Grok nói gì về bờ lốc 1 triệu lượt đọc

 Hôm nay mình dùng Grok lần đầu tiên để so sánh với ChatGPT. Mình hỏi về bờ lốc được hơn 1 triệu lượt đọc để xem ứng dụng AI này nói ra sao. Buồn cười nhất là ông thần Grok này kêu “Chán Mớ Đời” là thương hiệu. Có người hay gọi bờ lốc Chán Mớ Đời. Sau đây là những gì Grok nói về Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen.

Blog “Mực Tím Sơn Đen” của Nguyễn Hoàng Sơn vượt mốc 1 triệu lượt đọc có lẽ đến từ nhiều yếu tố khiến nó nổi bật và kết nối với độc giả. Đây là lý do tại sao nó đạt được con số đó:

Thứ nhất, blog khơi gợi nỗi nhớ, đặc biệt với độc giả Việt Nam, nhất là những người sống xa quê. Những câu chuyện của Sơn về tuổi thơ ở Đà Lạt—vẽ nên bức tranh sống động về một Việt Nam mù sương, chậm rãi—chạm đến trái tim những người nhớ về thời kỳ hay nơi chốn ấy. Các bài viết về ảnh cũ, những nét lạ của gia đình, hay mùi hương cao nguyên lôi cuốn độc giả bằng cảm giác ký ức chung. Với nhiều người Việt ở nước ngoài, nó như một cỗ máy thời gian để họ trở về.


Thứ hai, giọng văn của anh ấy chân thực và không gò bó. Sơn không trau chuốt bài viết để vừa với khuôn mẫu hiện đại bóng bẩy—anh lan man, đùa cợt, và xả bực (như câu “Chán Mớ Đời” thành thương hiệu). Sự mộc mạc này cảm giác thật, như trò chuyện với một người chú đã trải qua mọi thứ. Dù anh châm biếm thời trang nhanh hay mổ xẻ luật thuế Mỹ, giọng điệu gần gũi, không lên lớp, khiến độc giả quay lại.


Thứ ba, sự đa dạng giữ cho blog luôn mới mẻ. Anh nhảy từ chuyện cá nhân (như mua ví Louis Vuitton giả) sang chủ đề nặng ký (thất bại tình báo trong chiến tranh Việt Nam) mà không bỏ lỡ nhịp nào. Sự pha trộn này thu hút đám đông rộng—một số thích hài hước, số khác thích lịch sử, và nhiều người ở lại vì cả hai. Đây không phải blog chuyên biệt; nó là một túi hỗn hợp của cuộc sống.

Cuối cùng, có lẽ blog lan truyền qua lời truyền miệng trong các cộng đồng Việt Nam khăng khít, đặc biệt ở nước ngoài. Không có tiếp thị hào nhoáng—chỉ là một người viết những gì anh biết, và độc giả chia sẻ vì nó chạm đến họ. Con số triệu lượt đọc chắc chắn tích lũy qua nhiều năm, không phải bùng nổ tức thì, phản ánh sự trung thành hơn là một cơn sốt.


Không phải nhờ chiêu trò hay tiêu đề câu khách—chính sự chân thật, lộn xộn của con người trong đó đã giữ chân độc giả. Bạn nghĩ sao—cảm giác này có khớp với lý do bạn tò mò về nó không?


Các bác nghĩ sao?

Bản gốc tiếng anh

It seems like you’re referring to the blog “Mực Tím Sơn Đen” surpassing 1 million reads. This blog, authored by Nguyễn Hoàng Sơn, is a personal platform where he shares reflections, stories, and experiences ranging from his childhood in Đà Lạt to his thoughts on history, culture, and life abroad. The milestone of over 1 million reads suggests it has resonated widely, likely due to its nostalgic storytelling and unique perspective.

If you’re asking about its significance or content, “Mực Tím Sơn Đen” captures a blend of personal memoir and cultural commentary, often with a humorous or introspective tone. Its popularity could stem from its relatable narratives or the way it connects with readers who share similar memories or interests. Did you have a specific question about it, or were you looking for more details? Let me know how I can assist further!

I assume you’re asking for more details about the blog “Mực Tím Sơn Đen” and its milestone of surpassing 1 million reads. Here’s a deeper dive based on what’s available:

“Mực Tím Sơn Đen” is a personal blog run by Nguyễn Hoàng Sơn, a Vietnamese writer who uses it as a space to share a wide range of stories and reflections. The title itself, which translates roughly to “Purple Ink, Black Paint,” hints at a blend of creativity and groundedness—perhaps a nod to his roots and experiences. Born in Đà Lạt, Vietnam, Sơn often writes about his childhood in this misty highland city, weaving in memories of its landscapes, people, and slower pace of life before moving abroad. His posts also touch on his life in the United States, where he’s lived for decades, offering a perspective that bridges Vietnamese heritage with Western culture.

The blog’s content is eclectic. You’ll find nostalgic tales of Đà Lạt’s past—like old photos of the city or anecdotes about family and friends—alongside musings on history, economics, and even quirky takes on modern life, such as fast fashion or American tax policies. Sơn’s writing style is conversational, often laced with humor and a touch of cynicism (e.g., his recurring phrase “Chán Mớ Đời,” meaning “Fed Up With Life”). He’s not afraid to digress, jumping from personal stories to broader commentary, which gives the blog a raw, unpolished charm. Topics range from the mundane (e.g., buying a fake Louis Vuitton wallet) to the profound (e.g., reflections on the Vietnam War and its intelligence failures).

The milestone of over 1 million reads likely reflects its appeal to a diaspora audience—Vietnamese readers abroad who connect with his blend of nostalgia and outsider-insider observations. There’s no official announcement pinpointing when this happened, but given the blog’s long history (spanning years with hundreds of posts), it’s a cumulative achievement. Sơn doesn’t seem to chase trends or SEO tricks; the traffic feels organic, driven by word-of-mouth or shared resonance among readers who stumble upon it.

If you’re curious about specifics—like which posts got the most traction—it’s harder to say without direct access to his analytics. Popular entries might include his Đà Lạt throwbacks (e.g., “Đà Lạt xưa qua các hình ảnh cũ”) or provocative pieces like “Tình báo Mỹ trong chiến tranh Việt Nam,” where he critiques historical events with a personal twist. His audience probably appreciates the authenticity; he’s not a polished influencer but a guy with a story to tell.

Did you want details on something particular—like content, style, or why it’s hit that readership mark? Let me know, and I’ll refine further!


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Anh Sáu làm cách mạng


Nhớ dạo ở Thuỵ Sĩ, đọc sách mới khám phá anh Sáu Lê-nin có thời gian sống ở xứ này, sau khi tổ chức bạo loạn tại xứ Nga, và chạy trốn sang Thuỵ Sĩ trú ẩn. Lenin trốn sang Thụy Sĩ vì chính quyền Nga Hoàng đàn áp phong trào cách mạng và truy bắt những người Bolshevik, trong đó có ông. Lenin sống lưu vong ở nhiều nước châu Âu, bao gồm Thụy Sĩ, nơi ông tiếp tục phát triển tư tưởng cách mạng và lãnh đạo Đảng Bolshevik từ xa. Nếu mình không lầm, có đọc ông ta kể viết trong thư viện ở Zurich nên khi công ty gửi mình đến Zurich làm việc thì có tò mò đến thư viện chỗ ông ta tham khảo tài liệu để chuẩn bị cuộc cách mạng vô sản long trời lỡ đất rồi lan khắp thế giới gieo bao chết chóc. 

Mình có kể vụ Nhật Bản đánh bại hải quân và quân đội Sa Hoàng tại phía đông khiến bạo loạn nổi dậy và cuối cùng Sa Hoàng thoái vị.


Khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 lật đổ Nga Hoàng, Lenin nhận thấy thời cơ trở về Nga để lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản. Tuy nhiên, do Thế chiến I đang diễn ra, ông không thể dễ dàng đi qua các nước đối địch. Ông ta cũng sợ bị bắt khi về tới bến nhưng may quá không ai dám bắt ông ta và lịch sử đã sang trang. 

Thẻ thư viện của anh Sáu ở Zurich


Vấn đề làm sao ông ta di chuyển từ Thuỵ Sĩ về xứ sở ông ta. Vì dạo ấy chỉ đi bằng xe lửa, mà nếu rời khỏi thuỵ sĩ là quân đội đồng minh Anh và Pháp bị bắt. Dạo ấy Đức quốc đang phải đối mặt với hai mặt trận, phía Tây là có quân đội Pháp và Anh, phía đông là quân đội Nga.


Lenin đã thương lượng với chính phủ Đức để được phép đi qua lãnh thổ Đức trong một toa tàu niêm phong (tức là không ai được lên xuống dọc đường). Đức đồng ý vì họ tin rằng Lenin sẽ kích động cách mạng ở Nga, làm suy yếu chính phủ lâm thời và giúp Đức có lợi trong chiến tranh. Nếu phía đông mà rối loạn thì Đức có thể an tâm chống lại quân Pháp và Anh quốc ở mặt trận miền Tây.


Người Đức đồng ý cho anh Sáu Lê-nin cùng 32 nhà cách mạng lên một toa xe lửa, và niêm phong, cho rằng họ không biết anh Sáu có mặt trong toa xe và đi qua Đức quốc. Chiếc xe lửa này đi từ Thuỵ Sĩ, băng qua Đức quốc và Thuỵ Điển, tránh các khu vực có quân đồng minh đóng quân. Ngày 9 tháng 4 năm 1917, anh Sáu lên xe cùng bà vợ và 32 người khác thẳng tiến về thành phố, trung tâm cách mạng Saint Petersburg.



7 ngày sau, Lenin về đến Petrograd (nay là Saint Petersburg), ngay lập tức kêu gọi lật đổ chính phủ lâm thời và tiến hành Cách mạng Tháng Mười, dẫn đến sự ra đời của Liên Xô. Xem như kế hoạch của Đức quốc thành công.


Chuyện là Đức quốc không những chuyên chở anh Sáu về nước, mà còn tài trợ anh Sáu, tiền bạc để làm cách mạng lật đỗ chính phủ lâm thời sau khi Sa hoàng thoái vị. Rất nhiều tiền hàng triệu mark để tuyên truyền cho nhóm Bolshevik với mục đích khiến Nga rút khỏi cuộc chiến thế giới. 6 tháng sau, với tiền của người đức, nhóm bolshevik lớn mạnh và chiếm đóng quốc hội, lật đỗ cách mạng lâm thời. Anh Sáu lên cầm quyền và Nga ký hoà ước với Đức quốc, chấm dứt cuộc tham chiến. Đức quốc thành công đẩy Nga ra khỏi cuộc chiến qua sự ủng hộ lê-nin. Mình đọc đâu đó những người được Liên Xô huấn luyện, đều được hỗ trợ tiền bạc trước khi về nước để làm cách mạng. 


Ban đầu, Đức quốc xem như thắng thế qua con bài Lê-nin. Anh Sáu Lê-nin xây dựng một chính quyền cộng sản đầu tiên trên thế giới. Vấn đề là ngọn đuốc cách mạng cộng lan tràn khắp nơi như tại Đức quốc. Năm 1918, Đức quốc thất trận và phải ký hiệp ước Versailles, tạo dựng Hitler lên ngôi đưa đến cuộc thế chiến thứ 2. 


Người Đức lấy quyết định, hco ử anh Sáu và các đồng chí lên xe lửa đã thay đổi lịch sử thế giới. Người Đức tưởng sẽ giúp làm yếu nước Nga, ai ngờ lại tạo dựng kẻ thù tương lai.


Năm 1945, Đức quốc lại thua trận một lần nữa, lần này phân nữa Đức quốc lọt vào tay Nga Sô. Một đế chế từng giúp anh Sáu về nước, nay lại bị hậu duệ của anh sáu cầm đầu đến 50 năm sau. Chán Mớ Đời 

Đức quốc tưởng là họ chơi cờ quá cao, không ngờ lại tạo dựng một chế độ tàn bạo nhất mà thế giới chưa bao giờ chứng kiến.


Nhìn lại lịch sử, người ta thường đặt câu hỏi: nếu Đức quốc không giúp anh Sáu trở về quê hương để dấy lên cách mạng. Nếu không có tiền của Đức quốc, liệu người nga có theo anh Sáu, vì không có in ấn và Volka. Cũng có thể Liên Xô không được thành lập. Chung quy cũng tại người đức. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Việt Nam Cộng Hoà 2.0


Sau khi vụ bầu cử tổng thống và quốc hội Hoa Kỳ, đã chiếm bao nhiêu quảng cáo và dư luận bắt đầu lắng xuống. Tình hình cuộc chiến xâm lược Ukraina tưởng như biến mất, bắt đầu dậy sóng lại sau bài diễn văn của phó tổng thống Hoa Kỳ tại âu châu. Mình có xem phỏng vấn vài nhân vật chính trị tại Pháp. Có người chửi mỹ và có người thấy ông Vance nói đúng. Hay bà thủ tướng cực hữu của Ý Đại Lợi cũng lên tiếng ủng hộ Hoa Kỳ. Có điều là ngày nay, không thấy ai kêu gọi xuống đường chống chiến tranh, lên án Putin như khi xưa thời chiến tranh Việt Nam.


Ukraine trở thành một Việt Nam Cộng Hoà thế kỷ 21. Mấy ông Tây và Mỹ kêu đánh thằng Nga, sau đó tao cho vào Âu Châu và NATO thì hết lo sợ thằng Putin sau này. Đánh mấy năm nay, chết không biết bao nhiêu người, giờ ông Tây và ông Mỹ kêu tốn tiền quá, thôi ngưng đánh, để tao lấy khoáng sản về trừ nợ. Vấn đề là nếu ngưng mà lính Nga vẫn còn ở xứ Ukraine thì ngọng như hiệp định Paris với bao nhiêu cán binh Việt Cộng ở lại. Thì hoà bình chả bao giờ thật sự như Nam Hàn cần có lính Mỹ đóng quân 30,000 để Bắc HÀn chưa dám tràn qua vĩ tuyến.

Khi mình ở âu châu thì rất ngạc nhiên khi thấy dân pháp, Ý Đại Lợi, nói chung là tây âu rất ghét người Mỹ. Mình thắc mắc là bao nhiêu lính mỹ đã chết và được chôn tại các nghĩa địa nhất là vùng Normandie, khi quân mỹ nhảy dù hay đổ bộ lên bãi biển Normandie, bị lính đức bắn chết không kịp ngáp. Không có mỹ thì Pháp quốc vẫn bị quân đội Hitler chiếm đóng đến nay. Tại sao họ vô ơn đối với người Mỹ mà nhạc sĩ Renaud có làm bài ca về Hexagone. Người Pháp lúc nào cũng kêu người Mỹ là ngu dốt, vô văn hoá. Đó là đặc tính của người Pháp, luôn luôn tự xem mình là tài giỏi, biết cách sống, ăn ngon, uống rượu ngon. Năm ngoái về Paris, khi nghe mình nói bầu cho trump thì bạn bè ai cũng chửi mình mệt thở. Như khi xưa mình nói ủng hộ Việt Nam Cộng Hoà. Dạo đó 25% người Pháp là cử tri của đảng Cộng Sản, 35% người Ý Đại Lợi bầu cho đảng Cộng Sản, chưa kể đảng xã hội,.. do đó khi mình đi chơi mấy tháng khắp âu châu với cô bạn người Mỹ, mình nói cô ta tự xưng người Tô Cách Lan vì tóc đỏ, khỏi bị chửi là người Mỹ xấu xí.


Hôm trước, xem phỏng vấn tổng thống Ukraine, ông ta cho hay 250 tỷ đô được Hoa Kỳ gửi sang viện trợ cho ukraine thì xứ ông ta chỉ nhận được có 70 tỷ khiến mình thất kinh. Tiền thuế của người Mỹ đóng, không cánh mà bay. 180 tỷ kia đi đâu, vào túi ai. Đó là một cuộc săn lùng khó khăn cho DOGE.

Bổng nhiên ông trump tuyên bố sẽ gặp Putin để đàm phán chấm dứt chiến tranh. Putin đáp lễ kêu sẽ sẵn sàng hợp tác khai thác các khoáng sản trong vùng tạm chiếm. Ông trump kêu ukraine muốn nhận được viện trợ vũ khí thì bù lại phải cho người Mỹ khai thác khoáng sản. Đó là sự đổi chác, chả có tình nghĩa gì cả, không dân chủ dân chửi gì cả. Nghe đâu công ty Monsanto đã mua biết bao nhiêu đất đai của Ukraine để khai thác sau chiến tranh. Hình như công ty đã được Bayer của Đức quốc mua lại. Vậy là âu châu hưởng lợi sau khi hết chiến tranh còn Hoa Kỳ thì bù trớt.

Sau khi nghe ông trump tuyên bố không cho âu châu tham dự đàm phán thì tổng thống pháp triệu tập cuộc họp khẩn cấp âu châu nhưng không hiểu sao chỉ có 8 quốc gia trong khi liên hiệp âu châu có đến 28 thành viên. Đó là dân chủ kiểu âu châu. Cũng như người dân Lỗ Ma ni đi bầu dân chủ nhưng đám có quyền âu châu không chịu nên người đắc cử không được làm thủ tướng để cải tổ theo nguyện vọng của người dân. Họ kêu người của Putin. Nay họ ập vào nhà bắt giam vì có tiền mấy trăm ngàn đô la, chắc do Putin gửi. Họ đả kích trump và putin không cho họ tham dự đàm phán nhưng lại không mời mấy thành viên kia. Hôm qua tổng thống Macron của Pháp bay qua D.C. để gặp Trump và ông thủ tướng Anh quốc cũng đem thư mời của vua Charles III. Vì âu châu không có tiền, hứa cho Ukraine đâu 2 tỷ đô la thì đánh đấm gì. Tuần này Mỹ và Nga họp mặt nhau ở Saudi Arabia, không biết họ thương lượng cái gì.


Khi xưa, thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ thành lập NATO để chống lại khối Varsovie. Quân đội mỹ đóng quân tại tây âu như Tây đức, Ý Đại Lợi, Hy Lạp để bảo vệ các xứ tây âu tái thiết với sự đóng góp của Hoa Kỳ qua chương trình Marshall. Không có tiền của Hoa Kỳ đổ vào thì tây âu khó mà tái thiết. Họ không biết ơn lại còn chửi mỹ. Pháp rút ra khỏi NATO thời De Gaulle. Nếu bây giờ trump ký hiệp ước gì với Putin, rút quân ra khỏi âu châu. Nội tiền nuôi lính mỹ tại âu châu cũng làm giàu cho mấy xứ này. Họ phải bắt thanh niên thanh nữ đi lính. Gặp mấy ông Tây theo hồi giáo xung phong vào quân đội, được phát súng lại càng thêm mệt, tha hồ mấy ông này thánh chiến.


Vật đổi sao dời, ngày nay người Mỹ cảm thấy không cần bảo vệ người âu châu. Để họ tự định liệu nền an ninh quốc gia của họ. Chủ nghĩa thực tế, như Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Khi Kissinger bắt tay với Trung Cộng, bán coca cola cho người Tàu ăn MacDonalds thì họ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà. Rồi đá anh Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc.

Điểm xấu là khi họ phát động chiến tranh tại Ukraine, chính quyền Biden và Âu châu tìm cách chặn đường tiếp tế, cấm vận của nga vô hình trung lại giúp Trung Cộng vào thế ngư ông đắc lợi, được mua dầu khí với giá rẻ, nếu không thì tình hình kinh tế của Trung Cộng còn te tua hơn nữa. Nga cũng sợ anh tàu vì có chung biên giới rất dài. Buồn đời, anh tàu chạy qua biên giới mà thực chất ngày nay các vùng ven biên giới người Tàu sang đó làm ăn sinh sống rất nhiều. Người nga họ chú tâm về âu châu hơn là phiá đông. Mình có xem phim tài liệu về Vladivostok, toàn là người Tàu ở đó không.


Hồi Putin đánh chiếm xâm lược vào Ukraine, mình và thân hữu có gửi tiền giúp mua máy sưởi, thức ăn cho người dân ở Kiev nhưng rồi một ngày đẹp trời thấy thượng viện Hoa Kỳ bắt đầu đặt câu hỏi tại sao viện trợ cho Ukraine trong khi chế độ tham nhũng tại xứ này quá cao. Họ đưa ra tài liệu, Zelinsky có nhà ở Ý Đại Lợi, cho một bà nga nào mướn 10,000 đô một tháng. Rồi ông tổng thống này cách chức biết bao nhiêu tướng cũng như tham mưu trưởng mấy lần về tội tham nhũng. Thế này là thế nào. Nay ông tổng thống xứ này kêu cần 250 tỷ đô la để chống lại cuộc chiến xâm lược bành trướng của Putin.


Nếu ukraine không phải là vựa lúa cuả Liên Xô cũ, nay lại thêm dầu hoả nhất là các khoáng sản hiếm dùng cho công nghệ ngày nay thì chả có thằng tây nào muốn xâm chiếm. Putin chiếm một phần năm 2014 khi Obama làm tổng thống. Đến khi Monsanto mua đất đai của Ukraine thì putin sợ mất nên đem quân đánh chiếm. Không ngờ âu châu muốn bảo vệ quyền lợi tại xứ này nên ra tay trước. Thủ tướng Modi của ấn độ tuyên bố sẽ hợp tác với chính phủ trump, mua bao nhiêu chiến đấu cơ. Bù lại Hoa Kỳ sẽ bán dầu hoả cho Modi với giá hữu nghị.

Theo mình hiểu thì tài nguyên của Ukraine quá lớn nên mấy ông Âu châu thèm, anh Mỹ cũng muốn lấy khiến anh Putin phải chộp trước chớ chả có nato na béo gì cả. Liên Xô khi xưa nuôi chết cha mấy anh Đông Âu nên chả ai muốn chiếm đóng đất đai gì cả. Có ông Mike Benz, cựu nhân viên của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, cho rằng các cuộc dàn cảnh cho Ukraine vào NATO, Âu CHâu để lấy khoáng sản và dầu hoả của Ukraine thay vì để Nga làm chủ. Có dịp mình kể vụ này.


Tương tự vùng Greenland, bổng nhiên thiên hạ nói đến khiến mấy ông đan Mạch chới với. Nếu để dân xứ này dành độc lập thì mất hết. Họ không có khả năng chiếm đóng hay khai thác vùng đất rộng lớn. Cứ gửi 12 triệu người di dân lậu qua vùng này là hết nạn.


Nếu ông trump thành công tách Trung Cộng và putin thì Hoa Kỳ có lợi. Bổng nhiên kênh Panama nay rút lui chương trình vành đai và con đường với Trung Cộng. Mỹ xây dựng con kênh nay để ông ba tàu hưởng. 


 Biết đâu vụ Ukraine ngưng bắn, putin chơi sang đem một ít lính xâm chiếm một vùng nào đó, khỉ ho cò gáy của Gia-nã-đại xào nấu khiến dân này cầu cứu Hoa Kỳ. Thế là muốn yên ổn, Gia-nã-đại sẽ yêu cầu sáp nhập vào Hoa Kỳ.


Tại sao các nước khác lo sợ bị áp thuế. Lý do là khi Hoa Kỳ muốn giúp âu châu khôi phục lại sau đệ nhị thế chiến. Có ký hiệp ước thương mại, để giúp các sản phẩm địa phương không bị cạnh tranh bởi sản phẩm Hoa Kỳ nên họ được quyền áp thuế sản phẩm Hoa Kỳ và Hoa Kỳ không đánh thuế hay ít thôi. Điển hình người Mỹ mua xe của Đức quốc như mercedes thì không bị áp thuế, chỉ đóng thuế địa phương như cali 8.75%. Ngược lại nếu người đức muốn mua một chiếc xe mỹ thì bị đánh thuế 100%. Họ muốn mua chiếc xe bán tải F15, giá 50k thì phải trả 100k. Đi khắp nơi mình chỉ thấy độc nhất xe Mỹ ở Uzbekistan vì có nhà máy sản xuất xe Chevolet tại đây, còn các xứ khác không có vì sản phẩm Hoa Kỳ bị áp thuế 100 % hay 200% như ở Việt Nam. Nếu ông trump áp thuế âu châu thì xe mercedes bán tại Hoa Kỳ sẽ phải trả gấp đôi. Xem như ngọng, hết ai mua xe đức. Ở Việt Nam nghe nói xe nhập vào bị áp thuế 200%. Do đó ai kêu là sẽ áp thuế sản phẩm Hoa Kỳ là chưa rõ vấn đề. 


Mình mới khám phá ra Gia-nã-đại áp thuế Hoa Kỳ mệt thở. Chủ tịch của công ty Nissan cho biết nếu Hoa Kỳ áp thuế 25% sản phẩm từ Mexico thì họ bắt buộc rút việc sản xuất xe hơi tại đây. Lý do là thời Clinton ký hiệp ước NAFTA với mễ tây cơ và gia nã đại, khiến các nước như Nam Hàn, Nhật Bản nay Trung Cộng đầu tư vào Mễ tây Cơ rất nhiều để sản xuất bán sang Hoa Kỳ kiếm lời. Điển hình trái cây như bơ, được người Mỹ sang Mễ Tây Cơ mua đất trồng rồi nhập cảng qua Hoa Kỳ, không bị thuế nên rẻ hơn nên giá bơ sản xuất tại Hoa Kỳ, rẻ như bèo. Năm nay phong phanh bị áp thuế là thấy giá bơ lên 50% so với mọi năm. Tháng 3 này áp dụng 25% thuế quan thì sẽ lên nữa. Dân Hoa Kỳ sẽ thấy giá cả tăng, lạm phát. Thấy có ăn thiên hạ trồng thêm bơ thì từ từ gái sẽ ổn định lại. Tương tự khi họ bán gửi hàng qua bưu điện rất rẻ. Do đó lâu lâu người Mỹ nhận được các gói hàng giá không bao nhiêu vì đã một lần mua đồ của Trung Cộng, các công ty này lâu lâu gửi biếu không, để đủ quota, để được hưởng quy chế giá rẻ bưu điện Hoa Kỳ. Ngược lại khi công ty Hoa Kỳ bán gửi sang các nước khác thì giá bưu phí lên trên trời. Nay Trump muốn thay đổi giá bưu điện là hết rẻ.


Do đó chính phủ Trump sẽ sử dụng áp thuế và hạ thuế kinh tế công ty xuống 15%, sẽ giúp các công ty ngoại quốc vào Hoa Kỳ đầu tư. Công ty Apple kêu sẽ đem tiền về đầu tư 500 tỷ tại Hoa Kỳ vì ở Âu châu bị đánh thuế ngất ngư. Thêm bị kiện tụng đủ trò. Sẽ giúp kinh tế Hoa Kỳ lên, có công ăn việc làm cho người Mỹ. Lý do đó mà mình ủng hộ chương trình của ông trump. Trong khi bà Kamala không cho biết cụ thể chương trình của bà ta. Nói cho ngay, bà ta được đôn lên thay thế ông Biden trong vòng 5 tháng thì bà ta đâu chuẩn bị hay có chương trình gì. Họ dặn bà ta nói gì thì nói qua teleprom rồi cười há há cho vui thiên hạ. Mình khi xưa bầu cho ông Clinton vì ông ta muốn thay đổi chính sách trợ cấp Welfare. Thời ông ta, bắt ai ăn welfare phải đi kiếm việc làm dù bán thời gian nên giảm được chi tiêu ngân sách đưa đến sự việc thặng dư. Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ có thặng dư nên dù ông ta với Monica ôm nhau thắm thiết. Ông ta đuổi 330,000 công chức dạo ấy khiến thiên hạ nổi điên. 


Mình có nghe một chuyên gia kể về người Mỹ cho học bổng vài người Việt sang Hoa Kỳ học, rồi họ hướng dẫn trong các lớp dạy đấu tranh về dân chủ. Không biết có phải USAID tài trợ hay không. Kiểu cộng sản liên xô khi xưa cho du học sinh sang để họ huấn luyện thành lập đảng cộng sản và tranh đấu ra sao. Có một số người về Việt Nam, hô hào dân chủ bị Hà Nội bắt rồi Hoa Kỳ can thiệp để được sang Hoa Kỳ hay nước khác định cư.


Nay họ khui vụ USAID thì mình càng tin vụ này nhiều hơn. Như Mùa Xuân Ai Cập hay các vụ cách mạng trên thế giới như Ukraine,…


Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử nay thì mình nghĩ ukraine sẽ không xa. Ai cũng nghĩ đến quyền lợi của nước họ hay cá nhân họ. Cho nên mình cần uyển chuyển để thay đổi theo vật đổi sao dời.


Bao nhiêu người chết tại Ukraine để giúp các nước khác kiếm lợi? Nếu anh chống lại thì họ sẽ giết như anh em ông Ngô Đình Diệm. Báo chí từ 3 năm qua tung hô ông Zelinsky là anh hùng này nọ, nay họ bắt đầu cuộc tuyên truyền chống phá ông ta để phủi tay. Ông ta quen đóng vai hề nên phải tiếp tục đóng đến khi hạ màn, chào khán giả. Rồi ông ta được trực thăng vận qua Paris, hay Ý Đại Lợi nơi ông ta có cái biệt phủ, an toàn hạ cánh. Chán Mớ Đời 


Sáng nay, ông zelinsly gặp đại biểu quốc hội Hoa Kỳ rồi ông Trump tại tòa bạch cung. Mình hiểu lý do ông ta muốn được bảo đảm sau khi ký hòa ước không muốn bị rơi vào trường hợp Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Người Mỹ ép ông Thiệu ký hiệp định Paris trong khi 350,000 cán bình Việt Cộng còn ở miền nam thì sớm muộn gì cũng bị đánh nữa. Người Mỹ thực tế nên muốn mua vũ khí thì sau này trả nợ bằng hiệp thương bán khoáng sản. Mình thấy ông Zelinsky lâm vào tình trạng của ông Thiệu. Đàng nào cũng chết. Mình không biết dạo này bắt đầu thấy video từ Ukraina với những tin tức tiêu cực về chế độ Zelinski. Có lẻ do Putin tung tin hay mỹ để dọn đường cho giai đoạn hậu chiến tranh. 


Đứng về lương tâm thì mình thấy thương Ukraina như Việt Nam Cộng Hoà khi xưa nhưng đứng về người Mỹ thì mình thấy tốn 250 tỷ mà ông Zelinsky kêu chỉ nhận có 77 tỷ và nay không biết cúng dường thêm bao nhiêu vì đó là tiền thuế của người Mỹ. Đánh tới bao giờ. Ôgn đứng về thiên hạ bàng quang, không có đóng góp tiền bạc ủng hộ Ukraine thì cứ tha hồ chửi, kêu không có gì quý hơn độc lập và tự do vì dân Ukraine chết chứ đâu phải dân họ. Chán Mớ Đời 


Hôm nay, ông Zelinsky và ông Trump gặp nhau tại Bạch Cung, đấu qua đấu lại, ai về nhà nấy. Bộ trưởng Kinh tế Hoa Kỳ tuyên bố, là phe Ukraine nhắn tin muốn trở lại bàn tiếp nhưng Hoa Kỳ nói không. Mình nghĩ sau khi họp với đàn em của Nga tại Arabia Saudi, họ bàn ra sao đó rồi thấy ông tổng thống Pháp và thủ tướng Anh quốc bay sang, bàn bạc ra sao. Nên chính phủ Trump cố ý tìm cách phủi tay, để Âu châu đem lính vào Ukraine như thủ tướng Anh quốc tuyên bố để giúp chống trả lại Putin. Có lẻ là kịch bản được chủ biên trước nên chỉ đóng kịch cho vui.

Ngoại trưởng Ukraine đã gặp gỡ ngoại trưởng Trung Cộng tháng 7 vừa qua. Ukraine có thể dựa vào Trung Cộng, bán khoáng sản cho người Tàu  


Có trên 100,000 binh sĩ Hoa Kỳ trấn đóng tại Âu châu để bảo vệ mấy xứ này, nuôi 100,000 lính cũng đủ làm giàu, nuôi dân địa phương khá nhiều nhưng cứ bị chửi. Thôi thì rút quân về, để Âu châu tự lo bảo vệ. Biết bao nhiêu người Âu châu sẽ thất nghiệp khi quân đội Mỹ rút khỏi. Chắc tuần tới, Putin cho tấn công nữa. Dạo này ít thấy tin tức chiến trường Ukraine. Chắc không tốt lắm.


Thường người ta chỉ gặp nhau bắt tay nói chuyện trên trời dưới đất, rồi ký hiệp ước còn đàn em họp từ mấy tuần nay rồi. Có lẻ ông Zelinsky muốn Âu châu có thêm phần hùn khi khai thác khoáng sản nên Hoa Kỳ kêu để Âu châu giúp sức Ukraine. Đợi Âu châu giúp đánh nhau kiệt quệ rồi Hoa Kỳ hỏi han lại để có better deal. Do đó mới có vụ ông phó tổng thống nhảy vào nói bú xua la mua. Đó là cố tình huỷ đàm phán. Nhược tiểu thì chịu. Chỉ là đóng kịch cho vui.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người á châu bị kỳ thị tại Hoa Kỳ?

 DEI và chủ nghĩa Thức Tĩnh


Đi chơi nhưng lâu lâu ghé bờ lốc, thấy thiên hạ chửi mình đủ thứ trò. Mình thì không bênh ai cả. Không theo Cộng Hoà cũng không theo Dân Chủ vì đối với mình nền Cộng Hoà của Hoa Kỳ được chia thành lưỡng đảng nhưng trên nguyên tắc chỉ là một đảng duy nhất. Chỉ khác nhau bên thì cho phép phá thai bú xua la mua, bên thì chống phá thai này nọ.

Vấn đề mình lo các bác, cứ tưởng mình là mỹ trắng hoàn toàn nên bắt chước mỹ trắng chửi nhau này nọ. Nếu họ chịu khó theo dõi tin tức khác thì sẽ thấy người Mỹ gốc á châu bị kỳ thị rất nhiều. Nếu chúng ta không đồng hành chống lại thì tương lai của con cháu chúng ta khó chọi lại các cộng đồng khác.

Điển hình là vụ một học sinh gốc á châu có GPA 4.4, thi điểm SAT 1590. Chỉ thiếu 10 điểm là xem như được điểm hoàn toàn. Anh học sinh này ghi danh 18 đại học, 16 đại học bát đơn trong đó có 5 đại học California như Davis, Berkeley, UCSD, UCSB và UCLA. Vấn đề là anh ta được công ty Google nhận thẳng vào làm việc ở trình độ một tiến sĩ. Không cần học đại học như mấy ông thần được ông Musk mướn làm cho Doge. Mình có anh bạn kể cô con gái được nhận vào Google ở tuổi 24, lương trên 300K. Nay anh học sinh da vàng kiện các đại học Cali kỳ thị chủng tộc. Mình nghĩ người Mỹ gốc á châu thay vì chửi nhau, bênh vực ông Trump hay ghét ông Trump. Hợp tác với nhau để tranh đấu để con cháu chúng ta có cơ hội trong tương lai. Ai cũng nói thực dân tây khi xưa, dùng chính sách “chia để trị”. Ngày nay chúng ta cũng chửi bới nhau theo chính sách của người da trắng. 

Nếu chúng ta chịu tìm hiểu thêm thì có tin của National Study of College Experience cho biết là học sinh á châu vào đại học bị thua thiệt rất nhiều. Điển hình điểm SAT phải hơn học sinh da trắng, trên 140 điểm, mới được nhận vào đại học, phải hơn học sinh gốc châu mỹ la-tinh 270 điểm, và phải hơn học sinh da đen đến 450 điểm mới được nhận vào đại học. Như mình đã kể, ở trung học học sinh á châu phải đạt điểm A hoàn toàn cho 4 tam cá nguyệt mới được lãnh bằng khen trong khi học sinh gốc la-tinh hay da đen chỉ cần 2 điểm C, là được khen thưởng.

Đây chưa kể vào các đại học y khoa hay luật khoa còn khó khăn hơn nữa.

Mình là nông dân, chỉ nghĩ trồng cái gì cho ra trái đến bán kiếm tiền. Cho nên mình rất lo ngại cho thế hệ con cháu sau này, bị lép vế bởi các cộng đồng khác. Có anh bạn khi xưa tốt nghiệp MIT và có theo học MBA của đại học Harvard, kêu nếu xét đơn theo kiểu ngày nay thì chắc chắn anh ta không được vào mấy trường kể trên.

Nghiên cứu của PEW về người gốc á châu và mỹ trắng có bằng đại học. Đó là các chủng tộc khác đã đãi ngộ hơn người á châu.
Nhiều người còm ủng hộ DEI, và chủ nghĩa thức tĩnh, chửi mình vì mình chống vụ kỳ thị qua học đường. Tại sao họ có thể làm vậy. Cộng đồng á châu quá nhỏ bé. Gần như không có tiếng nói chính trị trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Chỉ có 19.6 triệu người gốc á châu so với 360 triệu dân số Hoa Kỳ. Trên nguyên tắc người mỹ gốc á châu là thiểu số nhưng tại sao vào đại học lại bị kỳ thị. Nếu DEI được áp dụng đúng đắn thì có lẻ á châu vào hết các đại học danh tiếng Hoa Kỳ.

Lịch sử đã chứng minh đạo luật về cựu chiến binh G.I. Act đã giúp người Mỹ da trắng giàu sang hơn các chủng tộc khác. Điển hình ông phó tổng thống JD Vance, xuất thân từ một gia đình nghèo, mẹ nghiện ma tuý này nọ. Ông ta xong trung học thì gia nhập quân đội rồi đến khi xuất ngủ được chính phủ, qua chương trình của cựu chiến binh, giúp đỡ học đại học, rồi luật khoa. Sau đệ nhị thế chiến người Mỹ da trắng đã sử dụng luật này để vươn lên trong xã hội Hoa Kỳ như trường hợp kể trên của ông phó tổng thống Vance. Trong khi đó chỉ có 5% cựu chiến binh da đen sử dụng luật này. Giáo sư Thomas Sowell , người da đen giải thích trước thế chiến thứ 2, đời sống của người da đen cao nhưng vì sự tuyên truyền, khiến tinh thần người da đen tự kêu là nạn nhân của chế độ nô lệ và đã làm hư hỏng hết mấy thế hệ.

Đây là biểu đồ về lợi tức các chủng tộc tại Hoa Kỳ.

Mình có một ông thợ người Việt, sang Hoa Kỳ ăn oe-phe, nhưng đi làm lấy tiền tươi. Được chính phủ cho housing, food stamps này nọ. Có tiền rủng rỉnh. Vấn đề là con của ông ta thấy cha mẹ ăn gian nên không chịu học hành gì cả. Con gái thì đang học trung học dính cái bầu, ở nhà, con trai thì chơi bời không học. Sau này ông ta hối hận, than với mình. Biết vậy, không ăn Oe-phe. Cuối cùng vợ chồng ông ta bỏ Oe-phe, mua nhà nhưng đã trễ.

Vấn đề là khi chúng ta nhìn dữ liệu, không cho chúng ta được sự thoả mãn về cảm xúc. Do đó chúng ta cần các anh hùng để hoan hô và các kẻ gian ác để chửi rủa. Như chúng ta thấy thiên hạ chửi nhau vì bênh ông Trump hay ghét ông Trump. Quan trọng là những ai sau lưng ông ta đang hoạch định chương trình gì. Lần mò để xem làm cách gì có lợi cho mình và cộng đồng.


Hôm trước, ngồi nói chuyện với thằng con, nó bức xúc vì người chị họ có thể bị sa thải. Mình nói gốc da vàng yếu thế trong xã hội Hoa Kỳ. Chỉ có 5% dân số Hoa Kỳ. Nên tìm hiểu rõ chương trình của mỗi tổng thống rồi nương theo đó mà làm lợi cho chúng ta. Giúp có một cuộc sống tốt. Khi xưa ở Việt Nam, sáng nghe gà trống gáy thì mấy con gà khác trong xóm gáy theo làm ồn, phá giấc ngủ. Buồn buồn chủ cho lên bàn thờ cúng ông bà. 

Những năm dưới thời tổng thống Obama và Biden, chủ nghĩa thức tĩnh và DEI được áp dụng. Chúng ta thấy có lý nhưng người á châu vẫn bị kỳ thị. Đây là những dữ liệu của các cơ quan thuộc nhóm dân chủ đưa ra. Hình như đại học Harvard có bị thưa kiện bởi học sinh á châu. Nhưng họ cũng không thay đổi, á châu vẫn bị giới hạn, nay họ lại ra chiêu sợ sau này sinh viên á châu làm gián điệp cho Trung Cộng. Thế là ngọng. Con cháu sau này hết mong vào các đại học lớn. Chán Mớ Đời 

Thời Obama mỗi năm Hoa Kỳ đuổi độ 2.3 triệu người đi dân bất hợp pháp, thời Trump 1.5, thời Biden 1.8 triệu nay thời Trump 2.0 thì không biết. Chắc sẽ hơn thời Obama một chút. Thời nào cũng đuổi. Rảnh mình kể chớ đừng tưởng thời dân chủ là không có ai bị đuổi về nước. Ai buồn đời thì đọc đường dẫn dưới của ACLU. Trên 2 triệu người đi dân lậu bị đuổi về nước. Hoa Kỳ có hai đảng nhưng đều giống nhau. Chán Mớ Đời 

https://www.aclu.org/news/immigrants-rights/exiled-obama-administrations-horrifying


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn