Khách sạn Palace, dấu ấn quyền lực Đông Dương

 Hồi nhỏ, đi học mỗi ngày, chạy ngang khách sạn Palace, tò mò không biết ở trong có gì. Sau này về thăm Đàlạt với vợ con, mình cho cả gia đình vào đây ở cho biết mùi đời. Nhớ sáng, mở cửa phòng, ra balcon, nhìn xuống hồ, ánh bình minh trong sương mù, quyện trên hồ Xuân Hương như tấm tranh của trường phái ấn tượng. Quá đẹp!

Nhớ khi xưa đi học, sáng sương mù trong ánh nắng bình minh rọi xuống hồ Xuân Hương, rất đẹp. Sau này, đi học ở Paris, sáng đi ngang dòng sông Seine, cũng sương mù trong ánh sáng bình minh, lại nhớ đến Đàlạt ngày nào.


Khách sạn Palace, hậu thân của khách sạn Lang-bian, được hoàn thành vào năm 1922, 4 năm sau đệ nhất thế chiến. Xin nhắc lại, sự xây dựng Đàlạt quá tốn kém, vượt khỏi ngân sách dự trù nên chính quyền Đông Dương tính bỏ, không ngờ khi thế chiến xảy ra, người Pháp và âu châu không về nước nghỉ hè được nên họ rũ nhau lên Đàlạt. Nhờ đó mà chính quyền Đông Dương, tiếp tục xây dựng Đàlạt, nếu không chắc bố mẹ mình không bao giờ gặp nhau tại Đàlạt.

Lúc mới được xây cất xong, khách sạn Lang-Bian được xem là dấu ấn quyền lục của chính quyền thực dân tại Đông Dương. Khách sạn này hội các yếu tố điểm nhấn, nơi hội tụ ngành du lịch thuộc địa, kiến thiết đô thị và cuộc sống thường nhật cảu chủ nghĩa thực dân tại Đông Dương. Khách sạn cũng là nơi gặp gỡ các đại gia thực dân, tạo dựng một cuộc sống xa hoa tại Đông Dương.

Các người Pháp đầu tiên đến định cư ở Đàlạt, than phiền cuộc sống phiền chán, kêu cần một hạ tầng cơ sở về giải trí cho người Tây phương như một khách sạn cao cấp, tiệm ăn Tây hàng đầu, câu lạc bộ chèo thuyền, sân quần vợt, cởi ngựa,... giúp họ sống dời sống đày đủ tiện nghi, bù lại những hy sinh, xa quê để làm việc hay mở công ty bán buôn với dân thuộc địa.

Do đó khách sạn Lang-Bian được thành hình để thoả mãn các nhu cầu trên. Thành phố Đàlạt được định hình với trung tâm từ khách sạn Lang-bian với hồ nhân tạo, toả ra khắp nơi, khác với các thành phố khác, dinh tỉnh trưởng mới là điểm nhấn, được xây dựng 15 năm sau.

Thị trưởng đầu tiên Đàlạt, ông Champoudry có phát hoạ sơ sơ về một khách sạn to lớn, giúp quảng bá Đàlạt đến các du khách Tây phương nhưng không được thực hiện. Đến khi làn sóng du khách Tây phương lên viếng Đàlạt trong thời gian đệ nhất thế chiến ở âu châu, ý tưởng xây dựng một khách sạn to lớn tại Đàlạt mới được đề cập lại. Một khách sạn tô điểm nghệ thuật, văn hoá của Pháp quốc tại đông dương để đọ sức với người Anh Quốc, và người Mỹ tại Á châu.

Người Pháp muốn tạo điểm nhấn “la grandeur de france” cho thiên hạ lắt mắt chơi nên họ cho xây dựng khách sạn trước khi bưu điện, nhà ga, toà thị chánh, hay trường học được xây dựng. Cho thấy mục đích của người Pháp khi xây cất khách sạn hạng sang này.


Hình này cho thấy rỏ có một vùng thiên nhiên xanh ngăn cách giữa khu vực người Tây phương, khách sạn Palace, một rừng thông và khu vực người Việt sinh sống. Sau này cái đập bị bão lụt cuốn đi nên họ nhập hai cái hồ thành một.

Cuộc xây dựng khách sạn này gặp nhiều khó khăn vì đường xe lửa chưa xong nên vật liệu phải được khiên vát bởi cu-li người Việt hay thượng. Do đó, các công trình mà người Pháp dự định xây cất phải đình lại, đợi khi xe lửa hoàn thành. Công trình ngốn hơn 6 triệu đồng bạc Đông Dương.

Khách sạn này ra đời thì khách sạn Desanti, bên cạnh, nhỏ bé hơn phải đóng cửa vì họ mướn ông chủ khách sạn Desanti, làm giám đốc điều hành khách sạn. Ông Desanti, mướn một đầu bếp tên Henri Passiot, ở vùng Pau, cạnh biên giới Pháp và Tây Ban Nha. Theo hợp đồng thì ông đầu bếp bắt đầu làm việc từ 1-1-1921 nhưng đến tháng 10 năm 1921, công trình chưa xong nên ông này kiện khách sạn, đòi tiền vé tàu cho ông ta và vợ. Ông Desanti quay lại kiện chính phủ, nên bị bãi chức luôn. Chán Mớ Đời 

Khởi đầu, khách sạn có 38 phòng cao cấp, được xem là sang trọng nhất thời đó. Có rạp xi-nê, sân quần vợt, tiệm ăn Tây, chỗ cởi ngựa,... nói chung khách sạn giống như một lâu đài ở pháp. Kiến trúc thì mượn từ các khách sạn của các khu nghỉ dưỡng ở Pháp quốc như Cabourg hay Cannes, tương tự khách sạn Negresco ở Nice. Khách sạn được thiết kế theo kiểu kiên trúc rococo của các khách sạn vùng Côte d’Azur.


Đến thời Vichy, ông toàn quyền Decoux kêu không đẹp, không đúng tiêu chí cua chính phủ Vichy nên cho sửa lại mặt tiền. Kiến trúc sư Tây Paul Vesseyre, thiết kế khách sạn này, ngoài ra còn thiết kế dinh Bảo Đại (1934) và dinh tỉnh trưởng (1937), chút gì Bauhaus, Art Déco.

Khách sạn chỉ có 38 phòng nên sau đó họ phải xây thêm Hôtel Du Pac, nằm sau lưng nhưng rẻ hơn. Lý do , Tây thực dân nhưng cũng đâu có nhiều người xài sang đâu. Nói chung là khách sạn bị lỗ vì khủng hoảng kinh tế vào những năm sau khi được xây cất. Giám đốc khách và ông tỉnh trưởng choảng nhau vì một ông muốn mở cửa sòng bài, cho người Việt và người Tàu vào đánh để thu nhập thêm nhưng tỉnh trưởng không chịu, cho rằng là tội ác để người Pháp và người Việt chơi bài chung với nhau.


Năm 1993, mình làm việc cho một công ty kiến trúc ở Quận Cam. Công ty này chuyên vẽ, thiết kế các khu dân cư và nghỉ dưỡng ở Đông Nam Á. Có ông chủ của công ty DHL, tên Larry Hillblom, mướn để trùng tu lại khách sạn Palace. Mình đang vẽ lại câu lạc bộ sân cù thì, được chuyển qua làm dự án hồ Dankia. Cuối cùng mình có về Hà Nội dự hội thảo phát triển Việt Nam. Công ty mình trả tiền cho đi thêm ban tổ chức cũng trả tiền. 

Sau chuyến đi Hà Nội về, mình Chán Mớ Đời, bỏ ý định về Việt Nam, mở công ty riêng, vẽ nhà, đi thầu, mua nhà cho thuê. Quên Đàlạt cho xong. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn