Cách làm tiền McDonald’s


Đi chơi ở Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan thì thấy tiệm ăn McDonald’s rất được ưa chuộng, các gia đình ngồi ăn như trên thiên đàng. Một cái Big Mac hay happy meal và uống coca. Bây giờ phải có trên 1 triệu mới có thể mua franchise của tiệm ăn McDonald’s ở Hoa Kỳ.


Cách đây mấy năm có sự kiện khá lạ lùng ở các nhà hàng McDonald’s. Đó là máy làm kem của nhà hàng hay bị hư, trung bình 15% các máy này. Nghe nói các thành phố lớn như New York thì lên đến 30%. Các franchisee ngạc nhiên vì phải trả tiền để sửa mà ác nhất là bị bắt buộc mướn một công ty được McDonald’s chấp thuận. Đó là cách công ty McDonalds tìm cách vớt thêm tiền của các franchisee.

Trước khi mình kể, xin tóm tắc là Ray Kroc, người đã mua lại công ty McDonald’s của hai anh em họ McDonald’s, và tạo dựng thành một chuỗi nhà hàng nổi tiếng thế giới. Họ làm giàu bằng cách mua đất ở các địa điểm quan trọng trong thành phố, rồi xây nhà hàng, cho các franchisee mướn. Lấy tiền mướn tiệm đắt hơn là chung quanh, lại thêm khấu hao tài sản, tiệm ăn khi cho mướn nên giàu nức nở.


Trở lại vụ xiết tiền các franchisee qua máy làm kem. Từ bao nhiêu năm, máy làm kem của công ty McDonald’s nổi tiếng là hay bị hư. Đến nổi thực khách phải làm cái app, ứng dụng để xem tiệm nào không bị hư để đến mua. Trung bình có độ 15% máy làm kem của các tiệm bị hư.


Lý do? Theo công ty giải thích là cần bảo trì khá phức tạp. Trên thực tế là cả tỷ đôla bảo trì khiến liên bang phải điều tra.

Vấn đề là cái máy làm kem tên Taylor C602, giá $18,000. Khi bị hỏng chỉ có những thợ được công ty này cho phép mới được sửa chửa. Mỗi năm các franchisees phải trả $24,000 để bảo trì cái máy này. Còn nhiều hơn là mua máy mới.

Có một công ty mới được thành lập mang tên Kytch, sản xuất một cái máy có thể do được code khi bị hư của máy làm kem Taylor và giúp các chủ tiệm tiết kiệm được 95% tiền bảo trì. Khiến sự độc quyền bảo trì bị đe doạ nên McDonalds gửi lá thư yêu cầu các franchises không được sử dụng linh kiện hay ứng dụng của Kytch. Nếu không sẽ mất bằng franchise.


Lý do là công ty quan tâm về mối an toàn. Trên thực tế, toàn thệ thống bảo trì nhằm mục đích khiến các franchises bị lệ thuộc vào công ty mẹ. Sửa chửa và bảo trì mỗi năm lên đến $24,000.


Kytch kiện McDonald’s với 900 triệu đô, và phơi bày về việc độc quyền bảo trì.

Tháng 9 năm 2021, uỷ ban thương mại liên bang bắt đầu điều tra sự việc. Họ khám phá ra sự liên kết MacDonalds với Taylor. Mỗi tiệm ăn khi máy bị hư, tốn thất mất $36,000 mua bán, cộng thêm chi phí $24,000 cho một năm, nói cách khác là họ mất $60,000 mỗi năm vì cái máy làm kem. Máy làm kem này được chế tạo chỉ có hệ thống của Taylor là sửa chửa được. Vấn đề không phải là máy làm kem mà sự sự khống chế của công ty, không cho phép sự đổi mới.


Giá cả như sau cho mỗi năm:

$18,000 để mua cái máy mới Taylor C602

$24,000 trả cho taylor về bảo trì hàng năm

$36,000 thất thu khi máy bị hỏng

1.1 tỷ đô la tiền chi phí bảo trì

$900 triệu vụ thưa kiện


Cho thấy làm ăn mà dựa theo người hác thì cũng tốt nhưng bị thiệt thòi. Chạy xe Uber, hay xe Grab phải đóng cho Uber 30%, tương tự có nhà cho mướn cũng phải đóng cho AirBnB.  (còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét