Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ năng sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ năng sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Ông Trump muốn sáp nhập Greenland vào Hoa Kỳ?

Trước khi nhậm chức, ông Trump tuyên bố đủ trò như mua vùng đất xanh của xứ Đan Mạch, chiếm lại con kênh Panama mà tổng thống Carter đã trao lại chủ quyền cho xứ này. Hoa Kỳ xây con kênh nay được các anh ba tàu sử dụng, kiểm soát. Buồn đời ông ta kêu Gia-nã-đại thành tiểu bang thứ 51. Trong khi đó ông Biden kêu chả biết ông ta ký các sắc luật gì vì họ đưa và bảo ông ta ký trước khi về vườn. Thiên hạ tự hỏi trong suốt 4 năm qua, ai thực sự nắm quyền hành ở toà Bạch Ốc. Ông ta ký xá tội vong nhân cho những người chưa bị kiện cáo hay đưa ra toà trước. Ai chửi thì chửi nhưng cứ làm trước cho chắc ăn.

Vùng tự trị Greenland màu đỏ, rộng lớn hơn Hoa Kỳ 

Buồn đời mình mò thêm tài liệu thì khám phá ra có lý do, ông Trump đã từng nghiên cứu vụ này từ năm 2009 nhưng COvid đến nên ngừng, không phải  tuyên bố sướng cái miệng. Đọc báo bên Âu châu, về Đan Mạch vì có dạo sau khi tốt nghiệp, mình muốn sang Đan Mạch làm việc. Có viết thư cho một kiến trúc sư nổi tiếng ở Copenhaguen nhưng ông ta khuyên không nên đến Đan Mạch vì kinh tế xuống. Dạo đó quen một cô tóc vàng nên muốn sang đó làm việc cho gần nhưng số mình đi mỹ nên gặp cô mít ở Hoa Kỳ nên bò sang.

Hoá ra Greenland, vùng đất của Đan Mạch chiếm đóng từ trên 200 năm qua, đang có vấn đề. Người bản địa đòi quyền tự trị, gây khó dễ cho xứ này vì tốn tiền. Mình có đọc tiểu sử ông vua danh tiếng nhất của xứ đan mạch khi xưa, đem quân chiếm đóng đảo rộng nhất thế giới. Ai ngờ nay đọc chỉ có trên 50 nghìn dân cư. Đó là ngày nay chớ khi xưa chắc còn ít hơn. Tại sao Hoa Kỳ muốn mua hòn đảo này?


Trước hết nên xem địa lý của vùng này thì thất kinh. Rộng 836,300 dậm vuông. Một dậm là 1.6 cây số thì nhân lên là hết muốn làm tính. 1.6 x 1.6 = 2.56 cây số vuông roofi nhân cho 836,300 là xong. Xem chừng to hơn cả 6 lần Đức quốc hay rộng hơn cả tiều bang Alaska và Texas nhập lại. Từ bắc chí nam vùng này dài đến 2,670 cây số.


Nói về kinh tế thì rất thấp và được Đan Mạch hổ trợ 600 triệu mỹ kim hàng năm 20% GDP hàng năm. Kinh tế độ 3 tỷ mỹ kim hàng năm. Vùng này có độ 55,000 người ở. Xem như mỗi tháng chính phủ Đan Mạch phải chi cho người bản địa $1,000 hay $12,000/ năm. Tỏng khi GDP người Việt mỗi năm chỉ có độ $2,500. Có độ 27,000 thuộc thành phần lao động. Xem như phân nữa dân số đi làm, tỷ lệ thất nghiệp độ 3.7%. Kinh tế tốt nhưng vấn nạn là không thu hút người đến vùng này làm việc hay đầu tư. Ngành ngư nghiệp là chính vì 98% sản phẩm xuất cảng như tôm và cá thu.


Vấn đề là đảo Xanh này có nhiều vấn nạn xã hội như tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới, giết người và bạo lực gia đình rất cao và uống rượu cao nhất thế giới. Uống rượu vô thì con vợ lải nhải là khệnh ngay.

Ngoài ra thủ đô xứ này thiếu hụt trên 1,000 căn nhà và trên 2,000 người đang đợi nhà chính phủ cấp. Nhà cửa ở đây đắt vì xây cất tốn thêm độ 30%. Xứ giá băng này nghe tới là rùng mình. Mấy xứ bắc âu như Đan Mạch, được xem là xã hội chủ nghĩa, được chính phủ cung cấp nhà cửa cho các hộ nghèo. Chỉ có xứ Na Uy là khá nhất vì có dầu hoả và dân cư ít nên dân chúng sống được chính phủ bảo trợ. Còn thì với tinh thần làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu khiến ít ai chịu khó lao động, ngồi nhà uống rượu ngâm thơ là chính. Nhậu theo năng suất hưởng theo nhu cầu là đời em cô đơn.


Được cái là vùng này, có các mỏ uranium, các địa chất cần thiết cho ngành kỹ nghệ, dầu thô và ga nhiều nơi và dự trữ nước ngọt. Sau này người ta chỉ chở các băng tuyết về thành phố để bán cho dân xài uống nước ngọt tinh khiết.


Trong suốt 200 năm, Đan Mạch trị vị kiểu chiếm đất như thực dân khi xưa. Chỉ đến 2009 thì vùng đất này mới dành lại quyền tự trị. Nhưng Đan Mạch vẫn còn thẩm quyền về chủ quyền.


Vấn đề là Đan Mạch không có khả năng để khai thác vùng đất này vì kinh tế quá bé. Nay có khuynh hướng của dân xứ Đan mạch là muốn hợp tác với Hoa Kỳ để phát triển vùng này. Cả hai cùng hưởng. Thật ra theo bài báo của Đan Mạch thì năm 2019, ông Trump đã nói đến vấn đề này nhưng covid xẩy ra nên gác lại. Thay vì truật xuất di dân lậu, chở họ qua đây sinh sống, phát triển kinh tế là xong chuyện. Đa số người đan mạch muốn Hoa Kỳ nhảy vào khai thác vùng này để họ hưởng lây.

Tại sao Hoa Kỳ muốn Greenland vì có nhiều hầm mỏ, làm chủ vùng Arctic này về hàng hải di chuyển ở vùng này khi Trung Cộng và Putin chạy loạn xoạn ở vùng này. Tuần trước thủ tướng Đan MẠch và lãnh đạo Greenland đồng tuyên bố là xứ này sẵn sàng nhận lại nền độc lập. Nếu vùng này được trao trả độc lập thì họ có thể hợp tác với Hoa Kỳ để phát triển kinh tế, giúp người bản địa xoá đói giảm nghèo, hết uống rượu và tự tử. GDP thay vì 5 tỷ bắt cá bán, có thể lên đến 50 tỷ hàng năm, lương bổng khá lên, có nhà có cửa thay vì đợi chính phủ xây nhà cho ở.


Sự việc này tương tự ở Hoa Kỳ, các thổ dân, người bản địa khi xưa mà người Việt gọi là mọi da đỏ. Sau khi được đưa vào các vùng tự trị, dân tình cũng chán, uống rượu mệt thở. Cứ hàng tháng người ta thấy người bản địa lãnh tiền xong, bò ra khỏi khu vực dành riêng cho họ. Mua rượu uống quên đường về, nằm la liệt ở cổng vào khu tự trị. Sau này các lãnh đạo của người da đỏ, mới hợp tác với người Mỹ xây các sòng bài, kiếm tiền cho họ sinh sống. Con trai của thi sĩ Nguyên Sa, có kể mấy vụ anh ta làm y sĩ cho vùng tự trị người da đỏ.


Đi chơi trong các công viên quốc gia, thường thấy những tấm bảng lưu ý du khách không cho thức ăn các con sóc, nai,… kiểu xã hội chủ nghĩa, khiến chúng bỏ thói đi tìm thức ăn. Con người cũng vậy nếu nuôi họ cả đời thì họ chỉ biết nghe lời, làm theo ai nuôi họ. Quên tự phát triển tài năng của mình.


Nếu Greenland hợp tác với Hoa Kỳ thì cả 3 nước đều hưởng lợi. Đan Mạch thoát khỏi vụ trả nợ, trợ cấp hàng năm cho dân bản địa, dân bản địa có thể có lợi tức cao hơn xưa và Hoa Kỳ có khả năng phát triển vùng này, kiếm tiền thêm và kiểm soát hàng hải của vùng này, cô lập ông Putin và họ Tập.

Đó là điều kiện kinh tế, địa lý và chiến lược hiện nay. Họ cho biết là đang làm việc qua đường dây ngoại giao. Ông Trump có gửi con trai sang đây dọ hỏi tình hình. Có thể một ngày đẹp trời nào đó, người Mỹ đi viếng vùng này, không cần đem theo sổ thông hành, không phải học tiếng Đan MẠch, hay tiếng thổ ngữ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao Cali cháy

 Tại sao Cali cháy


Cali khởi đầu năm 2025 bằng mấy vụ hỏa hoạn nhân gió Santa Ana hàng năm thổi về, không chỉ một ngày hay hai ngày mà kéo dài cả hai tuần. Buồn đời cái thủy đài của vùng Altadena đang được sửa chửa hàng năm. Thường thì người ta bảo trì mấy thủy đài vào tháng 2 hay 3 hàng năm vì thường là mùa mưa hay đã mưa rồi. Đây ông thần cán bộ nào chơi sang, ra lệnh đổ 3 triệu gallons nước của thủy đài trong mùa khô khiến được gọi, lính cứu hỏa không sử dụng được thì không có nước và mấy thuỷ đài khác bị cạn queo vì nhiều vòi rồng được mở cùng một lúc. Theo tin tức Cho biết thì thuỷ đài này đã cạn từ 2011. Chán Mớ Đời 

Thật ra không cần cầu nguyện mưa gì cả, chỉ bỏ cách luật lệ bảo vệ môi trường vô lý là yên chuyện.


Thiên hạ đang tu theo đạo hạnh đổ thừa. Cali chìm trong biển lửa vì khí hậu thay đổi hâm nóng toàn cầu 1.5 độ. Mỗi lần ai mà nói đến vụ này là mình điên vì họ không tìm hiểu, đọc các thống kê, cứ nghe mấy tín đồ bảo vệ môi trường như vị thánh sống của họ Greta, 16 tuổi. Trên thực tế thì ngày nay nhiệt độ lạnh hơn 100 năm về trước. Trong khi đó họ lại kêu đã bắt mấy người đốt lửa cháy. Sáng đi tập mình thấy mấy người vô gia cư nằm trong lều. Chắc họ rất lạnh. Đa số các người đốt cháy là người vô gia cư. Có thể trời lạnh nên họ đốt lửa để sưởi ấm rồi gặp gió thổi đến là quằn quại. Kỳ này nghe nói ai đó đốt củi hay gì đó vì nhà ở vùng biển thì có thú ngắm biển bên lò sưởi ngoài vườn rồi gió 100 km đến thì bốt cháy khắp nơi. Lâu lâu mình hay ra khu thương mại Surf City, họ có mấy cái ghế dài cho mình ngồi rồi có lò sưởi bằng ga cháy lùng bùng thêm ấm người vì biển về đêm lạnh. Chỗ này ngồi miễn phí.

Bắt kẻ đốt cháy


Cali có một hệ thống báo động gọi là “Amber”. Mỗi khi một đứa bé bị bắt cóc thì báo động trên xa lộ trên mấy cái bảng, hay radio, truyền hình thậm chí điện thoại. Đang chạy xe là nghe in ỏi. Đi về vùng Arizona, Nevada, khi có giông bão lụt, họ đều báo động cho mình biết để phòng ngừa. Mưa bên mấy vùng này khinh khủng lắm, mưa cái ào là phải chạy lên cao tránh liền. Lý do nước mưa cuốn từ xa về như dòng sông. Mình không hiểu tại sao họ không sử dụng hệ thống Amber này để cảnh báo cư dân Cali bằng tiếng Tây, tiếng tàu tiếng Mễ để người dân nhớ mà không đốt lửa mỗi khi có gió to thổi về. Ngoài ra mình có xem video nhiều người khệnh mấy tên đang tìm cách đốt phá công viên. Như công viên nhỏ Stevens ở thành phố mình cư ngụ hôm kia. Mấy tên nào buồn đời đốt phá chơi thùng rác nên bốc cháy. Hôm nay mình ra mua một hai bình chửa lửa để trong xe. Nếu chạy xe thấy thùng rác hay cái gì cháy, chạy lại xịt trong khi thiên hạ gọi 911.

Hàng năm công ty lo về nước ở miền nam Cali Metropolitan Water District hay tổ chức mời một số người ở vùng Los Angeles viếng thăm hạ tầng cơ sở về nước dùng cho người dân ở miền nam Cali. Mình là hội viên của Lions International ở vùng Los Angeles nên thấy họ gửi thư mời nên đi ké dù ở vùng Quân Cam. Nước mua từ Colorado bơm xuống hồ Havasu, được hình thành bởi cái đập Parker từ đó họ có xây đường hầm dẫn nước dưới mấy ngọn núi San Bernardino chuyển về hồ Mathews Ở Riverside, đường 34 nối liền xa lộ 15 và 215. Ai đi Arizona thì sẽ chạy ngang chỗ này, ráng ngừng lại xem. Theo mình hiểu thì các kỹ sư cho biết mỗi năm chỉ cần mưa độ 8 hay 10 trận là đủ có nước dùng một năm cho dân miền nam Cali. Vấn đề là các người theo đạo bảo vệ môi trường, mấy tín đồ này không chịu nên phải để nước mưa và nước từ tuyết trên núi tan chảy ra biển. Nếu chúng ta xây thêm các thủy đài dự trữ nước này thì không lo sợ thiếu nước. 


Mình có nói đến vấn đề cấm tỉa dọn sạch cây chết trong rừng này nọ, vì đám này không muốn dời hay phá nơi các động vật có khả năng bị tiêu diệt. Trong các vùng của người da đỏ, thì họ xây bú xua la mua, chả sợ gì cả. Nay cháy thì mấy con thú mà họ muốn phòng khỏi bị tiệt giống đều bị cháy sạch.

Diamond Valley Lake gần Hemet.

Điển hình khi họ xây hồ chứa để dự trữ nước mưa thì đám bảo vệ môi trường kiện tụng nên cuối cùng họ phải đền bù làm gì cho đám bảo vệ môi trường xanh khiến giá thành thêm 30% và mất 10 năm để thực hiện. 1 năm có 20,000 luật sư ra trường. Tên nào khôn cứ đi theo môi tường, kiện tụng để kiếm chút cháo, sống sung sướng.


Muốn xây nhà phải trả 20k cho mấy ông thần về môi trường ra xem đất của mình có mấy loại cắc kè, chuột gì thuộc loại cần bảo tồn. Mấy khu vực gần thành phố thì họ kêu có chuột Kanguru. Nếu tên môi trường ra đứng lười bời chụp vài tấm ảnh rồi buồn đời phán có chuột kanguru ở đây là ngọng. Nếu có là không được xây. Do đó chi phí xây cất ở Cali đắt nhất nước Mỹ. Cứ lấy thí dụ vụ xây đường rầy cho tuyến đường xe lửa Bắc Nam Cali, 20 năm rồi, tốn hơn 7 tỷ đô la mà chưa đi tới đâu vì đám tín đồ bảo vệ môi trường kiện tụng, làm khó dễ trong khi trên đất của đặc khu của người da đỏ, họ xây casino đủ loại, nhanh như điên vì chả có thằng Tây bảo vệ môi trường xía vào. Mình bỏ nghề xây cất vì chán mấy tên quan lại trong thành phố. Chúng cứ đẻ trò ra để bảo vệ công ăn việc làm của họ, cái nồi cơm và quỹ hưu trí của họ.


Cựu thống đốc Pat Brown, bố của cưu thống đốc Jerry Brown đã làm đủ mọi cách để xây dựng hạ tầng cơ sở cho tiểu bang Cali, biến tiểu bang này là số một của Hoa Kỳ và chấm dứt năm 1973. Dạo ấy Cali chỉ có 20 triệu dân. Ngày nay theo thống kê thì lên trên 38.9 triệu cư dân chưa kể người di dân lậu mà người ta cho biết trên 5 triệu người. Xem như hạ tầng cơ sở của Cali quá tải. Khi xưa, thời 1973 ai sang nhất là có cái máy cassette để nghe nhạc, thâu đâu 8 hay 9 bài hát. Ngày nay chỉ cần điện thoại là có thể nghe cả ngàn bài hát. Kỹ thuật tiến xa nhưng hạ tầng cơ sở của Cali không thay đổi, hay được cập Nhật hoá lại cũ mèm, hư hại phải trùng tu rất nhiều. Cứ xem đường cho xe chạy, 60 năm về trước, cho xe chạy trên đường nhỏ hai đường Lane, nay số xe hơi tăng gấp đôi hay gấp 4 và vẫn dùng con đường 2 Lane của ngày xưa. Các cuộc điều tra về cháy nhà ở Cali thì được biết 90% là do người đốt và 10% là tai nạn như trụ điện bốc cháy vì sét đánh. Nhưng họ cứ tuyên truyền là khí hậu thay đổi để chạy tội về chính sách bảo tồn môi trường vô lý của họ.

Năm 1973, người ta có thể thấy một giọt nước từ tiểu bang oregon, chảy xuống Cali rồi đến Mễ Tây Cơ. Ngày nay, dân số Cali tăng gấp đôi nhưng hạ tầng không được cập Nhật hoá theo nhu cầu. Chúng ta không xây dựng các bồn chứa nước cho đủ 40 triệu người sử dụng ngược lại các tín đồ môi trường xanh, ra lệnh phải giảm sử dụng nước, không được tưới cỏ, đổi cỏ thật thành cỏ giả mà nghe nói cỏ giả gây ung thư vì các sân vận động tại Mỹ làm bằng cỏ giả. Nay có ác tường học, đang xin tiền để thay thế. Loại cây giả hay cỏ giả dễ cháy. Chạy xe thấy hai bên đường các cây giả đẻ che mấy thiết bị truyền sóng điện thoại. Loại này dễ bị cháy. Các kỹ sư cho biết hàng năm trung bình Cali có độ 200 triệu acres bộ anh nước mưa hay tuyết tan (feet), 100 triệu trở lại môi trường, 100 triệu thì chúng ta có thể chận lại để sử dụng. Thật ra 40 triệu dân Cali chỉ cần 25 triệu. Mình lười chuyển qua m3, ai muốn thì làm tính dùm.

Màu đỏ là đường hầm dẫn nước từ hồ Havasu đến hồ Mathews, xuyên núi.

Năm 1993, lần đầu tiên mình chứng kiến cháy nhà ở Cali tại Laguna Beach. Sau đó họ không thể nào xây lại hệ thống điện nước vì luật lệ bảo vệ môi trường. Có ông thần kêu tại sao bảo vệ môi trường khi bị cháy rụi, chúng ta bảo vệ gì nữa. Chuột kanguru hay căn khu ra chả còn vì bị lửa nướng hết. Vậy mà họ cứ khư khư không chịu.


Lấy thí dụ vùng Delta Bay cần phải tu sửa. Thống đốc Jerry Brown cố gắng thực hiện ở nhiệm kỳ đầu nhưng không thành đến nhiệm kỳ thứ 2, Metropolitan Water District bảo đảm là xây miễn phí Hai đường hầm có thể bơm 16,000 CFS nhưng đám tín đồ xây kêu nếu máy bơm mà hút 16 con cá mỗi năm thì sẽ bị ngưng. Xin nhắc lại nếu trên 16 con cá bị mắc kẹt là họ cấm sử dụng. 


Nói đến chữa lửa thì Cali cần một thống nước mạnh để dập tắt lửa khi gặp gió to. Với hệ thống cũ từ 52 năm, xe cứu hoả đến bơm vòi rồng cùng một lúc là ngọng nhất là không có máy bơm dự trữ. Lỡ điện bị cúp không dùng được máy bơm nước thì có thể sử dụng máy bơm sơ-cua dùng bằng ga. Hay cần có trực thăng với vòi rồng, bay tà tà trên bồn chứa, thủy đài rồi hút nước vào bồn trong trực thăng , bay đến chỗ cháy thả xuống, dập tắt ngay. Mình xem nhiều cảnh dập tắt nước hiện đại. Cali vẫn còn sử dụng hệ thống cũ kỹ cho việc chửa lửa.


Vấn đề chính cho việc Cali thiếu nước là các vụ thưa kiện do đám bảo vệ môi trường, điển hình Diamond Valley Lake, khởi đầu năm 1984, mà 41 năm sau họ chưa bắt đầu, chỉ vì quan toà. Họ cho biết cần xây một cái hồ chứa nước vì lỡ có hạn hán với 40 triệu người. Bọn bảo vệ môi trường, kiện cáo phán rằng muốn xây cái hồ dự trữ nước này thì phải mua một vùng đất cho họ ở vùng Inland Empire làm gì đó. Khiến công trình phải thêm 30% và mất 10 năm để thực hiện.


Từ năm 1973 đến nay các vụ kiện tụng nhằm để cản trở các công trình xây cất hạ tầng cơ sở cho Cali. Các đại biểu cũng im tiếng vì sợ bị liên luỵ, không được bầu lại. Đại biểu quốc hội của tiểu bang Cali có đến 70% thuộc Đảng Dân Chủ. Mình thấy hình Malibu, nhà cửa ngay bờ biển, mà mấy cột điện khơi khơi, cứ đụng việc gì là mấy trụ điện cháy trước. Người ta đổ thừa cho Đảng Dân chủ nhưng thực ra là đám tín đồ của bảo vệ môi trường. Đám này mình gặp nhiều khi leo núi, chúng đi chữa lành, đem chó theo rồi cứ để chó của họ ị trên đường, không quét dọn gì cả. 

Theo mình cách tốt nhất là chính phủ Trump phải xoá bỏ bộ phận EPA (environmental Protection Agency ), xoá bỏ các luật lệ vớ vẩn. Cali có nhiều mỏ dầu hỏa ngoài khơi nhưng bị cấm không được bơm dầu. Do đó người dân Cali trả tiền xăng gấp đôi các tiểu bang khác. Khi xưa, nội mấy mỏ dầu này đóng thuế cho dân Cali sống thoải mái. May là có Silicon Valley cứu sống nền kinh tế nhưng nay biết bao nhiêu công ty chạy qua Arizona hay Texas, thân thiện với business vì sự độc tài chuyên chế của nhóm người nhân danh là bảo vệ môi trường, ra lệnh cho chúng không được tưới cỏ, không được tắm, không được xài hồ tắm chỉ vì muốn bảo vệ mấy con cá, con chuột để rồi khi hoả hoạn đến là mấy con này đi đời sớm hết. Sau vườn nhà mình có hai cái fontaine nhưng không cắm điện vì sợ tốn nước bị phạt vì họ gửi giấy cảnh báo mình rồi trong khi đó có tiếng nước chảy nghe đã tai.


Vấn đề là người dân Cali có nhiều người không có bảo hiểm nhà. Nếu còn nợ ngân hàng thì họ bắt chúng ta phải mua còn khi đã trả hết nợ thì đa số không mua vì lớn tuổi, ngân sách ít lại. Tiền đâu để họ xây lại, lại phải bán giá bèo cho đám developer. Nghe nói không biết có đúng hay không vì tin vịt hơi nhiều, họ kêu là thống đốc tiểu bang Cali đang bàn với đám developers xây chung cư. Xa hơn là đám tín đồ xanh này kêu không cho phép xây lại, chỗ này dành cho rùa vào đậu, để sinh trứng hay gì đó là mệt. Còn nợ ngân hàng, không được xây thì ngọng cả đời. Nghe mấy ông thần xây cất cho biết, muốn xây nhà không bị cháy thì rẻ nhất là 3 triệu đô la.


Mình hy vọng sau vụ này, đám nhà giàu lên tiếng thay đổi tư duy, không hô hào môi trường nóng gì cả, đòi hỏi chính phủ Cali này nọ cho phép xây dựng hạ tầng cơ sở về xa lộ, điện nước này nọ cho 40 triệu dân. Chỉ có chạm đến quyền lợi của họ thì họ mới để ý thay vì mù quán kêu gào bảo vệ môi trường. Chán Mớ Đời 


Vào cuối thế kỷ 19, khoa học đã lên cao có thể giúp sinh con đẻ cái hay triệt tiêu cái bào thai sau một đêm truy hoan. Xã hội chủ nghĩa được áp dụng tại các nước cộng sản và một số khác trên thế giới. Con người bổng mất niềm tin ở Thượng Đế. Các nhà thờ ít được tín đồ đi lễ, có nơi phải bán hay cho thuê. Khi xưa người ta kêu nhất Chúa nhì Cha thứ 3 Ngô tổng thống, nay thì Nhất IPhone, nhì IPad thứ ba IPod. Khi con người không còn tin vào thượng đế, có một niềm tin về mặt tinh thần, họ sẽ bị tha hoá, mất thăng bằng về mặt tinh thần. Tự đó họ cảm thấy cần chữa lành, đi về thiên nhiên và từ đó phát sinh tín ngưỡng mới; bảo vệ môi trường. Những người mới theo một đức tin nào đó thì họ sẽ bị cuồng tín, không có gì lay chuyển được họ. Mình nhớ tuần rồi xem C-Span, điều trần trước thượng nghị viện, một tên đại diện cho một nhóm bảo vệ môi trường, luật sư rất trẻ, nói chuyện rất điên. 


Sau vụ này, các giới tài tử nổi tiếng bị cháy nhà, sẽ lên tiếng giúp chính phủ Cali, trùng tu lại hạ tầng cơ sở và có chương trình phòng chống hoả hoạn tự phát. Nên nhớ các vụ cháy ở Cali là Nhân Tai chớ không phải Thiên Tai.

Mình chụp lại từ video họ cho biết vệ tinh chụp từ mấy năm qua thì cái hồ Santa Ynez bị khô nước từ mấy năm qua, không như họ nói là năm vừa rồi. 



















Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cali chìm trong biển lửa


Mấy ngày nay, mình nhận được email và tin nhắn từ các thân hữu từ Pháp, Ý Đại Lợi, Hoà Lan và Việt Nam, hỏi vụ cháy Cali có bị ảnh hưởng hay không. Mình nói chưa, vấn đề là tuần tới gió Santa Ana lại kéo về nên phải đợi hết vụ này mới hết lo. Mình theo dõi một chuyên gia khí tượng tại Cali thì ông này báo động từ hai tuần trước. Phải công nhận ông này rất giỏi. Các đài truyền thông lấy video ông này rồi đọc lên đài, không dẫn nguồn. Thường gió thổi độ 1, 2 ngày là xong, kỳ này ông ta tiên đoán 2 tuần lễ nên lo sốt vó. Thứ 7 lại gió rồi tuần tới nữa. Chán Mớ Đời 


Hàng năm, gió Santa Ana thổi về từ tháng 10 cho đến tháng 4 mới hết. Lý do là vùng Nam Cali có rất nhiều núi xung quanh nên khi áp xuất giảm thì tạo ra gió, thổi vào thung lũng của vùng Los Angeles và quận Cam. Mấy ngày nay, mình chạy lên Victorville thì không thấy gió vì ở cao độ nhưng khi chạy về nhà là gió thổi vù vù. Cách đây mấy năm, cháy gần khu nhà mình ở. Lý do là một ông thần làm việc cho CalTrans, kiểu nha Kiều Lộ của Việt Nam Cộng Hoà xưa, ông ta đi dọn đường. Như thường lệ, họ hay lấy một loại “flare” bẻ ra để báo hiệu cho xe phía sau tránh xe của họ như xe cảnh sát, mỗi lần có tai nạn. Đúng lúc hôm ấy, gió Santa Ana thổi về, thổi bay luôn ống flare báo hiệu vào cỏ dại, bắt lửa cháy nguyên khu vực.

Cứ mỗi lần có gió này về là Cali bị cháy, vì nhiều người bất cẩn, nấu nướng ngoài trời rồi quên dập tắt lửa bằng nước nên khi gió thổi về lại làm bùng nổ lửa thế là cháy lan như lần trước, có một đám trẻ vào rừng picnic, gió thổi thế là tiêu Tùng một đám rừng và nhà cửa. Khiến các công ty bảo hiểm không dám bán bảo hiểm cho người dân Cali. Mình mới mua lại bảo hiểm thì thấy giá lên gấp 4 lần từ các công ty ngoài Cali. Chán Mớ Đời 

Loại flare này, cảnh sát hay sử dụng trên đường để báo động hiểm nguy trước mặt như đụng xe này nọ.

Thật sự, Cali có thể tránh vấn nạn cháy rừng kiểu này nếu chính phủ tiểu bang đừng có áp dụng các luật lệ vớ vẩn dựa theo chính sách bảo vệ môi trường này nọ. Mình là nông dân nên mỗi năm, phải tỉa cây nhánh khô. Thường các nhánh cây, bị các nhánh khác trên cao che ánh sáng mặt trời thì bị chết khô. Mình phải cắt bỏ đi, nếu không thì cành lá mới sẽ không đâm nhánh ra. Ngoài ra có sự nguy hiểm là nhánh khô dễ bị cháy. Đi Việt Nam về mình phải cưa một số cây cao, che khuất ánh mặt trời làm chết cây phía dưới.

Các lính cứu hoả của tiểu bang Oregon chuẩn bị lên đường đến Cali để trợ giúp dập tắt các ngọn lửa

Những năm 1950 thì tại Cali, người ta chặt cây, sử dụng cho việc xây cất nhà cửa độ 6 tỷ bộ anh hàng năm. Ngày nay chỉ còn có 1.5 tỷ bộ anh, xem như giảm 75%. Các rừng Cali chiếm độ 1/3 tiểu bang, có độ 163 triệu cây chết. Nếu ai vào các công viên sẽ thấy mấy cây mọc sát nhau thì thường có cây chết, vì không vươn lên được, không có ánh sáng mặt trời, điển hình công viên ở Yorba LInda mà khi mình hay chở vợ con đến đây đạp xe đạp, cây chằn chịt, chết rất nhiều nhưng họ không được cắt bỏ. 


Lý do là California Environmental Quality Act (CEQA) và các quy định khác, hạn chế các thành phố quản lý cây cối trong vùng của họ. Như cắt bỏ các cây chết, vì rất dễ bắt lửa. Có nhiều dự luật như AB 2330, AB 1951, AB 2639 được đưa ra thì bị quốc hội tiểu bang đa số là Dân CHủ (70%) hay ông thống đốc bác bỏ. Tương tự các dự luật của thượng nghị viện Cali như SB 1003, cho phép CEQA làm các đường dây điện dưới lòng đất vì dễ bị cháy nhưng đều bị bác bỏ. Các luật lệ cấm không được tỉa bỏ các cây chết khiến khi rừng càng ngày càng dầy đặc, có lửa cháy dễ bắt lửa. Năm ngoái mình đi viếng công viên quốc gia Yosemite, thấy cây chết rất nhiều. Thêm hệ thống trụ điện của Cali quá cũ nên dễ bị nổ cháy, lan qua rừng cỏ dại. Nhưng họ không cho chôn đường dây điện vì tàn phá môi trường.

Đây là hồ Tulare lớn nhất Cali, thung lũng San Joaquín, chứa nước cho dân Cali xài nay họ cho nước chảy ra biển nên Cali phải mua nước từ tiểu bang Colorado mà mỗi năm, họ hay mời mình đi viếng, được trả ăn uống và khách sạn hàng năm để có cớ mua nước Colorado. Xem bản đồ thấy nay chỉ còn đất xanh, còn lại hai cái hồ bé xíu. Vùng này là thủ phủ của hạnh nhân Cali. Các nông dân bỏ vườn rất nhiều vì không có nước. Nếu ai đi xe từ Bắc hay Nam Cali qua vùng này sẽ thấy các tấm bảng to đùng, kêu gọi xây đập nước.

