Lần đầu tiên một cường quốc Âu châu bị á châu đánh bại


Hồi nhỏ, học lịch sử về phong trào Đông Du với những nhân vật Phan Bội Châu, Cường Để khiến mình mù tịt. Ở trường Việt ANh có dạy Nhật ngữ nên mình bò đi học vì thấy anh Vui, con bác Cháu đi du học bên Nhật Bản nên bò đi học Arigato, sê-ku-ra này nọ nhưng rồi cũng Chán Mớ Đời. Chỉ nhớ mại mại là đầu thế kỷ 20, hải quân Nhật Bản đã đánh thắng lần đầu tiên hải quân Sa Hoàng, người da trắng nên các chí sĩ Việt Nam, thức tĩnh, chạy qua Nhật Bản học hỏi, tạo ra phong trào đông du thay vì Tây Du như ông Phan Chu Trinh đề xướng.

Dạo mình ở Lausanne, Thuỵ Sĩ có theo học chương trình về phát triển đệ tam thế giới. Để ra trường mình có nghiên cứu sự phát triển dưới Minh Trị Thiên Hoàng, để xem có cách nào hay, giúp Việt Nam phát triển sau này.


Năm 1904, cả thế giới đều tưởng các các đế quốc tây phương là bất khả chiến bại, sử dụng kỹ thuật và súng đạn, để khống chế thế giới, thành lập các thuộc địa của họ. Ảo tưởng này bị dập tắt bởi Nhật Bản, một quốc gia khép kín, đã hạ nhục đế quốc Nga trong một cuộc chiến tranh tàn khốc. Đó là lần đầu tiên một quốc gia á châu đã đánh bại một cường quốc Tây Phương trong lịch sử cận đại.


Khi xưa, ông thầy dạy lịch sử chỉ nói vậy thôi chớ chả cho biết lý do. Mình có hỏi nhưng thầy làm ngơ, không trả lời. Bạn bè kêu mình hỏi vô duyên. Ngu thế mà cũng hỏi.

Bản đồ Mãn châu cho thấy có nhiều hầm mõ và khoáng sản


 Tại sao Nga Hoàng và Nhật Bản đánh nhau. Lý do chính, họ muốn làm chủ, bá quyền Mãn Châu và Triều Tiên có nhiều khoáng sản. Nga Hoàng cho là họ có quyền cai trị phía đông vì tây hay Anh quốc chiếm khá nhiều thuộc địa nên sa hoàng cũng phải có thuộc địa cho oai dù đất đai của họ nhiều và không ai ở. Trong khi Nhật Bản phát triển nhanh chóng và xem Sa hoàng là mối đe doạ vì vùng Mãn Châu có nhiều hầm mõ, khoáng sản. Là sự nguy hại cho sự sinh tồn của họ. Ngoại giao qua lại không đưa đến đâu nên Nhật Bản phải tìm cách chiếm giữ khoáng sản cho sự phát triển của họ.


Khi một nước tây phương, chiếm đống một thuộc địa, việc đầu tiên là họ cho người của họ đi khắp nước để tìm ra các hầm mỏ để giúp cho nền kinh tế của họ. Như trường hợp Việt Nam, người Pháp cho thăm dò mới tìm ra cao nguyên Lâm Viên, Ba Vì, Bà Nà, Sapa, Quảng Ninh,…

Ngày 8 tháng 2, năm 1904, một cách bất lịch sự, người Nhật không báo trước Sa Hoàng như sau này ở Trân Châu Cảng, tấn công bất ngờ hải quân nga hoàng tại hải cảng Arthur (ngày nay là Lushunkou, Trung Cộng). Rất nhiều thuyền của Sa hoàng bị tan nát không kịp rời hải cảng. Hải cảng Arthur của Sa Hoàng là hải cảng quan trọng nhất nằm về Thái BÌnh Dương. Người Nhật bao vây hải cảng này và pháo kích liên hồi gần một năm trời đến ngày 2 tháng giêng, 1905, lính Sa hoàng đầu hàng sau khi thiệt hại trên 10,000 binh sĩ.

Trong khi bao vây hải cảng Arthur, người Nhật và lính sa hoàng choảng nhau ở Mãn Châu. Trận đánh sông Yalu gần 3 tuần lễ, có sự tham gia trên 600,000 lính hai bên, được xem là trận chiến có nhiều binh sĩ tham chiến nhiều nhất. Cuối cùng quân đội Nhật Bản đánh lính nga hoàng chạy có cờ, hơn 100,000 binh sĩ chết, máu chảy thành sông. Nên nhớ vùng Đông của đế quốc sa hoàng có rất ít người vì người nga tự xem mình là thuộc về âu châu. Nga hoàng cho hạm đội vùng biển Baltic của họ di chuyển 18,000 dặm, vòng quanh thế giới để giúp sức hải quân ở Thái BÌnh Dương. Đi xa 18,000 dặm, họ thiếu lương thực, than nhiên liệu và đồ tiếp tế. Khi họ đến Thái Bình Dương thì lọt bẩy người Nhật dưới sự chỉ huy của đô đốc Togo Heihachiro.

Bản đồ chỉ hải quân sa hoàng phải di chuyển 18,000 dặm đến Thái Bình dương bị hải quân Nhật Bản chận đánh thua non

Trong vòng 2 ngày, hải quân Nhật Bản đã đánh chìm 31 tàu chiến trong số 38 tàu chiến của hải quân sa hOàng. Đó là lần đầu tiên một nước á châu đã xoá sạch hạm đội một cường quốc âu châu. Quân đội sa hoàng không còn lựa chọn ngoài đầu hàng nhưng không biết harikiri. Nhật Bản đánh tan quân đội sa hoàng tại Mãn Châu và hải quân sa hoàng trên Thái Bình Dương. Hoà ước được ký kết tại Portsmouth và ngày 5 tháng 9, năm 1905 dưới sự chứng kiến của tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt. Sa hoàng chấp nhận Triều Tiên thuộc về ảnh hưởng Nhật Bản, giao hải cảng Arthur, và phía nam của đảo Sakhalin cho Nhật Bản. Xem như sự bành trướng của đế quốc Nga Hoàng về phiá đông bị ngưng lại. Đi Uzbekistan thì khám phá ra có đến 60,000 người Mãn Châu, bi Stalin đuổi đi về phía Trung Á. Sợ làm gián điệp cho Trung Cộng.

Vấn đề là hoà ước được ký kết nhưng mấy ông người Nhật cảm thấy thua thiệt vì cũng tổn thất khá nhiều. Họ nghĩ họ đáng lẻ có đặc quyền nhiều hơn nên mới có giấc mơ bành trướng ở á châu như chiếm đóng trung hoa và các nước đông nam á. Gây nên cuộc chiến thảm khốc.

Sự đại bại tạo lên một sự hỗn loạn tại Nga, người dân biểu tình tại Saint Petersburg, bị lính sa hoàng bắn chết hàng trăm người. Đình công, bạo loạn nổi lên khắp nơi của đế chế. Và đưa đến cuộc cách mạng Bolschevik năm 1917. (Còn tiếp).


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét