Showing posts with label Kinh tế. Show all posts
Showing posts with label Kinh tế. Show all posts

Nhựa toàn năng

 Nhựa khắp nơi


Đi chơi Việt Nam và Phi Luật Tân, mình thấy người dân sử dụng nhựa rất nhiều. Được cái là ở Phi Luật Tân, họ có thùng rác tái sinh khắp nơi cho du khách và thị dân bỏ rác. Mỗi tháng họ không cho du khách đến viếng các đảo 1 ngày để họ dọn dẹp rác rưới. Họ cho biết là rác nhựa từ Việt Nam, Nam dương, Trung Cộng trôi dạt sang xứ họ rất nhiều. Ở Việt Nam thì thấy rất ít thùng rác tái sinh, ngược lại thì thấy dân chúng xài đồ nhựa như bao nylon, hộp nhựa và quăng tùm lùm. Dạo này, mình có thấy các nhóm trẻ, đi hốt rác, đồ nhựa trên các sông rạch. Cũng mừng là giới trẻ tại Việt Nam bắt đầu để ý đến môi trường.

Hình ảnh Đà Lạt sau khi du khách ra đi, chưa kể là mỗi khi có festival 

Đời sống ngày nay với thức ăn nhanh kèm thức uống khiến chúng ta sử dụng các bịch nylon, đồ ly giấy, hộp đựng thức ăn quá tải khắp thế giới. Người ta nói ngoài biển khơi rác rưới của thị dân được đem ra đó đổ, giết cá và thuỷ sản rất nhiều. Mình không biết đó là tuyên truyền của các phe phái hay sự thật. Có thể cả hai.

Cali cách đây mấy năm, ra luật là các siêu thị không được phát bao nylon khi đi chợ, người mua phải đem theo các giỏ tái sinh để bảo vệ môi trường. Lúc đầu, mình thấy cũng hay nhưng hoá ra các siêu thị không muốn tốn tiền cung cấp bao bị cho khách hàng nên Lobby các đại biểu luật này. Lý do là họ không cung cấp bao nylon nhưng lại bán các bị nylon hơi dầy một tí, gọi là bảo vệ môi trường, mua về cũng làm te tua môi trường. Ai đi chợ, mấy ai nhớ đem theo bịch tái sinh nên đành mua bịch nylon, không giải quyết vấn nạn môi trường. Hôm qua, đồng chí gái kêu đi chợ, đến khi tính tiền, họ hỏi có muốn mua bịch không thì đồng chí gái kêu muốn. Mình nói không, đẩy cái xe ra cạnh xe cho khoẻ đời, đỡ tốn tiền và không tàn phá môi trường. Chán Mớ Đời 

Gần đây, buồn đời, vào vườn trời nóng nên nghỉ mệt. Mình đọc một bản tường trình của Consumers Report thì thất kinh. Họ cho biết có thí nghiệm gần 100 thực phẩm, thì họ khám phá ra có 2 loại hoá chất dùng trong nylon. Đó là bisphenols và phthalates. Ai buồn đời thì đọc đường dẫn.

CR’s recent tests of nearly 100 foods 

Những khám phá này đáng lo ngại vì có bằng chứng rõ ràng cho thấy mối liên quan giữa việc tiếp xúc với các hóa chất này với một số ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm cả sự gián đoạn của hệ thống nội tiết hoặc hormone. Sự gián đoạn liên quan đến các vấn đề về phát triển thần kinh, rối loạn chuyển hóa và các vấn đề sinh sản. Theo một nghiên cứu mới, các bệnh có liên quan đến việc tiếp xúc với các hóa chất liên quan đến nhựa khiến Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng 250 tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe trong năm 2018. Xem đường dẫn chemicals to a number of health effects

Nhựa được phân loại ra nhiều số. Cả 20 năm trước, có một tên quen có giải thích cho mình vụ này về các chai nhựa nên từ đó mình cũng rất ngại uống nước trong chai.

Những khám phá  của CR đáng lo ngại vì hóa chất trong nhựa không chỉ giới hạn ở phthalates và bisphenol-A (BPA). Tiến sĩ Maricel Maffini, một chuyên gia về an toàn hóa chất, cho biết đó chỉ là “poster children for a broken system”. Sự thật thì khủng khiếp hơn.

Các nhà nghiên cứu đã lập danh mục hàng ngàn hóa chất được tìm thấy trong nhựa. Theo tiến sĩ Tracy Woodruff, giáo sư khoa học sinh sản tại Đại học y khoa California, San Francisco, nhiều loại có liên quan đến các mối nguy hiểm cho sức khỏe. Tiến sĩ Maffini cho biết nhiều loại được sử dụng bú xua la mua nhưng vẫn chưa được nghiên cứu hoặc kiểm tra đầy đủ về độ an toàn. Hơn nữa, những mảnh nhựa nhỏ, được gọi là vi nhựa, luôn phân hủy nhựa và hiện được tìm thấy trong thực phẩm, nước và không khí. Và những mảnh nhựa nhỏ này không chỉ có thể lọc hóa chất mà còn có thể gây ra nguy hiểm cho sức khoẻ.

Theo tiến sĩ Maffini, việc sử dụng rộng rãi nhựa có nghĩa là chúng phổ biến đến mức các cuộc khảo sát giám sát sinh học quốc gia của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đã tìm thấy một số hóa chất nhựa - bao gồm BPA và phthalates - ở hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ. Có thể đó là khởi đầu cho bệnh ung thư.

Mình đọc đâu đó, có trên 2,000 hoá chất được sử dụng tại Hoa Kỳ mà chúng ta chưa biết hệ quả như thế nào. Các loại kem hoá chất dùng để chống da ăn nắng là nguồn gốc ung thư da của mấy bà. Nhưng lại được tiếp thị khác ngược.


Bác sĩ Philippines Landrigan, nhi khoa và bệnh tật, tại Boston cho rằng các hoá chất này gây tác hại cho nội tạng, dẫn đến bệnh tật sau này.


Những hoá chất khác làm gián đoạn các quá trình sinh học quan trọng, thường liên quan đến hormone. Điều này xảy ra vì một số hóa chất trong nhựa có thể ảnh hưởng đến các thụ thể sinh học tương tự như hormone tác động trong cơ thể chúng ta. Một số vấn đề sức khỏe có thể do hóa chất trong nhựa gây ra bao gồm cân nặng khi sinh thấp và sinh non, suy giảm khả năng sinh sản, nguy cơ ung thư vú ở bà mẹ và các vấn đề về phát triển trí não ở trẻ nhỏ.

Những loại hóa chất này—được gọi là chất gây rối loạn nội tiết (endocrine disrupters) cũng đã thay đổi những quan niệm cũ về liều lượng tạo ra chất độc. Mặc dù điều đó đúng đối với một số loại độc tố, nhưng các hợp chất gây rối loạn hệ thống nội tiết, chẳng hạn như bisphenol và phthalates, có thể có tác dụng lâu dài đối với sức khỏe ngay cả khi ở liều lượng thấp.


Tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết có thể làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, các vấn đề về phát triển thần kinh và các vấn đề sinh sản. Landrigan cho biết những người mang thai và con cái của họ dễ bị ảnh hưởng nhất. Đó là bởi vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi nhỏ về nồng độ hormone khi chúng đang phát triển. Ví dụ, nếu nồng độ hormone tuyến giáp bị gián đoạn ở người mang thai, điều đó có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ. 

Bác sĩ Landrigan, việc tiếp xúc sớm với chất chống cháy bromine, được tìm thấy trong nhựa và được tích hợp trong các thiết bị điện tử, dệt may, đồ nội thất và vật liệu xây dựng, có liên quan đến “tổn thương não biểu hiện là chỉ số IQ giảm ở trẻ em, hệ thống chú ý bị rút ngắn và ADHD”. Ngày nay trẻ em Hoa Kỳ bị bệnh ADHD và tự kỷ rất cao, nghe nói lên đến 10%. Có một bác sĩ Mỹ đi Việt Nam theo phái đoàn y tế, nói với mình là bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam rất cao, có thể lên đến 20%. Nhưng người ta không biết cứ nghĩ như xưa, đứa bé hơi lộn xộn. Mình đọc nhiều tài liệu cho rằng con nít ngày nay bị tự kỷ nhiều vì tiêm thuốc ngừa đủ thứ. Trong thuốc chích ngừa có chất bảo quản, loại gì quên tên rồi, chất chì. Mình hỏi vài bác sĩ khác thì họ lắc đầu và lắc đầu nên không biết tin ai.

Theo tiến sĩ Woodruff, các hợp chất khác được sử dụng để sản xuất một số loại nhựa, như vinyl chloride, đặc biệt là bị đổ ra tùm lùm khi một đoàn tàu xe lửa trật bánh ở Đông Palestine, Ohio, vào tháng 2 năm 2023, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. The train derailed on 03 February prompting evacuation orders for many of the residents of the town of about 5,000 people as official attempted to burn off vinyl chloride, butyl acrylate, and other hazardous chemicals. Some residents are reporting headaches, rashes, dizziness, nausea, fish kills and effects on pets.

Ở những khu vực gần các cơ sở sản xuất nhựa, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và ung thư hạch, ung thư phổi, hen suyễn, đột quỵ, sinh non và thai chết lưu tăng lên. Khi được sử dụng thông thường, những hóa chất này thường không được coi là độc hại cấp tính như lượng chì cao. Nhưng việc chúng ta tiếp xúc hàng ngày với những hóa chất này vẫn khiến nhiều nhà nghiên cứu lo ngại, họ nói rằng việc tiếp xúc này là nguyên nhân gây ra một lượng lớn bệnh tật. Mình nhớ lúc mới mua vườn bơ, mình phải làm lại hệ thống tưới nước bằng nhựa. Khi dùng máy cưa để cắt cho nhanh thì thấy bụi nhựa bay tùm lùm. Chúng ta hay dufn gồ vi sóng hâm thức ăn trong các hộp đồ ăn hay dĩa nhựa, có thể gây nguy hiểm khi ăn vào.

Theo tiến sĩ Woodruff, khi sản xuất nhựa tăng lên thì tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cũng tăng theo. Và trong khi một số yếu tố liên quan đến nhau có thể xảy ra, nhiều nhóm chuyên gia bao gồm Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Liên đoàn Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế (American Academy of Pediatrics and the International Federation of Gynecology and Obstetrics) nói rằng ít nhất một phần sự gia tăng đó có thể là do tiếp xúc với hóa chất. Thật khó để định lượng tác động chính xác của mọi hóa chất mà con người tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Khi họ viết hay nói, đều chung chung vì sợ bị thưa kiện. Cứ dùng cụm từ “có thể”, khoa học thì không có vụ có thể. Nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu về hóa chất nhựa đã theo dõi dân chúng theo thời gian để xem xét các mô hình bệnh tật và xem xét xem những hóa chất này ảnh hưởng trực tiếp đến động vật và trong một số trường hợp là con người như thế nào. Tất cả điều này đã giúp làm sáng tỏ cách thức một số hóa chất gây bệnh và cung cấp bằng chứng cho những lo ngại mà các nhà nghiên cứu đã nêu ra trong nhiều năm. Lúc đó thì bị bệnh nặng rồi.

Ý Đại Lợi cấm bán các loại thịt nuôi từ phòng thí nghiệm

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, người ta đã hiểu rõ hơn về ảnh hưởng sức khỏe của việc tiếp xúc với một số hóa chất trong nhựa—chẳng hạn như bisphenol và phthalates. Nhưng dựa trên những gì chúng ta biết về những hóa chất đó cũng như số lượng các hóa chất tương tự và các chất phụ gia khác được sử dụng trong nhựa, các chuyên gia nghi ngờ rằng danh sách các hóa chất nhựa có khả năng đáng lo ngại còn rất dài.

Các nhà nghiên cứu nói rằng chúng ta biết ít hơn về ảnh hưởng của vi nhựa đến sức khỏe, nhưng có nhiều lý do để lo ngại. Landrigan nói: “Chúng có thể hoạt động như những con ngựa thành Troy mang hóa chất độc hại vào cơ thể con người.” Người Việt chúng ta hay nói bệnh tòng khẩu nhập.

Mình nhớ lâu rồi, có đọc đâu đó một bài nghiên cứu nói về các chai nước làm bằng nhựa. Họ kêu phải xem cái đít chai mang số mấy. Thường loại dầy thì tốt còn loại mỏng thì rất nguy hiểm vì các chai này có thể bị ảnh hưởng của khí hậu nóng hay lạnh làm các bụi nhựa biến vào nước và khi mình uống là ngọng. Từ đó mình ít khi uống nước trong  chai nhựa lắm. Lấy bình bằng thiết inox hứng nước lọc ở nhà uống. 

Ngoài ra, theo tiến sĩ Woodruff, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với vi nhựa có liên quan đến các vấn đề về khả năng sinh sản của nam giới, dấu ấn sinh học của ung thư ruột kết và ruột cũng như các vấn đề tiềm ẩn về hô hấp. Cơ chế của những tác động này vẫn chưa rõ ràng. Nhưng ngoài nguy cơ những hạt này mang hóa chất độc hại, cũng có thể là khi chúng xâm nhập vào các mô khác nhau, những hạt này đóng vai trò là chất gây kích ứng, gây viêm nhiễm dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe. Không biết ngày nay, người ta ít sinh đẻ, có phải vì vi nhựa. Chán Mớ Đời 


Có ít nhất hai cơ chế mà các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc với nhựa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tiếp xúc với hóa chất trong nhựa, sau đó là ăn hoặc hấp thụ nhựa vi mô và nano. Và con người tiếp xúc với nhựa—và các hóa chất tạo nên và được thêm vào vật liệu nhựa—xảy ra ở mọi giai đoạn trong vòng đời sản phẩm, từ sản xuất đến sử dụng cho đến thải bỏ.

Từ bé đã chơi với đồ chơi làm bằng nhựa, được sơn phết bằng màu pha chất chì để giữ màu cho lâu, ít phai. Buồn đời cắn cắn là xem như cả thể loại như kể trên.

Landrigan nói: “Mối nguy hiểm đối với sức khỏe của nhựa bắt đầu từ những mối nguy hiểm xung quanh việc hút dầu và khí đốt ra khỏi lòng đất”. Nhựa phần lớn có nguồn gốc từ than, dầu và khí đốt, và những người sống gần nơi khai thác hoặc xử lý các vật liệu này phải đối diện với tỷ lệ cao các hóa chất độc hại và ô nhiễm không khí. Nhưng tất cả chúng ta đều tiếp xúc với nhựa khi chúng được sử dụng. Mình có kể dầu thực vật là do các loại này mà ra. Cứ nghe vegetable oil là tưởng từ họ ép dầu từ các rau cải mà ra. Chán Mớ Đời 

Hàng nghìn hóa chất được thêm vào nhựa vì nhiều lý do, bao gồm cả việc làm cho chúng dẻo hơn, ổn định hơn hoặc có khả năng chống cháy. Landrigan nói: “Phần lớn những hóa chất đó không liên kết chặt chẽ với nhựa, chúng bị mắc kẹt trong khung nhựa”. “Khi người ta sử dụng chúng, khi hâm nóng chúng trong lò vi sóng hoặc đồ chơi cho con nít vào bồn tắm và nước ấm lên, những hóa chất này có thể thoát ra ngoài và xâm nhập vào người.”

Một số yếu tố nhất định làm cho nhựa có nhiều khả năng lọc hóa chất hơn: nhiệt có thể làm chúng thoát khỏi cấu trúc nhựa, chất béo và dầu có thể hút các hợp chất như phthalate ra ngoài. Vì những yếu tố này, mọi người có thể bị phơi nhiễm khi rửa đĩa nhựa trong máy rửa bát hoặc đựng thức ăn chứa nhiều chất béo trong hộp nhựa. Nhiều sản phẩm chúng ta tiếp xúc hàng ngày, như quần áo và thảm làm từ vật liệu tổng hợp, thực sự phần lớn là nhựa và có thể thải ra cả hóa chất và vi nhựa. Hay bình nước nhựa để ngoài nắng hay nơi nóng ẩm.

Ngoài việc làm thoát hóa chất, sự hao mòn còn khiến các hạt nhựa siêu nhỏ và nano bị vỡ ra, làm ô nhiễm thực phẩm và tích tụ bụi trong nhà mà sau đó hít vào. Tiến sĩ Woodruff cho biết: “Bụi thực sự là nơi chứa các hóa chất đến từ tất cả các sản phẩm khác nhau” và có thể chứa đầy các hạt vi nhựa và hóa chất có trong nhựa.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy một chai nước nhựa 1 lít có thể chứa khoảng 240.000 mảnh nhựa nano, đủ nhỏ để đi vào máu và vượt qua hàng rào bảo vệ trong cơ thể.

Đi du thuyền của Pháp đến Nam Cực, hay gần đây đi Palawan, vào một khách sạn, thấy họ sử dụng ve chai đựng nước thay vì bình nước bằng nhựa, nhằm bảo vệ môi trường. Uống nước trong ve chai khiến mình cảm thấy an tâm hơn. Có ông thần nào còm cho biết bên Tây công ty Perrier, đã phá hủy 1 triệu chai vì bị nhiễm trùng. Được biết là chai làm bằng ve chai.


Cuối cùng, khi nhựa được thải bỏ, vẫn có nhiều cơ hội tiếp xúc hơn. Theo dữ liệu từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường EPA, rất ít nhựa được tái chế — ít hơn 9% chất thải nhựa trong năm 2018 được tái chế, và một báo cáo của Greenpeace năm 2022 đã xác định lượng chất thải nhựa được tái chế vào năm 2021 là khoảng 5%. Nhựa bị vứt bừa bãi hoặc gửi đến các bãi chôn lấp có thể giải phóng hóa chất và phân hủy thành các hạt vi nhựa, đồng thời nhựa bị đốt sẽ tạo ra ô nhiễm không khí có hại. Các hạt vi nhựa từ rác thải nhựa sẽ tồn tại trong nước có thể được sử dụng để nuôi gia súc hoặc trồng trọt, chứa đầy những mảnh nhựa nhỏ đó. Ở Cali, có cái mất dạy là họ bắt mình trả tiền khi mua chai nhựa. Lý do là bảo vệ môi trường, tái sinh lại nhựa mà nay họ cho biết là  chỉ có 5% được tái chế. Vậy số tiền họ lấy của 95% nhựa kia đi đâu.


Mình có kể vụ này rồi. Ai buồn đời thì mò trên bờ lốc của mình. Xin tóm tắc ngắn. Khi Trung Cộng chở hàng sang Hoa Kỳ hay các nước Âu châu, khi về thì tàu chuyển hàng của họ trống không nên họ đột phá tư duy, tại sao không dùng thuyền chở rác của Tây Mỹ về bán ve chai, làm giàu như ông ma nhà họ Hứa ở Sàigòn khi xưa. Sau này họ thấy môi trường của họ te tua vì phải đốt này nọ nên ngưng làm bãi rác của Tây Mỹ. Khiến mình phải trả thêm tiền cho phần rác tái sinh.

Mặc dù nhận thức về những vấn đề này ngày càng tăng nhưng vấn đề vẫn trở nên tồi tệ hơn chứ không tốt hơn. Sản xuất nhựa tiếp tục tăng, có nghĩa là ngày càng có nhiều nhựa hơn mà tất cả chúng ta luôn tiếp xúc. Từ năm 1950 đến năm 2019, sản lượng nhựa đã tăng từ 2 triệu tấn hàng năm lên 460 triệu tấn. Chúng ta càng đào mỏ dầu hoả thì càng phải sử dụng các loại nhựa này vì phải lấy loại này lên trước mới đến dầu thô. Người ta kêu gọi bảo vệ môi trường nhưng không nói rõ vấn nạn. Chỉ khi nào chúng ta ngưng sử dụng dầu thô thì mới không có mấy hoá chất này được đào từ đất lên. Chán Mớ Đời 

Và số lượng nhựa được sản xuất dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp ba vào năm 2060, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, (Organisation for Economic Co-operation and Development) với tỷ lệ ngày càng tăng trong số đó được làm từ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và thời gian sử dụng ngắn. Ngày nay, chúng chiếm từ 35 đến 40% sản lượng nhựa. Khi sản xuất nhựa tiếp tục gia tăng, con người có nhiều cơ hội tiếp xúc với các hợp chất độc hại hơn. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng hai trong số những hóa chất nổi tiếng nhất—bisphenol và phthalates, mà nghiên cứu gần đây của CR cho thấy thường được tìm thấy trong thực phẩm—giúp chứng minh hệ thống quản lý của chúng ta đã thất bại trong việc bảo vệ người tiêu dùng như thế nào.

Woodruff cho biết, các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã dành tiền bạc và thời gian để nghiên cứu BPA nhưng chưa thực hiện các bước thích hợp để bảo vệ mọi người khỏi bị phơi nhiễm. (Tìm hiểu thêm về những g có thể làm để hạn chế tiếp xúc với nhựa.)

Biếm họa này nói rất rõ về các tài phiệt tìm cách làm tiền. Điển hình là vụ lấy chai nhựa mất mấy xu tại Cali, để tái chế lại các đồ nhựa nhưng trên thực tế chỉ có 5% được tái chế vậy số 95% kia đi đâu? Đố các bác biết. Chán Mớ Đời 


Theo Tunde Akinleye, nhà khoa học CR giám sát các thử nghiệm gần đây của CR, ngưỡng của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm về mức BPA chấp nhận được trong thực phẩm không tính đến nghiên cứu mới nhất về mức độ phơi nhiễm có thể gây hại. Các cơ quan quản lý thường dựa vào các đánh giá độc tính truyền thống để tìm kiếm một liều lượng nhất định gây độc cấp tính, thay vì xem xét mức độ phơi nhiễm thấp hơn có thể gây hại theo thời gian.

Woodruff cho biết tại châu Âu, các quan chức an toàn thực phẩm đang trong quá trình thiết lập các giới hạn mới, chặt chẽ hơn nhiều đối với BPA trong thực phẩm, nhằm mang lại sự bảo vệ tốt hơn cho người tiêu dùng. Nhưng mặc dù điều này sẽ có tác động đến việc sử dụng một hóa chất, nhưng nó không giải quyết được hàng nghìn vấn đề tiềm ẩn khác, bao gồm cả bisphenol tương tự nhưng ít được kiểm soát hơn, đôi khi được sử dụng thay vì BPA.

Để bảo vệ người dân trên khắp thế giới tốt hơn, các cơ quan quản lý cần đặt ra các giới hạn chặt chẽ hơn về việc sử dụng các hóa chất độc hại trong nhựa, theo một phân tích về ảnh hưởng sức khỏe của nhựa được công bố trên tạp chí Annals of Global Health, của Landrigan và các nhà nghiên cứu khác. 

Các tác giả của báo cáo đó khuyến nghị các giới hạn toàn cầu đối với sản xuất nhựa, tập trung vào việc hạn chế nghiêm ngặt việc sản xuất các mặt hàng nhựa có vấn đề (như hạt vi nhựa được sản xuất, nhựa có chứa hóa chất độc hại và nhựa được làm từ rất nhiều hóa chất khác nhau đến mức không thể tái chế) cũng như các mặt hàng sử dụng một lần, có tác động không tương xứng đến lượng nhựa được sản xuất và thải bỏ. Những sửa đổi như vậy sẽ tiếp tục cho phép sản xuất các loại nhựa hữu ích và quan trọng, như nhựa được sử dụng trong y học, hàng không vũ trụ, xây dựng và điện tử, đồng thời giúp hạn chế chất thải và phơi nhiễm hóa chất từ ​​các sản phẩm sử dụng một lần mỏng manh, có khả năng gây độc.

Vấn đề là chúng ta xài dầu xăng để giúp các máy móc, xe cộ di chuyển. Mà dầu xăng chỉ là một phần nhỏ của các thứ khác phải đem lên trước khi dầu thô được đụng đến. Cho thấy chúng ta sống trong một chu kỳ khá phức tạp. Những thứ từ dưới đất phải đem lên khi khai thác dầu thô thì phải để đâu.

Có thể chúng ta tự giết chúng ta với những phát minh. Hôm qua, đồng chí gái đi chợ Costco, mua dầu olive trong ve chai nhưng không có. Họ nói đắt quá nên làm chai bằng nhựa. Chán Mớ Đời 


Mình dẫn các bài mình đọc để ai buồn đời thì đọc, mình chỉ tóm tắc.

We all deserve toxic free food. However, harmful chemicals called PFAS (per and polyfluorinated alkyl substances) have increasingly been found in many of the substances we use and food we consume every day.

Nicknamed 'forever' chemicals because of their ability to stick around in the environment and our bodies, PFAS are commonly found in takeout containers, plastic bottles, disposable bowls and plates in addition to popcorn bags, pet food bags and more. 

PFAS exposure is associated with  a wide range of serious health effects – from developmental problems to cancer — and can accumulate in the body over time. Despite the evidence, the Food and Drug Administration has not taken adequate action on these dangerous chemicals!

The Plastic Chemicals Hiding in Your Food

How to Reduce Your Exposure to Plastic in Food (and Everywhere Else)

Fast Food Companies Are Replacing One Toxic Chemical With Another

The Big Problem With Plastic

How to Eat Less Plastic


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hết mùa bơ

 Hết mùa bơ


Cuối tuần rồi, cô cháu và chồng lên vườn hái bơ lần chót. Hai ông Mễ gọi điện thoại kêu hỏi mua bơ. Mình nói hết rồi. Còn một ít để ăn ở nhà. Đợi năm sau. Hơi buồn nhưng cũng phải chuẩn bị các công việc khác để bơ lớn mau như tỉa các nhánh cây khô để có không gian giúp cây lá trái vươn ra ánh sáng. Nhánh khô che hết ánh sáng mặt trời. Mình cũng vừa cưa bớt một số cây lớn.


Có điểm lạ nên kể đây để bác nào hiểu thì giải thích dùm em. Mỗi lần chặt nhánh cây thì phải đợi đến ngày rằm. Theo ông thợ gốc Guatemala cho biết phải đợi trăng rằm chặt thì khí trời giúp cây khỏe mạnh lại. Vì có mấy cây mình chặt ngắn lại không phải lúc trăng tròn thì bị chết. Không hiểu lý do. Ông thợ thì quen làm từ quê nhà nên nói vậy. Mình ngu lâu dốt sớm nên nghe theo. Ai biết vụ này thì giải thích dùm. Mình hỏi một chuyên gia từ Chí Lợi, thì ông ta cho biết tuỳ mình.

Mùa vừa qua, mấy cây mình chặt ngắn trước đây 1, 2 năm cho trái khá to nhưng ít vì năm đầu tiên ra trái. Vườn mình được gầy dựng bởi chủ trước cũng trên 30 năm đến khi mình mua, nay được xem là 40 năm nên cây cối già, to lớn. Nên các chất dinh dưỡng đều dồn để nuôi thân cây, ít trái và trái rất bé.

Mình mua vườn để phân lô, xây nhà bán vì thuộc khu thổ cư nên không cố ý làm vườn. Chỉ muốn giữ vườn bình thường rồi bán. Có nhờ mấy chuyên gia về bơ được mướn mỗi năm 2 lần đến từ Peru để giúp ý kiến, làm sao cho cây cối ra trái.

Lúc đầu mình cũng nghe lời họ khuyên, chặt bớt 1 hay 2 nhánh để có ánh sáng mặt trời nhưng các nhánh mới mọc ra thì vươn lên cao thay vì mọc ngang ra. Lý do là muốn tìm ánh sáng mặt trời nên các nhánh càng ngày càng mọc lên trời. Dẫn đến một vấn nạn là thường niên ở Nam Cali có gió từ sa mạc thổi về, được gọi là gió Santa Ana. Gặp cây cao thì chúng làm lắc qua lắc lại rất mạnh, khiến trái non rụng khá nhiều, nên khi đến mùa hái thì ít trái đúng chất lượng để bán nhất là trái nhỏ và khó hái vì quá cao, phải bắt thang. Mướn thợ đắt hơn. 

Cuối cùng mình thấy thương cái vườn nên không muốn phân lô bán nên bắt đầu nghiên cứu, đi học các lớp và gặp mấy ông già có vườn bơ để học cách học trồng. Phải chịu khó, chặt cây cho ngắn lại, để các nhánh mới ra nên phải mất hai năm không có trái. Do đó mình chia ra từng khu vực để cắt ngắn cây. Khi thân cây bị cưa ngắn độ 1.5 thước thì các nhánh mới mọc ra và lớn ngang thay vì chỉa lên trời như khi mình mới mua. Được cái là trái ra rất to, khách đều thích. Xem như mình làm được 3/5 vườn. Sang năm chặt ngắn thêm số còn lại là xong. Hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn.

Mùa này tương đối trái to hơn trước đây. Lý do mình bón phân nhiều hơn. Thường mỗi năm, đại lý mua bơ của mình đến vườn lấy đất và lá mẫu, gửi cho phòng thí nghiệm để xem cần thiếu chất gì. Chủ trước, già nằm bệnh viện, con cháu không chăm sóc nên đất thiếu rất nhiều khoáng chất. Mấy năm nay, không muốn tốn tiền nhiều nên mình chỉ phân bón sơ sơ nhưng cũng giúp đất khá màu mở. Đặc biệt năm nay, mình bón thử nhiều hơn thì mấy trái trên cao thường là rất nhỏ thì năm nay khá to. Mình quyết chí phân bón thêm để xem mùa bơ tới ra sao. Nếu mà ra nhiều là mình học nghề ông Mỹ đúng. Thường mỗi acres, trung bình cho 20,000 cân anh trái bơ nhưng ông ta chơi tới bến đến 30,000 cân anh. Mình chỉ cần 20,000 là đủ vui. Cách đây 5,6 năm mình có đến 15,000 cân anh/ acres, nhưng mấy năm qua ít lại vì cây cao. Nếu được trái to thì mình sẽ bón phân kỹ hơn cho mùa sau.

Trái cho mùa sau, ra nhỏ bằng quả olive. Trong số này có thể sẽ rụng một số nữa. Nên sẽ cố bón phân thêm để thử nghiệm


Mùa này thì mình có 3 người lấy bơ và mật ong vườn để bán. Cô cháu bán cho bạn bè ở Quận Cam, 1 ông Mễ thì bán chợ trời, đến vườn lấy hàng tuần và một ông thợ, lấy về để cho vợ con học cách buôn bán. Anh ta rất vui vì thấy vợ con chịu khó nhất là thích có tiền. Lúc đầu thì vợ con ầm ừ nhưng khi thấy có tiền vào thì hăng hái, lên vườn Tio Sony. Sáng anh ta chở vợ con ra tiệm bán bánh mì. Người Mễ mua bánh mì mỗi sáng nên khi đứng đợi thấy bơ là hốt. Ăn ngon nên họ đặt nhiều khiến mình hái không kịp. Cũng vui, giúp một gia đình có thêm thu nhập. Bác nào muốn lấy bơ của em bán vào năm tới thì liên lạc nhé.

Một ông Mễ bán chợ trời mà từ 2 năm qua, đến vườn mua để bán lại giá gấp mấy lần ở chợ. Thiên hạ gặp mình rên, mình nói ra chợ mua của ông ta giá gấp 5 lần. Mình chỉ sợ mấy người quen đồng chí gái mua bơ . Lý do là không biết tiền đi đâu, không thấy mụ vợ đưa lại tiền, trả tiền nước tưới. Nhiều khi đồng chí gái ngại hỏi tiền của bạn, thậm chí có người nghĩ là mụ vợ phải cúng dưỡng họ trong khi mình tốn tiền tưới nước, bón phân, hái mệt thở. Đời chỉ thích bơ hiệu lá Bồ đề. 

Phải nhờ một anh bạn quen trên mạng. Anh ta về hưu, ở gần vườn nên mỗi tuần ghé lại phụ mình vài ngày, làm các thiết bị dài để hái. Đổi lại anh ta hái bơ và bưởi cho vợ ăn mệt nghỉ.


Trái bị sên ăn nhưng lại ngon thơm nhất
Có điểm lạ, trước đây, các trái bị sên ăn thì bị thiên hạ chê không mua nhưng năm nay thì trái ngược. Có nhiều bà nói với cháu mình là cứ bán cho bà ta hết các trái bơ bị sâu ăn. Đồng giá.
Cắt hai quả bơ này bị sên ăn. Nhận thấy cái vòng màu xanh sau cái vỏ rất dày. Do cây bơ đem lại trái bơ các chất dinh dưỡng antioxidant để Hàn gắn vết thương. Phía trong không có dấu vết gì về vết thương bị sên ăn. Phải công nhận ăn cực ngon.

Khi trái cây không bị xịt thuốc sát trùng như vườn mình thì bị sên hay sóc ăn, trái bơ thường tiết ra các hợp chất hóa học để bảo vệ, giúp hàn gắn lại vết thương như cơ thể chúng ta khi bị đứt tay, trầy da, thì cơ thể sẽ tải về chỗ bị thương các hoá chất nhằm giúp làm lành vết thương. Những hợp chất hóa học có thể tạo ra một mùi hương. Khi ăn lại thấy rất ngon và có mùi vị đậm đà hơn.


Tháng 4 vừa rồi về Đà Lạt, ghé tiệm cà phê của ông Thi ở đường Yagut, thấy có cây bơ nhiều trái nhưng không phải bơ Hass. Mấy loại này vỏ mỏng nên dễ bị dập khi di chuyển nhưng vẫn có rất nhiều dinh dưỡng. Xuống Di Linh thấy họ có trồng bơ nhưng không bán. Lý do là không ai mua. Mình thấy lạ vì trái bơ được xem là quả trái cây có nhiều chất bổ dưỡng, không đường mà tại Hoa Kỳ một trái ở chợ có thể lên đến $3/ trái. Người Nhật Bản nhập cảng từ Cali, bán giá $8 còn ở Việt Nam thì chê đồ có chất dinh dưỡng tốt. Chán Mớ Đời 


Dạo này trời nóng nên phải tưới nhiều hơn bình thường để tránh trái nhỏ bị rụng. Trái đã đậu xong nên cần bón phân và tưới. Tuần này bắt đầu chuẩn bị các cây chống để khi các nhánh đầy trái nặng, sẽ trĩu xuống, cần phải chống nếu không sẽ gãy là xem như bao nhiêu trái nhỏ bay về miền đất lèo luôn. Bây giờ chỉ có vái trời cho thuận buồm xuôi gió vì năm nay trái đậu rất nhiều so với mấy năm trước. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao phải đền

 



Dạo này thấy các trí thức gia Hoa Kỳ, khơi khơi kêu Hoa Kỳ phải bồi thường cho các hậu duệ của những người bị người da trắng bốc lột, bắt làm nô lệ khiến mình thất kinh. Họ đổ lỗi lý do một số người Mỹ ngày nay nghèo khổ vì ông bà của họ bị bắt làm nô lệ, chịu nhiều oan ức của giai cấp cầm quyền, nên tinh thần bị tổn thương, không được ưu đãi như người da trắng. Không ai nói đến đạo luật cấm người Tàu kỳ thị đủ trò, bị đánh đập khi di cư sang Hoa Kỳ để làm việc trên các công trường làm đường hoả xa. Nói cho đúng là đủ trò. Vấn đề là ai trả tiền đền bù.

Ở Pháp, mình nhớ tổng thống pháp hay bộ trưởng Kuchner đã lên tiếng xin lỗi về việc chính phủ pháp đã hành sử rất tệ bạc với các người lính gốc việt, được tuyển mộ khi xưa, đem sang Âu châu đánh giặc dùm cho Tây trắng. Còn bồi thường thiệt hại thì rất khó. Được cái là họ đã nhận lỗi lầm như người gia nã đại đã xin lỗi người eskimo. 


Dạo người Pháp tuyển mộ người Việt đi lính cho Tây, gây rất nhiều thảm hoạ gia đình vì ai không có tiền lo lót là bị các tên tuần phủ ghi danh cho đi lính Tây. Đa số chết nhưng có một số trở về, kiếm mấy tên tuần trưởng thịt. Khá vui, lâu rồi mình có đọc một tài liệu về vụ này. Mình có hai anh bạn ở Đà Lạt có ông ngoại đi lính cho Tây, sống sót trở về, sau 1918, được cho phép lên Đà Lạt định cư. Được xem là một trong 100 người đầu tiên được phép lên Đà Lạt ở.

Nếu khi xưa người da đỏ làm cái tường như vậy, không cho người Anh quốc bò lên bờ thì hợp chủng quốc không bao giờ ra đời.

Nếu bắt người Mỹ hôm nay, xem như tất cả người nào có quốc tịch Hoa Kỳ, đen trắng vàng đỏ đều phải Nai lưng ra đóng thuế để trả tiền bồi thường cho những hậu duệ của những người nô lệ khi xưa. Những con cháu của họ đâu có bị đàn áp, bị bắt làm nô lệ. Nói như Hà Nội không có nợ máu nhân dân với nhóm người này. Tại sao bắt họ trả nợ cho ông bà của họ.


Tháng trước đi chơi ở Phi Luật Tân, mình có dịp trò chuyện với một bà người anh, lấy chồng gốc Ai Cập, cựu thuộc địa của Anh quốc, về chủ nghĩa thực dân và vai trò của Anh quốc khi xưa trên thế giới. Bà ly dị nên buồn đời đi chơi cho khuây khoả cuộc đời.


Khi mình ở Luân Đôn, có đồng nghiệp người gốc Ái nhỉ lan, tô cách Lan nhiều. Hai xứ này nằm trong United Kingdom, tuy là độc lập nhưng dân họ đói phải chạy sang Anh quốc kiếm việc làm. Không biết ngày nay có thay đổi không. Lần trước mình ghé lại Luân Đôn thì thấy dân Pakistan, Ấn Độ nhiều hơn xưa. Tưởng đang đứng ở Mumbai.


Anh quốc và Ái nhỉ Lan là hai hòn đảo đều là nơi sinh sống của những người vô danh, sau đó bị những giống người Celtic “thay thế” vào khoảng 1.000 năm trước Công nguyên. Khi xưa, mình tò mò đi xem người Anh quốc hoà tấu nhạc Celtic nhưng không biết có thật hay họ chế bú xua la mua. Nước Anh bị người La Mã chinh phục vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Các bộ lạc Celtic đã gây chiến, đặc biệt là do Nữ hoàng Boudica lãnh đạo. Xứ này có đặc biệt là phụ nữ cai quản. Ông vua Charles đệ Tam, sinh ra và đợi đến 73 tuổi mới lên làm vua, chưa được một năm lại nghe bị ung thư. Chán Mớ Đời. Chống trả lại sự xâm chiếm nhưng người La Mã được tổ chức và trang bị tốt hơn khiến Người dân địa phương đã phải thuần phục hay bị giết. Kiểu hàng thì sống chống thì chết.

Đó là thời xâm chiếm và biến Anh quốc thành thuộc địa khiến sử gia la mã Tacitus lên tiếng, kêu họ biến thành sa mạc và gọi đó là thanh bình. Tương tự sau này quân đội của Mông Cổ hay Hun, xâm chiếm các vùng Âu châu, cướp bóc, biến nhiều nơi thành bình địa. Đa số giống dân ở miền nam Anh quốc bị tàn sát khiến một số đất đai bị bỏ hoang. 


Ái nhỉ lan không bị quân đội la mã xâm chiếm và khi quân đội lamã rút khỏi Anh quốc thì các bộ lạc ái nhỉ lan tấn công Anh quốc như bộ lạc Scoti, sau này được gọi là Scotland, Tô cách lan. Coi phim Brave Heart thì được diễn tả người Anh quốc là bọn man rợ nhưng nếu xét lịch sử của hai xứ này trước kia thì lại khác.


Trong khi người ái nhỉ Lan đến từ phương Tây thì giống bộ lạc người Anglo-Saxon đến phía đông của Anh quốc. Rồi hai hòn đảo Anh quốc và Ái Nhỉ Lan bị nhóm người từ Na Uy, Đan mạch và Norman xâm chiếm. Norman là giống dân vùng Normandie của pháp ngày nay. Lịch sử Âu châu khi xưa có rất nhiều vương quốc rồi từ từ cá lớn nuốt cá bé biến thành các quốc gia của Âu châu ngày nay. 


Phải mất 6 năm trời ròng rả ông William mà khi xưa học lịch sử Tây gọi là Guillaume le conquerant mới lên ngôi vua của xứ Anh quốc. Rồi đâu mất 100 năm người Anh quốc và Norman mới đổ bộ lên xứ ái nhỉ Lan. Phải mất đến gần 600 năm sau người Norman mới thôn tín được ái nhỉ Lan. Vấn đề là Anh quốc bị xâm chiếm ngược lại bởi các đoàn di dân đến từ ái nhỉ Lan để tìm việc làm. Lính Mông cổ giết hết nên không bị người bị chiếm đóng trả thù hay chạy về xứ họ kiếm ăn.


Vấn nạn này đang xẩy ra tại các nước Âu châu. Các nước như Pháp quốc, Hòa Lan, Bỉ, Anh quốc,… có các thuộc địa cũ, họ cần nhân công nên nhập cảng nhân viên tại các thuộc địa cũ. Các người này sang làm việc rồi về nước lấy vợ đem qua nhưng khi già thì con cháu sinh đẻ tại Âu châu, không muốn về xứ, quê hương xưa. Thế là ngọng. Dạo này phong trào cực hữu lên cao muốn đuổi dân di dân về nước như ông thủ tướng mới của Hoà Lan tuyên bố.  

Thường là nước giàu có chiếm đóng các nước nghèo nhưng tại Việt Nam thì ngược lại. Miền Bắc Việt Nam thì nghèo đói hơn miền nam nên sau 75, dân miền Bắc chạy vào nam đông như quân nguyên còn dân miền nam xuống tàu vượt biển vì không thể chạy ra Bắc vì nghèo đói hơn miền nam. Chán Mớ Đời 


Người Anh quốc xem người ái nhỉ Lan là giai cấp thấp hèn, gọi họ là bogtrotters và tiếng tăm người ái nhỉ Lan được bay xa đến tận Hoa Kỳ, thuộc Địa của Anh quốc, vùng đất hứa sau này. Khi mình ở Anh quốc thì người Anh quốc tuy không ra mặt nhưng họ coi thường dân Ấn Độ, da đen, người Tàu đủ trò.


Trước năm 1865, nô lệ da đen có giá trị là $900/ người tương đương với $30,000 hôm nay. Các chủ đồn Điền không muốn nô lệ của họ chết nên bao nhiêu việc nặng khó nhọc đều để cho người ái nhỉ Lan làm. Điển hình là năm 1832, thành phố New Orleans cho đào con kinh mà ngày nay được gọi là new basin canal. Người ta cho biết là các việc nặng nhọc này đều giao phó cho người gốc ái nhỉ Lan vì nếu ai chết thì sẽ được thay thế ngay lập tức còn nô lệ da đen thì phải tốn cả $1000. Các công nhân ái nhỉ Lan không có chủ và không có giá trị về tài chính. Họ cho biết có trên 8000 người ái nhỉ Lan chết khi đào con kênh này. Ngày nay chúng ta rên khóc cho người nô lệ da đen nhưng ít ai hiểu rõ lịch sử của các cộng đồng di dân khác.


Ngày nay cộng đồng người gốc ái nhỉ Lan đều giàu có ở hai xứ Anh quốc và Hoa Kỳ. Hàng năm có lễ thánh Patrick, duyệt binh đủ trò. Vấn đề quan trọng nhất ngày nay tại ba xứ Anh quốc, ái nhỉ Lan và Hoa Kỳ là người nhập cư. Người dân của ba xứ này không thích người nhập cư. Chán Mớ Đời 


Về mặt chính trị và xã hội thì mình không rành lắm nhưng nhập cư di dân có ảnh hưởng trong đời sống của chúng ta. Trong khi những người nhập cư làm tăng GDP và số lượng việc làm, họ thực sự có thể làm giảm mức độ giàu có thực sự của người Mỹ trung bình. Họ sẽ cố gắng làm việc để đạt được trình độ lối sống của người Mỹ trung bình như trường hợp người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Cố gắng tạo dựng  giấc mơ Hoa Kỳ, mua được nhà, cho con học đại học để đạt đến giai cấp trung lưu.


Vấn nạn ngày nay tại Cali, có trên 5.5 triệu người di dân lậu, đủ loại. Da trắng, da đen, da vàng nhưng đông nhất vẫn là các người đến từ Mễ Tây cơ và Trung Mỹ. Họ ở lậu nên nhiều khi phải làm việc lậu nên lương bổng không cao. Vấn đề là nếu một mai, chính phủ nào chống đối nhóm người di dân lậu, muốn trục xuất họ ra khỏi Cali hay Hoa Kỳ. Ai sẽ thay thế họ?


Mình có hỏi ông thợ mộc người Mỹ gốc Ý Đại Lợi, lý do không mướn người Mỹ da trắng. Ông ta cho biết bọn này lừơi lắm. Đi làm thì tới trễ, cứ sau ăn cơm là bắt đầu dọn dẹp tà tà, xếp đồ nghề lên xe để về. Cuối tuần thì thì không muốn làm tăng ca. Cali được xem là tiểu bang sản xuất nông phẩm nhiều nhất nước Mỹ. Vấn đề là không tìm được người Mỹ làm việc trong ngành canh nông. Họ phải mướn thợ từ Mễ Tây Cơ sang theo mùa. Mấy là máy móc bắt đầu thay thế một phần.


Trong tương lai, khi máy móc thay thế con người làm việc thì chúng ta sẽ đi về đâu. Có còn giữ được cuộc sống trung lưu hay sẽ biến thành giai cấp vô dụng vì không có công ăn việc làm, đơn vị sản xuất. Trước đây mình nghĩ làm nghề tay chân chắc sẽ không bị mất việc nhưng nay thấy người máy, làm trong ngành xây dựng, hay hái trái cây đúng chở to lớn còn nhỏ thì đợi thêm vài tuần hay tháng thì mình thất kinh. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn