay góc ấy để chụp lại không gian ngày nay để so sánh xưa và nay khiến mình thất kinh. Tác giả là dân Số 4, nay sinh sống tại Sàigòn, còn trẻ, muốn tìm lại gốc tích quê xưa. Có một cô, khoe với mình đã thực hiện một cuốn sách về di sản Đà Lạt. Hóa ra giới trẻ Đà Lạt ngày nay, cũng chú ý về lịch sử Đà Lạt, cũng như thế hệ ông bà, cha mẹ họ đến lập nghiệp ra sao. Tương tự như mình khi xưa, muốn tìm hiểu về cuộc đời ông bà cụ, ông bà nôi và ngoại,…


Nhớ năm 1992, về lại Đà Lạt lần đầu tiên thì hình ảnh Đà Lạt như các tấm ảnh của ông người nhật Doi Kuro chụp. Phải công nhận te tua nhưng vẫn còn dáng xưa của Đà Lạt, khi mình vội vã rời bỏ, chỉ có là không sơn phết lại như một cô gái già, không son phấn. Trước 75, gần tết, mấy phố tiệm nhà cửa được người Đà Lạt, quét vôi lại để ăn tết. , . Nên ngày Xuân với mai anh đào nở rộ, rất đẹp.


Suốt 20 năm ở hải ngoại, mình ấp ủ những hình ảnh Đà Lạt xưa ấy, mong có ngày trở về, nhìn lại Đà Lạt để rồi thất vọng, ra đi. Mình tải lên đây để ai xa xứ Đà Lạt, có thể tưởng tượng lại nét đẹp ngày xưa của Đà Lạt.

Đây là hình khi xưa, đầu đường Duy Tân, bên trái là tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, có cái lò điện. Đối diện là tiệm VĨnh Hoà, kế bên là tiệm thuốc tây Minh Tâm, của cô Minh và chú Phấn, con của ông bà Võ Quang Hàm. Mấy dãy phố này là do ông Võ Đình Dung xây cất, sau về hưu và bán lại cho các chủ nhân mấy tiệm ở đây. Ông Võ Đình DUng là một trong 5 người của hội đồng thị xã Đà Lạt khi xưa. 2 người Việt và 3 người Pháp. Mình có kể trong bài sự hình thành khu Hoà Bình.
Sự khác biệt giữa 80 năm trời. Dãy phố này kéo dài đến đường Thành Thái. Khác biệt kiến trúc của tấm ảnh trên rất giống nhau, chiều cao, cùng mái, cửa sổ,…làm theo tiêu chuẩn của kiến trúc sư pháp đề đặt ra trong họa đồ chính, 
phát triển Đà Lạt, 6 mét chiều ngang, cho phép 2 tầng. Tiệm ăn Chic Shanghai gồm 2 căn nhập lại. Sau này đến thời Việt Nam Cộng Hoà sau 63, mới có vụ nhà thầu xây cao hơn 4 tầng như khách sạn Thuỷ Tiên và khách sạn Mộng Đẹp. Bắt đầu sự tàn phá kiến trúc, không gian mà người Pháp và đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, tiếp tục xây dựng.

Hội An được du khách tây mến, yêu thích vì những căn nhà cổ. Thành phố này, có một quan lớn, biết giữ gìn không cho xây cất bừa bãi nên còn giữ chút gì không gian xưa, giúp dân tình kiếm sống với ngành du lịch. 

Sau Mậu Thân, chiến tranh gia tăng khắp nơi, dân tình ở quê, chạy giặc vào Đà Lạt nhiều nên cắm dùi chiếm đất xây nhà cửa, không theo các bản đồ phát triển của người Pháp để lại. Để hôm nào, rảnh mình viết về dân số Đà Lạt từ khi thị xã được thành lập đến nay, để hiểu lý do Đà Lạt phát triển một cách man rợ. Khởi đầu từ đệ nhị cộng hoà, với khách sạn Mộng Đẹp và Thuỷ Tiên. Ông chủ khách sạn Mông Đẹp, nGuyễn linh Chiểu, thầu khoán xây chợ Đà Lạt, xây hơn một tầng theo giấy phép, chạy chọt mấy ông lớn sau khi ông Diệm bị lật đổ nên tha và khách sạn Thuỷ Tiên cũng chơi cha kiểu này, khiến dân Đà Lạt quen thói, không theo bản vẽ của thành phố. Có gì thì dúi tí tiền cho mấy ông lớn Đà Lạt xưa.

Thời ông Diệm, có ông thị trưởng Trần Văn Phước xây cất các công trình như chợ Đà Lạt, khu Hoà BÌnh,…. Bản hiệu các tiệm buôn bán tại Đà Lạt rất nhỏ, theo kích thích đàng hoàng. Mình quên rồi vì đọc lâu ngày nhưng có chuẩn mực. Nhớ đến chỗ ông thợ vẽ các pano, Nguyễn Đình Nghi, đường Minh Mạng, cạnh nhà sách Khai Trí, đối diện bi-da Hồng Ngọc. Thấy ông ta làm sẵn các pano theo kích thước quy định.

Người dân cắm dùi, xây nhà loạn lên, mấy đại gia chặt cây Đà Lạt để cung ứng cho việc xây nhà, giàu to. Đà Lạt phát triển nhanh chóng, không theo lề lối. Với tư duy ao làng nên xây lại căn nhà như ở quê với mấy tấm tôn và nhà gỗ. Dạo ấy nhà xây bằng gỗ thông đầy. Đường Hai Bà trưng và Cường Để, thương phê bình căm đùi, xây nhà đủ kiểu. Xóm mình cũng vậy.
Đây là đầu đường Minh Mạng, chỗ tiệm Viễn Xương LOng, Đức Xương Long của gia đình Huỳnh Quốc Lương trong một buổi rước lễ Phật đản hay Thánh Mẫu. Dãy phố này cũng do ông Võ Đình Dung xây cất rồi bán lại cho các chủ tiệm ở đây. Thiết kế kiến trúc ngày nay, không cần kiến trúc sư vì không cần cửa sổ, cứ lấy mấy pano quảng cáo là xong việc. Khu Hoà bÌNh được khởi đầu bởi dãy nhà của ông Đội Có hai tầng, chỗ bến xe Tùng nGhĩa, sau đó đến dãy phố Bùi Thị Hiếu. 

Sau này, ông Võ Đình Dung mới xây dãy phố nhà hàng Mekong, Việt Hoa và dãy phố Chic Shanghai. Nếu nhìn kỹ, theo kiến trúc và kích thước do kiến trúc sư trưởng thành phố ấn định. Nay thì chỉ thấy bảng quảng cáo và cờ xí.
Chỗ này chụp từ cầu thang chợ đi lên góc Lê Đại HÀnh. Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng
Khu Hoà Bình, chỗ tiệm đồng hồ Tiến Đạt, không gì thay đổi, ngoại trừ các đường dây điện thoại, chằn chịt. Ngược lại phía bên đồi, chỗ nhà lao xưa thì khách sạn xây đầy.
Đường Mình Mạng, góc chưa thay đổi lắm, ngoại trừ dây điện thoại 
Khu rạp Hoà Bình không thay đổi, ngoại trừ các ống điện bắt trên tường cho đèn đêm. Khi xưa, có lẻ sang trọng hơn một tí, nay thì móc treo đồ bán như chợ trời. Tiến Đạt thành Phương, Anh Lân thành Hiếu Hằng,…
Bao nhiêu cửa sổ bị che lấp bởi mấy pano quảng cáo. Chắc trong phòng rất ẩm vì không mở cửa sổ.
Đường Hàm Nghi, khu Hoà Bình. Thấy tiệm sách Liên Thanh, góc Bùi Thị Hiếu. Hình này chụp sau 75, chắc do ông Kuro chụp vì trước 75, khá sạch sẽ, sơn vôi mỗi năm. Chỗ nhà cao tầng là giang sơn của Easy Rider
Chợ Cũ hay Chợ Cây, sau khi chợ Đà Lạt mới, được xây dưới thời đệ nhất cộng hoà, chỗ này được ông chủ tiệm Chic Shanghai mướn để xây lại thành khu phố Hoà BÌnh và rạp xi nê Hoà Bình. trở thành rạp xi nê Hoà BÌnh. Nay hàng ghế đã được thay đổi. Mình nhớ khi xưa có 3 loại màu cho ghế; xanh đỏ vàng nay thì không nhận ra phía trong của rạp chiếu bóng
Góc Đường Tăng Bạt Hổ và Hàm Nghi, bên hông tiệm ăn Mekong, nơi làm đám cưới ông bà cụ mình 68 năm về trước. Hình như bây giờ cũng là tiệm cà phê, thấy quảng cáo man rợ. Hôm nay, có ông thần nào, hỏi mình còn nhớ đến chị Yvonne, ngồi két ở tiệm Mekong. Dạo ấy đâu có tiền để vào mấy chốn này. Khá lắm là ngồi lề đường ở dốc Minh Mạng, uống ly sữa đậu nành của bà 7 Quốc. Có một lần đi bộ từ chợ về, đi ngang đây thì thấy ông cụ mình đang ngồi uống cà phê với bạn. Ông cụ chạy ra kêu mình vào, kêu chai nước cam vàng BGI cho uống. Vào đây ngửi mùi tiệm ăn, phê không thể tả. Đó là lần đầu và cũng lần cuối được ngồi trong tiệm ăn này. Nhớ là ngồi ghế nệm, màu đỏ Bordeaux, không phải mấy ghế đẩu với chân bằng sắt nhé. Không như ở mấy tiệm phở, lấy ghế đẩu rồi chồng lên nhau. Khi có khách thì lấy cho ngồi.
Góc đường Lê Đại Hành, có chiếc xe Jeep của ông cụ mình vì dạo ấy, Đà Lạt chỉ có độc nhất một chiếc xe Jeep sơn màu xanh da trời. Khách sạn Mộng Đẹp, (Modern), sau khi quân đội Mỹ rời Việt Nam. Nay được dịch thành Nice Dream. Phía bên đồi nhà lao, nơi mẹ mình bị tây nhốt 6 tháng trời, nay được xây cất hết đất luôn.
Nếu mình không lầm thì đây là đường La Sơn Phủ Tử gần Mả thánh, cuối đường mình thấy cái dốc lên đường Ngô Quyền. Thấy chiếc xe Lam, chở hoa liểng đi trước, như xe của chú Thành, người làng Dưỡng Mong vì Đà Lạt có 2 chiếc có đầu xe như của chú và chiếc xe tang chở hòm đi sau. Sau khi đọc bài này, người gửi ảnh cho biết là đám tang của ông ngoại của anh ta, nhà ở Ngô Quyền năm 1981. Ngay bên trái của tấm ảnh là nhà của Trần Văn Tiến, có xe hàng chở hàng Sàigòn Đà Lạt. Nay bảo mình nhận ra chỗ nào không thì chịu.
Cà phê Tùng nổi tiếng Đà Lạt. Cột điện xi măng được thay thế bằng cột điện bằng sắt nhỏ hơn nhưng dây điện thoại đầy. Bên cạnh là giày Tân Việt, còn đi tới một tí là nhà in Lâm Viên. Sau này mấy người con đổi thành khách sạn Europa. Thiên hạ cứ hỏi mình biết tiệm cà phê này, cà phê nọ,.. thú thật khi xưa, mình không uống cà phê thêm còn bé, không có tiền để đến những nơi này. Chỉ nhớ có gặp một cô, kêu là con gái của tiệm cà phê ở đường Phan Bội CHâu. Nay là tiến sĩ, dạy ở đại học Pomona, đang tìm cách sản xuất cà phê hưu cơ. Có nhớ một ông thần tên Thông, con trai của tiệm cà phê Tùng này, học chung với mình ở Yersin khi xưa nhưng không chơi với nhau. Chỉ nhớ là có học chung và gặp lại Phước, con nhà in Lâm Viên. Con gái tiệm Liên Thanh hình như có học chung ở petit lycee, còn tiệm Đại Việt, không chơi nên không có kỷ niệm để kể. Chán Mớ Đời  (Còn tiếp)

Hôm nào mình về Đà Lạt, phải đến tiệm cà phê buổi sáng Chez Nous ở đường Phan Đình Phùng uống thử, nghe nói ngon cực đỉnh, cà phê gốc.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo ăn bơ Sơn đen 



Nguyễn Hoàng Sơn