Thế hệ Z và sự cô đơn
Mình thấy một tấm ảnh tại Nhật Bản; một nhà ga nhỏ, không ghế chỉ có một đường rầy dừng tại đây rồi quay ngược lại. Ngạc nhiên nên mò mò đọc thì khám phá ra họ xây nhà ga này để ai có ý định tự tử thì đến đây, có thời gian suy nghĩ về tự quyên sinh khiến mình thất kinh.
Mò thêm tài liệu thì khám phá ra Nhật Bản là một quốc gia phát triển nhất á châu, là ngọn hải đăng cho các nước á châu khác. Sự thật về hậu quả của sự phát triển nhanh chóng là sự cô đơn. Người Nhật cảm thấy đơn độc, nhiều người chịu không được, phải tìm đến cái chết.
Mình xem một phim tài liệu nói đến vấn đề này của đài truyền hình Tân gia ba thì thất kinh vì có thể xẩy ra khắp thế giới vì sự toàn cầu hóa.
Tại Nhật Bản, họ gọi thế hệ Z (Gen Z) là người Nhật sinh từ cuối thập kỷ 90 và thập kỷ 2010, đang gặp vấn nạn xã hội, kinh tế, và áp lực văn hoá khiến đưa đến tình trạng cô đơn khá cao. Có nhiều điểm khá chú ý:
Đầu tiên là sự chuyển hoá của xã hội, xã hội Nhật Bản thường được xem là một xã hội với tinh tần cộng đồng rất mạnh mẽ. Ngày nay giới trẻ theo lối sống “solo katsu” (sinh hoạt riêng một mình). Kiểu sống ăn một mình , đi xem phim của một mình. Họ phỏng vấn một cô diễn viên, không nổi tiếng lắm. Cô ta cho biết là diễn viên nên không thể nào để lộ hay nói cho ai biết về suy tư của vì sợ sẽ bị đồn thổi. Từ từ tự khép kín, không có bạn để tâm sự. Một hôm, cô ta vào tiệm ăn thức ăn nhanh, ngồi ăn và khám phá ra niềm vui ăn một mình thay vì phải có sự hiện diện của những thân hữu.
Năm 2023, có một thăm dò của LINE Research cho rằng 14% thế Z của Nhật Bản theo dõi các nhóm trên YouTube, nhưng các nhóm về xã hội, làm quen thì rất ít, nhưng các thú tiêu khiển một mình thì gia tăng rất nhiều.
Đây không phải là quyết định cá nhân mà vì hoàn cảnh môi trường văn hoá của Nhật Bản đòi hiểu nhiều hay sợ bị từ chối như một bà, kể là ở tuổi trung học, đi học không giỏi nên bị áp lực gia đình nhất là sợ bạn học chê cười nên nghỉ ở nhà không đi học luôn. Nay bà tham gia các nhóm để giúp những người trẻ tuổi lâm vào tình trạng này.
Một cô bé khác kể 14 tuổi, không chịu được sự giáo dục hà khắc của bố mẹ nên bỏ nhà đi bụi đời. Đến Đông Kinh thì khám phá ra có club mượn người nghe mình tâm sự, để mình tâm sự nhưng họ chặt tiền khá đẹp nên nợ chồng chất phải đi làm gái bao. Vì cảm thấy có người cần gần gũi cô ta thay vì khi xưa, ở với bố mẹ, cứ bắt học hành, giỏi như người này người nọ, không được tâm sự với ai cả.
Điểm thứ hai là văn hoá làm việc ở Nhật Bản, với 80 giờ mỗi tuần khiến giới trẻ cho rằng rất khó có thời gian để đả thông tư tưởng với khác giới. Vì họ có thể bị lôi kéo vào vòng đai , làm việc, rồi đi uống với đồng nghiệp sau khi rời hảng. Ngoài ra từ 30 năm nay, kinh tế Nhật Bản đình trệ khiến các lo âu sợ mất việc nên khó đi đến quyết định làm gia đình, xây tổ ấm. Họ có phỏng vấn một cô thạc sĩ, sau khi tốt nghiệp trở về tỉnh làm việc cho một cơ quan chính phủ, bận công việc quá nên không thời gian để yêu nên sống độc thân. Thêm họ không muốn đóng vai trò cổ điển của phụ nữ xưa, muốn trải nghiệm cuộc đời và lo cho sự nghiệp.
Ngoài ra có góc cạnh về kỹ thuật. Thế hệ Z sinh ra trong công nghệ kỹ thuật toán nhưng các nghiên cứu cho hay, họ có thể kết nối trên mạng nhưng lại không thay thế được các nối kết ngoài đời.
Chuyến đi Việt Nam và Úc đại Lợi vừa qua, mình trải nghiệm được một điều, gặp mặt những người kết nối trên mạng như anh bạn làm bờ lốc cho mình ở Sàigòn hay gặp mặt mấy ông thần trinh sát 302 khi về Đà Lạt, hay mấy người kết nối trên mạng. Họ rất dễ thương ngoài đời. Họ rất chọn lọc, không phải ai cũng kết nối làm bạn nên khi gặp nhau, có cảm tưởng như đã hiểu nhau nhiều vì đọc bài vỡ của nhau. Chỉ tiếc là thường mình viết khi đang ở phi trường, trước khi lên máy bay nên khi thiên hạ đọc bài thì mình đang ở trên phi cơ nên thường xuống phi trường mới nhận được nhắn tin, kêu mời gặp nhau. Quá trễ. Hẹn lần sau.
Họ cho biết là đại dịch covid càng làm khó khăn hơn Nhật Bản áp dụng chính sách cách ly. Theo thăm dò thì 40% trả lời cảm thấy cô đơn. Lý do là các sinh hoạt như đi chơi với trường, các buổi lễ bị xoá bỏ, kiểu tốt nghiệp trung học hay đại học, không được chung vui với bạn hữu. Như con gái mình tốt nghiệp không được chia vui cùng bạn học, phải nằm nhà xem trên màn hình đưa tên mình lên. Năm sau phải về trường lại để làm lễ tốt nghiệp nhưng có rất nhiều người ở xa không về được. Mất luôn kết nối với bạn học sau khi bị cách ly.
Ngoài ra, có hiện tượng mà người Nhật gọi là “hikikomori”, người Nhật Bản trẻ nhưng kêu ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, họ không tham dự vào các sinh hoạt xã hội. Họ phỏng vấn một anh chàng trẻ, từ bỏ Đông Kinh về quê ở. Anh ta cho rằng ở quê , người dân hàng xóm giúp đỡ lẫn nhau. Còn ở đông kinh, không biết thằng hàng xóm là ai. Theo chính phủ cho biết có độ 1.5 triệu người. Họ phỏng vấn một anh chàng cho biết cha mẹ lo đi làm nên từ nhỏ bị cô đơn nên không có ai để tâm sự rồi đi học lại ngu như mình, bị bạn bè chế diễu nên thu mình lại, không tiếp xúc với ai.
Cho thấy phát triển cũng có cái bề trái của nó. Dân số người Nhật này giảm nhanh, xem như xứ này hết tiến nổi vì người già chiếm số đông rồi. Giới trẻ thì không lấy chồng lấy vợ gì cả. Lo làm.
Sau đó lại thấy một nghiên cứu khác ở Phi Luật Tân thì tương tự giới trẻ ở đây cũng bị cô đơn, xem như đứng thứ 2 trên trên thế giới. Họ cho biết có đến 47% giới trẻ Phi kêu là cô đơn, được xem đứng thứ 2 trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 20 trên thế giới. Họ phỏng vấn một anh chàng trẻ to béo, làm một người AI trong điện thoại rồi ngồi nhà kêu AI đi bộ vì anh ta muốn đi bộ nhưng cứ để AI đi bộ còn anh ta ngồi xem anh ta AI đi bộ trên điện thoại.
Một cô gái khác nói lớn lên với bà ngoại vì bố mẹ đi làm lao động quốc tế nên năm khi mười hoạ mới gặp. Bà ngoại thì già nên có sự cách trở của thế hệ. So sánh với bạn bè có cha mẹ bên cạnh nên tủi thân rồi tự khép kín. Có trên 20 triệu người phi đi lao động quốc tế. Mình nhớ có lần sang Hongkong chơi, chiều chủ Nhật ra quảng trường Victoria thấy toàn người phi, đi lao động quốc tế, gặp nhau chia nhau những món ăn, kể chuyện quê nhà, con cháu. Mình có quen một bà phi, ý tá, kể là con để ở Phi cho bà ngoại nuôi. Nhớ con như điên nhưng chỉ gặp 2 tuần một năm từ 15 năm qua.
Ngày nay, vào nhà hàng hay đi đâu, cũng thấy mỗi người cầm điện thoại, đợi thức ăn mang ra. Như khi xưa có bài hát, chúng ta yêu nhau tuy xa mà gần, tuy gần nhưng cách xa.
Ở Việt Nam có ông thầy Thích Minh Niệm, giúp giới trẻ tìm lại mình, trị các nổi cô đơn và trầm cảm. Còn có cách khác là lên mạng chửi lộn với mấy người không quen biết. Để khiến cái tôi lớn hơn. Giúp dung lượng trái tim nở phình ra nhưng thay vì để chứa thương yêu, chúng ta chứa hận thù để rồi lại kêu tại sao cô đơn.
Dạo trước có mấy nhóm trên mạng, có tổ chức ốp-lai, mình có đi dự, thấy bà con cũng vui vẻ, có lẻ cùng một khuynh hướng nào đó, nói chuyện rất cởi mở. Nay chủ xị nghe nói dọn đi xa nên hết thấy tổ chức. Xong om
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn