Mẹ mình bị Tây bắt

 Hôm nay, nói chuyện với bà cụ ở Đàlạt. Bà cụ kể khi sinh mình ra được vài tháng thì bị mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diệm còng đầu lên đồn ở đường Trần Bình Trọng. Mình đoán là trung tâm cảnh sát dã chiến sau này.

Được biết là bà cụ vào Đàlạt năm 15 tuổi, bị tổ chức Việt Mình thu nạp. Mình nghe ông cậu bà con kể là trong nhà biết nên tối, khoá cửa lại nên không mở cửa đi đâu được. Bà cụ mình leo lên gác, dỡ ngói, leo lên mái nhà, rồi đi rãi truyền đơn ở sau lưng nhà bà Võ Quang Tiềm, đường Trương Vĩnh Ký, trường học Đoàn Thị Điểm,...

Sau này, họ bắn chết ông Sáu Thơm, mật thám trước tiệm Đức Xương Long. Hình như con trai bà Quản Tiêu, tiệm Anh Võ là hung thủ. Sau ông này đi ra chiến khu rồi chết. Mình lại nghe kể người bắn ông 6 Thơm, tên Khiều Sơn, biệt danh Kế Sơn nay còn sống ở Bắc Cali. Mình có xin điện thoại để gọi hỏi thêm chi tiết nhưng số không còn hiệu lực. Sau vụ ám sát này thì mật thám bắt cả đám. Mẹ mình kể là người giúp việc cho bà Võ Quang Hàm, có ông chú làm mật thám. Một hôm, cô người làm bị la, nên báo với ông chú biết nên tóm cô con gái của bà Hàm, rồi từ cô này cả nhóm bị bắt.

Mẹ mình kể có 20 người bị đem ra Cam Ly bắn chết. Trong đó có một bà, bị 8 viên đạn mà không chết, tên Nguyễn Thị Lan, ở Số 4, nghe nói mới qua đời. Buồn cười, khi mẹ mình sang Mỹ chơi, có đưa đến thăm cô bạn tù ngày xưa. Ngồi nói chuyện, cô bạn tù hỏi khi xưa ai khai chị để mật thám bắt. Mẹ mình kêu: ”em chứ ai”. Rồi kể vụ cô giúp việc ở nhà cô bạn tù, bị la nên tức giận đi báo cáo cho mật thám, tóm cô chủ.

Trong nhóm bị bắt, có chồng cô bạn tù, và ông Lê Xuân Ái, bạn của tướng Tôn Thất Đính. Hình như ông Lê Xuân Ái là anh của ông Lê Xuân Lợi, bố của Lê Xuân Thảo đánh bóng bàn. Một số bị bắt, bị đưa ra Hà Nội, sau này đình chiến có người ở lại Hà Nội như ông Lê Xuân Ái, sau 75 mới trở về Đàlạt. Chồng cô bạn tù với bà cụ, bị giam tại ở trại Thanh Liệt, Hà Đông (camp de surveillance Administrative) trở về Đàlạt, hai người quen nhau trong tù, lấy nhau, nay ở Cali. Sau này con trai ông Ái đi lính, được ông Đính đỡ đầu, dù có cha theo Việt Cộng. Bà mẹ là bà Xã Tri, ở dốc Nhà Làng, cạnh dãy nhà của ông 8-Mao, cảnh sát, xây rồi bán lại cho thiên hạ. Dì Bơn có mua một căn, ngày chỗ đường hẻm đi lên đường Duy Tân.


Bằng tiểu học của ông Lê Xuân Ái, bạn của tướng Tôn Thất Đính, tập kết ra bắc, sau 75 mới trở lại Đàlạt.

Thật ra, lính tây không xử tử 20 người Việt ở tù vì tội giết ông Sáu Thơm. Mật thám của tây xử tử để trả thù cho vụ đặc công Việt Minh, đột nhập vào nhà tên mật thám Tây Lai, tên Victor Haasz, tại tư gia số 17 rue des Roses. Ngày 11 tháng 5 năm 1951, nhóm đặc công Việt Minh, đột nhập vào tư gia của tên mật thám để ám sát. 3 tiếng đồng hồ sau, thì mật thám đem 20 người tù hình sự, không liên quan gì với Việt Minh, đem ra Cam Ly xử tử. 14 người đàn ông và 6 phụ nữ. Một bà sống sót đã kể trên.

Mình đọc ở đâu đó, tây sử dụng người Tây Lai rất nhiều trong ngành mật thám, vì bị người Việt cũng như người Pháp không thừa nhận nên họ làm rất giỏi nghề công an với lòng căm thù. Bà Võ Thị Sáu, nghe nói khùng khùng nên Việt Mình xúi cầm lựu đạn giết tên Tây lai nào đó, làm mật thám, có nhiệm vụ đi chợ, mua thức ăn cho đồn công an. Võ thị Sáu, đợi hoài không thấy nên ném lựu đạn vào chợ, giết một mớ người dân vô tội, được phong là anh hùng, bị đày ra Côn Đảo, và bị xử tử luôn. Nay được phong anh hùng Võ Thị Sáu, được các cán bộ cao cấp thăm viếng nhiều, cúng quà để được cô Sáu phù hộ lên chức trong mùa đại hội đảng.

Cuộc xử tử 20 người Đàlạt này đã gây chấn động ở Pháp và Đông Dương. Báo chí lên tiếng chỉ trích sự trả thù, xử tử không do toà án quyết định. Ông cò Henri Jumeau và ông quản đạo Trần Đình Quế, bị lộn xộn nhiều nhất vì có người kêu chính phủ Bảo Đại ra lệnh giết, dù bằng miệng. Bà Trần Lệ Xuân, con gái luật sư Trần Văn Tuyên, sau này lấy ông Ngô Đình Nhu, ở cùng đường với cò Haasz lên tiếng, kêu nếu cò Haasz mà là tây thật thụ thì chắc họ đã bắn 40 người thay vì 20 người. Việt Minh lợi dụng vụ xử tử này để tuyên truyền, kết nạp thêm đồng chí.

Cuối cùng tên Henri Jumeau cũng bị ra toà nhưng bị lên án nhẹ khiến chính người pháp tại Đàlạt cảm thấy xấu hổ vì 20 người bị bắn, không dính dáng gì đến chính trị. Cũng có pháp kiều đồng tình với cò Jumeau vì chỉ trích chính quyền Vichy đã làm thành thông lệ cho người Việt ám toán người Pháp. May bà cụ mình ở trong tù, không bị bắn nếu không thì Mực Tím sơn đen, không ra đời.

Thủ tướng Nam-kỳ Nguyễn Văn Tâm, lên Đàlạt tìm cách dẹp loạn Việt Minh vì có ảnh hưởng đến du lịch Đàlạt và tiếng tăm của triều đình Bảo Đại. Sau vụ này ông Bảo Đại phải về Nhà Trang ở vì an ninh. Ngày 28 tháng 6, 1951, mật thám của ông Nguyễn Văn Tâm, bao vây nhà của nữ y tá Trần Như Mai, nơi nương náu của một tổ Việt Minh. Sau đó, có một cảm tử quân của Việt Minh đầu thú, chỉ cho mật vụ biết hai chỗ ẩn náu khác của nhóm cảm tử quân. Mật thám của Tây đã có người len lỏi, nằm vùng vào các tổ Việt Minh. Sau đó họ bắt được ông Trần Văn Hoàng, thư ký khách sạn Palace.

Mình nghe chú đi tù với mẹ mình, bố là thợ mộc, sau bị đưa ra Hà Đông nhốt, kể là thời đó, thanh niên thiếu nữ mà không theo họ thì bị giết. Có vài người ở khu phố Hoà Bình, bị giết vì không theo họ, không nhớ tên. Sau này đọc tài liệu về cách tổ chức của người cộng sản thì mới được biết cách huy động cướp chính quyền của người cộng sản. Nghe kể ở trong tù mà nghe radio tường trình trung phong Bửu Ngự đá lọt, phá lưới đội Hà Nội là vui. Hạnh phúc ở tù chính trị rất nhẹ nhàng. Chú Bửu Ngự, hàng xóm mình, khi xưa đá banh rất chiến. Mình nhớ chú đá cho đội lão tướng Đàlạt. Trời gió, đá phạt góc, gió thổi bay vô khung thành luôn. Chú mới qua đời đâu 2 năm trước. Lần cuối gặp chú ở tiệm ăn chay Tịnh Tâm Bồ Đề. Nghe nói Thím Ngự này đã trả nhớ về không.

Ở Nga Sô, đảng viên cộng sản chỉ có 1% dân số nga thời đó mà vẫn cướp chính quyền, nhất là được tư bản tài trợ tiền. Có dịp mình sẽ kể vụ này tương tự cách mạng tháng 8, Việt Minh có số người ít nhất, nhưng nhờ học tập cách người cộng sản do Trostky và Lenin, đưa ra nên đã cướp được chính quyền. Rồi không ai theo thì họ giết như nghệ sĩ Văn Cao kể khi xưa, đại uý đặc công, được lệnh vào động thuốc phiện nào để giết một ông theo đảng Đại Việt, Việt-gian thân Nhật ở Hải Phòng. Có lẻ vì vậy, sau này ông ta ăn năn nên không nghe lời Việt Cộng nên bị trù dập. Tác giả bài Tiến Quân Ca, quốc ca của Việt Cộng.


Truyền đơn của Việt Minh “mỗi tổ tạo nên Việt Nam” một trong những truyền đơn mà mẹ mình được giao phó đi dán ở khu Hoà Bình. Kinh

Sau khi sinh ra mình được vài tháng, bà cụ bị mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diệm bắt. Lý do là họ bắt được một bà nằm vùng ở Phan Thiết, khi xưa có quen với bà cụ mình. Bà này bị bắt, bị mật vụ đánh tơi bời hoa lá nên nhớ ai thì nói, thế là họ còng đầu bà cụ, bà cụ lại vác theo mình vào đồn cảnh sát. May dạo ấy ông cụ mình đi lính về thăm nhà nên chạy lên đồn công an, bảo lãnh bà cụ, kêu đưa về Sàigòn. Về được vài hôm thì bà cụ mình về lại Đàlạt. Khi nộp đơn xin du học, mình hơi lo về lý lịch không trong sạch của bà cụ (đối với Việt Nam Cộng Hoà ). Có lẻ nhờ ở tù khi mới ra đời nên ông trời ị trúng đầu mình nên không cho mình kinh qua địa ngục trần gian sau 75.

Hôm trước nói chuyện với anh bạn học cũ ở Yersin, anh ta kêu địa ngục trần gian là Đàlạt sau tháng 4/75. 20 năm với Việt Cộng là địa ngục rồi. Anh ta kể 3 anh em tao, ngồi ngoài sân, nói chuyện về đá banh thôi mà thấy xe công an là bỏ đi vô nhà vì sợ bị bắt, hội họp trên 3 người. Anh ta rơi lệ khi thấy mẹ mình ngồi ngoài đường buôn bán.

Sau 75 thì mấy bà khi xưa quen bà cụ, đi tập kết, trở về. Bà khai bà cụ làm lớn lắm. Bà cụ kêu nếu bố mình không đi tù Việt Cộng thì chắc mấy người em của mình, đều được học đại học thay vì đi đan len, hay học may. Có lẻ bà cụ, cả đời không được đi học nên mong các con mình sau này học đại học không thực hiện được. Mình may mắn tốt nghiệp, sau này 3 người em cuối, Việt Cộng bỏ vụ xét lý lịch nên tốt nghiệp đại học, còn phần giữa dính ngay lý lịch ông cụ, chỉ biết ngồi Đan len, dù đậu vào đại học. Chán Mớ Đời 

Chiến tranh Việt Nam làm mọi gia đình bị lộn xộn. Bên nội mình thì có một ông chú bị tây bắn lầm chết khi còn trẻ, đi học về, bị tây phục kích Việt Minh. Một ông chú khác bị B52 dập chết trên đường vào nam, giải phóng gia đình mình khỏi sự phồn vinh giả tạo. Ông bà nội mình bị đấu tố vì trung nông. Thiếu Phú nông nên họ nâng cấp ông bà lên để đấu tố, nghe cô ruột mình kể, có người con nuôi, bố mẹ chết năm đó Ất Dậu nên đem về nuôi, sau này đấu tố ông bà quyết liệt như kẻ giết bố mẹ của mình.

Bố mình, du kích bao vây nhà ở quê để xử tử vì đi lính Ngự Lâm quân của ông Bảo Đại, may mắn nhảy qua rào trốn được trong đêm. Ở quê, ông bà nội cứ tưởng là đã bị du kích giết đêm đó nên cứ lấy ngày đó làm ngày giỗ ông cụ đến tháng 4 năm 1975. 

Sau này, cứ nghe bản nhạc : Người anh Vĩnh Bình” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang là mình hình dung lại đêm du kích về, cầm đuốc, trước sân, kêu bố mình ra để xử tử. Bố mình kể là chỉ kịp thưa bà nội hai tiếng: “con đi” rồi nhảy qua hàng rào nhà bà cô bên cạnh rồi lần mò trong đêm, chạy về Hà Nội. 40 năm sau, bố mình ra trại cải tạo, mới có dịp gặp lại song thân, chăm sóc bà nội được vài năm ở quê, trước khi bà qua đời. Qua Tết, cô em mình sẽ cho làm lại hàng rào này, để nhớ đến đêm bố mình trốn thoát nhưng sau 75, lại bị Việt Cộng nhốt tù 15 năm.

Mẹ mình, 15 tuổi vào Đàlạt, giúp việc cho người bà con, nghe Việt Minh dụ vào tổ chức của họ bị bắt. May có ông Võ Quang Tiềm, nhờ ông thị trưởng Cao Minh Hiệu can thiệp, thả về. Gia đình mình mang ơn gia đình ông bà Nguyễn Văn Phúng, tiệm Hiệp Thạnh và gia đình ông bà Võ Quang Tiềm, nếu không thì ngày nay, chắc te tua.

Phần mình thì trời ị trúng đầu, rời khỏi Việt Nam trước 75, không nếm mùi Việt Cộng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chán Mớ Đời 

Mình hỏi mẹ mình, mấy người bạn khi xưa đi tập kết về, lại không kể công cách mạng. Mẹ mình nói: “Tuổi trẻ dại khờ.”

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chú thích: 1 trong những người ở tù với mẹ mình ghi lại:Chú có mặt chứng kiến vụ nay.. và gặp được anh hai Tú ở số 4 D, lái xe chớ cũi o Camly thấy

đầu tiền chính anh ta chứng kiến và kệ lai trước khi họ..
chở lên bình viện Đa Lat kễ. Lai. ..
Xe anh vừa đến rừng rất sớm thay người đàn bà bi thuong nang với tay kêu cứu !!
Nhận ra chị tên Lan ( dân số 4 ) người duy nhất sống sót .. chỉ là người bị đập xuống xe đau tien dân no và chồng chat 19 người chết sau đó.
Một trong Hai tên CA con tên Mai và Ly ( dân công an thoi Pháp)
Thoi ấy thoi Bão Đai ..
Thuyền v Tâm thủ hiến Nam Việt và ty nay trường ty tục gọi Cò Quang .!
Sau thoi gian ấy ca bọn ập  bi đoi đi và hai tên CA cũng bị tù sau đó ?
Số từ chính trị bi ra Ha Đong miền Bắc o trại giam Thanh Liệt "camp surveillance administrative Hà----Đông Thanh Liệt North VN.
Nhó anh Lê x Ái và Hoàng bi can toi.. bình vận trường VB nên bị trục xuất Saigon.  cư trú chĩ đinh.
Bỗ túc phấn chung kiến thuc tế.
Thanh Liệt có in  tập thoi kháng chiến VM nầy. Chú hien có giữ  1 tập..
.. phẩn ong Khiểu Sơn biet đánh Kê Sỏn bắn Sau Thỏm hiện năm nhà thương SF.

Và gia Đinh con trai sĩ quan pháo binh

Phấn kiến và kệ lai trước khi họ..

Khách sạn Palace, dấu ấn quyền lực Đông Dương

 Hồi nhỏ, đi học mỗi ngày, chạy ngang khách sạn Palace, tò mò không biết ở trong có gì. Sau này về thăm Đàlạt với vợ con, mình cho cả gia đình vào đây ở cho biết mùi đời. Nhớ sáng, mở cửa phòng, ra balcon, nhìn xuống hồ, ánh bình minh trong sương mù, quyện trên hồ Xuân Hương như tấm tranh của trường phái ấn tượng. Quá đẹp!

Nhớ khi xưa đi học, sáng sương mù trong ánh nắng bình minh rọi xuống hồ Xuân Hương, rất đẹp. Sau này, đi học ở Paris, sáng đi ngang dòng sông Seine, cũng sương mù trong ánh sáng bình minh, lại nhớ đến Đàlạt ngày nào.


Khách sạn Palace, hậu thân của khách sạn Lang-bian, được hoàn thành vào năm 1922, 4 năm sau đệ nhất thế chiến. Xin nhắc lại, sự xây dựng Đàlạt quá tốn kém, vượt khỏi ngân sách dự trù nên chính quyền Đông Dương tính bỏ, không ngờ khi thế chiến xảy ra, người Pháp và âu châu không về nước nghỉ hè được nên họ rũ nhau lên Đàlạt. Nhờ đó mà chính quyền Đông Dương, tiếp tục xây dựng Đàlạt, nếu không chắc bố mẹ mình không bao giờ gặp nhau tại Đàlạt.

Lúc mới được xây cất xong, khách sạn Lang-Bian được xem là dấu ấn quyền lục của chính quyền thực dân tại Đông Dương. Khách sạn này hội các yếu tố điểm nhấn, nơi hội tụ ngành du lịch thuộc địa, kiến thiết đô thị và cuộc sống thường nhật cảu chủ nghĩa thực dân tại Đông Dương. Khách sạn cũng là nơi gặp gỡ các đại gia thực dân, tạo dựng một cuộc sống xa hoa tại Đông Dương.

Các người Pháp đầu tiên đến định cư ở Đàlạt, than phiền cuộc sống phiền chán, kêu cần một hạ tầng cơ sở về giải trí cho người Tây phương như một khách sạn cao cấp, tiệm ăn Tây hàng đầu, câu lạc bộ chèo thuyền, sân quần vợt, cởi ngựa,... giúp họ sống dời sống đày đủ tiện nghi, bù lại những hy sinh, xa quê để làm việc hay mở công ty bán buôn với dân thuộc địa.

Do đó khách sạn Lang-Bian được thành hình để thoả mãn các nhu cầu trên. Thành phố Đàlạt được định hình với trung tâm từ khách sạn Lang-bian với hồ nhân tạo, toả ra khắp nơi, khác với các thành phố khác, dinh tỉnh trưởng mới là điểm nhấn, được xây dựng 15 năm sau.

Thị trưởng đầu tiên Đàlạt, ông Champoudry có phát hoạ sơ sơ về một khách sạn to lớn, giúp quảng bá Đàlạt đến các du khách Tây phương nhưng không được thực hiện. Đến khi làn sóng du khách Tây phương lên viếng Đàlạt trong thời gian đệ nhất thế chiến ở âu châu, ý tưởng xây dựng một khách sạn to lớn tại Đàlạt mới được đề cập lại. Một khách sạn tô điểm nghệ thuật, văn hoá của Pháp quốc tại đông dương để đọ sức với người Anh Quốc, và người Mỹ tại Á châu.

Người Pháp muốn tạo điểm nhấn “la grandeur de france” cho thiên hạ lắt mắt chơi nên họ cho xây dựng khách sạn trước khi bưu điện, nhà ga, toà thị chánh, hay trường học được xây dựng. Cho thấy mục đích của người Pháp khi xây cất khách sạn hạng sang này.


Hình này cho thấy rỏ có một vùng thiên nhiên xanh ngăn cách giữa khu vực người Tây phương, khách sạn Palace, một rừng thông và khu vực người Việt sinh sống. Sau này cái đập bị bão lụt cuốn đi nên họ nhập hai cái hồ thành một.

Cuộc xây dựng khách sạn này gặp nhiều khó khăn vì đường xe lửa chưa xong nên vật liệu phải được khiên vát bởi cu-li người Việt hay thượng. Do đó, các công trình mà người Pháp dự định xây cất phải đình lại, đợi khi xe lửa hoàn thành. Công trình ngốn hơn 6 triệu đồng bạc Đông Dương.

Khách sạn này ra đời thì khách sạn Desanti, bên cạnh, nhỏ bé hơn phải đóng cửa vì họ mướn ông chủ khách sạn Desanti, làm giám đốc điều hành khách sạn. Ông Desanti, mướn một đầu bếp tên Henri Passiot, ở vùng Pau, cạnh biên giới Pháp và Tây Ban Nha. Theo hợp đồng thì ông đầu bếp bắt đầu làm việc từ 1-1-1921 nhưng đến tháng 10 năm 1921, công trình chưa xong nên ông này kiện khách sạn, đòi tiền vé tàu cho ông ta và vợ. Ông Desanti quay lại kiện chính phủ, nên bị bãi chức luôn. Chán Mớ Đời 

Khởi đầu, khách sạn có 38 phòng cao cấp, được xem là sang trọng nhất thời đó. Có rạp xi-nê, sân quần vợt, tiệm ăn Tây, chỗ cởi ngựa,... nói chung khách sạn giống như một lâu đài ở pháp. Kiến trúc thì mượn từ các khách sạn của các khu nghỉ dưỡng ở Pháp quốc như Cabourg hay Cannes, tương tự khách sạn Negresco ở Nice. Khách sạn được thiết kế theo kiểu kiên trúc rococo của các khách sạn vùng Côte d’Azur.


Đến thời Vichy, ông toàn quyền Decoux kêu không đẹp, không đúng tiêu chí cua chính phủ Vichy nên cho sửa lại mặt tiền. Kiến trúc sư Tây Paul Vesseyre, thiết kế khách sạn này, ngoài ra còn thiết kế dinh Bảo Đại (1934) và dinh tỉnh trưởng (1937), chút gì Bauhaus, Art Déco.

Khách sạn chỉ có 38 phòng nên sau đó họ phải xây thêm Hôtel Du Pac, nằm sau lưng nhưng rẻ hơn. Lý do , Tây thực dân nhưng cũng đâu có nhiều người xài sang đâu. Nói chung là khách sạn bị lỗ vì khủng hoảng kinh tế vào những năm sau khi được xây cất. Giám đốc khách và ông tỉnh trưởng choảng nhau vì một ông muốn mở cửa sòng bài, cho người Việt và người Tàu vào đánh để thu nhập thêm nhưng tỉnh trưởng không chịu, cho rằng là tội ác để người Pháp và người Việt chơi bài chung với nhau.


Năm 1993, mình làm việc cho một công ty kiến trúc ở Quận Cam. Công ty này chuyên vẽ, thiết kế các khu dân cư và nghỉ dưỡng ở Đông Nam Á. Có ông chủ của công ty DHL, tên Larry Hillblom, mướn để trùng tu lại khách sạn Palace. Mình đang vẽ lại câu lạc bộ sân cù thì, được chuyển qua làm dự án hồ Dankia. Cuối cùng mình có về Hà Nội dự hội thảo phát triển Việt Nam. Công ty mình trả tiền cho đi thêm ban tổ chức cũng trả tiền. 

Sau chuyến đi Hà Nội về, mình Chán Mớ Đời, bỏ ý định về Việt Nam, mở công ty riêng, vẽ nhà, đi thầu, mua nhà cho thuê. Quên Đàlạt cho xong. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Giai đoạn phát triển Đàlạt #3

 Vào những năm 1930, mặt trận bình dân (Front Populaire) nắm chính quyền tại pháp nên các chỉ thị tại Đông dương hơi khác, khiến sự thành hình Đàlạt gặp nhiều trắc trở vì đại diện người Việt của thành phố, có mặt trong hội đồng thị xã, phản ứng khá nhiều về sự hình thành Đàlạt, chỉ dành ưu tiên cho người pháp và bỏ lơ người Việt.

Đến những năm trong thời kỳ đệ nhị thế chiến, đức quốc xã chiếm đóng phân nữa nước pháp và phân nữa do thống chế Pétain đảm trách mà người ta gọi là chính quyền Vichy vì đóng đô tại thành phố Vichy miền nam nước pháp. Trong thời này, có nhiều người Việt sống tại Pháp, chạy qua đức hay ủng hộ đức quốc xã để chống lại pháp nên sau đệ nhị thế chiến bị tống cổ về Việt Nam như ông Nguyễn Khắc Viện,..

Chính quyền Vichy bổ nhiệm ông Jean Decoux làm toàn quyền, ông này có bà vợ chết tại Đàlạt và được chôn cất tại lãnh địa đức bà, Domaine de marie. Chính quyền thực dân cho thành lập ấp Đa Thành (Village Annamite), tượng trưng cho những căn bản về y tế lẫn hành chánh mà chính quyền đông dương muốn thực hiện tại Đàlạt, một làng kiểu mẫu cho người dân Đàlạt. Thật ra là để thực thi các ý tưởng ngăn cách người Tây phương và người việt, tàu. Mình nhớ ấp Đa Thành rất xa thành phố, hồi nhỏ đâu bao giờ lên đó, chỉ khi lên trung học, có xe gắn máy mới dám bò lên đây.

Đàlạt là ý tưởng một thành phố dành cho người Tây phương, nên mới nhờ đến ông Bảo Đại, gọi là Hoàng Triều Cương Thổ, để cấm người Việt mò lên đây sinh sống nhưng thực tế cho thấy người Tây phương cần người Việt để làm cu-li cho họ nên dành một khoảng đất biệt lập để thành lập một tiểu Việt Nam tại Đàlạt. Người Tây phương ở phía thượng lưu của suối Cam Ly, còn người Việt thì ở hạ lưu, hứng hết nước dơ thải của Tây.

Vấn đề là có 5 ông kiến trúc sư Tây được mời thiết kế thành phố Đàlạt nên các ý định không thống nhất. Ông thầy mình là kiến trúc sư trưởng của thành phố Bordeaux, được thủ tướng Chaban Delmas mời làm quy hoạch cho thành phố này. Ông ta lãnh trách nhiệm từ đầu đến cuối, khi về hưu cũng mất 30 năm nên các ý định khởi đầu đều được giữ, có thể sửa chửa vài nơi đề phù hợp với tình thế mới.

Ở Đàlạt, thì có đến 5 ông mà kiến trúc sư là những tên có cái Tôi rất lớn. Luôn luôn thay đổi những gì người tiền nhiệm đã làm nên sự phát triển của Đàlạt mang màu sắc lập dị, pha đủ thứ không như một thành phố ở Tây phương, có sự đồng nhất về cách phát triển của thành phố.

Người pháp muốn loại bỏ các thành phần giàu có người Việt gia nhập đời sống vương giả ở Đàlạt khiến các nghị viên thành phố gốc Việt, phản đối. Cứ tưởng tượng một người việt giàu có như ông thầu khoán Võ Đình Dung, không được mua đất làm nhà ở khu đường Trần Hưng Đạo, dành riêng cho người ngoại quốc. Những phản đối của những người Việt đã gây ra tai hoạ cho họ như người ta bỏ tiền giả khi trả tiền cho ông Võ Đình Dung. Thời đó, người Việt chống pháp chưa có khả năng in tiền bạc giả.

Vào những năm đầu của Đàlạt, thị trưởng Champoudry, cho rằng, cần nhiều kiến trúc sư để có một kiến trúc đa dạng cho Đàlạt vì nếu chỉ mướn có một người thì sẽ đưa đến sự đồng nhất về kiến trúc cho thành phố.

Ngược lại, ông Ernest  Hébrard thì cho rằng kiến trúc cần có sự đồng nhất, theo những tiêu chuẩn của chính quyền đưa ra. Đó là lối suy nghĩ được dạy tại trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris mà mình được học. Ngày nay, ở âu châu, điển hình ở Đức quốc người ta bảo vệ, các kiến trúc cổ đại. Các toà nhà bị bom mỹ , anh, đánh phá vào thời đệ nhị thế chiến, được trùng tu lại. Nhà cửa ở trong các làng mạc ở âu châu đều được trùng tu theo các vật liệu được thành phố chỉ định, không bú xua la mua như ở Đàlạt hiện nay. Sơn đủ thứ màu, cửa sổ đủ loại, các bản quảng cáo còn to cái nhà,..

Kiến trúc sư Hébrard từng thăm viếng thành phố Baguio, phi luật tân do người Mỹ thành lập nên có lẻ bị ảnh hưởng nên thiết kế đô thị Đàlạt dựa vào các tiêu chuẩn do ông đặt ra để có sự đồng nhất về kiến trúc. Đến năm 1930, bản vẽ của ông Hébrard, được chôn dấu khi ông Louis-George Pineau được giao trọng trách thiết kế đô thị Đàlạt một lần nữa. Theo mình là một cái may mà Đàlạt không tiếp tục bản thiết kế ý tưởng của ông Hébrard. Xem bản thiết kế dưới đây.

Ông Pineau thì chủ trương trăm hoa đua nở, có sự lẫn lộn kiến trúc giữa Tây và Á . Ông ta cho rằng các thành phố do người đức di cư sang Ba-Tây, đã làm lại những thành phố của người đức mang màu sắc văn hoá của quê nhà. Một nhà báo tên Tonnelat lên án; Đàlạt có những căn nhà trông giống nhà ở vùng Basque, gần dãy núi Pyrenees, biên giới Tây Ban Nha và hình bóng của vài căn nhà ngoại ô Paris xấu xí. Ông ta đề nghị tập hợp kiến trúc việt và Pháp với nhau như họ đã thành công tại xứ Ma-rốc. Có nét Pháp nhưng dựa theo khí hậu, văn hoá sở tại.

Ông Pineau, bác bỏ cách tập hợp kiến trúc việt và Pháp tại Đàlạt. Ông ta đồng ý cho các loại kiến trúc của vùng Basque, Savoie của vùng núi Alpes, thậm chí nhà cửa vùng Bretagne. Do đó chúng ta thấy các biệt thự được xây cất tại Đàlạt nghe đâu trên 730 căn, có kiến trúc cá biệt, không giống nhau. Phần này chắc mình sẽ viết kỹ hơn trong bài khác vì khá phức tạp. Liên quan đến phong trào kiến trúc, tư tưởng của trí thức Âu châu trước đại thế chiến thứ 2.

Ông Paul Veysseyre, kiến trúc sư đã để lại dấu ấn tại Đàlạt, vẽ nhiều công trình lớn tại Đàlạt và 54 biệt thự, trong đó có hai căn biệt thự cho ông vua Bảo Đại, cho biết ông ta thiết kế theo kiến trúc Tây phương dạo ấy chớ chẳng phải theo các vùng tại Pháp quốc. Ông kiến trúc sư trưởng Pineau, tuy ở Đàlạt nhưng vẫn liên lạc, nhận sách báo từ các đồng nghiệp tại đức, Thuỵ Sĩ nên ý tưởng vẫn bị ảnh hưởng với kiến trúc đương thời tại âu châu như Bauhaus, Le Corbusier,..mà mình phải lịch sử cận đại kiến trúc thế giới về các ông này.

Chỉ ở cuối thời Vichy, Đàlạt mới trở lại bản vẽ của ông Hébrard, rất chặt chẻ mà ông Lagisquet, thiết kế Cité-Jardin Amiral Decoux, mang tên ông Toàn quyền thời Vichy. Chỗ vào trường Trần Hưng Đạo, hình như các thầy dạy trường này được giao cho ở mấy căn này. Xem hình dưới.


Có 50 biệt thự được xây cất để cho mướn. Các quy hoạch tương tự như ở Hoa Kỳ, có 6 kiểu nhà, tạo dựng hình ảnh của các châlet vùng núi Alpes. Cũng thời Vichy, họ cho phép kiến trúc sư người Việt được hoạt động tại Đàlạt như trường hợp ông Phạm Nguyên Mậu. Chính quyền Vichy khen ông ta thiết kế những căn nhà tốt đẹp. Ai biết chi tiếc về ông kiến trúc sư gốc việt thì cho em hay.

Vui là đọc các tài liệu do mấy ông kiến trúc sư, phê bình nhau như ông Pineau chê ông Hébrard, người tiền nhiệm. Xem hình dưới để thấy, Hébrard cũng có những ý tưởng ảnh hưởng của nhóm kiến trúc sư Gropius, Le Corbusier vào thời đó nên phát hoạ ra những bản vẽ Đàlạt . May là họ không thực hiện nhưng mấy chục năm sau, Việt Cộng lấy lại bản vẽ này để đập phá khu Hoà Bình, dinh tỉnh trưởng.

Hình họa về Đàlạt, may mà không thực hiện bao nhiêu nhà cao tầng, xung quanh hồ Xuân hương

Có một ông kiến trúc sư tên Augustus Délaval, người đã thiết kế viện bảo tàng ở Sàigòn. Sau này ông ta có trình một đồ án cho nhà ga xe lửa của Đàlạt nhưng không được duyệt. Chính quyền chọn bản vẽ của ông Tây khác. Ông này viết trên báo, cho rằng mái nhà kiểu vùng Normandie, mái mansard như chuồng ngựa ở điện Versailles, ông kiến trúc sư nổi tiếng Mansard, vẽ chuồng ngựa ở Versailles, thêm cái cửa sổ nên từ đó người ta gọi cửa sổ Mansard. Ông ta kêu gọi ngưng sản xuất các kiến trúc vùng ngoại ô Paris như Aubervilliers hay La Courneuve. Mình đang tìm bản vẽ của ông này. Bác nào có thì cho em xin để xem Ga Đàlạt có thể khác ngày nay nếu ông Delaval thắng giải.

Hình này cho thấy bản vẽ Perspective, cho thấy kiến trúc sư phát hoạ một khách sạn to đùng ở khu vực Cercle Sportif sau này. May thay sau này, họ xây Hotel du Parc, phía sau lưng khách sạn Palace.

Có một điểm nhấn ở Đàlạt là nhà ga xe lửa, được xây dựng vào năm 1938. Cho dù xe lửa đã bắt đầu đến Đàlạt vào năm 1932 nhưng không có nhà ga vì hết tiền, trong thời khủng hoảng suy thói kinh tế toàn cầu.

Năm 1930, ông Delaval vẽ nhà ga Đàlạt, với một loại kiến trúc của vùng Đàlạt, dựa trên kiểu mẫu nhà ga tại Congo ở phi châu, thuộc địa của pháp nhưng bị chính quyền bác vì không giống các toà nhà hành chính khác ở Đàlạt. Năm 1935, hội đồng thị xã đồng ý với bản thiết kế của ông Paul Reveron, và giao cho nhà thầu Võ đình Dung thực hiện.


Nhà ga này bị ảnh hưởng của nhà ga Deauville-Trouville ở vùng Normandie, nổi tiếng với festival điện ảnh hàng năm. Nơi dân pháp và âu châu hội tụ như ở Cannes, miền nam nước Pháp. Có thể nói kiến trúc của nhà ga Đàlạt, nói rõ về lịch sử thành hình của Đàlạt, một trung tâm nghỉ dưỡng, hình ảnh của trung tâm nghỉ dưỡng Deauville, địa điểm mà người Pháp giàu có đến đó để nghỉ hè. 


Hôm trước, nói chuyện bà cụ, kể cô em đưa ra nhà ga chơi nhưng không có chuyến xe lửa vì ít người đi. Chắc chỉ khi nào có du khách lên đông mới mở cửa. Lịch sử nhà ga Đàlạt đã nói lên sự thất bại của người Pháp khi xây dựng Đàlạt, một trung tâm nghỉ dưỡng và thủ đô Đông Dương.

Nếu người Pháp chiến thắng ở Điện Biên Phủ, có thể Đàlạt có cái kết khác. Chúng ta đặt nhiều câu hỏi như nếu Việt Nam Cộng Hoà không thua, có lẻ Đàlạt sẽ có hình dáng khác với ngày nay. Một ông thị trưởng như Trần Văn Phước, không tham nhũng, mượn tiền vay nợ để xây cho được ngôi chợ Đàlạt, với kiến trúc độc đấy, được xem là chợ đẹp nhất đông Nam Á một thời hay Giáo Hoàng Chủng Viện, đại học Đàlạt, trường võ bị,...

Vào thời đó đã có kiến trúc sư người Việt giỏi thiết kế nhà cửa tại Việt Nam, được người Pháp ưa thích cho nên Đàlạt là biểu tượng của giấc mơ của thực dân Pháp, tạo dựng một khu nghỉ dưỡng cho người của họ. Nhà cửa là do cá nhân xây cất, họ đem hình bóng quê nhà của họ để tạo dựng mái nhà khác ở Đàlạt theo ý muốn của họ cho nên kiến trước Đàlạt thời ấy khá bú xua la mua. 

Mình hay đặt câu hỏi vớ vẫn của kẻ thua cuộc như tiếc nuối sự việc ngoài tầm tay của mình.

(Còn Tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Giai đoạn phát triển Đàlạt #2

 Có dạo về Sàigòn, người quen xúi đồng chí gái đi chụp hình ở tiệm nhiếp ảnh gia Tam Thái. Ông này cho mình xem vài tấm ảnh các biệt thự Đàlạt, được xây cất từ thời pháp thuộc. Nghe ông ta kể đang sưu tầm để làm cuốn sách về kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, con rể của ông Võ Quang Tiềm, bà con bên bà cụ mình.

Hôm trước, có người còm; cho rằng phải kêu kiến trúc sư pháp về Đàlạt để phát hoạ lại Đàlạt khiến mình thất kinh. Mình tốt nghiệp trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris nên không nghĩ cứ kiến trúc sư người pháp là giỏi. Sau này trường cao đẳng mỹ thuật được chia ra nhiều ban, dạy theo kiểu đại học thuần tuý thay vì các atelier (lò kiến trúc) như xưa. Có rất nhiều kiến trúc sư pháp không biết vẽ. Mình may mắn học lò kiến trúc, vẫn giữ lối dạy khi xưa nên phải học vẽ chết bỏ. Ăn trưa xong, mình hay đi vòng vòng khu La-tinh hay ra sông Seine để tập vẽ. Nhờ đó mà sau này mình được các công ty quốc tế, Thuỵ Sĩ, Ý Đại Lợi, Anh Quốc, Hoa Kỳ, mướn. Theo mình kêu một tên tây hay mỹ để vẽ cho Đàlạt là thất sách vi họ không hiểu gì về Đàlạt, văn hoá Việt Nam.

Các biệt thự được người pháp thiết kế tại Đàlạt, như lập lại một hình ảnh của quê họ như kiến trúc ở Disneyland. Các kiến trúc sư người Việt trước 75 rất giỏi, đã thiết kế chợ Đàlạt, Giáo Hoàng Học Viện,... Theo mình kiến trúc nhà thờ Cam-ly rất đạt theo thiên nhiên và khí hậu của Đàlạt. Sử dụng thời tiết của Đàlạt như người thượng đã làm từ bao nhiêu năm qua để giữ ấm trong nhà vào mùa lạnh, mưa và mát vào mùa khô.


Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt do kiến trúc sư Việt Nam thiết kế tại Đàlạt trước 75, được xem là đẹp nhất Đông Nam Á. Thời đó, Nam Hàn còn thua xa Việt Nam Cộng Hoà. 

Về Việt Nam vừa rồi, mình có ở nhà em vợ của anh đồng chí gái, ở khu vực sang trọng ở Sàigòn. Nghe nói nhà giá trên 1 triệu đôla. Được thiết kế theo kiểu bên Anh Quốc, san sát nhau. Ở ngoài trông cứ như ở bên Anh Quốc nhưng vào trong thì Chán Mớ Đời. Lý do là họ thiết kế theo kiểu bên âu châu, bất chấp thời tiết ở Việt Nam. Tương tự bận áo manteau của xứ lạnh tại Sàigòn.

Ở âu châu, người ta làm mái nhà cao góc 45 độ trở lên vì có tuyết. Nếu mái có góc độ thấp, sức nặng của tuyết có thể làm sụp mái nhà. Họ phải là mái dốc cao để tránh tình trạng này. Ở Việt Nam, mưa nhiều mà nếu làm mái nhà kiểu âu châu thì nước chảy xuống rất nhanh, khó chảy vào máng xối. Vào nhà thiết kế kiểu tây, Anh Quốc là chới với vì phải cần máy lạnh quanh năm. Người Việt mình tiếc tiền nên khi nào vào ngủ mới sử dụng máy điều hoà nên rất nóng bức. Trời Sàigòn nóng quanh năm mà chỉ thấy cửa sổ và cửa sổ, nhất là loại không được trang bị 3 lớp kính như ở hải ngoại. Cứ như ở tù.

Mình viếng thăm Campuchia, thấy ở quê họ xây nhà sàn. Phía dưới trống để đựng đồ, còn mái nhà thì có lỗ hổng để gió luồng qua 24/24. Phía trên có gió luồng qua mái nhà sẽ làm giảm sức nóng, phía dưới nhà sàn, gió thổi tự nhiên sẽ giúp căn nhà mát phía trong.

Chúng ta bắt chước, thiết kế theo tây phương nhưng quên là mình đang ở Việt Nam, khí hậu khác với xứ người. Kiến trúc cần phải hoà điệu với thiên nhiên, thời tiết chớ không phải cứ chép nguyên bản của tây mỹ về là sống thỏi mái. 

Vào nhà ở Đàlạt là thấy ẩm ướt vì họ xây không giống như bên tây. Bên tây, nhà xây bằng gạch được xây hai lớp, có một khoảng trống ở giũa hai lớp gạch, để giảm độ ẩm. Khi nóng khi lạnh hay mưa ở  ngoại sẽ tạo độ ẩm thấm vào tường trong do đó họ làm một khoảng trống để làm khô độ ẩm, không truyền nhiệt hay độ ẩm. Người ta xây nhà khi xưa ở Đàlạt không làm vụ này. Có lẻ để giảm gia cả. Khi xưa nhà mình làm nhà nên mình có quan sát xem họ làm ra sao. Thiếu mất vụ này nên trong nhà bị ẩm. Gần đây, cô em mình cho làm lại nhà, có làm thêm phần này để tránh độ ẩm trong nhà.

Có dạo về Đà Nẵng chơi, gia đình mình mướn một căn nhà trong khu sang lắm, ở ngay bãi biển. Căn nhà được thiết kế như bên Tây, hai tầng toàn là kính cửa sổ to lớn. Trời nóng nên phải mở máy lạnh 24/24. Tốn biết bao nhiêu tiền bảo trì hàng tháng, lại không hít thở được không khí gió biển cách đó 50 thước. Nếu họ để ý đến thiên nhiên, cho thiên nhiên vào căn nhà thì sẽ không bị nóng bức, phải sử dụng máy lạnh 24/24.

Thật sự không phải chỉ có ở Việt Nam mà các nước ở vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Nam Dương,.. cũng có tư tưởng, phải sống như tây mỹ mới là hiện đại, hình ảnh của người thành đạt. Mình có làm việc cho một công ty kiến trúc, chuyên vẽ các khu nghỉ dưỡng ở Đông Nam Á. Theo mình đó là tinh thần nô lệ, nghĩ thành đạt là sống như ông chủ thực dân của mình.

Khi xưa, mình có làm việc cho công ty kiến trúc I.M. Pei ở Nữu Ước. Ông này gốc tàu nên được bắc kinh, mời thiết kế một khách sạn ở bên tàu. Ông ta vẽ một khách sạn theo lối truyền thống tàu, dựa theo thiên nhiên của địa phương và văn hoá tàu. Trung Cộng không thích lắm, kêu ông ta phải làm sao cho hoành tráng nhưng ông ta không chịu nên sau này không mướn ông ta nữa. Sau này ở Hongkong, ông ta thiết kế ngân hàng Trung Cộng thì rất là hiện đại vì ở Hongkong, trung tâm tài chánh thế giới. Kiến trúc sư giỏi là người biết dùng vật liệu, địa lý, văn hoá địa phương để thiết kế chớ không phải thích cái gì ở đâu, vác về xài.


Khách sạn do kiến trúc sư I.M. Pei thiết kế ở ngoại ô Bắc Kinh mà mình có dịp làm việc cho ông này ở Nữu Ước, trước khi qua Cali lấy vợ. Trung Cộng muốn ông ta thiết kế khách sạn hoành tráng, dấu hiệu Trung Cộng đang phát triển nhưng ông ta cứ khư khư giữ ý định, quyện khách sạn vào thiên nhiên cùng với văn hoá tàu.

Kiến trúc Đàlạt, người ta kêu là tiểu Paris, vớ vẫn. Ai nói câu này, chưa bao giờ thăm viếng Paris. Mình nhớ trước khi đi tây, mấy người bà con, lớn tuổi nói với mình là qua tây phải như ri, làm thế kia, ăn uống ra sao, cứ tưởng họ đã đi tây rồi. (Còn tiếp)

Lần tới mình sẽ nói về kiến trúc tây thiết kế tại Đàlạt mà có một ông tây chửi bới, chê đủ trò,....:)

Notes:  mình quên kể là năm Mậu thân, có đến 1,500 người Đàlạt chạy tản cư mất ông Việt Cộng, được mấy ông cha dòng tên cho tá túc một thời gian, khi xây nhà cửa lại thì về. Có chị nào đọc, nhắc lại nên mình ghi thêm. Quên vụ này. Già rồi.

Nói đến giáo hoàng chủng viện,tôi có một kỷ niệm không thể nào quên :Tết Mậu thân,nhà tôi cùng dãy với tiệm hình Hồng Châu,dãy nhà này ở giữa hai thế lực của trận chiến,trước khi đụng độ bên VN CH muốn cho dân trong dãy nhà này ra khỏi trận chiến,ngược VC lại muốn giữ dân ở lại...Sau đó dân chúng nhẹ nhàn tụt xuống bờ ta luy xuống chợ...và chạy qua trú tạm mấy ngày bên GHCV mấy ngày...bởi vì sau đụng độ dãy nhà này bốc cháy ,xác chết...không về được...nhắc lại nhớ ...hải hùng .


Nguyễn Hoàng Sơn 


Các giai đoạn phát triển của Đàlạt #1

 Đàlạt được khởi dựng bởi người Pháp, hầu đem lại một trung tâm nghỉ dưỡng, giúp họ dưỡng quân, công chức hay thương gia âu châu, có thể lên đây để hồi phục sức khoẻ, tránh xa cái nóng miền nhiệt đới, đem đến cho họ bệnh sốt rét nguy hiểm, phải di chuyển họ về nước, quá tốn kém và có thể mất mạng trên đường hồi hương.

 Thị trưởng đầu tiên của Đàlạt là ông Paul Champoudry. Ông này từng là nghị viên thủ đô Paris, có hoạt động trong công trình xây dựng hội chợ quốc tế tại Paris, nghe nói về già cần tiền nên phải qua Việt Nam làm việc, lương cao để nuôi đại gia đình. Ông phát hoạ một bản vẽ đầu tiên với các lãnh đạo quân sự thực dân về sự phát triển Đàlạt trong tương lai. Năm 1905, ông thiết kế tất cả cơ quan hành chánh đều tập trung tại một khu vực. Một ngôi chợ nằm ở trung tâm thành phố (địa điểm cầu Ông Đạo ngày nay), một khách sạn và sòng bài và tiệm ăn. Một nhà bưu điện và nhà ga gần nhau, một trường học phía đông của thành phố, gần nhà ga.(grand lycée và nhà ga sau này).

Nơi giặt giũ công cộng là phía hạ lưu của con suối Cam Ly. Dạo mình ở Pháp, người Pháp hay quảng cáo sà bông giặt đồ La Mère Denise, hình ảnh một người đàn bà pháp, hơi đẫy đà, giặt  quần áo ở suối, khiến quần áo sạch như tây. Hạ lưu con suối Cam Ly là nơi được chỉ định cho người Việt định cư sinh sống, lãnh nợ các chất dơ từ thượng nguồn thải xuống. Ngoài ra, các dinh thự và nhà cửa đều được điện hoá nước cả. 

Những ý tưởng của ông thị trưởng Đàlạt đầu tiên, giúp các kiến trúc sư sau này, dựa trên đó để thiết kế đô thị Đàlạt đến khi tây về nước. Đàlạt suýt bị người Pháp bỏ ngang vì tốn kém mà khí hậu không tuyệt hảo như họ tưởng, thêm phần muỗi lây bệnh sốt rét có mặt tại vùng cao nguyên Lâm Viên nhưng may thay vào thế chiến thứ 1, người Pháp và âu châu không về nước không được nên họ lên Đàlạt nghỉ hè, do đó làm sống lại ý tưởng Đàlạt, một trung tâm nghỉ dưỡng cho người âu châu tại Đông Dương. 

Năm 1919, sau đệ nhất thế chiến, tiền bắt đầu được bổ sung cho sự phát triển Đàlạt, ông Jean O’Neil được đề cử phát hoạ bản thiết kế đô thị của Đàlạt lần thứ 2. Mình có tấm ảnh mộ của ông này, được chôn tại Đàlạt. Bản vẽ quan trọng nhất được ông kiến trúc sư Ernest Hébrard, khôi nguyên giải la-mã về kiến trúc phát hoạ.

Năm 1923, ông này thiết kế Đàlạt, dựa theo quy hoạch của thành phố nghỉ dưỡng Banguio, Phi Luật tân do người Mỹ thiết kế. Ông ta chia ra 3 khu vực riêng biệt: 1 khu vực hành chánh, 1 khu vực dành cho người âu châu và một dành cho người Việt. Bản vẽ của ông ta được xem là quá tốn kém và sau này bị duyệt bỏ.


Bản vẽ này cho thấy các khu vực, được người pháp chia ra để tránh sự đụng chạm người âu châu với người sở tại. Các khu vực dành riêng cho người Việt và người pháp được chia cách bởi hồ Xuân Hương, các vùng xanh. Khu Việt Nam là khu đường Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng, thấp được dành cho người Việt. Phía Bắc khu vực là nghĩa địa người Việt, thường gọi là Mã Thánh, nay Việt Cộng giải toả để làm gì không biết.

Đàlạt được phát triển nhanh chóng trong 2 thập niên sau đệ nhất thế chiến. Đường xe lửa từ Sàigòn đã đến gần Đàlạt. Năm 1937, mỗi ngày có một chuyến xe lửa từ Sàigòn đến Đàlạt. Năm 1930, con đường từ Sàigòn đến đèo Bảo Lộc, được hoàn thành giúp rút ngắn thời gian từ Sàigòn đến Đàlạt, còn 6 tiếng lái xe.

Năm 1923 đến năm 1940, dân số Đàlạt từ 1,500 gia tăng đến 13,000 rồi 20,000 vào năm 1940. Du khách lên Đàlạt năm 1925 là 8,000, năm 1940 là 12,000 và năm 1942 là 20,000.


Đây là khu phố người Việt, địa điểm cầu Ông Đạo ngày nay trước khi bị bão lụt (1932) cuốn trôi, người pháp dời lên khu Hoà Bình ngày nay. (Hình năm 1925) nếu không có vụ bão lụt thì có thể khu Hoà Bình sẽ được dành cho người âu châu vì dinh tỉnh trưởng nằm trên ngọn đồi cao nhất Đàlạt.

Năm 1932, ông Louis-George Pineau, nhà kiến thiết đô thị cho Sàigòn và Hà Nội, được gia trách nhiệm phát hoạ lại Đàlạt, ít to lớn hơn vì khủng hoảng kinh tế thế giới. Ông ta muốn bảo vệ thiên nhiên của Đàlạt, tạo hồ nước lớn hơn, nhập hai hồ Petit lac (khu người Việt) và Grand lac (khu người tây), nhà cửa nhỏ bé, ẩn mình trong thiên nhiên khác với bản vẽ của ông Hébrard, người tiền nhiệm. Các biệt thự tại Đàlạt được xây dựng rất nhiều trong thời gian này, dọc các đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo,.. ta thấy các biệt thự đều biến sau các rừng thông, cách các con lộ chính.

Người Pháp muốn tạo dựng Đàlạt, thành phố cho người âu châu nhưng vấn nạn là họ cần người Việt để làm cu-li cho họ. Đi săn cọp hay voi, đều có người Việt gánh họ, đến khi chụp hình thì đứng cầm súng bên cạnh xác cọp, trông oai ra phết. Họ chỉ dành vài khu vực được gọi là Quartier indigène, dành cho người bản xứ.

Như kể trên, lượng du khách lên Đàlạt càng ngày càng đông nên họ cần cu-li Việt Nam nhiều hơn nên dân số gia tăng. Năm 1927, số người Việt sinh sống tại Đàlạt vượt qua số người âu châu. Năm 1932, có đến 800 người Việt, có giấy cư trú trong khi người âu châu chỉ có vỏn vẹn 350 người. Còn những người ở tạm thời hay làm việc giai đoạn ngắn độ 4,000 người á châu (người Tàu, người thượng và người Việt) và 1,900 người âu châu.

Khởi đầu, khu vực người Việt nằm phía tây của hồ Xuân Hương, đang làm (1920), khu vực cầu Ông Đạo sau này. Ông O’neil cho hay, khu vực người Việt cần phải nằm về phía hạ lưu của suối Cam ly, sau cái đập. Năm 1932, một trận bão lụt lớn đã phá vỡ cái đập, cuốn trôi rất nhiều nhà dân á châu, gây thiệt mạng 15 người.


Bản vẽ cho thấy các khu vực dành cho người Việt, người Tàu thuộc Quartier annamite, nằm về hướng bắc, để hứng gió cho người pháp, khu vực phía nam, phần dưới của hồ Xuân Hương ngày nay.


Bản vẽ này cho thấy khu người Việt các lô đất nhỏ nên có 3 tầng trong khi khu vực dành cho người pháp thì đường xá rộng hơn và chỉ có một tầng. Các lô đất rộng hơn.

Năm 1924, ông toàn quyền tại Huế, Léon Garnier, thăm viếng Đàlạt với kiến trúc sư Hébrard, cho biết cần thành lập một ngôi chợ. Ông ta can thiệp để nhà cửa người Việt bị cưỡng chế được bồi thường xứng đáng và được cấp đất mới nhưng phải xây nhà bằng gạch thay vì bằng gỗ.

1 ý niệm khác, người Pháp cần chia cách khu người Việt sinh sống và khu vực người âu châu để dễ cách ly, khi có bệnh tật, đại dịch như hiện nay, chúng ta đang trải qua. Họ kêu rất khó bắt buộc người Việt dùng thùng rác vì văn hoá người Việt, ăn đâu quăn đó nên họ xây 5 thùng rác làm bằng bê-tông để người Việt bỏ rác ở đó và được xe bò kéo đi trong khi khu vực người âu châu thì có xe rác đến lấy, người tây chỉ cần quăn vào xe rác. XONG OM.

Năm 1925, người Tây kêu cần có một vùng chia cách giữa khu người Việt và khu người Tây, sử dụng các vườn hoa, công viên để làm tấm chắn. Đó là người Pháp đi gieo mầm tự do, bác ái và bình đẳng cho người bản xứ, khai trí người Việt.

Hình này chụp từ khách sạn Palace, cho thấy khu dân cư người Việt nằm phía khu vực trũng. Khu vực này bị bão lụt năm 1932, làm cuốn trôi đi khá nhiều nhà của người Việt. Sau đó người pháp, quyết định nhập 2 hồ lại, dời khu người Việt này lên Khu Hoà Bình ngày nay. Còn khu này thì ngày nay là hồ Xuân Hương nới rộng tới cầu Ông Đạo.

Năm 1926, Đàlạt được nâng cấp lên thành phố, có hội đồng thị xã gồm 3 người tây và 2 người Việt; Hồ Văn Lê và Nguyễn Ngọc Chúc. Hai ông nghị viên đại diện người Việt nêu ra bản vẽ của ông Hébrard, 10 mét vuông cho mỗi lô đất dành cho người Việt, quá nhỏ bé, như hộp cá mòi, yêu cầu cho các lô đất là 50m x 20m. Báo chí tây cũng lên án chương trình này vì lô đất dành cho người tây phương thì rộng lớn như các biệt thự ở đường Trần Hưng đạo. Dạo ấy, Mặt Trận Bình Dân (Front populaire) đang nắm chính quyền tại Pháp nên tinh thần có hơi cởi mở, báo chí có thể chỉ trích chính sách thực dân tại Việt Nam.

Đến năm 1930, người dân Đàlạt vẫn ở thế lưỡng nan, đất lô chia cho người Việt chưa ngã ngủ. Nhiều người đã chạy đến khu vực gần trường Petit Lýcee, khúc gần đường Huyền Trân Công Chúa, phía sau lưng của trường để dựng một cái chợ nhỏ.

Trong buổi họp hồi đồng thị xã, người pháp quản ngại về việc người Việt sẽ sử dụng đất của họ được phân chia để làm giàu. Thị trưởng Tây cho hay, người Việt chỉ được mua đất đền bù dựa vào những gì họ bị giải toả, không được mua thêm. Một nghị viên người Việt tên Võ Đình Dung, không đồng ý, kêu tây hay ta đều có quyền như nhau, có thể mua đất mà họ muốn. Có lẻ nhờ can thiệp vụ này mà sau này ông ta, giàu có, nhờ làm thầu khoán xây dựng nhà ga Đàlạt, xây cất khu phố Hoà Bình, nên mua hết đất của vùng dành cho người sở tại.


Bản vẽ này cho thấy hồ Xuân Hương được nới rộng sau 1932. Thấy cầu Ông Đạo, nhà Lao, nơi mẹ mình bị mật thám bắt nhốt, trấn nước ở đây mấy tháng. Thấy xi-nê Eden, sau này là rạp Ngọc Lan. Trường Đoàn Thị Điểm, chợ cũ, và nhà thương dành cho người âu châu.

Có thể vì vụ này mà ông Võ Đình Dung bị hại. Mình nghe kể, ông ta đi làm ăn, người ta trả tiền, không đếm, bỏ vào cặp đem về nhà. Tối bà vợ nằm mộng sao đó, thức giấc, mở cái cặp ra thì khám phá toàn tiền giả nên đem đốt. Đốt vừa xong thì mật thám đến nhà xét, không thấy tiền giả nên từ đó hắn ông bà mới cúng đất để xây chùa Linh Sơn, và Linh Phong. Đất của ông bà Võ Đình Dung, rất nhiều trong khu vực dành cho dân an-nam, các vườn nằm giữa đường Phan Đình Phùng, và Hai Bà trưng như vườn ông Ba-Đà là đều mướn của ông Võ Đình Dung. Trường Việt-Anh cũng vậy, lúc đầu do con trai ông ta thành lập, sau cho thầy Lê Phỉ mướn.

(Còn Tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nhịn đói chữa bệnh

 Người ta cho biết 45% người Mỹ, ăn uống theo chế độ giảm cân để có thân hình cân đối. Điều mình nhận thấy khi đến Hoa Kỳ lần đầu tiên, nhất là đi viếng các tiểu bang ở giữa Hoa Kỳ, người Mỹ rất to béo hơn người âu châu.

Mình đã kể vấn nạn người Mỹ bị bệnh béo phì vì thức ăn rẻ và chương trình dinh dưỡng trẻ em ở học đường, toàn là các chất tinh bột, uống nước ngọt,…Ông thị trưởng New York, muốn cấm các công ty bán nước ngọt tại các trường học hay bán ly cối nước ngọt nhưng chính trị là trên hết, vài tháng sau là im.

Từ đó, kỹ nghệ giúp người Mỹ giảm cân gia tăng kinh hoàng với các phương pháp giảm cân như phương pháp Keto, Adkins, Whole30, Paleo, South Beach, … chưa kể thời mình ở âu châu, các video tập thể dục của Jane Fonda bán nhanh hơn bánh mì baguette ra lò nóng hổi.

Mình có thử vài phương pháp trên từ 25 năm nay nhưng đều thất bại. Mình đoán người Mỹ bỏ tiền, thời gian đủ trò, như ợ chồng người hàng xóm mỹ, đều thất bại. Béo vẫn béo, càng phì nhiêu thêm. :) 

Lý do là hiểu sai về cơ thể tiêu thụ dinh dưỡng được đưa vào mồm và phải theo chương trình rất khó khăn với công ăn việc làm và bị stress,…Được biết ông cha đẻ phương pháp Adkins, chết vào tuổi 70 vì bệnh béo phì. Từ khi mình bắt đầu đọc sách về dinh dưỡng thì cơ duyên đưa mình đến phương pháp Intermittent Fasting (vô thất gián đoạn).

Khi xưa, ở Đàlạt có ông Xu Huệ, hướng dẫn người Đàlạt vô thất, nhịn ăn và tập thể dục. Mình nhớ ông ta râu trắng nhưng gương mặt rất hồng hào, có thể nhờ ở Đàlạt, trên cao độ nên hồng huyết cầu nhiều. Mình chỉ biết ông ta trông rất tráng kiện, không nhớ bao nhiêu tuổi. Mình có thử 3 ngày nhưng sau đó đói quá, đành ngưng.

Sau này, tại Hoa Kỳ mình có nhịn ăn vô thất được 12 ngày, xuống cân nhưng rồi một tháng sau, ăn uống bình thường lại thì lại lên cân như xưa. Chán Mớ Đời 

Phương pháp nhịn ăn gián đoạn có từ lâu như người hồi giáo trong lễ Ramadan, người DO Thái, ngay thiên chúa giáo cũng có kể ông Giê su đi vào sa mạc mấy chục ngày,..nhưng gần đây, được phổ biến lại. Lý do rất giản dị, ăn trong khoảng thời gian nhất định trong ngày. Dễ thực hiện và đưa đến các hậu quả rất tốt về tinh thần và thể chất.

Mình theo phương pháp này thì xuống được 15 cân và từ đó cứ bình bình như vậy. Cuối tuần mà ăn nhiều thì mình nhịn ăn ngày thứ 2, để cân bằng lại lượng dinh dưỡng được đưa vào mồm.

Theo Johns Hopkins Medicine thì “Intermittent Fasting là chương trình ăn uống có thể trong một thời gian cố định trong ngày hay tuần vì có nhiều phương pháp”.

Thay vì chúng ta chú tâm vào những gì phải ăn trong ngày, để giảm cân, khiến mất thì giờ. Mình nhớ khi theo phương pháp South Beach thì mỗi ngày, họ kêu phải ăn loại nào, uống loại gì. Nếu mình giàu có, mướn được đầu bếp để nấu cho mình ăn thì hoạ may. Sau vài tuần thấy có kết quả nhưng rồi bận công việc nên bỏ, lại lên cân.

Khi xưa, chúng ta ăn vào giờ giấc nhất định, sáng, trưa và chiều. Ngày nay thì ăn nhiều bữa cơm, như ăn sáng xong 10 giờ sáng làm thêm cái bánh, sau ăn trưa, chiều thêm Goûter rồi đến cơm chiều ăn, tối lại làm thêm chén chè 3 màu, để nhớ quên hương 3 miền. Chúng ta ép buộc cơ thể, bộ phận tiêu hoá làm việc không ngưng và thêm nhiều calories. 

Quên rằng, chúng ta lớn tuổi nên không cần calories nhiều nhất là tiêu chuẩn ăn uống 2,000 calories mỗi ngày, dành cho người da trắng to lớn. 2,000 calories là tiêu chuẩn người Mỹ, to lớn hơn mình còn người Việt nhỏ bé thì ít hơn.

Intermittent Fast (IF) chú trọng vào Khi Nào chúng ta ăn. Chúng ta chỉ ăn vào khoảng thời gian nhất định để giúp cơ thể hoạt động qua đêm và ngày hôm sau. 

Phương pháp vô thất được các bác sĩ và khoa học gia nghiên cứu rất nhiều và cho biết các kết quả như sau:

Đốt các chất béo trong cơ thể:
Theo Johns Hopkins Medicine, khi chúng ta nhịn ăn thì cơ thể, sau khi đã tiêu thụ hết các chất đường dự trữ trong cơ thể, cơ thể sẽ đốt các chất béo sau khi đã đốt hết các thức ăn.

Mình có lần giải thích tiến trình lên cân như cái tủ lạnh. Dạo mấy đứa con còn học trung học, sức đang lớn lại bơi 2 tiếng mỗi ngày nên mình đi chợ Costco, mua dự trữ thức ăn để nấu trong tuần. Nhiều hôm mấy đứa con ăn không hết thì lại bỏ ngăn đá, để dành.

Tương tự cơ thể mình bồi dưỡng thức ăn hàng ngày, số lượng đường được tạo ra để sử dụng. Nếu cơ thể hôm đó, chưa sử dụng hết thì sẽ biến thành chất béo, đưa về chứa ở cái bụng (ngăn đá).

Hôm nào, hết thức ăn tươi, mình mở ngăn đá ra, lấy thức ăn cũ (chất béo) để làm đồ ăn cho hết. Ngăn đá hết đồ ăn như cái bụng hết chất béo, sẽ thu gọn nhỏ lại. Xong om.

Ít thức ăn trong ngăn đá thì tủ lạnh sử dụng ít điện lại. Tương tự lượng insulin trong cơ thể sẽ giảm.

Nhịn ăn giúp sự biến thể trong cơ thể nhanh hơn. Sự biến thể là quá trình chuyển tạo ra năng lượng những gì chúng ta ăn và uống. Thông thường, sự biến thể rất chậm nên các chất dinh dưỡng, không được đốt nhanh và sẽ tạo chất béo, dự trữ tại bụng hay các nơi khác trong cơ thể. Khi chúng ta nhịn đói, sẽ giúp cơ thể đi tìm chất béo để đốt, tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động.

Khi chúng ta ăn các chất tinh bột, sẽ được phân huỷ thành các Glucose, một nguồn năng lượng quan trọng nhất trong cơ thể. Sau đó Glucose sẽ chạy vào huyết quản. Tuyến tuỵ sẽ tạo ra chất insulin, giúp Glucose đưa năng lượng vào các tế bào. Giữa các bữa ăn, lá gan sẽ thải glucogen vào huyết quản giúp quân bình lượng insulin. Khi lượng insulin cao thì cơ thể không đốt hết chất béo được nên khi chúng ta nhịn ăn thì lượng insulin giảm sẽ giúp cơ thể đốt chất béo. Xong om

Ngoài ra, khi nhịn đói sẽ giúp bộ tiêu hoá của chúng ta ngơi nghỉ. Ngày xưa, ở âu châu, mình chỉ ăn 2 buổi nên gầy. Sang Hoa Kỳ thì thức ăn đủ trò, tiệm mở cả ngày lẫn đêm. Đi nhảy đầm ra, bạn bè kêu đi ăn cháo ở bôn sa. 1 , 2 giờ sáng còn làm tô mì hoành thánh hay cháo lòng. Ngồi làm việc, có bánh Tây ăn khiến bộ tiêu hoá phải làm việc mút mùa lệ thuỷ.

Khi chúng ta ngưng ăn trong thời gian 12-16 tiếng đồng hồ, sẽ giúp bộ tiêu hoá bớt làm việc, tự bảo trì. Sẽ đốt các chất béo, giúp hệ thống miễn dịch mạnh hơn.

Khi nhịn đói, cơ thể sẽ tìm các chất béo dư thừa trong cơ thể để đốt. Giảm lượng insulin, giúp đầu óc sáng suốt hơn. Ở Nga Sô thời cộng sản, có rất nhiều nhà thương cho người bệnh tâm thần. Tối ngày, phải nói láo với sự suy nghĩ của mình khiến nhiều người nổi điên. Hay chống lại chế độ, anh không tin vào đảng cộng sản nghĩa là anh bị bệnh tâm thần nên nhốt vào nhà thương điên.

Có lần, trong nhà thương điên, một bệnh nhân không chịu ăn nên y tá mặc kệ, muốn chết thì cho chết. Bớt thành phần phản động, đỡ tốn cơm nhà nước. Điều lạ xẩy ra là sau một tuần lễ không ăn thì bệnh nhân nhịn đói, có vẻ hồi phục trí nhớ khiến bác sĩ tò mò, nghiên cứu hiện tượng này.

Họ khám phá ra khi nhịn đói, các neuron của não bộ được tạo ra, kích thích não bộ, giúp não bộ hoạt động. Khám phá này khiến mình hiểu lý do mấy người tù cải tạo của Việt Cộng, nhớ dai. Mấy bài thơ, bài hát của bạn tù làm trong tù, đọc cho họ, đều nhớ và sau khi ra trại, họ ghi xuống.

Mình nhớ 2 năm học Văn Học, sáng mình không ăn sáng vì mấy đứa em xin phần của mình. Vào lớp độ 11 giờ trở đi là đói kinh hoàng, nhưng lại Chánh niệm chú tâm, nghe thầy giảng rất rỏ và dễ nhớ. 

Mình chỉ kể qua những trải nghiệm, các bác không nên tin em. Chịu khó đọc thêm sách báo để hiểu về cơ thể của mình, giúp tạo một cuộc sống an bình, vui vẻ với con cháu. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cuộc chiến chống Trung Cộng thời đại A Còng

Sau đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ có 4% dân số thế giới nhưng chiếm đến 50% GDP của toàn cầu. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, GDP của toàn khối Liên-Xô chưa bao giờ đạt hơn 40% GDP của Hoa Kỳ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ trong say men chiến thắng, một mình làm bá chủ toàn thế giới, xuất cảng các kỹ thuật, sản xuất qua các nước như Trung Cộng, Nam Dương, Mã Lai,...

30 năm sau, các sử gia trên thế giới đặt câu hỏi; liệu GDP người Mỹ có thể kém hơn Trung Cộng trong vòng 20 năm tới? Hoa Kỳ cần phải thay đổi các chiến lược khi không còn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế.

Hoa Kỳ có cần nâng cao đời sống của người Mỹ để bảo tồn quyền lực số một của mình trên thế giới. Ngày nay sự chênh lệch giàu nghèo quá nhiều. Đời sống người Mỹ khá hơn xưa nhưng ít ai có dư hơn $2,000, phòng khi bệnh hoạn, cần tiền khẩn cấp.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đẩy mạnh kỹ nghệ chiến tranh, chế tạo vũ khí đã khiến khối Liên -Xô phá sản và tự giải thể khi nền kinh tế của khối này ít hơn Hoa Kỳ, phải gia tăng sản xuất súng đạn, chiếm đóng, sản xuất cách mạng vô sản khắp nơi trên thế giới, hết phi châu (Angola) đến Việt Nam, rồi Á-phủ-hãn,...

Trung Cộng của Đặng Tiểu Bình đã học được bài học xương máu của Liên Xô, đã thay đổi chiến thuật đối kháng với khối tư bản. Họ chú trọng vào phát triển kinh tế thay vì quốc phòng. Người ta đặt câu hỏi Hoa Kỳ có nên tiếp tục nâng cao ngân sách quốc phòng, như chính phủ Trump mới gia tăng thêm 738 tỷ mỹ kim cho năm 2020, từ 632 tỷ (3% GDP), năm cuối cùng của chính phủ Obama 2016, giảm thiểu các cuộc tấn công vào các nước trên thế giới. Ngày nay, Hoa Kỳ có trên 700 căn cứ quân sự tại Hoa Kỳ và khắp thế giới.

Trong bài diễn văn từ giả người dân, tổng thống Eisenhower đã cảnh báo về thế lực diều hâu, được ủng hộ bởi kỹ nghệ chiến tranh, thúc đẩy Hoa Kỳ tham chiến, để bán vũ khí. Theo tài liệu giải mật, trong vụ khủng hoảng Vịnh Con Heo ở Cuba, tổng thống Kennedy, chống chọi lại áp lực của phe diều hâu để bỏ bom Liên Xô. Các pháo đài bay B52 tại Âu châu đã sẵn sàng cất cánh. Cuối cùng họ phải ám sát ông Kennedy, 24 tiếng đồng hồ sau khi ông này ký sắc lệnh, rút các cố vấn quân sự ra khỏi Việt Nam. Ông Johnson lên ngôi thì đổ quân vào Việt Nam ào ạt để rồi 10 năm sau phải rút quân.

Gần đây, mình có đọc tài liệu giải mật về lý do tại sao, giới tư bản lại cho tiền ông Trostky để làm cách mạng, tiền ở đâu mà ông Lenin từ Thuỵ Sĩ, về Nga, phải đi qua Đức quốc, phải chi một số tiền khá lớn. Ông hồ về Việt Nam làm cách mạng, đem theo một số tiền lớn để làm cách mạng, theo hối đoái ngày nay là trên 4, 5 triệu đô La. Hôm nào rảnh sẽ kể. Chán Mớ Đời 

Thay vì đổ tiền chế tạo vũ khí, gia tăng ngân quỹ quốc phòng, Hoa Kỳ sử dụng tiền đóng thuế của dân, để xây dựng một xã hội công bằng, ấm no cho mọi người. Xây dựng trường học tốt, hạ tầng cơ sở, môi trường trong sạch, tạo thành một xã hội công bằng kiểu mẩu cho thế giới noi theo như 70 năm về trước.

Hoa Kỳ chiến thắng khối cộng sản nhờ các đồng minh như âu châu, Trung Cộng, Pakistan với cuộc chiến chống xâm lược Liên Xô tại Ả-Phú-hãn,... Ngày nay, Hoa Kỳ có thể chiến thắng Trung Cộng trong cuộc chiến 5G? Bằng cách đánh thuế các nước đồng minh như tây âu, Ấn Độ, các nước đệ Tam thế giới,..một mặt kêu gọi họ đồng hành trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng xâm lược của Trung Cộng.

Hoa Kỳ từ chối không gia nhập TPP đã giúp Trung Cộng nới rộng ảnh hưởng của họ tại Thái Bình Dương. Trung Cộng và 14 nước khác tại á châu vừa ký hiệp ước kinh tế trong vùng Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP). Thế là Trung Cộng thắng, chưa kể chương trình Vành Đai và Con Đường.

Hoa Kỳ chỉ còn một vũ khí cuối cùng là “mỹ kim”, được sử dụng làm ngoại tệ cho tất cả mọi dịch vụ ngoại thương toàn cầu sau khi khối liên xô bị xụp đổ. Hoa Kỳ có thể cấm vận, không cho các ngân hàng được giúp các nước bị Hoa Kỳ cấm vận như Bắc Hàn, Ba tư, Cuba,... mình có kể vụ này trong bài cuộc họp thượng đỉnh Bretton Woods, trước khi thế chiến thứ 2 chấm dứt để chia chát phần cho quân đội đồng minh.

Trong cuộc đối đầu với Liên Xô, ông George F. Kennan, nhà ngoại giao Mỹ, chủ trương thuyết “containment” đã nêu rõ yếu tố cần thiết, tạo dựng một hình ảnh Hoa Kỳ, thành công, sung túc tại quốc nội và tinh thần tự do, bác ái, bình đẳng ở ngoại quốc. Mình nhớ ở Việt Nam, khi xưa, thấy dầu ăn, sữa,...trong mấy thùng đề do nhân dân Hoa Kỳ thân tặng, thế giới tự do đủ trò.

Trong tương lai, người ta có thể định nghĩa cuộc đánh bom 9/11 là điểm quan trọng đã đưa đến sự sụp đổ của đế chế Hoa Kỳ. Từ một hình ảnh yêu chuộng hoà bình, được cả thế giới mến mộ, Hoa Kỳ bắt nhốt các người hồi giáo, tình nghi là khủng bố, nhốt ở Guantánamo. Các hình ảnh tra tấn tù nhân, đã làm kinh hoàng thế giới, khiến hình ảnh Hoa Kỳ biến thành tiêu cực trên thế giới, làm khí giới để cho ISIS thu phục các khủng bố mới.

Có thể COVID là ngón đòn đánh vào gót chân Achilles của tây phương. Sau 1 năm trời, Hoa Kỳ và tây phương vẫn còn chới với, đối đầu với kẻ thù vô hình. Gây biết bao nhiêu tai hại về kinh tế cùng tinh thần cho dân chúng.

Vụ thảm sát Mỹ-Lai, đã giúp Hà Nội tuyên truyền và dành sự ưu ái của thế giới trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Xem các hình ảnh, được các quân nhân mỹ chụp trong các trại tù khiến mình thất kinh, tra tấn bắt cóc ở Ý Đại Lợi, không ngờ quân đội Hoa Kỳ lại có thể vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn trong khi họ hô hào toàn thế giới quyền làm người, nhân ái,...

Ông tướng H.R. McMaster, cựu cố vấn an ninh của ông Trump cho biết cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng là cuộc chiến giữa xã hội tự do, cởi mở và xã hội độc tài khép kín. Hoa Kỳ hiện nay, đối đầu Trung Cộng vẫn sử dụng chiến sách đã áp dụng với Liên Xô, trong khi Trung Cộng không tìm cách chống đối ý thức hệ của Hoa Kỳ. Dân tàu chủ trương làm giàu như Mỹ. Do đó, các nước đồng minh của mỹ, không cảm thấy bị đe doạ bởi chủ trương của Trung Cộng. Chỉ có vụ COVID mới khiến họ giác ngộ về âm mưu bá chủ toàn cầu của Trung Cộng.

Mình có đọc hai cuốn sách do ông Henry Kissinger viết về Trung Cộng; On  China, và World Order, ông này là kiến trúc sư, giúp Trung Cộng thăng tiến như ngày nay. Ông ta muốn Trung Cộng giúp Hoa Kỳ rút lui khỏi Việt Nam trong danh dự và để Trung Cộng đối đầu với Liên Sô. Ông ta có nói đến người Tàu chơi cờ, không phải cờ tướng mà mình thấy người đại hàn và nhật hay chơi, gọi là GO. Người Tàu gọi là Wei Qi. Hình như Việt Nam gọi là Cờ Vây, cao siêu hơn cờ tướng mà người Việt học từ người Tàu. Ở Việt Nam mình không thấy người Việt chơi cờ này, có lẻ người Tàu không dạy.



Chơi cờ Vây cần thời gian và sự nhẫn nại để đi từng con cờ và Trung Cộng đã sử dụng chiến thuật của loại cờ vây để phát triển đất nước của họ, cũng như xâm chiến thị trường quốc tế.

Hồi nhỏ mình hay nghe người lớn dùng câu nói của ông Tôn Tử nào bên tàu, biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Hoa Kỳ có biết sự thật hiện tại của chính mình, có biết rõ về Trung Cộng? Đảng cộng sản hoạt động như một văn hoá truyền thống từ mấy ngàn năm nay chớ không phải một Đảng thuần tuý của tây phương với một chủ thuyết đương thời.

Đảng cộng sản pháp được 25% cử tri pháp khi mình còn sinh viên tại pháp, 40-50 năm về trước. Ngày nay, các lễ hội của Đảng này như Fête de l’humanité không có ai tham dự. Trong khi đó, Đảng cộng sản Trung Cộng tương tự tại Việt Nam, là sự tiếp nối của nền văn hoá từ xưa, từ thời lập quốc đến nay.

Khi xưa, thời vua chúa, quân chủ chuyên chế, ông vua đứng đầu nhưng quyền hành trong tay các tể tướng như ta đọc trong Tam quốc Chí, Đổng Trác, Tào Tháo là người nắm binh quyền, vua chỉ bù nhìn. Thời nhà Lê cũng vậy, Chúa Trịnh là người nắm binh quyền. Trong triều đình, các quan tranh dành ảnh hưởng, ám sát nhau như điên.

Ngày nay, Đảng cộng sản là sự tiếp nối của nền quân chủ chuyên chế của Việt Nam hay Trung Cộng khi xưa, chỉ bị gián tiếp khi người ngoại quốc đô hộ, tung hô vài câu tự do, bác ái và bình đẳng. Triều đình là các đảng viên cộng sản, được bầu bán ra. Kẻ sĩ là các cán bộ ở địa phương, được nâng đỡ qua chủ nghĩa “học tài thi lý lịch”. Chủ nghĩa này đã có từ xưa, điển hình ông Đào Duy Từ, con phường chèo không được đi thi. Bà mẹ lấy một ông phường trưởng nào đó, để ông này nhận là con, lấy tên họ của ông này đi thi. Sau khi đổ, bà mẹ dỡ chứng không muốn làm vợ tên phường trưởng nữa. Tên cán bộ trả thù bằng cách báo cáo với quan nhớn thế là ông họ Đào bị tước bằng, phải trốn xuống miền nam, giúp nhà Nguyễn trị vị đến 400 năm với mưu kế, chiến lược của ông ta.

Hôm trước, đọc bài phỏng vấn ông Đặng Thái Sơn, cho thấy Việt Nam và thế giới suýt mất đi một nhân tài âm nhạc. Nếu không có ông thầy người nga, làm áp lực cho ông ta sang Nga học tập. Với lý lịch của bố ông ta thì chắc chỉ có lêu bêu như bao nhiêu người Việt khác, đã sinh nhầm thế kỷ nhất là Việt Nam. Trong xã hội Việt Nam, có biết bao nhiêu người, không may mắn như Đặng Thái Sơn? Ông trở về để cứu cha, giúp ông bố sống thêm được 10 năm, nhà nước ưu đãi, cho một căn hộ tươm tất thay vì căn gác nghèo nàn dành cho những kẻ thuộc giới nhân văn giai phẩm.

Như đã nói trên Trung Cộng, chơi cờ Go, từ từ thâu tóm các vấn đề quan trọng cho sự bành trướng của họ. Hoa Kỳ đã tìm cách chống lại hai lần nhưng thất bại. Lần đầu, chính quyền của ông Obama, tìm cách ngăn cản các đồng minh tham gia Asian Infrastructure Bank (AIIB) của Trung Cộng năm 2014-2015. Lần thứ nhì, chính quyền Trump, cố gắng ngăn cản đồng minh của mình tham gia Vòng Đai và Con Đường  (BRI).

Vấn đề là Hoa Kỳ có khả năng, ý chí để đánh ván cờ GO với Trung Cộng? Trung Cộng sản xuất fentanyl nhờ bọn buôn lậu ma tuý Mễ, đem vào thị trường Hoa Kỳ mà ngay nay chúng ta thấy vấn nạn sì-ke ma tuý, sẽ giải thể tinh thần chiến đấu của người Mỹ trong cuộc chiến đầy cam go tới đây.

Ngày nay, Hoa Kỳ, lợi tức 50% người Mỹ đang bị giảm so với thế kỷ trước (tiền thì cao hơn vì lạm phát nhưng purchasing power thì kém đi rất nhiều). Vào những thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, một công nhân Hoa Kỳ đi làm có thể nuôi vợ con, có nhà, có xe. Đó là hình ảnh mà cả thế giới ngưỡng mộ, muốn noi theo. 

Ngày nay, GDP của người Mỹ vẫn cao nhưng đó là tính chung, trung bình giữa giai cấp giàu có, và giai cấp nghèo. Người giàu càng ngày càng giàu trong khi người Mỹ bình thường càng ngày càng nghèo khổ. Vô gia cư đầy đường. Người ta tiếp thị các người thành đạt như Elon Musk, Amazon, Facebook,...nhưng mấy ai có đầu óc được như mấy người này?

Chúng ta dễ đánh giá người nghèo vì họ lười biếng, đủ trò, thiếu ý chí. Chúng ta xem thường hoặc không để ý đến một vấn nạn nguy hiểm. Đó là bệnh tâm thần, do stress gây nên. Xã hội ngày nay, hối thúc chúng ta tiêu thụ. Họ sản xuất ra các đò chơi, khiến chúng ta phải tranh nhau để mua cái điện thoại mới ra đời, làm mất đi sự đối thoại trực tiếp con người với con người. Hình ảnh bình thường ngày nay thấy ở tiệm ăn hay ở nhà. Vợ chồng con cái không nói chuyện với nhau, ai nấy ôm cái điện thoại. Chúng ta vô hình trung trở thành một sản phẩm tiêu dùng cho các công ty.

Mình thất kinh khi khám phá ra trên mạng xã hội hay Google, ... cá nhân mình bị bao vây bởi các quảng cáo vì mình vô tình hay cố ý nhấn xem một tin tức gì đó, được kỹ thuật toán ghi nhận và lựa chọn cho mình những sách để đọc, những vật dụng cần mua. Kinh hoàng.

Hôm qua, mình tìm để mua một cái máy phát điện để đem vào vườn vì bị mất cắp. Khi vè nhà, mở máy tính ra là thấy quảng cáo máy phát điện đủ loại. Kinh

Ngày nay, người Mỹ chưa nhận thức rằng thế giới đã thay đổi, không còn như thời năm 1950, khi người Mỹ có đến 27.3% GDP của thế giới trong khi Trung Cộng của Mao Trạch Đông chỉ có 4.5%. Những năm mình sang Hoa Kỳ lập nghiệp, Liên Xô sụp đổ thì GDP của Hoa Kỳ là 20.6% và Trung Cộng chỉ có 3.86%. Năm 2018, GDP của Hoa Kỳ thì ít hơn Trung Cộng 15% so với 18.6%. Hoa Kỳ đã đứng thứ nhì, chưa kể Hoa Kỳ lên án Trung Cộng lũng đoạn tiền tệ, hối đoái.

Ngày nay, Liên Hiệp Quốc là một tổ chức quốc tế, gồm 191 quốc gia. Hoa Kỳ là quốc gia đã hướng dẫn các nước đồng minh, yêu chuộng tự do, nhân quyền trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chống lại khối Liên Xô. Với những tổ chức ngân hàng, y tế, giáo dục,...phản ánh các tố chất tích cực của xã hội Hoa Kỳ. Ngày nay, Hoa Kỳ hay đúng hơn chính phủ Trump, muốn từ bỏ các tổ chức này trong khi Trung Cộng lại muốn chen vào để lãnh đạo thế giới.

Sự phát triển kỷ lục của Trung Cộng, đã khiến nhiều quốc gia khác suy nghĩ, do dự, có nên theo kiểu mẩu Hoa Kỳ hay kiểu mẩu Trung Cộng.

Năm 2008, khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng kinh tế, thay vì đánh cho Hoa Kỳ và các nước Tây phương gục luôn, Trung Cộng ỷ y nên cho Hoa Kỳ và Âu châu mượn tiền, kêu là đã “kiểm soát” được Hoa Kỳ. 10 năm sau Hoa Kỳ vùng dậy lại.

2040 sẽ đánh dấu 200 năm cuộc chiến thuốc phiện khiến triều đình mãn Thanh, phải đầu hàng trước các ngọn súng của bạch quỷ. Với tiến đà như hôm nay thì chắc chắn Trung Cộng sẽ rữa được cái nhục quốc thể của quốc gia họ. Cũng có thể Hoa Kỳ bắt đầu đề phòng, hiểu rõ chiến lược của Trung Cộng, tìm cách vực dậy. Đó sẽ là điều may mắn cho thế giới tự do.

Trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, để xem ai làm bá chủ hoàn cầu. Mỗi năm Trung Cộng gửi 270,000 sinh viên qua mỹ du học, trong khi đó, tại Trung Cộng họ sản xuất 1.5 triệu cứ nhân, kỹ sư, bác sĩ... ấn độ đào tạo 1 triệu cử nhân, kỹ sư,... trong khi đó Hoa Kỳ chỉ sản xuất có 500,000 cử nhân, kỹ sư, bác sĩ,... họ chú tâm đào tạo các lực sĩ để làm giàu khi được bảo trợ quảng cáo,...

Khi con mình học trung học, chỉ thấy bố mẹ người Mỹ muốn con họ trở thành đấu thủ bóng rổ, bóng chuỳ, hay banh bầu dục, chả thấy ai nói đến trở thành Bill Gates, Einstein,... hay trở thành tài tử Hồ Ly vọng, ca sĩ,...

Nếu nhìn các con số thì xem như trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ thua hai nước ấn độ và Trung Cộng. Hoa Kỳ có một yếu tố đặc biệt là thu hút nhân tài thế giới. Các tổng giám đốc của các công ty lớn của Hoa Kỳ được lèo lái bởi người Mỹ gốc ngoại quốc, di cư đến Hoa Kỳ. Như PepsiCo, Microsoft, INtel,.. các người này ở xứ họ thì chả làm nên trò trống gì cả. Giấc mơ Hoa Kỳ đều có mặt tỏng tâm trí các người dân trên thế giới. America Dream.

Ngược lại, các công ty Tây phương hay Á châu không có người ngoại quốc lãnh đạo hết. Người nhật, cho ông người Pháp làm tổng giám đốc công ty Nissan, sau đó thì còng đầu ông ta, khiến ông ta bỏ trốn về pháp.

Điểm quan trọng nữa là Hoa Kỳ có một chế độ tam quyền phân lập. Người ta nói ông Trump bổ nhiệm mấy thẩm phán tối cao pháp viện, sẽ giúp ông ta thưa kiện, bầu cử gian lận nhưng các vụ kiện đều bị bác bỏ hết. Ngành lập pháp tức giận, nên đang xử tội xem có truất phế ông Trump hay không dù ông ta đã rời toà bạch ốc.

Gặp nước khác thì đã có nội chiến trong vụ bầu cử vừa qua. Nhờ chế độ tam quyền phân lập, độc lập nhau khiến cả thế giới tin tưởng vào đồng mỹ kim, để mua bán với nhau. Mình nhớ vụ bầu cử Bush-Gore, cãi nhau mút muà lệ thuỷ. Hai bên đều sử dụng pháp lý, đưa nhau ra toà, để rồi toà xử xong thì ông Gore, phải chấp nhận thua. Tương tự vụ bầu cử vừa rồi, phe thua kêu có sự gian lận, cũng sử dụng ngành tư pháp để xét xử nhưng vì thiếu bằng chứng cụ thể ngoài vài trường hợp không đáng kể nên ông Trump đành phải chấp nhận thua. Họ nghĩ đến quyền lợi dân tộc hơn là quyền lợi cá nhân. Ở một xứ khác thì chắc chắn phe thua sẽ làm giặc theo chủ nghĩa “được làm vua thua làm giặc”.

Một yếu tố khác là đại học Hoa Kỳ, được xem là số 1 thế giới. Ở trung học thì giáo dục Hoa Kỳ rất là bết so với thế giới nhưng lên đến đại học thì khác vì do tư nhân làm chủ, không phải nghe lời chính phủ. Mỗi đại học có một tư duy riêng về giáo dục, giúp tranh luận, tìm ra những ý tưởng mới, giúp cho kinh tế, khoa học thăng tiến. Các công ty như Facebook, Google,...đều khởi đầu từ đại học Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đoạt giải Nobel nhiều nhất thế giới. Mình nhớ có ông giáo sư gốc ý, dạy ở Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel vật lý. Chính phủ Ý Đại Lợi, mời ông ta về nước, hứa sẽ cung cấp ông ta tất cả những gì ông mong muốn để nghiên cứu. Ông giáo sư này từ chối, kêu ở Ý Đại Lợi, ông ta sẽ không làm được gì cả với ngành hành chánh cổ lổ xỉ.

Là một công dân Hoa Kỳ, mình có bổn phận bảo về quyền lợi của đất nước đã cưu mang gia đình mình. Vấn đề là chúng ta phải xem lại chính mình, Hoa Kỳ có còn chiếm thế thượng phong hay không. Cứ đem quân đi đánh chiếm các xứ khác như Iraq, Ả-phú-hãn,...tốn biết bao nhiêu tiền, để chẳng được cái gì. Mình đọc báo á châu, Âu châu để có một cái nhìn bớt chủ quan của người Mỹ.


Nay họ học được bài học nên chỉ đánh du kích, sử dụng lực lượng đặc biệt, cho nhảy toán vào đánh rồi chạy, đỡ hao tốn hơn. Chưa kể đến một quân đôi do các công ty tư nhân đảm trách, cung cấp các cựu quân nhân thiện chiến để đánh dùm Hoa Kỳ, để khỏi mang tiếng.

(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 





100 giặc Ngô không bằng bà cô bên chồng

 Hồi nhỏ, nghe người lớn kêu: ”100 giặc Ngô không bằng bà cô bên chồng” nên hơi thắc mắc. Giặc Ngô, giặc Bắp là ai, học lịch sử không thấy nói đến. Giặc ăn ngô, ăn bắp? Sau này lớn lên, mới biết khi ông Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại Cáo”, lấy tên Ngô Vương, Chu Nguyên Chương, vua nhà Minh ra chửi. Người Việt mình kêu giặc Ngô thay vì giặc Minh. Cũng có thể người Minh Hương, chạy tỵ nạn sang Việt Nam rất đông nên không dám kêu giặc Minh. Mình không biết quân Minh gian ác ra sao, đối xử với dân mình mà người ta kêu một cô em dâu còn tàn ác hơn 100 tên giặc tàu. Kinh

Lớn lên, quan sát hàng xóm thì mới hiểu văn hoá, chiến tranh mẹ chồng nàng dâu, các cô em chồng hùa nhau với bà mẹ chồng để ăn hiếp chị dâu. Anh chồng, bên hiếu bên tình, đành ra quán nhậu cho quên đời. Cứ dzô dzô, 100% để quên đời “thằng hèn”.

Mình nghe nói là câu đúng nhất là ”giặc Ngô không ác bằng bà cô bên chồng”.

Vụ đại dịch cô-vi khiến đồng chí gái bị stress quá nên phải xin nghỉ làm mấy tháng. Công việc nhiều, công ty muốn có lợi nhuận nhiều nên sa thải một mớ trong mùa cô-vi để lấy tiền nhà nước cứu trợ, rồi giao nhiều công việc để làm nên chới với, ăn ngủ bất thường. 

Làm việc tại nhà, không đi ra đường, vì tiểu bang Cali ra lệnh thêm đọc tin tức về cô-vi nên lo sợ đủ trò. Kêu mình xuống phòng khách ngủ vì cách giãn xã hội chi đó. Mình thì chịu ngay vì khỏi nghe vợ ngáy vào canh 3. Bác sĩ kêu ở nhà một thời gian để dưỡng stress. Mình nói có thể ở nhà luôn cũng được nhưng vợ mình lo cho mấy đứa con, chưa có bảo hiểm y tế của hãng chúng mới vào làm, nên ráng vì con, hy sinh  thêm vài năm lao động vinh quang.

Nghe tin đồng chí gái bị bệnh, bà chị dâu trưởng, gọi điện thoại hỏi mụ vợ muốn ăn chi thì chị ta nấu khiến mình ngạc nhiên vì câu ngạn ngữ dân gian “một trăm giặc Ngô không bằng bà cô bên chồng” không đúng với gia đình đồng chí gái. Có lần mình chở vợ ra biển đi bộ, hít không khí trong lành, tìm lại những vết chân xưa, khi hai vợ chồng mới phát hiện nhau, hay dẫn nhau ra biển chơi để đả thông tư tưởng, xem dò lý lịch trích ngang, có đủ tiêu chuẩn đạo đức mạng, thuộc thành phần nòng cốt, chủ lực phản động, ác ôn để tạo dựng một gia đình phồn vinh giả tạo, ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc mỹ.

Trên xe, bổng nhiên bà chị dâu gọi nên mình nghe được câu chuyện được tải qua hệ thống âm thanh trong xe. Nghe bà chị dâu khóc te-tua, vừa mếu máo vừa kêu “chị thương em”. Thật ra đồng chí gái rất được nhiều bà chị, bà con yêu thích. Gặp nhau là mụ vợ dẫn mấy bà chị này đi ăn, mua sắm áo quần cho họ.

Rút kinh nghiệm khi đồng chí gái trải qua thời kỳ mãn-kinh nên kỳ này mình chịu khó chăm sóc mụ vợ. Sáng làm điểm tâm, ép nước bưởi, cam của vườn cho uống với các sinh tố bổ sung. Chở ra biển đi bộ, hỏi vợ thích món gì thì nấu món đó. Mụ vợ cảm thấy thoải mái nên từ từ lấy lại phong độ xưa, thuyết pháp mình mỗi ngày. Khi xưa, nghe vợ thuyết pháp thì Chán Mớ Đời nay được nghe thuyết pháp thì lại vui. Thà nghe thuyết pháp còn hơn lo chăm sóc, hát bài khi người yêu tôi bệnh. Có trải qua giai đoạn vợ bệnh, mình mới thấy cứ an vui như mọi ngày, đừng than vãn gì cả vì có thể te tua hơn như câu chuyện ngụ ngôn trong phim “My name  is nobody”

Đồng chí gái có 4 ông anh. Có hai bà chị dâu thì chả bao giờ gặp mặt. Có gặp ở đám cưới mình sau này mới biết vợ chồng không hạnh phúc nên bỏ nhau. Mỗi lần đi ăn kỵ họ hàng bên vợ, là biết ai đang vui vẻ, ai đang te tua với chồng vợ. Không thấy bóng dáng cô dâu hay chú rể là có thể đoán. Mình, chỗ nào có ăn là bò đến, giận vợ hay không cũng đi.

Trở lại bà chị dâu của đồng chí gái. Lâu lâu, gặp nhau mấy ngày kỵ giỗ bố mẹ vợ, chị ta kể thời gian xưa, khi còn làm dâu trưởng ở Việt Nam. Kể về những kỷ niệm với bố mẹ chồng. Như giáng sinh năm nào, có tiền tiếp tế từ mỹ về, bố chồng kêu đi mua con gà tây về làm réveillon ăn. Chị kêu đi cả mấy ngày, từ chợ Bến Thành, đến chợ An-Đông mà không thấy con gà tây nào cả, chỉ có gà quốc doanh.

Đi chợ với mẹ chồng thì bà cụ trả giá, đi tới đi lui khắp chợ. Mẹ vợ mình rất giỏi quán xuyến, như bao phụ nữ Việt Nam. Một tay nuôi mấy người con ăn học bác sĩ, nha sĩ, hai người út thì học bên mỹ nên lựa cơm gắp mắm. 

Sau 75, chị dâu mướn cái hiên nhà ai, rồi gánh nồi bún bò bán. Nghe nói rất đông khách nên bà chủ nhà, lấy lại chỗ để bán bún bò sau ế quá nên kêu lại nhường chỗ lại nhưng lúc đó có giấy tờ đi đoàn tụ nên thôi. Chị này nấu ăn cực ngon. Món phở bắc, bún bò, bún riêu là tuyệt. Nói cho ngay, từ khi mình phát hiện ra đồng chí gái, được mời về nhà là mình kết ngay. Khi xưa, quen mấy cô, có được mời về nhà ăn nhưng không ngon bằng nhà đồng chí gái nhất là họ hàng bên vợ. Có bà dì khi xưa, dạy nữ công gia chánh. Số mình được ăn ngon khi lấy vợ. Kỵ giỗ gì là mình đều tham dự vì lấy vợ là lấy luôn cả tông ty họ hàng vợ.

Chị kể khi xưa nhà nghèo nên bố mẹ chị gửi cho bà Phước nuôi. Lớn lên mới trở về nhà để lo cho mấy người em đến bây giờ. Mấy người em, không khéo tay khéo miệng nên cũng chật vật, cần sự giúp đỡ của chị. Lâu lâu cứ nghe chị ta than với vợ. Hình như đồng chí gái và bà chị vợ, có giúp chị ta để lo cho gia đình chị ở Việt Nam. Mình ít khi hỏi mấy vụ này. Vợ mình thì hay gửi tiền về Việt Nam cho ai đó, còn ai đau ở Việt Nam thì bắt mình đọc kinh, cầu nguyện cho họ. Tối mình đọc kinh và thiền nên vợ kêu bồi dưỡng thêm cho ai đó ở Việt Nam thì tiện thể đọc thêm tên của họ hay pháp danh. Xong om.

Mẹ vợ mình hay kể khi xưa, bà ngoại của đồng chí gái, vợ quan triều đình, dòng Tôn Thất, mỗi lần lụt là mở kho, biếu gạo cho nạn nhân lũ lụt miền trung. Sau này, mẹ vợ cũng bắt chước, xây chùa hay giúp đỡ người nghèo, cô nhi viện ở Việt Nam. Mình nhớ lần đầu tiên về Việt Nam, ghé lại cô nhi viện mà bà cụ vợ giúp đỡ từ lâu, mua đất, xây nhà cho các em cô nhi. Sau này, Việt Cộng cưỡng chế đất, đuổi mấy sư cô đi đâu.

Con mình sẽ bắt chước những gì mình làm. Mình làm điều thiện thì chúng sẽ bắt chước làm điều thiện. Vợ mình cũng như bà chị vợ, bắt chước mẹ nên cũng hay gửi tiền cho họ hàng, chùa ở Việt Nam,...hay nạn nhân lũ lụt như bà ngoại khi xưa. Nghĩ là mình có phúc lấy được mụ vợ lo mấy chuyện này, thay vì làm tín đồ thời trang, cứ chụp hình xeo-phì mút mùa lệ thuỷ. Năm vừa rồi mình tham gia chương trình Masks Save Lives và cứu trợ miền trung, thấy con gái nhấn Like.

Mình cũng không hiểu nguyên nhân gây vụ mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu trong văn hoá Việt Nam. Sang mỹ, con dâu không muốn ở chung với bố mẹ chồng. Mẹ chồng mà thấy dâu đem cháu về thăm là mừng bỏ mạng, không có vụ đay nghiến, đì con dâu.

Có thể ngày xưa, ở quê, phụ nữ không có sức làm nông, không được xem là một đơn vị lao động, kinh tế. Cũng có thể vì con trai đi quân dịch cho vua, nhà nào không có con trai thì phải mướn con trai người trong làng đi nghĩa vụ dùm như câu chuyện Hoa Mộc Lan, giả trai đi lính cho bố.

Từ đó, người phụ nữ không có giá trị về kinh tế, cũng như chính trị, quân đội nên bị xem thường, nhiều khi phải làm hầu, làm vợ bé để có mụn con để sau này về già mà nhờ. Con cái là quỹ hưu trí khi về già. Sinh ra con gái, đi làm dâu ở làng khác là xem như ngọng.


Vợ chồng lấy nhau, cũng mất thời gian ở chung mới đả thông tư tưởng vì được nuôi nấng, giáo dục của hai gia đình khác nhau. Bà mẹ chồng kêu dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về, để cải tạo cô dâu theo truyền thống cách mạng của gia đình, bắt cô dâu học tập đạo đức mẹ chồng nên mới hiểu mẹ chồng nàng dâu hục hặc, mâu thuẫn có thể từ hoàn cảnh này.

Ngày nay, nếu cô dâu muốn thừa hưởng căn nhà của bố mẹ chồng thì chịu khó ăn ở với bố mẹ chồng, còn biết là không thừa hưởng được tài sản thì ra riêng cho khỏe mớ đời. Ngay mẹ con ruột còn hay cãi nhau huống chi mẹ chồng nàng dâu. Mình nhớ khi xưa, vợ chồng mình ở với bố mẹ vợ, lâu lâu nghe mẹ vợ la mắng mụ vợ mình. Trong nhà mà có hai bà nội tướng thì chỉ có chiến tranh.

Ở hải ngoại, mấy cô dâu đi làm cả ngày về, bị stress, về nhà lại bị toà án nhân dân mẹ chồng, đem ra đấu tố thành phần diễn biến hòa bình, thì chỉ có chết hay bị thương.

Ngày nay, phụ nữ được ra ngoài xã hội, làm việc hay buôn bán nên không lệ thuộc kinh tế vào chồng, thậm chí làm nhiều tiền hơn chồng nên không còn sự chồng chúa vợ tôi nữa. Địa vị người đàn bà đang được quân bình lại theo nhu cầu kinh tế và xã hội. Chúng ta phải thay đổi tư duy để tiến thêm trong thế kỷ 21, thời đại a-còng. Nếu không thì Adieu Jolie Candy ngay.



Sáng nay ở Toastmasters, có một ông tự giới thiệu về mình trong bài diễn văn đầu tiên. Ông ta kể là năm 25 tuổi, lấy vợ do bố mẹ sắp đặt. 5 năm sau đưa nhau ra toà. Sau đó ông ta quen một cô khác, kêu lấy người vợ trong mộng của đời mình. 10 năm cũng vác chiếu ra toà. Nay ông ta kêu, làm bạn với con chó Chihuahua, khoẻ đời.

Chị dâu em chồng, qua hình ảnh của đồng chí gái với bà chị dâu thì thấy đâu có gì lạ đâu. Dạo mới lấy vợ thì mình còn ngại nhưng dần dần thì anh chị của mụ vợ, mình đều xem như anh chị ruột của mình. Hôm trước, anh vợ bị đau, lúc đọc kinh mỗi đêm, mình cũng cầu nguyện cho anh ta hay nghe ai quen bị bệnh thì mình cũng đọc thêm một thời kinh cho họ. 

Mình ở xa em út nên em rể hay em dâu cũng ít khi gặp nên cũng không hiểu nhau nhiều lắm. Gặp nhau có vài ngày nên cũng không có chuyện lộn xộn, giặc Ngô, giặc bắp gì cả. Nói cho ngay, tuỳ giáo dục của mỗi gia đình. Mình thấy bên vợ mình, mấy người anh chị bà con, rất thương nhau. Có lẻ khi xưa, mấy gia đình ở gần nhau nên kỵ giỗ đều gặp mặt nhau đều nên tình cảm dành cho nhau tích cực hơn.

Nguyễn Hoàng Sơn