Mình thấy họ phỏng vấn các người nổi tiếng ở Hồ Ly Vọng, mấy người này chửi bới chính phủ. Mình nghe nói bà thị trưởng Los Angeles, lấy 17 triệu Mỹ kim của ngân sách dành cho đơn vị cứu hoả, để nuôi người vô gia cư nhưng chưa được sử dụng. Họ chuẩn bị thế vận hội năm 2028. Các đội cứu hoả mở nước cho các vòi rồng thì không có nước vì nước chảy đến quá chậm. Mình đoán là không có tiền mua nước dự trữ. Lý do là từ mấy chục năm nay, từ khi Đảng Dân Chủ cầm quyền, 3 ngành Lập Pháp, hành pháp, và tư pháp thì họ không cho trữ nước ở khu vực thung lũng San Joaquín. Tại đây có cái hồ to đùng Tulare, chứa nước từ các dãy núi Sierra, có đỉnh Whitney cao nhất nội địa Hoa Kỳ, hàng năm tan tuyết chảy về, giúp dân Cali tiêu thụ nước uống. Họ sợ mấy con cá không bơi ra biển được nên cho phá bỏ cái đập nước này để biến thành một hồ khô. Và dân Cali phải mua nước từ tiểu bang Colorado về nên nước khá đắt. Nhất là vào mùa khô, Cali bị hạn hán này nọ.

Nhà ở Mỹ xây bằng gỗ nên khi gặp lửa là xem như đời em cô đơn.

Nếu Cali không thay đổi luật lệ về bảo tồn rừng và cây cối thì cháy rừng vẫn tiếp nối, năm này qua năm nọ đến khi hết chỗ để cháy. Cạnh vườn mình có mấy cột điện nên công ty điện lực, hàng năm cho người đến để phát cỏ xung quanh mấy cây cột điện, phòng cháy. Nhưng đó là cỏ dại chớ nếu có cây thì xem như họ sẽ không được cắt tỉa nhánh hay cây khô. Cây bơ của mình thì trồng cách cột điện 10 bộ anh. Chán Mớ Đời  


Các tiêu chuẩn xây cất nhà cửa đều dựa trên phòng chống động đất nhưng phòng cháy thì không. Mình nghĩ nên đưa thêm tiêu chuẩn các phòng cháy nhưng làm bằng gỗ thì ngọng còn làm bằng nhôm thì đắt gấp đôi.


Khi chúng ta tự sướng kêu là bảo vệ môi trường cho có vẻ trí thức. Khi xưa, mình cũng bảo vệ môi trường đến khi làm nghề nông dân thì mới hiểu thiên nhiên 4 mùa thay lá nên không theo chủ nghĩa vô ý thức, không hiểu gì về thiên nhiên nữa. Khi chúng ta chặt cây già, để không gian thì mấy cây non sẽ mọc lên. Tre già măng mọc, đó là luật thiên nhiên, không nên nhân danh bảo vệ môi trường, một cách ngu xuẩn cấm không cho ai chặt cây. Đó là sự vô minh. Chán Mớ Đời 

Mình đọc trên mạng, người ta chính trị hoá vụ cháy, đổ lỗi cho Đảng Dân Chủ này nọ. Thật ra, chúng ta cần bình tỉnh tìm ra nguyên cớ cứ mỗi lần có gió là biển lửa. Phải hiểu lý do này nọ, chớ chửi nhau, chả đưa đến giải quyết vấn đề. Bảo vệ môi trường là đúng nhưng phải cho phép chặt cây khô, cây chết. Cho trữ nước chớ khi cháy nhà, thì thành phố có ngân sách chỉ mua chừng ấy nước hàng năm thì họ đâu có tiền mua thêm khi cháy nên ống vòi rồng có đó nhưng không có nước đến thì cũng cặp đất mà ăn.


Cali cứ nhìn vào nước Đức. Họ nhân danh bảo vệ môi trường, ủng hộ Đảng Xanh, dẹp hết mấy trung tâm phát điện nguyên tử. Mua ga của Nga để đốt, và năng lượng xanh, mặt trời mặt trăng chi đó để bảo vệ môi trường. Nay chiến tranh Ukraine khiến họ ngọng, kinh tế banh ta lông, sẽ không bao giờ ngất đầu lên nổi. Họ ủng hộ, kêu vạn tuế Greta, cô bé thánh chiến bảo vệ môi trường đến khi cô ta kêu gọi giúp đỡ Gaza thì họ hết cho lên truyền hình.

Đây là danh sách những gì cần thiết để cháy nhà cần di tản thì đem theo

Mình về Pháp và Ý Đại Lợi năm ngoái, thấy tinh thần bảo vệ môi trường lên cao kinh hoàng, so với thời Lalonde mới cho ra đời Đảng Xanh. Ai đi xe hơi bự là bị chúng đâm thủng bánh xe, cạo trầy sơn xe, chửi bới khi lái xe to. Xe bên Âu châu rất nhỏ so với xe ở Hoa Kỳ.

Mình chụp từ video họ cho rằng hình vệ tinh chụp từ mấy năm nay cho thấy cái hồ dự trữ nước Santa Ynez không có nước từ mấy năm qua.













Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn