Người Pháp thành công với dự án Đàlạt?

 Đàlạt #6

Chính quyền thuộc địa pháp đã tốn biết bao nhiêu tiền thu thuế người dân Việt Nam để xây dựng Đàlạt, với ý định làm trung tâm quyền lực Đông Dương. Ngoài các tài nguyên được khai thác, người Pháp đánh thuế rất nặng và chiếm độc quyền buôn bán thuốc phiện và rượu.

 

Nghe người lớn kể; người Việt nấu rượu lậu, lính kính đi lùng bắt ở tù mọt gông hay bán thuốc phiện. Mình có kể vụ này rồi. Theo tài liệu của pháp thì khi họ đánh chiếm Việt Nam, ở thế kỷ 19, gần 50% người Việt nghiện thuốc phiện cũng như người Tàu ở Trung Hoa.

 

Mình có người dượng bà con kể là thời Tây, ở Huế làm nghề tiêm vấn thuốc phiện trong nhà chứa thuốc phiện. Dượng cạo mủ thuốc phiện dính nơi cái ống điếu, đem bán cho mấy hàng cà-phê để họ pha với cà phê, khiến dân uống ghiền, phải tới tiệm họ mỗi ngày.

 

Lý do là nhóm Phản Thanh Phục Minh bán thuốc phiện để gây quỹ kháng chiến nên người Minh Hương, người Tàu theo nhà Minh, chống nhà Thanh tải thuốc phiện qua Việt Nam, bán cho người Việt, lấy tiền để mưu đồ, chiếm lại trung hoa từ nhà Mãn Thanh .

 

Vấn nạn vẫn còn kéo tới thời mình. Trên đường Thi Sách, có một nhà chứa thuốc phiện, cạnh nhà bà Thủ, luôn đóng khoá cổng, chứa người hút thuốc phiện, gây nhiều vụ ăn cắp như quần áo phơi ngoài sân, bị dân nghiện ghé lấy bán để hút. Lần trước mình về, thấy bảng bán căn nhà đó với giá khủng.

 

ông nhạc sĩ Văn Cao kể khi xưa, làm đặt công, được lệnh vào các nhà chứa thuốc phiện để giết mấy người chống pháp thuộc các đảng phái khác. Kháng chiến chống tây mà vào thăm nàng tiên nâu mỗi ngày thì Chán Mớ Đời. Đi gây quỹ nhân dân để ngã bàn đèn như ông Nguyễn Hải Thần,… 

 

Người Pháp xây dựng Đàlạt với mục đích làm trung tâm nghỉ dưỡng cho công chức và binh sĩ của họ với tham vọng sẽ đặt nền hành chánh thuộc địa tại đây, xa lánh các vùng oai bức của vùng nhiệt đới. Như người Anh Quốc và Hoà Lan đã làm tại Rạj,..

 


Bản đồ công trình xây dựng đường hoả xa và con đường cho xe chạy đã mất 30 năm, hơn 20,000 nhân công người Việt đã bỏ xác tại đây. Tốn gần nữa tỷ quan pháp do người Việt đón thuế .


 Đàlạt ở trên cao nên không khí mát nhưng lại ẩm ướt nhất là vào mùa mưa khiến người Pháp sống tại đây, buồn chán vì thời tiết mưa hoài khiến con người chán như con gián. Ở Hoa Kỳ, thành phố Seattle quanh năm mưa như Đàlạt nên số người tự tử đông nhất Hoa Kỳ.

 

Có lẻ vì vậy mà người âu châu không đến Đàlạt định cư nhiều. Mình có kể khi bà đầm, bạn bà toàn quyền Decoux muốn thành lập một trung tâm nuôi trẻ em lai Tây. Đi xe lòng vòng Đàlạt thì phát hiện ra đồi Domaine de Marie rồi mua mấy chục mẫu, giá như bèo.

 

Có lẻ vì vậy mà đất Đàlạt sau này, trong khu vực được chỉ định dành cho người việt, được ông Võ Đình Dung thầu khoán, mua hết với giá bèo. Mình mới đọc được tài liệu về ông thầu khoán này, sẽ kể sau.

 

Khi còn bé thì không để ý nhưng khi lên trung học thì mình thấy Đàlạt chán quá, chỉ muốn thoát ly ra đi nên cứ mơ đi tây. Cứ nhìn mưa hay nằm nghe mưa ào ào đỗ xuống trên mái tôn lộp bộp hết giờ này qua giờ nọ.

 

Du khách lên Đàlạt nghỉ hè, gặp mùa mưa dầm mưa dề nên cũng chán, không đi đâu được. Vừa mưa vừa lạnh nên cũng chán đời lắm. Dạo mình về Đàlạt vào mua hè với mấy đứa con, chỉ ở có 3 ngày là chạy vì mưa.

 

Hè không đi học, ăn tối xong mình hay qua nhà hàng xóm, ngồi dưới mái hiên với tên hàng xóm, nhìn mưa rơi, hắt vào chân. Cứ vậy ngày này qua tháng nọ.

 

Cách đây 28 năm mình có làm việc cho một công ty kiến trúc được một tập đoàn đầu Tân gia BA, kêu thiết kế một trung tâm nghỉ dưỡng ở Dankia nhưng cuối cùng họ bỏ ý định này. Có thể không khả thi, không lôi cuốn được người âu châu. 

 

Đến Đàlạt mà mưa thì chán chết vào mùa hè. Khí hậu lạnh thì ở xứ họ đã lạnh quanh năm, họ cần cái nóng, phơi nắng cho da đen để về khoe với bạn bè. Đàlạt chỉ có thể thu hút du khách ở vùng đông Nam Á còn dân giàu có thì họ sang âu châu để trượt tuyết,…

 

Mình sinh sau khi người Pháp thất trận Điện Biên Phủ và về nước nên không biết thời pháp thuộc ra sao.

 

Mình học kiến trúc ở Pháp nên mình nghĩ người Pháp họ xây cất để tạo cái huy hoàng, có lẻ ảnh hưởng của thời Napoleon. Họ thích xây dựng hay phát hoạ cái “grandeur “ của văn hoá pháp.

 

Mình đoán là người Pháp biết là xây dựng Đàlạt tốn tiền nhưng họ cứ làm như họ đã từng xây dựng Versailles hay những điện khác một cách “gratuit” vô bổ để nói lên tinh thần, văn hoá của nước pháp.

 

Ý định xây Đàlạt thành thủ đô của Đông Dương tuy rất hay nhưng sau thế chiến thứ 1, Anh Quốc và Pháp quốc bị tổn thất rất nhiều. Suy nghĩ của họ cũng được thay đổi vì chủ nghĩa thực dân đang được đánh giá lại.

 

Thay vì cai trị tại chỗ như xưa, họ giáo dục, huấn luyện một tầng lớp người địa phương, giúp họ cai trị tại thuộc địa như đang làm tại các thuộc địa cũ ở Phi Châu.

 

Sau thế chiến thứ 2, các quốc gia đồng minh, thành lập hai ngân hàng quốc tế để cho vay. Họ trao trả độc lập lại với điều kiện là hội viên của Liên hiệp Pháp (Union Française) hay Commonwealth. Họ cho các sát thủ kinh tế đến dụ đọc các nhà độc tài, xây các đập thuỷ điện, xây đường xá rồi ngân hàng quốc tế sẽ cho vay.

 

Kết quả là các tên độc tài này ăn chia, rút ruột hết, phải mượn thêm và người dân đóng thuế, cuối cùng các nước này bị lệ thuộc, nghe lời các nước Tây phương. Này lãnh đạo nào có lương tâm với đất nước thì bị đảo chính ngay.

 

Ngày nay, Trung Cộng bắt chước chiêu này, với chương trình một con đường một vòng đai, cho các nước mượn tiền để xây cất các hạ tầng cơ sở. Mình thấy vụ họ cho mượn tiền xứ nào gần ấn độ, để xét tên lại, xây dựng một hải cảng to lớn quy mô nhưng không có đường xe chạy đến. Cuối cùng phải cho họ mướn 99 năm với giá như bèo. Giúp họ đem quân đội đến và là nơi các thuyền bè của họ cập bến thay vì ghé các hải cảng trong vùng.

 

Người Pháp đã sử dụng tiền đóng thuế của người Việt để xây dựng một thành phố nhỏ của pháp. Họ chỉ muốn chỉ dành riêng cho người Tây phương nhưng họ cần người Việt để phục vụ họ nên đành phải chia những vùng đất nhỏ ở các khu thấp dành riêng cho người bản xứ với mục đích nếu có bệnh tật, lây lan thì họ có thể kiểm soát.

 

Từ khởi đầu đến năm 1945, người Pháp đã có 5 kế hoạch phát triển Đàlạt. Mình sẽ kể sau. Có người kêu người Việt nhất là dân Đàlạt thiếu một lời cảm ơn người Pháp thì mình không đồng ý.




Nếu đứng trên phương diện người đã sinh ra và lớn lên tại Đàlạt thì có thể mình cảm ơn những người đi trước đã xây dựng thành phố nơi mình sinh ra. Đứng trên phương diện lịch sử và kinh tế thì mình thấy hệ quả của sự hy sinh của người Việt quá nhiều cho công việc xây dựng thành phố nghỉ dưỡng riêng cho người Pháp, bằng tiền thu thuế của người Việt nhất là có trên 20,000 người Việt đã bỏ xác (theo tài liệu của người Pháp) nhưng theo mình con số này còn cao hơn, họ bắt người thượng lao động không lương, chết vô số, khiến một số phải trốn qua Lào để sống sót.

 


 

(Còn Tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn