Showing posts with label Mekong. Show all posts
Showing posts with label Mekong. Show all posts

Tình yêu thời A Còng

 Tuần rồi, đi học bổ túc văn hoá về, đồng chí gái kêu đi ăn kỵ người anh bà con. Từ thời covid đến nay, họ hàng không gặp nhau, nhất là mấy người bà con nay tra tuổi, sợ chết, không muốn gặp ai cả. Ông anh này khi xưa là sĩ quan, đi cải tạo 10 năm, qua Mỹ theo chương trình H.O. Sang đây được vài năm thì qua đời. Mỗi năm, vợ chồng mình đều dự đám giỗ vì rất thân tình với bên vợ khi xưa tại Việt Nam. Sau 30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày với đồng chí gái, chỉ còn mình là đi dự các kỵ giỗ bên vợ. Dâu rể chi đều vắng bóng khiến một chị dâu kêu mình là ông rể tốt. Kinh

Bà chị họ có mấy người con, đã nên bề gia thất ngoại trừ cô con út. Mình thường thấy trong gia đình Việt Nam, nhiều cô con gái út, không lập gia đình, ở vậy để chăm sóc bố mẹ về già. Ngồi ăn, mọi người ôn lại kỷ niệm về ông anh rể đã qua đời, về thời bao cấp, khổ cực ra sao. Bổng bà chị kêu cô chú nói với con Bé chịu khó lấy chồng cho chị an tâm sau này khiến mình suýt sặc cả tô bún bò. Bên vợ mình, gia đình nào cũng có một cô tên Bé nên khi mô gặp nhau hay bị lộn, đồng chí gái cũng bị kêu Bé. Trên 6, 7 bó vẫn kêu Bé đây, Bé Mô. Chán Mớ Đời 

Mình quen 1 gia đình H.O , có đâu 4, 5 cô con gái. Sang đây, mấy cô con gái được trai bu như kiến nên bố mẹ gả chồng hết. Năm đó hai vợ chồng mình đi ăn cưới mệt thở với gia đình này. Nay mấy cô con gái đều ly dị cả. Hôm trước, nghe nói có một cô sắp lên xe hoa lại. Mình kêu bận leo núi rồi. 

Khi xưa, người Việt tỵ nạn, đa số là đàn ông vượt biển, đưa đến cơ chế thị trường người Việt tại hải ngoại theo diện trai thừa gái thiếu. Đi ăn tiệc, sinh nhật ai thì một cô dù xấu như Chung Vô Diệm, vẫn có cả đám đàn ông cần vợ bu theo như dòi. Thậm chí mấy ông đã có vợ con ở Việt Nam cũng đăng ký. Khi nhu cầu nhiều mà cung thiếu thì hàng thiếu chất lượng cũng trở thành hàng xịn, hàng hiếm như thời bao cấp. Mấy tên nông dân như mình thì khó lấy vợ vì tệ lắm phải có cái bằng kỹ sư, lương tốt thì mới dám đi xin xỏ tình yêu, đời tôi đó, em xem chỉ trồng bơ. Ngoài ra chỉ có bác sĩ, nha sĩ ,…cái gì có chữ Sĩ mới được mấy cô đoái hoài đến.

Khi làn sóng H.O sang định cư tại Hoa Kỳ, thị trường trai nhiều gái thiếu được cân bình nên mấy cô theo gia đình H.O mà không có tinh thần tiến cao, chưa bị ảnh hưởng chủ nghĩa nữ quyền, đi học lại thì bố mẹ gả phách cho tên nào có công ăn việc làm để quản lý đời con gái họ vì quan niệm xưa có con gái trong nhà như có trái bom nổ chậm, quên khuấy là có thuốc ngừa thai. Mấy cô lấy chồng sớm, từ từ nhận ra tại Hoa Kỳ phải tự lập bản thân, đi học lại hay đi làm nail rồi từ từ sugar you you go, sugar me me go. Lý do là tính gia trưởng của đàn ông việt vẫn chưa được tẩy xoá trong xã hội dành cho phụ nữ. Mình thường thấy mấy cô gốc việt đều lấy Mỹ hết. Cao ráo, trí thức lại biết chìu chuộng vợ thay vì vợ đâu làm đồ nhậu. Chán Mớ Đời 

Đi Mễ chơi với mấy người bạn, có anh bạn ăn chay ngày rằm khiến mụ vợ kêu anh nói dùm chồng em để ông ta ăn chay. Anh bạn kêu chồng cô còn hơn tôi. Anh ta biết những gì phải làm, tập thể dục, tập võ, kiêng ăn, nhịn đói để thanh lọc cơ thể. Tôi muốn theo anh ta mà không được khiến mình buồn cười. Mình nói với anh ta, mình giác ngộ cách mạng đã trúng số độc đắc khi lấy đồng chí gái còn mụ vợ thì chả biết gì cả, cứ chạy vòng vòng theo mấy bà phản động, kêu tôi là thằng nông dân, cần được nha sĩ như anh bổ túc văn hoá. Anh bạn giải thích thêm, đi bộ với anh tôi thở không ra mà anh cứ nói oang oang cho thấy nội lực anh rất mạnh.

Khi xưa mình đi khắp Âu châu rồi sang Mỹ, gần 40 tuổi mới có người chấp nhận đăng ký quản lý đời mình nay lại bà chị họ nhờ mình xúi thiên hạ lấy vợ lấy chồng nên sặc bún bò. Chán Mớ Đời 

Vấn đề ngày nay, cơ chế thị trường trai gái khá phức tạp. Con trai thích con gái, con trai thích con trai và ngược lại như xe SUV Subaru, được các cô đồng tính ưa chuộng nên nhiều khi thấy bà lái xe Subaru là hết dám nhìn, chiêm ngưỡng dù có đẹp rực rỡ. Thống kê cho biết xe Subaru, rất được ưa chuộng bởi mấy người đồng tính. Hôm trước, đọc tin tức thấy một nữ cầu thủ Hoa Kỳ, đẹp, xinh xắn tuyên bố làm đám cưới với một nữ cầu thủ khác trong đội tuyển Hoa Kỳ. Nghe nói là đa số mấy cô chơi bóng chuyền đều thích người cùng phái. Cao lêu nghêu nên chỉ tìm được người đồng phái chớ đàn ông cao hơn hơn mấy cô này rất ít, khó tìm.

Đồng chí gái kêu để từ từ chị ơi, lo chi. Bà chị kêu từ từ cái chi, tra rồi, gần 40 rồi, hết sinh con đẻ cái khiến mình thất kinh. Khi mình vào làm rể dòng họ này thì cô cháu đâu còn học lớp vỡ lòng. Thời gian qua mau thật. Báo chí Mỹ cho biết nuôi một đứa con đến 18 tuổi tốn trung bình trên 200 ngàn đô. Vừa nuốt xong tô bún bò mình hỏi thế lúc trước, có thấy đi chơi với một giáo sư nào, nay còn không. Bà mẹ nhảy vào thằng nớ thương hắn cả 4 năm rồi mà hắn không ưn. Mình hỏi răn không chịu.

Cô cháu kêu anh chàng đâu có hỏi cưới đâu mà chịu với không. Mình ngạc nhiên đưa mắt như bảo tiếp tục. Cô cháu nói tiếp hắn yêu kiểu chi cô chú, cháu không hiểu. Gặp nhau là hắn đưa sách cho con đọc, kêu cuốn ni hay lắm do một ông tây nổi tiếng tên Thomas Piketty viết. Cái chi mà Tư Bản thế kỷ 21 (Capital in the 21st century). Tháng trước gặp hắn thì cho mượn Basic Economy của Thomas Sowell. Có lẻ vì vậy, khi xưa người xưa hay kêu ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Chán Mớ Đời 

Mình hỏi thế hai đứa đi chơi chỉ nói chuyện về kinh tế, không làm gì cả khiến đồng chí gái thúc cùi chỏ mình đau điếng. Mình nói để anh hỏi, chớ tình yêu thì phải theo quy trình của con tim trước theo sau con chim, phải diễn biến hoà bình mới đi đến kết cục. Chớ gặp thế lực thù địch như vợ thì chừng nào con cháu mới lấy chồng.

Mình hỏi có nắm tay không, cô cháu kêu lâu lâu có nắm đi qua đường. Thế có ôm nhau mớm nhau không. Cô cháu kêu chú hỏi chi lạ rứa. Mình kêu thì tình yêu phải đi từ a đến z chớ, kỳ chi. Mi tra rồi, còn ốt dột chi nữa. Có đi xi nê không. Cô cháu kêu lâu lâu cũng đi xem. Thế hắn có rờ mó chi mi không, đồng chí gái nhảy vào hỏi. 

Khiến mình nhớ đến cô gái đi xe đò từ San Jose xuống Bolsa. Chuyện này phải kể ngoài đời chớ kể đây mất hay.

Cô cháu kể đi chơi mà anh chàng giáo sư cứ làm như đi họp chi bộ, thanh niên đoàn khiến mình như bò đội nón. Đồng chí gái giải thích là ở Việt Nam giới trẻ hay đi họp đoàn, họp tổ chi đó để được là đối tượng đoàn, gia nhập đảng cộng sản. Anh ta cứ nói về thị trường chứng khoáng, công ty này mới lập công ty kia mới sụp tiệm,.. Chán Mớ Đời 

Có anh bạn cho biết tình yêu phải qua nhiều giai đoạn như giải một phương trình; mới quen rồi đi đến thân mật, rồi đường mật, đến bí mật qua tối mật, cuối cùng là dập mật. Mình kể anh bạn, kiếm được việc làm cho đồng chí gái khi mới dọn qua Cali. Anh ta kể lấy vợ hơn 2 tuổi. Trong thời gian đả thông tư tưởng, anh ta nắm tay cô vợ, mới đầu run run nhưng không thấy cô nàng phản ứng nên từ từ đánh bạo thám hiểm mấy chỗ khác trên cơ thể cô vợ. Anh ta chỉ bà vợ rồi nói không thấy bà ta phản ứng thế là đè đầu xuống. Quen hơi quen hám đưa nhau ra toà đăng ký kết hôn. Xong om.

Mình nói đứa cháu là kiếm chồng trí thức nhức đầu lắm. Cứ như bà nào làm đạo diễn, được bên trên bố trí lấy nhà thơ Xuân Diệu. Đêm tân hôn, bà ta tắm rữa sạch sẽ, nằm trên giường chờ đợi giây phút nhiệm màu, ấp ủ từ khi mới dậy thì, trong khi ông nhà thơ ngồi làm thơ nhớ người yêu sinh bắc tử Nam. Đừng bao giờ bị dính vào trường hợp của ông thi sĩ này cả. Phải thử súng ống thằng bồ trước mới cho đăng ký quản lý đời nhau. Súng đạn tốt thì tiếp tục đả thông tư tưởng còn không thì kiếm tên khác. Nếu không thử trước sẽ ca bài chim oán đồ khúc cả đời. Ly dị tốn tiền lắm.

Khi xưa, công chúa Tiên Dung lấy phải anh Chử Đồng Tử, dù nghèo nhưng súng ống to cứng như cây chuối. Con bé hỏi chuyện ra răn. Mình đang ăn bát chè đậu ngự nên kêu từ từ đứng nóng. Ăn xong chén chè, uống trà sen xong, mình mới kể cho con cháu. 

Khi xưa, có 2 cha con rất nghèo, họ Chử, làm nghề mót củi. Nghèo đến nổi chỉ có một cái khố để bận nên hai bố con thay phiên nhau ra ngoài nhà. Bố đi chợ bán củi thì bận khố, con ở nhà cởi truồng, lấy lá chuối che thân. Một hôm ông bố bị dính covid nên lăn ra chết. Trước khi chết, ông bố dặn là phải đốt cái khố để cúng, qua bên kia thế giới, bố có khố để bận, khỏi mắc cở với người ta trên thiên đình. Nhất là không bị nhiễm covid, không có con thừa tự, cúng vái thì càng đói khổ bên kia thế giới.

Người con nghe lời cha, lột cái khố ra đốt cúng tiễn cho bố về bên kia thế giới. Kể tới đây, mình hỏi có cúng tiền bạc cho bọ mi không, cả bên nớ không tiền, phải đi xin welfare mất công. Cô cháu kêu dạ không. Mình nói phải cúng tiền đô hay đốt vào cái thẻ tín dụng để bên kia thế giới, bọ mi có thể cà thẻ mà xài.

Ngày ngày đi kiếm củi, hái trái trên rừng hay tránh người lạ vì trần truồng. Một hôm, đang câu cá thì thấy tàu bè chạy trên sông. Cờ xí phất phới khiến Chử Đồng Tử tò mò men theo bờ đến xem. Sau đó thấy lính tráng chạy lên bờ khiến anh chàng họ Chử lo ngại chạy trốn nhưng 3 phía đều bị quân lính chận nên chạy vào cái hố mà anh ta thường trốn ở đấy khi có người lạ đi ngang, rồi phủ cát lên mình.

Cô công chúa, bận bikini nhảy xuống sông tắm gội, sau đó lên bờ. Đám tuỳ tùng, đã lấy mấy cái cọc cắm trên cát, lấy vãi bọc lại làm nhà tắm để công chúa vào tắm. Không ngờ lại đúng vị trí anh chàng họ Chử đang núp dưới cát. Công chúa có tật tắm lâu. Vừa tắm vừa hát nghêu ngao bài trống cơm, yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau, về nhà lên giường ôi à chơi nhau nên từ từ nước chảy cuốn theo cát và lòi ra anh chàng không khố.

Đang hát yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau thì công chúa nhìn xuống chân thì hét lên rồi ngất xỉu. Khi tỉnh giấc thì thấy một anh chàng ốm đói, không áo quần, ngồi bên cạnh với củ chuối rất hoành tráng. Mình kể tới đó thì đồng chí gái xen vào kêu không kể nữa. Bảo con cháu là phải xét xem tên đó có củ chuối không. Nếu không bình thường là dẹp, bỏ đi, đừng có đợi chờ, mùa Xuân phụ nữ qua mau. Hoá ra đồng chí gái lấy mình vì sợ hát mùa xuân qua mau.

Cô cháu kêu mình kể tiếp. Mình làm thêm chén chè đậu ngự. Cái khổ lấy vợ gốc Huế, thì chỉ ăn bún bò Huế, bánh bột lọt, bánh nậm khi có kỵ giỗ.

Sau đó, công chúa phải về cung nhưng vẫn nhớ đến chàng trai không khố như Mộng Cô nhớ ông sư Hư Trúc trong Thiên Long BÁt Bộ. Công chúa u sầu đâm ra bệnh. Bao nhiêu lương y đến chữa bệnh nhưng công chúa vẫn không ăn không uống như con sáo trong lồng. Cuối cùng cùng vua cha mới kêu ai chữa được bệnh cho công chúa sẽ làm phò mã. Thế là tất cả lang băm trên Facebook đều nô nức về cung để chữa bệnh cho công chúa. Công chúa vẫn không khỏi bệnh.

Một hôm, có một anh chàng không có khố, chỉ đeo cái rọ đan bằng tre để bảo vệ con chim đa đa, xin vào cung chữa bệnh cho công cháu. Binh lính muốn đuổi anh ta đi vì không áo quần nhưng công chúa nghe tiếng anh họ Chử, kêu cho mời vào.

Gặp lại cố nhân, công cháu hết bệnh. Anh chàng không khố, kêu phải đóng cửa phòng công chúa 3 ngày 3 đêm để anh ta đuổi con ma nhập vào công chúa. Cứ 2 tiếng là quân đầu bếp đem cơm đưa vào để anh vô khố họ Chử bồi dưỡng để trị bệnh cho công chúa.

Sau ba ngày 3 đêm, công chúa khoẻ lại và vua cha thấy con gái vui mừng nên gả Chử Đồng Tử cho con gái. Kêu thợ may đến đo đạt, may áo quần cho anh ta. Xong om.

Hình như cô cháu ngấm được sự thật cuộc đời nên gần như giác ngộ cách mạng. Hy vọng ông giáo sư sẽ theo quy trình diễn biến hoà bình để còn đi ăn cưới cô cháu. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Nữa đời hương phấn

 Hôm trước, đi Seminar, có tên bạn tàu, đặt mua thức tàu đem lại khách sạn, để mời ông Rich Dad ăn trưa với hai đứa con của hắn. Ông ta nổi hứng không chịu ăn với gia đình hắn, lại muốn ngồi nói chuyện với mình. Không ngờ đó là buổi ăn cuối cùng với ông ta. Mình nói thằng con đi ăn với mấy người học chung, để học hỏi ở họ. Cứ lẩn quẩn với bố thì không biết gì ngoài bố. Mình không ăn trưa, chiều học xong, đi ăn với đồng chí gái. 

Vợ ông Rich Dad, đi lấy thức ăn tàu về cho mình ăn chung với ông Rich Dad. Ăn thấy ngon, mấy món xíu mại, há cảo nên mình hỏi hắn mua ở tiệm nào. Hắn cho biết tiệm ở Costa Mesa nên qua hôm sau, mình chở đồng chí gái đi ăn.

Đến nơi thì mụ vợ kêu đã ăn ở tiệm này rồi, với cô cháu. Đồng chí gái có cô cháu rất thành công, cô ta đưa một thẻ tín dụng cho ông bố, để ông bố xài líp ba ga. Ngày nào mà con mình cho mình cái thẻ tín dụng như mình đưa cho nó, khi đi học xài chắc vui.

Chuyện tình ở xứ 1001 đêm

Mình thuộc loại trùm sò nên ăn các quán bình dân cả đời, còn mụ vợ thì dòng Tôn Thất nên thích đi ăn mấy chỗ này. Vào ăn thì thấy chả có gì đặc sắc cả, ngoài khung cảnh sạch sẽ hơn Bolsa. Có lẻ khi ăn thức ăn của tên bạn tàu, có mùi trầm hương, hiệu lá bồ đề nên thấy ngon, còn khi trả tiền thì cái lưỡi của mình thấy khác khác, hơi đắng đắng, tiếc tiền. Chán Mớ Đời 

Ăn xong, mụ vợ kêu đi bộ cho tiêu cơm nên mình đi theo. Mụ kêu đứng đây, để mụ đi vòng vòng xem thời trang. Mình đứng xớ rớ, đọc tin tức nhà cửa rao bán, đợi vợ như mấy tên đàn ông khác, ngồi ghế, hát anh còn nợ tiền em shopping tháng trước chưa trả, anh còn nợ, anh còn nợ,… trong các khu mua sắm, như Costa Mesa, họ để mấy cái ghế cho mấy ông chồng ngồi ngáp ruồi khi mấy bà đi mua sắm.

Đợi cả tiếng, mụ vợ đi ra rồi kêu từ ngày anh bán miếng đất, đi vào Louis Vuiton, em không sợ nữa, rất bình tỉnh, mặt vênh váo lên như bộ đội vào Sàigòn. Đi Ý Đại Lợi, đồng chí gái kêu con gái vào tiệm Gucci, giống anh không sợ gì cả, hỏi đủ thứ trò, trong khi đồng chí gái từ ngày lấy mình, không tiền nên cứ lo ngay ngáy, chỉ mua áo quần ở Tj Max, khi hạ giá.

Nghe vợ nói khiến mình thương mụ vợ, phải chịu đựng nữa đời hương phấn từ ngày đăng ký quản lý đời mình. Nói cho ngay sống với mình rất khó. Đồng chí gái làm việc cật lực, cả năm để cuối năm lãnh tiền thưởng lao động vinh quang. Cô nàng vừa báo, nói để mua cái này sắm cái kia thì mình lấy tiền mua nhà cho thuê nên cô nàng chửi hoài. Vợ chồng tích góp mấy chục năm qua, nay mới sống nơi nới ra một chút. Suy thoái kinh tế sắp đến nên cũng chưa biết ra sao.

Có lần mụ vợ kể là lý do quyết định đong gạo thổi cơm với mình, vì có lần đi chơi với mình, thấy một tiệm ăn sang trọng, muốn vào ăn để xem có ngon hay không nhưng lại sợ họ không cho vào, không bận quần áo đàng hoàng. Đi với mình chỉ ăn phở với Pollo Loco. Ớn quá, không có lãng mạn chi cả. Mình kêu sợ thằng Tây nào, rồi kéo cửa bước vào. Món ăn âu châu thì mình rành nên giải thích cho cô nàng. Cô nàng chọn món Paella của Tây Ban Nha, ăn ngon nhớ đời nên quyết định lấy mình. Mình chả sợ ai hết, nhất là tây mỹ da trắng, mình chửi ráo hết. Mình rất sợ đụng chạm với người Việt nhưng gặp tây thì mình không sợ. Ai chửi mình trên mạng, mình cũng không muốn dây dưa nhưng trên mấy trang của người Mỹ, người Pháp thì mình chửi búa xua la mua hết. Khôn tây dại Việt. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, đi học, có thầy dạy môn Hoá Học, tên Nguyễn Thạc, đánh đàn tây ban cầm rất chiến đấu, ngang ngửa với ông Đổ Đình Phương. Có hôm trong lớp, có tên nào xổ một câu tiếng tây khi thầy đang viết trên bảng. Tên này học Yersin qua nên hay xổ tiếng tây khiến thầy nổi khùng lên. Kêu ra đường gặp tây thì câm họng nhưng gặp người Việt thì xổ tiếng tây bồi. Gặp tây phải mạnh dạn, nói tiếng tây không sợ, gặp người Việt thì nói tiếng Việt. Từ đó thấm vào đầu mình, qua tây là mình cãi lộn mệt thở với tây đầm. Gặp người Việt thì chả muốn tranh luận. Vì văn hoá biết bố mày là ai?

Mình kể cho thằng con đi kiếm vợ thì chơi trò như mình, cho đồng chí gái ăn toàn là Pollo Loco, mua 12 miếng cho đồng chí gái ăn mệt thở. Đi chơi với đồng chí gái trong thời gian đả thông tư tưởng, xét lý lịch trích ngang, trích dọc, mình đưa vào mấy quán như Pollo loco, MAc Donalds, vì có giữ mấy coupon “mua 1 tặng 1”. Phụ nữ mà nhất trí ăn quán nghèo thì nên lấy, còn mấy cô cứ đòi vào mấy tiệm sang thì không nên lấy. Họ thuộc loại tiêu tiền, sau này sẽ bỏ con, theo thằng khác. Còn không thì con làm nô lệ đi cày trả nợ cho nó sắm đồ cả đời.

Mua 6 miếng gà, được tặng 6 miếng, đem ra biển ngồi gặm đùi gà. Không gì lãng mạn hơn. Nay mụ vợ cũng thích ra biển ăn nhưng ngồi có ghế đàng hoàng. Chỗ tiệm Lemonade ở Huntington Beach, có một chỗ có bàn ghế ngoài trời, ăn thoải mái, không đắt lắm.

Đồng chí gái lấy mình, suốt 30 năm mới hết mặc cảm nghèo. Họ hàng, bạn bè chê mình như hủi, đi ăn kỵ, chả ai thèm nói chuyện, ngược lại mấy ông rể kỹ sư, bác sĩ thì được chăm sóc kỹ càng. Có lẻ đồng chí gái bị mặc cảm không bằng bạn bè, họ hàng về cung phu. Mình thì không để ý lắm vì thuộc dạng Anticonformist. Ai làm gì mình chả để ý. Mỗi người có một số phận, không nên phân bì hay so sánh. Nếu ai cũng giống ai thì không ai muốn làm cách mạng cả. 

Mình nhớ trong thời gian đả thông tư tưởng, duyệt xét lý lịch ngang dọc, đồng chí gái dẫn mình đến giới thiệu 1 ông anh họ. ông này, bác sĩ, chả thèm nói chuyện với mình, nói trước mặt mình để tao giới thiệu mi một ông bác sĩ. Đám cưới mình, ông ta không tham dự dù là anh em bạn dì. Kỵ giỗ gì, gặp mình không thèm nói chuyện.

Được cái là sau này, đồng chí gái ngạc nhiên thấy ông ta đến bắt tay mình, nói chuyện ân cần như kẻ thân tình, lâu năm gặp lại. Hỏi mình ông ta nói gì, mình cũng chả nhớ vì lo ăn bún bò, bánh nậm. U chau u chau cay hè. 

Bạn bè họ hàng đồng chí gái không ai thích mình cả. Bạn thì kêu mình thằng cốt cách nông dân, họ hàng thì kêu thằng nghèo nhưng không hiểu sao đồng chí gái vẫn kiên định lập trường đạo đức cách mạng, chọn mình làm đày tớ nhân dân. Rồi đồng chí gái đề xuất một kiến nghị, báo cáo khẩn trương với bố mẹ mình ở Việt Nam, ra city hall đăng ký quản lý đời anh, thề sông có cạn núi có mòn, song mối tình hữu nghị của đôi ta đời đời bền vững vì được bố mẹ vợ chấm.

 Ông bố vợ thì thích nói tiếng tây với mình, còn mẹ vợ thì nghe mình nói giọng Huế nên bà cụ mừng, có thằng rể đồng hương. Bình thường mình nói giọng Đà Lạt, gặp người miền nào thì mình nói giọng miền đó. Tự nhiên như vậy, không hiểu lý do. Tương tự, gặp Mễ mình nói tiếng Mễ, gặp Tây nói tây như hôm kia có ông Ý Đại Lợi ghé nhà thì nói tiếng ý. Cái đầu mình lạ lắm. Chắc thuộc gia đình thuần nông.

Nghèo nhưng cũng đi được Nam Cực

30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày, nay về hưu, thong dong ở nhà làm vườn, đồng chí gái dạo này kêu không đi chơi với mình thì lỗ. Khi xưa, đi đâu cũng phải đợi mụ vợ rảnh. Mụ cứ kêu bận việc nên mình cứ đi một mình, khiến mụ Chán Mớ Đời, về hưu để đi chơi với mình. Lý do là mình không thể đợi đồng chí gái về hưu mới đi chơi, lúc đó thì sụm bà chè, không đi chỉ có lết.

Hôm kia, đưa mình ra phi trường, đi phi châu leo núi Kilimanjaro, đồng chí gái ôm mình mi cứ như tây đầm. Thấy lạ! Thường thì như người Việt, chỉ chào vài câu. Dạo này hát nhạc Bolero nhiều nên có vẻ hơi bị đầm hoá. 2 tuần nữa sẽ gặp mụ vợ tại phi trường Istambul, để bay qua Ai Cập đi chơi hai tuần.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Dư âm Dubai

 Hôm qua, thằng con ghé nhà cho mình xem video của thằng cháu bên Tây, làm nghề đạo diễn. Trong khi mình xem video thì thằng con quay để gửi cho mấy đứa em cô cậu hay chú bác. Thằng cháu làm cuốn phim nhỏ, thâu tất cả em út, cháu của mình có mặt trong chuyến họp mặt gia đình tại Dubai. Phỏng vấn mấy đứa cháu về chuyến đi Dubai, xum họp gia đình. Rất cảm động khi thấy hình ảnh mấy đứa cháu, nói chuyện.

Thật ra gặp chúng thì chào hỏi vài câu cũng không có thì giờ riêng để nói chuyện, hỏi han về chúng nghĩ gì, có ước mơ gì cho tương lai. Có đứa, gặp mình kêu “con chào cậu Sơn”, mình phải suy nghĩ lâu lắm mới nhận ra con cô em nào. Cứ mấy năm mới gặp lại cháu trong khi chúng lớn như Phù đổng. Mình thì có em gái rất đông, không nhớ bao nhiêu đâu 7-8 cô. Sợ nhất là nghe điện thoại vì giọng cô nào cũng như nhau.

Đại gia đình họp mặt tại Dubai năm 2022

Thằng cháu bên tây đang kiếm việc, khoe mới đậu được bằng lái xe. Bên tây, muốn có bằng lái xe rất châm, tốn đâu trên 1,000 Euro, không như ở Cali, thi là đậu. Học về điện ảnh cũng khó sống. Đạo diễn Lê Anh Hùng phải về Việt Nam mới làm được vài phim rồi tịt ngòi vì kiểm duyệt. Giỏi như ông Ang Lee của Đài Loan mới đến được Hồ Ly Vọng. Việt Nam có đạo diễn Trần Văn Thuỷ làm phim tài liệu rất hay, Nhật Bản mướn làm, còn Việt Nam thì cấm.

Mình hay xem tài liệu phỏng vấn mấy người ở Việt Nam, có rất đông người tài giỏi. Điều buồn cười, mình muốn dùng thuần tiếng Việt khi nói chuyện với người Việt, trong khi tại Việt Nam thì họ xổ tiếng anh rất nhiều, tương tự thế hệ bố mẹ mình xổ tiếng Tây, cho nên không biết đâu là bến bờ. Mình nghe nói là phải tôn trọng tiếng Việt, nói thuần tiếng Việt thay vì chêm tiếng ngoại quốc. Chán Mớ Đời 

Nghe mấy đứa cháu trả lời phỏng vấn về chuyến họp mặt gia đình, đứa thì nói tiếng mỹ, đứa thì tiếng Tây, đứa tiếng Việt, nói lên sự toàn cầu hoá của gia đình Việt Nam. Nghĩ lại cũng nhờ ơn bác và đảng, khiến gia đình mình cũng như bao nhiêu gia đình khác, phải lên thuyền ra khơi, chạy tứ xứ để dung thân.

Mẹ già 90 tuổi tại Thung Lũng Tình Yêu

Cảm động nhất là khi thấy hình ảnh bà cụ, nay 90 tuổi. Cô em mình mở video cho bà xem, kể bà cụ kêu “không ai như gia đình mình”. Đồng chí gái kêu đó là cái Phước của gia đình vì khó có ai làm được. Anh em nhà người ta thì chém giết nhau để tranh gia tài, còn gia đình mình thì họp mặt gần như đông đủ, thiếu hai người. Nói xong mụ vợ lại bồi thêm “cũng nhờ có người trả tiền, gia đình tui còn chưa được như gia đình ôn, Chán Mớ Đời”. Mình hứa là nếu bán được cái vườn, mình sẽ cho gia đình mình và gia đình đồng chí gái họp mặt tại một khu nghỉ dưỡng nào đó hay đi du thuyền trong vòng 1 tuần. Hy vọng sang năm sẽ thiết kế xong, chia lô bán đất rồi về hưu đi chơi, giang hồ với đồng chí gái như Quách Tỉnh và Hoàng Dung.

Có cô em kể, gia đình bà con ở Đà Lạt, có anh chị từ hải ngoại về chơi, rủ nhau đi Hà Nội nhưng tự túc, một bà dì kêu “Việt kiều gia đình này không xịn như Việt kiều gia đình con”. Chán Mớ Đời 

Thật ra, năm nay bà cụ được 90 tuổi nên mình muốn làm quà sinh nhật cho mẹ nên nhờ cô em tổ chức cho mẹ vui. Bà cụ nói với em mình là gặp lại con cháu đông đủ còn hơn là uống thuốc bổ. Nay nghe mấy đứa cháu và con mình nói cảm nghĩ về chuyến đi vừa qua, gặp lại anh em họ hàng lâu sau 7 năm. Lần chót gặp nhau là 7 năm trước, cả gia đình họp mặt tại Đà Lạt, để mừng lễ thành hôn 60 năm cho ông bà cụ.

Trước đây, gia đình mình hay họp mặt nhau tại Đà Lạt cứ 3 năm một lần, rồi mình mời cả nhà đi chơi ở Mũi né, Vin Pearl,… từ mùa covid nên không gặp nhau. Năm nay, gặp lại thấy cháu mình lớn kinh hồn. 

Mình học được từ gia đình vợ, có 5 chị em gái mà 4 bà đều ở bên Mỹ. Mấy gia đình xum họp mỗi lần kỵ giỗ hay sinh nhật mấy người mẹ, cả mấy trăm người. Mấy chị em thương nhau nên con cháu rất gần nhau. Tết nhất, họp mặt đánh xì lác, đổ xâm hường,.. đủ trò. Mấy chị em bạn dì, gặp nhau là như cái chợ, giọng Huế nổ điếc con ráy luôn.

Từ đó, vợ mình cũng tổ chức tết, lễ tạ ơn, giáng sinh tại nhà mình để mấy đứa cháu họp mặt. Chúng thích nhất là tết vì được lì xì. Có mấy đứa cháu ở Boston nhưng cứ đến tết là đem gia đình, bay về Cali để ăn Tết vì chúng thèm được hưởng lại cái không khí đại gia đình, đánh xì lác, lắc bầu cua cá cọp. Năm con gái mình học bên Ý Đại Lợi và Hương Cảng, cũng phải bay về nhà để ăn tết vài ngày vì không muốn mất không khí vui của ngày tết.

Mình đã kể vụ đại học Harvard, có làm một nghiên cứu từ 78 năm qua. Họ chọn 247 sinh viên năm thứ 2 đại học và 687 thanh niên cùng tuổi ở Boston nhưng nghèo. Khi xưa, phụ nữ ít đi học đại học và chỉ có người giàu có mới cho con đi học đại học. Lúc đầu, người ta hỏi mộng ước của mấy người này là gì? Có người nói trở thành triệu phú, nổi tiếng và trong số đó có tổng thống Kennedy.

72 năm sau, họ hỏi 60 người còn sống, thành công là gì? 60 người này đều nói thành công trong đời là có một gia đình hạnh phúc, vẫn liên hệ với các người bạn của mình. Không một ai nói đến giàu có, triệu Phú cả. Chúng ta bỏ cả đời để chạy theo ảo vọng để rồi về già lại thấy sai. Chán Mớ Đời 

Xem video mấy đứa cháu nói về cảm nghĩ của chúng khi đi chơi ở Dubai, họp mặt đại gia đình khiến mình cảm động. Mình hy vọng sau này, tinh thần đại gia đình là quan trọng nhất sẽ giúp con cháu mình đùm bọc lẫn nhau. Dù sao giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bố vợ

Gần đến ngày giỗ bố vợ, nhớ vài kỷ niệm với ông.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với bố vợ mình là hôm đám cưới. Mình hát cải lương giúp vui bà con hai họ đến chung vui, làm chứng nhân cho cuộc đời làm rể của mình trên xứ Mỹ. Mình vừa xuống câu vọng cổ thì ông bố vợ đứng lên, tiến lại sân khấu, rút ra tờ giấy năm đô thưởng mình, xổ tiếng Tây “c' est pour boire!” Khiến ai cũng vui, hoan hô.

Bố vợ mình sinh tại làng An Cựu, tỉnh Thừa Thiên. Trưởng nam, cháu mấy đời của ông Lê Hữu Trác, còn được gọi là Hải Thượng Lãn Ông. Mình không hiểu lý do nào, nhánh tộc Lê Hữu này lại vào Thừa Thiên vì khi sinh tiền, cụ Trác là người Hải Dương, phủ Thượng Hồng nên ghép tên thành Hải Thượng. Mình có hỏi mấy ông anh vợ nhưng không ai biết, nay mình muốn tìm hiểu về bên vợ để ghi lại cho con cháu thì ông bố vợ không còn. Nghe bà O của đồng chí gái bảo là họ thuộc nhánh mẹ vua Gia Long xuống . Có dạo về thăm Huế, vợ chồng mình ghé lại thăm căn nhà của gia tộc Lê Hữu, bên dòng sông An Cựu. Đối diện bên kia sông An Cựu là căn nhà của bà Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại. Bố vợ mình tuổi Mùi nên có số làm "vua nghèo". Nghe kể ông rất phong lưu. Mỗi tháng lĩnh lương, ông đưa phân nữa cho Mẹ vợ để lo chi phí gia thất còn phân nữa thì ông ta xài riêng nên Mẹ vợ phải đi buôn Yến thêm để nuôi 6 người con. 

Bố vợ rất thích nói tiếng Tây nên hay nói chuyện với mình vì có dịp xổ tiếng Tây, ngoài ra mình không bao giờ thấy ông nói chuyện với mấy ông anh vợ. Nhiều khi, thợ của mình, Mễ hay Mỹ đến nhà thì bố vợ cứ Bonjour? Rồi thì cứ nổ tiếng Tây khiến mấy tên Mỹ Mễ ngơ ngác. Bố vợ còn thuộc Thơ của Lamartine nên hay xổ với mình khi ngồi đối ẩm. Bố vợ hay thuyết về thời đại thi ca lãng mạn, ngâm "Hai tay em dâng hai quả đào tiên" thì mình hỏi hai quả đào tiên là quả gì thì bố vợ không bao giờ trả lời. Sau này về thăm Hội An, mới biết đào tiên là quả gì.

Nhờ những giờ ngồi nghe bố vợ kể chuyện nên mình mới hiểu thêm về thơ mới, thời nhạc Tây lời ta mà còn gọi là nhạc cải cách,( la musique rénovée ), thời kỳ thanh niên Việt Nam bị ảnh hưởng của phong trào Lãng Mạn của Tây Phương, thoát ly đi làm cách mạng, tạo cuộc sống mới chớ đa số chả phải vì muốn gây dựng chủ nghĩa xã hội. Thế hệ của ông bị ảnh hưởng rất nhiều về Văn hoá của Pháp tương tự những người Đài Loan thuộc thế hệ của ông rất mến chuộng Văn hoá Nhật vì nước này đô hộ đảo Đài Loan trên 50 năm. Năm 1945, Nhật đầu hàng rồi năm 1949, quân đội của Tưởng Giới Thạch đóng chiếm, áp đặt nền Văn hoá trung hoa nhưng ngày nay, họ vẫn thích coi đài truyền hình Nhật bản hơn là phim bộ Đài Loan.

Mình lấy vợ đâu 6 tháng thì phải về ở rể với bố mẹ vợ. Lý do là gia đình ông anh cả bên vợ dọn ra riêng, vợ mình là cô gái út nên phải về ở chung vì ông bà cụ vợ mới từ VN sang. Người già sang đây buồn nên mình hay ngồi hầu ông bố vợ khi uống trà. Ông cụ kể chuyện đời xưa, nhưng lớn tuổi nên hay lầm lẫn từ thời Bảo Đại qua thời Tây. Ông dùng những tục ngữ ca dao của miền Trung, nghe rất lạ tai nhưng chỉ có thể dùng ở miền Trung như "đưa con vô Nội"....

Một hôm, ông bố vợ vui nên bảo mình; ngày xưa ông ta hay đánh đòn đồng chí gái bằng roi mây. Chỉ tiếc là sang đây không đem theo cái roi gia truyền nếu không thì ông ta sẽ truyền lại cho mình để dạy vợ. Ông bảo vợ mình cứ thấy cái roi là sợ, không dám lộn xộn. Mình nói dạ đội ơn Bố nhưng Cung Thê của con, có sao La Sát chiếu vào, thêm làng bên nội của con có tiếng là sợ vợ nhất Hà Tây nên con không thể nào thay đổi truyền thống của tổ tiên, văn hoá Việt.  

Ông hay gọi mình "Hiền tế" khi vui còn khi căm thù ai thì không bao giờ nhìn ai. Dần dần, Bố vợ lớn tuổi, bắt đầu lãng trí. Nhiều hôm, chạy xe về gặp ông cụ đứng ở ngã tư, vì không biết lối nào về nhà nên mình dừng xe, đón Bố vợ lên xe, đưa về nhà. Đêm đêm, khó ngũ, ông Bố vợ cứ đi vòng vòng trong nhà. Một hôm, mình nghe tiếng động ở cửa phòng nên bò dậy, mở cửa thì thấy ông Bố vợ đứng đái ngay cửa phòng khiến ướt quần của mình, ướt thảm. Ông buồn tiểu, thức giấc, không bật đèn, chả nhớ buồng tắm ở đâu nên tè trước cửa phòng mình.

Một hôm, đang ngủ mình nghe tiếng động nên bò dậy, ra bếp xem thì thấy ông Bố vợ nằm sóng xoài trên sàn nhà, cạnh buồng tắm, máu me đầy mặt, gọi cấp cứu, đưa vào nhà thương. Ông bị tai biến, té va đầu vào cái bản lề của cái cửa. Như một phép lạ, sau vụ đó thì ông ta không hút thuốc nữa. Hình như ông không nhớ là đã từng hút thuốc trên 60 năm khiến mọi người vui vẻ. 

Sau 6 năm ở rể, đồng chí gái và mẹ vợ cứ lục đục hoài vì ai cũng muốn làm thủ trưởng, kêu đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý nên đồng chí gái, nhất quyết ra riêng, mua cái nhà bên cạnh để trông nom ông bà nhưng vẫn thoải mái hơn là hai nội tướng tranh nhau quyền lãnh đạo trong nhà. Ông lãng trí nên dần dần mình không có dịp hầu chuyện với ông. Rồi mấy ông anh vợ đưa ông vào nhà thương, rồi viện dưỡng lão. Mấy tuần sau, ông đi gần mùa lễ tạ ơn. 

Trong nhà quàn, bổng từ đâu có một ông Bắc kỳ đem cái kèn đám ma và cái trống chầu vào. Nói ngày xưa ở Việt Nam có chân trong ban nhạc đám ma nay sang đây nhớ nghề nên xin phép thổi kèn và đánh trống cho ông cụ vui. Ông thổi kèn còn mình đánh trống chầu tiễn nhạc phụ. Cuộc đời kể cũng lạ rồi mình chả bao giờ thấy mặt ông thổi kèn đám ma nữa. Kiếp trước chắc ông ta có nợ với ông bố vợ mình.  Năm nào đến ngày giỗ ông bố vợ, mình lại nhớ những ngày ngồi uống trà với cụ. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nhs

Hạnh phúc chính trong cuộc đời?

Đồng chí gái đang chuẩn bị về hưu nên hai vợ chồng đang thảo luận xem làm gì để giúp cả hai có sức khoẻ, vui vẻ đi nốt hoàng hôn của đời mình. Nếu muốn đầu tư vào chính bản thân mình cho tương lai, thì chúng ta sẽ sử dụng thời gian vào đâu? Về hưu mà ngồi xem phim bộ hàn quốc là mệt.

Có một vị bác sĩ làm trong viện dưỡng lão kể bệnh nhân của ông ta trước khi chết, thường rất hối tiếc, không dùng nhiều thời gian với người thân, chỉ lo làm tiền. Có một linh mục kêu đi đọc kinh cho một giáo dân bị ung thư, ông này kêu tạ ơn Chúa đã cho bệnh ung thư, nhờ vậy mới hiểu về lý lẻ cuộc đời. Ăn năn vì lo làm ăn giàu có để không để ý đến con cháu. Một thiểu số rên là có nhiều việc để làm mà nay thì sức khoẻ không cho phép. Chán Mớ Đời 

Có một cuộc thăm dò thế hệ con mình, hỏi về mục đích quan trọng nhất trong đời họ là gì? 80% thế hệ con mình trả lời là kiếm được nhiều tiền. Trong số đó có 50% cho rằng ngoài tiền bạc, họ muốn được nổi tiếng. Kinh

Lý do là khi xưa, mình cũng có ý tưởng được nổi tiếng về kiến trúc nhưng khi thằng con ra đời thì mình thấy cần tiền mua sữa và tả nhiều hơn. Nay con cái đã học xong thì nghĩ khác. Cho thấy cuộc đời như con sông có khúc người có lúc.

Trẻ em tại Hoa Kỳ bị áp lực gia đình và học đường phải học cho giỏi, cố gắng thêm để thành đạt. Chúng được chỉ định theo những con đường, cho rằng sẽ dẫn đến hạnh phúc trong cuộc đời. Tiền bạc và danh vọng được rao bán khắp nơi. Các đại học rao bán giáo dục là quan trọng, phải vào đại học danh tiếng, tốn tiền để phải mua cái áo bận để cho thiên hạ biết, tốt nghiệp hay thậm chí có con học đại học này, đại hoc kia. Hôm tước, gặp mấy người bạn, hỏi con đi học ở đâu, nói là ở tiểu bang Washington, ra trường là có việc vì đi thực tập ở công ty Microsoft nhưng phải trả thêm $30,000 một năm vì là dân ở ngoài tiểu bang. Xem như 4 năm đại học phải tốn $300,000. Kinh

 Nếu chúng ta được hỏi về quá khứ thì đa số quên rất nhiều những gì đã xẩy ra trong cuộc đời mình. Bạn học khi xưa, hay hỏi mình một câu rất phổ thông; sao mày nhớ nhiều thế. Có một anh bạn học kêu, cùng học một tường một thầy, sống chung trong thành phố mà sao mình lại biết và nhớ nhiều chuyện tại Đà Lạt xưa. Khi mình kể thì anh ta ngơ ngáo, thậm chí khi mình kể về những kỷ niệm với anh ta. Có lẻ anh ta lo học quá, chỉ để ý vào học trong khi mình thì đi chơi khắp Đà Lạt.

Lâu lâu nhớ đến những gì xẩy ra khi còn ở Việt Nam, Pháp quốc hay những quốc gia mình đã từng sinh sống 1 thời vô hình trung một sự việc gì đó đã khiến cuộc đời mình thay đổi vì một lời nói, một cuốn sách của ai cho mượn đã thay đổi hướng đi đời của mình. Đó là nhờ sự liên hệ với những người mình quen khi xưa. Đa số mình vẫn còn giữ liên lạc đến nay dù đã 40 hay 50 năm qua.

Nếu chúng ta có thể xem lại hoàn toàn cuộc đời mình từ bé đến nay như trong phim Back to the future? Để xem thế nào là hạnh phúc của đời người. Như thể Kha luân Bố rời Âu châu với một ý niệm và trở về với một kết quả khác. Khi ông ta rời Bồ Đào Nha, ông ta có ý tưởng là đi về phía tây để đến Ấn Độ nhanh hơn nhưng ông ta vô tình khám phá ra Tân Thế Giới và có ý niệm trái đất tròn hơn, to lớn hơn thay vì Ấn Độ là cuối chân trời. Tương tự mình khi mình đi tây với ý định học Kỹ sư dệt nhưng cuối cùng mình lại tốt nghiệp kiến trúc sư, nay lại định cư tại Hoa Kỳ.

Tại đại học Harvard, có một nghiên cứu về sự phát triển của người trưởng thành (adult Development), được xem là nghiên cứu lâu nhất về cuộc sống của người trưởng thành. Từ 78 năm qua, họ theo dõi 724 người đàn ông. Mình thấy rất lạ vì không có phụ nữ. Có lẻ dạo ấy phụ nữ chưa có tham gia vào đời sống xã hội như ngày nay. Mỗi năm, họ phỏng vấn những người này về công ăn việc làm, đời sống gia đình, sức khoẻ và mục đích trong đời của họ. Trong số 724 người này có cố tổng thống Kennedy.

Thông thường các nghiên cứu về vấn đề này rất ngắn vì người ta bỏ cuộc hay không còn tiền hoạt động cho chương trình. May mắn là chương trình vẫn được tiếp tục đến ngày nay, dù chỉ có 60 người còn sống, vào tuổi trên 90. Cuộc nghiên cứu vẫn tiếp tục nghiên cứu 2,000 người con của những người này để xem có ảnh hưởng đến thế hệ thứ hai.

Từ năm 1938, nghiên cứu này theo dõi 2 nhóm đàn ông. Nhóm thứ nhất là sinh viên năm thứ 2 của đại học Harvard. Họ đều tốt nghiệp trước thế chiến thứ 2, đa số đều đi quân dịch, tham chiến. Nhóm thứ 2 là một nhóm đàn ông trẻ, cùng tuổi sinh sống trong khu vực nghèo đói nhất của thành phố Boston. Đại học Harvard thuộc thành phố Cambridge, bên cạnh thành phố Boston, cách nhau con sông Charles.

Lý do họ chọn khu vực nghèo, không có nước máy trong nhà và không học đại học vì dạo ấy dân đi học đại học thường là con nhà giàu có từ nhiều đời. Chỉ sau đại thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ mới có những chương trình giúp học bổng, khuyến khích mọi tầng lớp vào đại học.

Khi 724 đàn ông tham gia cuộc nghiên cứu thì tất cả đều được khám sức khoẻ, phỏng vấn, thậm chí còn đến nhà để phỏng vấn cha mẹ. Sau này họ lớn lên, đi làm, trở nên công nhân, bác sĩ, luật sư,.. trong đó có tổng thống JFK. Một số bị nghiện rượu, có người bị bệnh thần kinh. Một số leo cao nấc thang danh vọng trong xã hội, một số thì đi ngược lại,…

Cứ cách 2 năm thì các nhà nghiên cứu liên lạc với số người tình nguyện tham gia cuộc nghiên cứu này để lấy dữ liệu và gửi thêm các câu hỏi đặc biệt dành cho nghiên cứu. Có nhiều người sống ở khu phố nghèo của Boston hay đặt câu hỏi, tại sao các ông bà cứ hỏi về tôi, đời tôi chả có gì đặc biệt cả trong khi những ai tốt nghiệp Harvard thì cho đó là chuyện đương nhiên.

Nghiên cứu viên gửi các câu hỏi trước rồi đến nhà để phỏng vấn, lấy các dữ liệu y tế của bác sĩ của họ, lấy máu, Scan não bộ của họ, hỏi chuyện con cái thêm quay video các người vợ về những gì họ lo ngại, quan tâm nhất. Cuối cùng thì họ mời các người vợ tham gia cuộc nghiên cứu.

Họ khám phá sau 78 năm nghiên cứu 724 người nói trên, đủ mọi thành phần, kết quả cho thấy hạnh phúc của họ không phải làm việc nhiều hơn, có tiền nhiều hơn, nổi tiếng mà là quan hệ tốt giữa vợ chồng, con cái và thân hữu. Bằng chứng cho thấy mấy ông tỷ phú, ca sĩ, tài tử ly dị như cơm bữa,.. có người còn tự tử,…

Cho thấy chúng ta được trang bị khi còn trẻ bởi những định nghĩa về hạnh phúc đời người rất khác với thực tế, khiến chúng ta phải chạy đua với bạn bè, hàng xóm, để rồi một ngày nhận ra mình đã chạy vào hư không thì đã muộn.

Họ nhận ra 3 điều quan trọng về quan hệ. Thứ nhất là quan hệ với xã hội, thân hữu rất tốt cho chúng ta, sự cô độc sẽ giết chúng ta lần mòn. Nhiều người Mỹ quen, về hưu, họ tham gia các hoạt động chùa chiềng, nhà thờ hay các hội từ thiện, khiến họ yêu đời hơn, như đã đóng góp gì cho xã hội, khác với những người không làm gì, cứ ngồi than vãn.

Những người có quan hệ tốt với xã hội, với gia đình và cộng đồng thì hạnh phúc hơn, sống thọ hơn những người ít liên hệ với bên ngoài. Những người ít liên hệ với xã hội gia đình, thì sức khoẻ của họ kém dần vào tuổi trung niên, đầu óc hoạt động hiệu kém, và chết sớm hơn những người có gia đình bên cạnh,.. Cái này khiến mình hơi lo vì lên vườn chỉ thấy chim sóc và coyote. Sao Sơn đen thấy cô đơn trong vườn bơ. Chán Mớ Đời 

Điểm thứ hai mà họ nhận ra là chúng ta có thể đơn côi trong đám đông, trong cuộc sống lứa đôi. Họ cho biết không cần thiết số bạn bè của chúng ta nhiều mà quan trọng nhất là sự mật thiết của sự liên hệ với thân hữu, gia đình con cái. Lâu lâu, có vài người bạn rủ đi ăn hay uống cà phê. Ngoài bolsa, mình thấy mấy ông hay ngồi uống cà phê từ sáng đến chiều, chém gió với thân hữu, cũng là một cách giúp họ, chăm sóc về tinh thần.

Lâu lâu, thấy đồng chí gái đi chơi với bạn của mình, bay lên Seattle, Vancouver, Hạ Uy Di,…chụp hình tạo dáng, khiến mình vui. Lý do là sau khi đi chơi với bạn cô nàng bớt la mình. Nếu được cứ để cô nàng đi chơi quanh năm suốt tháng. Dạo này trong tuần, mình hay dẫn cô nàng đi xem triển lãm tranh, đi ăn ngoài biển, tìm lại dấu chân xưa khi còn trong thời kỳ đả thông tư tưởng. Cô nàng muốn trở lại quán ăn ở Santa Monica, nơi mà cô nàng quyết định đăng ký quản lý đời mình.

Vợ mình thì hay ngại, dạo ấy mới sang mỹ nên còn sợ sợ người Mỹ coi thường. Đi chơi ở SantA Monica, đi ngang qua một tiệm ăn sang trọng, cô nàng muốn vào ăn thử nhưng ngại quần áo lêu bêu. Mình kêu không sợ thằng tây nào cả, có tiền là vô ăn. Mình kêu mấy món ăn mà cô nàng quen cơm Việt Nam nên thấy lạ, mình kêu món ăn Tây Ban Nha Paella cho cô nàng và giải thích món nổi tiếng ở vùng Valencia. Cô nàng muốn quản lý đời mình thay vì lấy một bác sĩ giàu có. 4 tháng 7 vừa qua là đúng 30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày.

Sống trong sự xung đột rất thất lợi cho chúng ta về sức khoẻ như các cuộc hôn nhân không đầm thắm. Nhiều khi còn te tua hơn là ly dị và sống trong một mái ấm gia đình tốt, giúp chúng ta lành mạnh hơn. Cái này khiến mình hơi sợ, trên vườn thì không thấy ai. Đi đến nhà bạn đồng chí gái thì mình chỉ ngồi ăn rồi về. Lý do là mình không uống rượu nên không biết nói gì. Đa số mấy ông uống rượu thì nói nhiều, mồm mình thì trong đám đông rất ngại như con ốc. Chỉ có đi họp hàng tuần ở mấy hội mà mình là thành viên thì có nói chuyện vì không có uống rượu. Có lẻ mình diễn đạt ngoại ngữ dễ hơn là việt ngữ.

Khi nhóm người này lên 80 thì họ xét lại tuổi trung niên của họ để xem có thể tiên đoán ai sẽ hạnh phúc, khoẻ mạnh vào tuổi 80 hay ngược lại. Họ khám phá ra không phải lượng cholesterol của họ ở tuổi 50 khiến họ mạnh khoẻ và hạnh phúc vào tuổi 80. Mà là quan hệ gia đình, vợ chồng con cái ở tuổi 50 sẽ giúp họ hạnh phúc ở tuổi 80. Những người hạnh phúc ở tuổi 80 thì cơ thể bị lão hoá , đau ốm nhưng vẫn còn hạnh phúc. Ngược lại những người không có liên hệ tốt với gia đình, con cái, ở tuổi 50 thì về già, đơn độc thì các cơn đau dường như được phóng đại hơn. Mình nhận thấy nhiều người bạn, chồng chết, ly dị thì nay bắt đầu rên rĩ, đau ốm liên miên, thiếu về mặt tinh thần.

Nghĩ lại cũng đúng, vào tuổi trung niên mà gia đình đổ vỡ, con cái chia lìa thì tâm bệnh sẽ phát ra khi về hưu. Nhiều khi buồn, đâm nghiện rượu, ăn nhiều,…

Điểm thứ 3 mà các nhà nghiên cứu nhận thấy sự liên hệ và sức khoẻ của chúng ta, không những bảo vệ cơ thể mà còn bảo vệ não bộ nữa. Vào tuổi 80 thì người ta có thể dựa vào người hôn phối khi cần trong khi những người không có người dựa vào để giúp đỡ về tinh thần thì não bộ yếu dần. Nói cho ngay, sự liên hệ tình cảm của các cặp vợ chồng trên 80 tuổi không phải là lúc nào là thông suốt, đôi khi cũng có nội chiến, khói lửa. Mẹ vợ mình bắt đầu sa sút sức khoẻ khi bố vợ qua đời. Trước đó, còn có người cãi nhau tay đôi thường nhật. Dì của đồng chí gái nói với mình, từ ngày chú chết, buồn vì không có ai để cãi nhau.

Hôm qua, có người cháu bên vợ, lớn tuổi hơn mình, gọi điện thoại xin đến nhà chơi, nói chuyện. Vợ người cháu mới qua đời nên anh ta chới với, mất đi người bạn đời từ 40 năm qua. Anh ta kể là đầu óc tê liệt, không muốn làm gì cả. Cái này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến bệnh hoạn, suy yếu sức khoẻ vì cái não bộ kéo mình xuống.

Qua cuộc nghiên cứu từ 78 năm nay, và nay vẫn tiếp tục, cho chúng ta thấy cuộc đời cho ta hạnh phúc, không nhất thiết là dang vọng, tiền bạc mà chính là quan hệ tình cảm giữa người thân, vợ chồng con cái. Vấn đề là chúng ta đã giác ngộ vấn đề này nhưng vẫn muốn con mình lao đầu vào cuộc chạy đua tiền tài danh vọng. Chán Mớ Đời 

Mình hy vọng sẽ giúp thằng con upload những hiểu biết của mình về địa ốc, giúp nó mua vài căn nhà làm vốn, rồi nó cứ sống cuộc đời thoải mái thay vì lao đầu, chạy đua với chúng bạn như mình khi xưa.

Hôm qua, mình rũ đồng chí gái đi Seal Beach ăn cơm tây. Có một tiệm ăn tây, do hai vợ chồng gốc Việt, từ bên tây sang mở. Không biết đầu bếp là tây hay ta. Ăn cũng được. Thấy dân tây vô đây nhiều, xổ tiếng tây đầy tiệm ăn. Mình hỏi chủ tiệm bằng tiếng tây để nồ đồng chí gái. Sau đó hai vợ chồng đi bộ ra biển vòng vòng cho vợ mua sắm và ăn kem. 

Khi xưa, mình hay cau có khi mụ vợ cứ thấy áo quần khuyến mãi là bỏ chồng con chạy đi xem. Nay thì mình chỉ lặng lẽ, ngôi xuống ghế đá bên đường khe khẽ kêu anh còn nợ em, quần áo khuyến mại, anh còn nợ em ly cà REM, và còn nợ em và nợ em. Mình kêu mụ vợ bớt ăn ngọt lại nhưng khó mà cải tạo đầu óc của mụ vợ. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Xem triển lãm đế chế Krmer

 Đi núi về thì chở thằng con ra phi trường, đồng chí gái thì đi chơi ở Seattle, thăm viếng bạn bè. Chân còn mỏi nên không dám lết vô vườn. Buồn đời mình lên Los Angeles xem triển lãm và xem phim 3 chiều Imax về đế chế krmer mà mình có dịp viếng thăm mấy năm trước trên đường về Việt Nam.

Mình mua vé trước để có thể xem chiếu phim Imax, lái xe lên đến cạnh vận động trường đại học USC. Đậu xe xong thì bò lên bảo tàng viện khoa học California vì có một cuộc triển lãm đặc biệt về văn hoá Krmer. Lạ là ở Hoa Kỳ nhưng các chú thích đều ghi bằng anh ngữ và Tây Ban Nha. Lâu quá mới ra đám đông thì thất kinh vì thấy dân tình to béo kinh hồn.

Theo các nhà khảo cổ tây phương thì đế chế Krmer có nền văn minh rất cao, được xem là độc nhất vô nhị vào thời gian đó. Mình chỉ viếng Angkor Vat mà khi xưa, thời sinh viên, đã từng nghiên cứu về đền Angkor Vat. 

Ai thiết kế cổng vào nơi triển lãm rất hay

Nay họ dùng Ladar chụp hình từ trên không thì khám phá ra thành phố này còn rộng hơn thành phố Los Angeles hiện nay. Kỹ thuật này được sử dụng để chụp hình từ trên trực thăng, họ có thể loại bỏ các lớp cây cối để xem dưới đất, các dấu vết cổ xưa thay vì đào đất theo lối cổ truyền, mất thời gian. Nhờ vậy mà nay họ khám phá các nơi có di tích cũ tại Peru. Nghe nói có địa điểm to lớn hơn Machu Picchu.

Hệ thống kinh rạch, được dẫn thuỷ nhập điền vào vùng này từ Tonlesap khiến khu vực này trở thành khu trù phú với ước lượng dân số gần 1 triệu người. Vùng này theo chế độ 2 mùa mỗi năm; mùa mưa và mùa nắng nên họ đã phát hiện ra cách đào kênh để dẫn thuỷ nhập điền, với mấy hồ lớn để chứa nước, dùng cho mùa khô. Họ cho thấy ảnh hưởng văn minh Krmer trải dài qua Lào, MÃ Lai, Thái Lan và Việt Nam. Việt Nam dạo ấy mới thoát được sự cai trị của người Tàu, chưa được bao lâu. Theo mình hiểu qua những tài liệu đọc thì mấy cái trống đồng là từ phía nam đông Nam Á. Nói chung sử mình học ở trường khi xưa không tin cậy được.

Vấn đề là giàu có thì bị mấy nước lân cận như Siêm La đánh để cướp. Khu vực này được thành lập vào thế kỷ 11, trong khi đó Việt Nam mới thoát khỏi nền Bắc thuộc. Tiếp tục xây dựng thì 4 thế kỷ sau đó dân chúng bỏ đi, khu vực này trở thành hoang phế đến khi một ông tây, được chính phủ pháp bổ nhiệm đi thám hiểm để xem thuộc địa của mình có gì để khai thác mới được người dân địa phương chỉ ra đền Angkor Vat.

Người ta không hiểu lý do người Krmer bỏ chốn này để di dân đến vùng Nam Vang, thủ đô ngày nay. Có nhiều giả thiết như ông vua bổng nhiên hứng lên lấy Phật giáo làm quốc giáo khiến mấy người theo Ấn Độ giáo bất bình, tranh cãi thay vì sống chung hoà bình như xưa. Có giả thiết là quân Siêm La hay sang đánh cướp của,…

Qua các vật mà họ tìm thấy thì dân Krmer dạo đó theo Ấn Độ giáo thờ thần Vishnu, có nhóm thờ thần Silva và nhóm theo Phật giáo vừa tiểu thừa. Kiến trúc bị ảnh hưởng rất nhiều từ ấn độ giáo.

Cuối cùng thì họ dùng máy để đo và khám phá ra sự thật, đúng hơn là một giả thiết hữu lý. Họ đi xuống một cái động mà các sư sãi họp mặt để tụng kinh, học phật pháp. Họ lấy mẫu của thạch nhũ. Nước ở trên nhỏ xuống động rồi động lại. Cho vào máy thì khám phá ra có một thời gian, vì lẻ nào đó không có mưa, bị thất mùa nên người dân không gặt hái lúa được. Rồi sau đó thì mưa như thác xuống, rồi lại không có mưa. Có lẻ vì vậy ,người dân bỏ đền để đến vùng Nam Vang để làm ăn, bỏ phế thành phố của đế chế Krmer, đã mất công xây dựng từ 400 năm qua.

Một phần là khi thương thuyền ngoại quốc đến buôn bán thì người krmer lại dọn về khu gần biển, gần hải cảng để làm ăn. Tương tự Đàng Trong , người dân đến khu phố Hội An làm ăn trước thời Tây Sơn.

Ngày nay, người ta nói đến khí hậu thay đổi như Cali không có mưa từ lâu. Chỉ mưa đúng hai ngày mình leo lên núi Whitney. Phải chi ông trời đợi mình về rồi mưa chi thì mưa. Chán Mớ Đời 

Sau khi xem triển lãm thì mình bò đi xem mấy triển lãm khác nhất là con thuyền con thoi Endeavour mà NASA cho đem về đây triển lãm với những phi thuyền khi xưa, bay lên cung trăng. Họ cho thấy sự chuyên chở phi thuyền này từ phi trường đến viện bảo tàng. Kinh

Thấy họ treo mấy phản lực cơ mà khiếp

Đến giờ thì bò lại xem phim 3 chiều Imax, giải thích vấn đề ngày nay của Cambuchia. Mìn cá nhân Claymore được hai bên đặt trong chiến tranh đầy nơi nên muốn khai quật các nơi xưa thì phải rà phá mìn, họ huấn luyện mấy con chuột để rà mìn rồi cho nổ. Họ tìm cách bảo tồn văn hoá của cha ông, tổ tiên krmer.

Xem xong thì chạy xe về, kẹt ná thở dù thứ 7. Hy vọng mai chân bớt đau, bò lên vườn, hái bơ. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sao khủng và sao thật

 Cầu thủ túc cầu Sadio Mane, của đội tuyển Senegal, và đội Liverpool vừa mới được chuyển nhượng qua đội Bayern Munich. Mình theo dõi ông này từ lúc thấy tấm ảnh của vị cầu thủ này đăng trên báo ở Anh quốc, phỏng vấn anh ta. Nhà báo hỏi anh ta sao lại sử dụng một cái điện thoại cầm tay mà mặt kính bị vỡ nứt.

Đây là bức ảnh của cầu thuê Sadio Mane với cái điện thoại bị nức 

Anh ta trả lời là anh ta không cần 10 xế xịn Ferrari, 20 hột xoàn, hay 2 phi cơ riêng hay điện thoại khủng,… anh ta muốn dùng tiền anh ta làm ra để giúp người dân ở làng anh ta, xây trường học, sân vận động, giúp áo quần, giày, thực phẩm cho những người sống trong nghèo khổ... tôi không cần tạo dáng với những chiếc xe xịn, nhà cửa sang trọng,… tôi muốn người dân của tôi hưởng được chút ít từ cuộc đời đã cho tôi.

 Từ ngày nổi tiếng, anh ta đã giúp ngôi làng Bambaly ở Senegal. Anh ta đã xây nhà thương, trường học, cây xăng và bưu điện.

Cầu thủ đá banh Sadio Mane thăm viếng làng của anh ta

Sau khi kết thúc sự chuyển nhượng qua Bayern Munich, anh ta đã trở về quê hương, thăm viếng bệnh viện mà anh ta đã tài trợ hơn 455,000 bảng anh, khám và chữa bệnh dân trong 34 ngôi làng xung quanh. Anh ta cũng xây một trường học trung cấp trong làng giá 250,000 khiến ngôi làng trở thành một tỉnh nhỏ với 2,000 dân cư. Anh ta mới thành lập một cây xăng. 

Anh ta cho biết muốn xây nhà thương có khoa phụ sản để giúp các người mẹ sinh con yên lành. Sát xuất trẻ em chết khi sinh là 315/ 100,000 ca sinh, so với 13.4/ 100,000 tại Anh quốc. Tỷ lệ em bé sinh ra chết lên cao hơn ở các vùng hẻo lánh. Thường ở quê, họ sinh tại nhà, hy vọng có cô mụ trong làng đến kịp.

Thời bé, anh ta thích đá banh nhưng ông bố là Iman hồi giáo, cấm anh ta chơi đá banh. May cho dòng họ và người làng, bố anh ta chết vào lúc anh ta lên 7 tuổi. Lên 15 tuổi anh ta bỏ nhà ra thủ đô để chơi đá banh vì anh ta có niềm tin sẽ thành công trở thành cầu thủ túc cầu. Sau này, được người Pháp phát hiện ra và được đội Metz ở Pháp thuê và đã thay đổi cuộc đời anh ta và ngôi làng.

Ngoài ra, anh ta còn giúp cho mỗi gia đình trong làng 70 bảng anh, cấp học bổng cho học sinh giỏi của trường. Anh ta hỗ trợ các máy điện toán cho trường, quần áo và dụng cụ thể thao cho trường học.

Thường mình thấy cầu thủ thể thao mới nổi tiếng là họ sắm xe hơi, nhà lầu sang trọng, đi với bạn gái người mẫu để khẳng định mình là sao khủng. Có một cầu thủ kể là khi mới nổi tiếng, anh ta mua đủ loại xe Ferrari,… dù không biết lái xe có số tay, chỉ để trong ga ra, nay hết chơi nên hết tiền, phải bán tháo rẻ mấy đồ chơi ngày xưa. Anh ta chỉ tiếc là không có người bạn nào chỉ vẽ anh ta đầu tư. Khi có tiền thì bọn ký sinh trùng bám vào như ruồi, khi hết tiền chúng bỏ chạy.

Người Mỹ hay nói đừng bao giờ quên nơi mình xuất xứ. Cho dù mình thành danh cũng đừng quên người ở lại, ít may mắn hơn mình. người Việt tỵ nạn sang đây, lúc đầu cũng nhờ vào các hội từ thiện, người Mỹ giúp đỡ bước đầu. Nay có lẻ chúng ta nên quay lại giúp những người cùng khổ chiến tranh như Yemen, Ukraine,…như để trả ơn người đi trước.

Khi thấy anh chàng này đã dùng sự thành công của mình để giúp lại những người ít may mắn hơn khiến mình cảm phục. Theo dõi anh ta từ đấy, khi Liverpool đá là mình cố gắng xem. Nay chắc phải xem đội Bayern Munich.

Trong cuộc sống hiện nay, khi mà người ta chạy đua, dùng mọi thủ đoạn để nổi tiếng. Họ cố ý chặt giò, gây thương tích cho một đối thủ để thắng. Người ta chỉ nhìn bề ngoài. Người thành đạt là muốn khoe khoang, sắm xe xịn, dinh thự để khẳng định địa vị của mình trên báo chí, bổng nhiên có một anh chàng từ một làng quê nhỏ bé, dùng tiền của mình để giúp các người nghèo mà anh ta đã chứng kiến từ bé.

Mình thấy nhiều người thích bận đồ hiệu giả, thay vì có một cái ví rẻ tiền nhưng chứa đựng $2,500 còn hơn có cái ví LV mà không có đồng nào hết. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Quê hương và lá cờ

 Mình nhớ tết đầu tiên ở Paris, người Việt quen rủ đi xem văn nghệ, ăn tết do nhóm người Việt yêu nước, thân cộng sản tổ chức thì thất kinh khi thấy họ chào cờ với cờ Mặt trận Giải Phóng Miền NAm và cờ Hà Nội. Đó là lần đầu tiên mình thấy tận mắt hai lá cờ này vì trước đây ở Đà Lạt, không thấy ngoài trên báo trắng đen. Đặc điểm là không thấy người Việt yêu nước hát quốc ca của Hà Nội. Chắc xa nhà lâu năm nên họ quên tiếng Việt, có rất nhiều người sinh tại pháp khi cha ông bị pháp đưa sang đánh trận chống Đức quốc.

Ngược lại tuần sau, mình đi dự tết của tổng hội sinh viên Việt Nam tổ chức. Nhóm này thì chống cộng. Khi lá cờ vàng 3 sọc đỏ được treo lên thì mọi người đều hát bản quốc ca do ông Lưu Hữu Phước, một người theo Hà Nội sáng tác. Cũng là người Việt nhưng một bên thì hát quốc ca gần như cả rạp và một bên thì không ai ca bài tiếng quân ca của ông Văn Cao.

Thời sinh viên mình hay thấy người Việt đánh nhau vì bên thân cộng và một bên chống cộng. Cứ đến Maubert MUtualite là thấy đánh nhau chí choé. Từ đó mình tránh đi mấy vụ do hội Việt kiều yêu nước tổ chức, sợ bị đánh. Mình phải đọc sách báo của nhóm Đoàn Kết để hiểu họ thêm vì ở Việt Nam chỉ nghe tuyên truyền qua đài phát thanh và báo chí Việt Nam Cộng Hoà.

Dần dần tin tức các thuyền nhân vượt biển đưa đến Paris, các cuộc diệt chủng của Khờ Mẹ đỏ khiến thế giới chới với nhất là nhóm thân Hà Nội, thiên tả hay cộng sản. Dạo ấy Pháp quốc có đến 25% cử tri bầu cho cộng sản. Đi làm, cãi lộn với tây đầm về chiến tranh Việt Nam, cộng sản mệt thở. Chúng kêu gào thánh chiến chống tư bản đủ trò, tôn thờ Mao sến sáng. Ngày nay đảng cộng sản pháp không quá 2% cử tri. Ngược lại số đông theo nhóm cực hữu. Về âu châu, đi đâu cũng thấy Bích chương của các nhóm cực hữu mà mới đây Ý Đại Lợi đã bầu nhóm này. Bạn bè mình ở Ý Đại Lợi, khi xưa thích Hà Nội, đánh cho mỹ cút ngụy nhào nay thì họ lại bầu cho đảng cực hữu mà trước đây họ gán cho mình cái từ. Chơi với nhau nhưng cũng không cãi nhau nhiều về chính trị. Dạo ấy có sự tôn trọng ý kiến chính trị cá nhân, nay thì không theo họ là họ chửi.

Phải công nhận là nhóm Việt kiều yêu nước rất mạnh. Mình nhớ lúc mới xuống phi trường Charles De Gaulle đã thấy 2 tên Việt kiều đứng hỏi có cần chỗ ngụ hay không. Ai từ Sàigòn qua là họ vớt theo họ ngay trong khi sứ quán Việt Nam Cộng Hoà không cho có ai ra đón, giúp đỡ kẻ mới đến. Ai mà được họ vớt về thì xem như theo họ luôn. Mình đọc đâu đó, ông Hàn Lệ Nhân cũng đi cùng thời với mình từ Ai Lao, đến Paris, gặp người của hội Việt kiều. Ông này sinh trưởng tại Ai Lao, gốc Việt, học trường tây từ bé mà tiếng Việt rất giỏi.

Mình có ông cậu bà con, du học từ năm 1955, Đảng viên cộng sản, ra đón nếu không chắc cũng đi theo họ về nhà của họ để được giúp đỡ lúc đầu.

Sau này đi làm ở Thuỵ Sĩ mình chỉ tham gia các họp mặt của người Việt tỵ nạn nên chỉ thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà. Đến khi mình sang Luân Đôn làm việc thì ngạc nhiên vì trong các buổi họp mặt người Việt tỵ nạn không có hình bóng lá cờ Việt Nam dù đỏ hay vàng. 

Hỏi ra thì mới khám phá các người Việt tỵ nạn đi từ miền bắc, không muốn chào cờ Việt Nam Cộng Hoà và người Việt đi từ miền nam thì không chịu chào cờ Hà Nội. Cả hai cộng đồng đều là nạn nhân của cộng sản, phải bỏ nước ra đi. Bên thì đi qua Hương Cảng và bên thì chạy về hướng biển đông của Việt Nam. Nói chung thì 2 cộng đồng người Việt này không thân thiện lắm, chỉ hợp tác nếu có tiền bạc của chính phủ cho. Mình có gặp vài người, nói chuyện nhưng không thân lắm.

Mình chả hiểu lý do đến khi nhận tấm ảnh của hai cô em ở Việt Nam, chụp hình bận áo đỏ sao vàng, chuẩn bị xem đội tuyển túc cầu Việt Nam đá với ai đó. Chắc là với Thái Lan vì nghe nói Thái Lan đi sau Việt Nam đến 15 năm. Hai cô em đi bão đủ trò.

Hoá ra hai cô em còn bé khi 4/75 xảy ra. Lớn lên chỉ biết lá cờ hồng là của Việt Nam, tượng trưng cho quê hương, tổ quốc. Lúc đó mình mới hiểu vì sao người đi từ miền bắc không muốn chào cờ Việt Nam Cộng Hoà và người miền nam không chịu chào cờ miền bắc. Tương tự bắt mình chào lá cờ Lào, Nam Dương hay của nước nào khác mà mình không có liên hệ tí nào.

Người hai phía đều có chung một quê hương nhưng biểu tượng qua lá cờ khác nhau. Mình sinh ra tại miền nam nên lá cờ Việt Nam Cộng Hoà là biểu tượng của quê hương mình. Em mình cũng sinh ra tại miền nam nhưng lớn lên quen với lá cờ đỏ sao vàng. Ai đúng ai sai? Chả có ai sai cả. Lá cờ có thể thay đổi nhưng quê hương vẫn còn đó.

Mình nghe kể đức Phật, có lần nhìn mặt trăng đẹp nên ông ta đưa ngón tay chỉ mặt trăng để giảng các đệ tử về cái đẹp hay chi đó. Các đệ tử đều nhìn theo ngón tay thay vì cái đẹp của mặt trăng. Lá cờ là ngón tay còn quê hương là mặt trăng. Chúng ta nên tránh nhìn ngón tay, chê bai ngón này đẹp ngón kia xấu. Nhìn mặt trăng biểu tượng cho quê hương mới là quan trọng.

Mình có đọc những văn thư của Chúa Trịnh và CHúa Nguyễn thời xưa. Họ viết cho nhau như hai quốc gia khác nhau, xưng ngài vớ vẩn,… cờ xí của đàng trong và đàng ngoài khác nhau. Nhìn lịch sử thì mình thấy là lạ nhưng ở thời điểm đó thì đúng như Việt Nam trước 1975, bị phân đôi.

Mình có chị bạn nhỏ tuổi hơn đi vượt biển từ miền Bắc. Bố là gốc tầu, mẹ là người Việt nên năm 1979, Hà Nội làm áp lực phải xuống tàu đi vượt biển qua Hương Cảng. Nhiều khi nói chuyện với nhau, chị ta kể về các cuộc dội bom của không quân Mỹ khi còn bé trước 75. Các hầm trú bom hay đi sơ tán. Mình có hỏi có thù hận gì người Mỹ hay không. Chị ta cho rằng gia đình bên ngoại bị đánh tư sản trong vụ cải các ruộng đất, mẹ không được đi làm việc, được liệt kê vào thành phần tư sản. Nay ở Hoa Kỳ, rất mến người Mỹ, yêu quê hương này.

Gần đây mình có quen hai du sinh tại Liên Xô qua chương trình giúp đỡ người tỵ nạn Ukraine. Họ đi du học từ miền Bắc năm 1975, con cán bộ gộc trong chương trình đào tạo hạt giống đỏ. Học xong thì họ ở lại Liên Xô, làm việc rồi khi Liên Xô sụp đỗ thì họ nhảy ra làm ăn. Có anh nói là làm chung mì gói với ông chủ Vìnfast lúc khởi đầu. Hai người này rất thành công, nay định cư tại Hoa Kỳ và là công dân Hoa Kỳ. Hôm lên vườn mình chơi, họ có hái vài quả bơ rồi gửi qua Nga Sô cho bạn bè.

Hai người này có giới thiệu mình thêm vài người khác, khi Nga đánh Ukraine năm 2014, bỏ Ukraine chạy qua Hoa Kỳ theo diện đầu tư. No sức hung họ vẫn còn cơ sở làm ăn, tài sản tại nga và Ukraine nhưng là công dân mỹ. Có anh kể là có công ty làm xì dầu, có đến 600 công nhân làm việc. Hỏi sao không khuếch tưởng lớn hơn hay ngành khác. Anh của cho biết, nếu làm lớn thì mấy anh nga sẽ bảo đây là công ty cua ranh nhé, cướp trắng vì không có luật lệ bảo vệ gì cả.

Nói chuyện với họ mới hiểu được căn cơ của hệ thống Liên Xô. Họ cho biết là từ 13 năm nay, ở Nga, nhà máy của 1 anh, đã bôi trơn chính quyền, cán bộ hơn 1 triệu đôla nhưng họ vẫn chưa gắn đường nối ống ga vào nhà máy để sản xuất. Khiến mình nhớ anh bạn xây một trạm xăng ở Sàigòn. Tốn 1 triệu để xây và 500,000 đô để bôi trơn và mất mấy năm trời trong khi ở Hoa Kỳ thì chỉ cần 30 ngày là xong giấy tờ.

Họ cho biết Liên Xô sụp đỗ nhưng hệ thống Liên Xô vẫn tiếp tục đến ngày nay. Điển hình là lò sưởi. Ở Hoa Kỳ thì ai nóng ai lạnh thì tự động mở sưởi vào mùa đông còn ở Nga Sô thì theo chế độ xã hội chủ nghĩa cũ. Từng khu một được sưởi dù nóng vẫn không tắt được. Khi lạnh những khu dân cư mình ở không được sưởi thì ngọng. Rất phí!

Có lẻ vì vậy mà tại chiến trường Ukraine, đã lộ ra sự thật về chế độ Liên Xô vẫn tiếp tục dù Liên Xô đã sụp đỗ từ 1991, 30 năm về trước. Họ chưa cập nhật hoá với công nghệ hiện đại ngày nay thêm chế độ quan liêu của xã hội chủ nghĩa từ trung ương, không uyển chuyển tại địa phương. Tham nhũng đã diệt đội quân nga sô.

Mình chắc chắn là hai anh du sinh từ miền Bắc sẽ rất khó chịu khi thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà, một lá cờ mà họ không có dính dáng gì cả, thậm chí đã được tuyên truyền từ bé là lá cờ nguỵ, tương tự khi mình thấy lá cờ hồng như Trần Dần năm nào đi giữa phố Hà Nội trong mưa.

Chuyện quan trọng là mình có thể nói chuyện với họ về Việt Nam. Họ được sinh ra tại miền Bắc, được đãi ngộ, được đi du học tại Liên Xô nhưng họ nhận ra những sai lầm của hệ thống Việt Nam, khó mà tiến bộ, bắt kịp thế giới. Do đó họ không trở về Hà Nội. Họ hiểu rõ Việt Nam, Liên Xô và Hoa Kỳ và đã chọn lựa Hoa Kỳ. Theo mình hiểu thì họ rất thành đạt. Nếu về Việt Nam họ sẽ còn giàu hơn nhưng họ không chấp nhận. 

Có thể họ đã được đào tạo sống trong môi trường cộng sản từ bé đến khi qua Liên Xô nên họ thấu hiểu rõ những gì cần thay đổi để Việt Nam có thể bắt kịp thế giới. Họ gửi tiền giúp đỡ dân chúng Ukraine, tỵ nạn chiến tranh xâm lược của Nga. Tuy còn cơ sở làm ăn ở Nga Sô nhưng họ vẫn theo đuổi con đường mà họ nghĩ người dân Nga Sô hay Ukraine cần phải thay đổi. Người dân nga sô bị tuyên truyền, như ngồi đáy giếng nên không hiểu rõ thế giới bên ngoài. Sách báo truyền thông đều được gạn lọc. Lâu lâu họ cho một cô phóng viên đưa bảng kêu chống chiến tranh để cò mồi để bắt nhốt những người chống đối khác. Trong khi cô phóng viên này được thả ra, không bị lộn xộn như hàng ngàn người khác. Phải tự hỏi lý do. Đó là tính xảo quyệt của nhà cầm quyền.

Khi xưa bố mẹ họ đánh cho mỹ cút nguỵ nhào thì nay họ lại là công dân của Hoa Kỳ, khen đời sống tự do Hoa Kỳ. Có nói chuyện với họ mới hiểu rõ chế độ Liên Xô. Họ được đào tạo từ bé trong môi trường xã hội chủ nghĩa nên thông hiểu rõ hơn mình, chỉ qua sách vỡ hay nghe kể lại. Làm sao anh bắt kịp thế giới khi đã bôi trơn 1 triệu đô la từ 13 năm qua vẫn chưa được gắn được cái ống ga để tăng gia sản xuất, thêm lợi nhuận. Tại Hoa Kỳ, chỉ cần làm đơn rồi công ty ga đưa chuyên viên ra xem, xem xét chỗ nào cần phải đào rồi vẽ hoạ đồ cho mình. Lên đóng tiền rồi họ cho chuyên viên đến gắn. Không đầy 3 ngày.

Làm sao anh đánh trận khi bộ bánh xe hậu cần giá $300,000, anh thay vào đó bộ bánh xe maze in Trung Cộng giá $350.00.

Mình nhớ câu chuyện phái đoàn Liên Xô viếng thăm Anh quốc sau khi đổi mới. Người Liên Xô muốn viếng thăm lò bánh mì của Anh quốc khiến bên Anh quốc như bò đội nón. Kêu ở đây không có lò bánh mì mà chỉ có tiểu thương tự làm bánh mì mỗi ngày cho người tiêu dùng trong khu vực của họ. Phái đoàn liên Xô kêu là xạo, họ muốn đi thăm nên Anh quốc cho họ đến phố xá nào họ muốn các lò bánh mì. Họ hiểu ra  là người làm bánh mì, cuối tuần nghỉ nên ngày thứ 6 làm nhiều hơn vì khách mua để dành do cuối tuần,…

Hai hệ thống sản xuất khác biệt. Một là theo chỉ thị từ trên xuống, và ăn chận. 2 là sản xuất tuỳ theo nhu cầu của thị trường do tư nhân tự thành lập.

Tấm ảnh thấy trên mạng hôm nay. Tụi này gây quỹ để giúp những người nghèo như thế này.

Mình nghĩ người Việt không nên nhìn nhau qua lá cờ đỏ hay cơ vàng vì đó chỉ là biểu tượng. Có thể trong tương lai, lá cờ Việt Nam sẽ được thay thế bằng một màu khác. Việt Nam hay đúng hơn người Việt tại Việt Nam mới chính là đối tượng để chúng ta bàn.

Mình có hỏi một anh du sinh khi xưa tại New York. Quê hương là gì? Anh ta trả lời quê hương là nơi nào mình cảm thấy bình an.

Có mấy người quen kêu mình tại sao lại giúp người tỵ nạn chiến tranh tại Ukraine, cộng sản cũ, da trắng đủ trò. Mình chỉ biết là khi xưa, người Mỹ họ giúp đỡ người Việt trong thời kỳ chiến tranh. Họ gửi thực phẩm, áo quần cũ cho người Việt nhưng bị mấy người có quyền, mấy bà sơ lấy đem bán lại cho người dân. Nay mình ở Hoa Kỳ thì thấy hình ảnh như Mậu Thân, Đại Lộ Kinh hoàng ở Ukraine thì gửi giúp người tỵ nạn chiến tranh, không phân biệt màu da.

Ông Phan Văn Trường, từng làm cố vấn cho chính phủ Pháp về kinh tế có nói là từ khi ông ta thay đổi tư tưởng, khi ông ta tự nhận mình là người Pháp thì lúc đó ông ta mới tiến thân, thành công trong xã hội Pháp quốc. Nếu chúng ta cứ khư khư giữ lấy những tư duy cũ thì sẽ không bao giờ thay đổi. Ở Hoa Kỳ thì cứ sinh sống như người Mỹ như khi xưa mấy ông ta bà đầm dạy mình là đến La MÃ thì xử sự như người La MÃ.

Ngày mai, Bút NHóm Lửa Việt tổ chức gây quỹ “Người Nghèo không thể đợi” để giúp người nghèo tại Hoa Kỳ, Việt Nam,.. mình có mời họ tham dự thì họ lại kêu đem tiền về Việt Nam, Việt Cộng lấy hết. Xong om

Địa điểm và ngày giờ của Gala gây quỹ.

Đồng chí gái kêu mời mấy người giàu như bác sĩ, nha sĩ thì họ sợ đi mấy vụ này lắm. Mời mấy người trung trung một tí thì họ dễ cảm thông hơn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Du hành với mẹ tại Nhật Bản

 Hôm nay, Facebook nhắc đến chuyến viếng thăm Nhật Bản với mẹ 3 năm về trước. Chuyến đi nhớ đời. Mình nghe lóm mẹ nói chuyện với cô em qua điện thoại; anh cho mạ đi nhiều nơi rồi, ni cho đi thêm Nhật Bản nữa là mạ mãn nguyện, không đòi hỏi chi nữa. Người ta có tiền chưa chắc là đi được, vì không có sức khỏe, người có sức khoẻ lại không có khả năng đi. Mạ nhứ rứa, không tiền không bạc mà đi được là vui. Xong om

Mọi lần khi mẹ viếng thăm Cali xong thì mình đưa mẹ ra phi trường dặn dò hãng máy bay để họ lo cho mẹ trên chuyến bay về Sàigòn. Kỳ này, mình đưa mẹ về Việt Nam, luôn tiện giỗ ông cụ. Máy bay sẽ ghé phi trường Nhật Bản nên mình tư duy đột phá sao không đưa mẹ quá cảnh thêm vài ngày tại Nhật Bản. Mỗi lần về Việt Nam, gia đình mình đều quá cảnh mấy ngày tại Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Cộng,… Nghe đi chơi ở Nhật Bản khiến mẹ mình sung sướng và nói chuyện với mấy cô em.


Khi đi xin chiếu khán cho mẹ tại toà lãnh sự Nhật Bản ở Los Angeles rất nhiêu khê vì phải lên đó đến 4 lần mới được vì mẹ có thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ nhưng vẫn sử dụng sổ thông hành của Hà Nội. Bị toà lãnh sự hành nhưng mình đành ngậm câm, nụ cười hàm ếch với họ.


Mỗi lần gặp mẹ, đều có đi chơi ở Hoa Kỳ, ở Cam Bốt, Việt Nam nhưng phải công nhận chuyến đi đột xuất tại Nhật Bản để lại cho mình đầy ấp kỷ niệm với mẹ nhất là được mẹ kể chuyện đời xưa, từ bé đến khi vào Đà Lạt, làm ô sin cho người bà con, sau đó ra riêng, lấy chồng, lo cho em ăn học, cho ông bà ngoại. Nghe kể là có những chuyến du hành từ 20 năm về trước, mẹ vẫn nhắc đến với bạn ở Đà Lạt hay Sàigòn.


Nói chung cuộc đời mẹ rất đặc biệt. Là một cuốn sử qua các thời đại của thế kỷ 20. Sinh ra trong thời Pháp thuộc, trải qua những năm tháng việt minh, rồi Nhật Bản chiếm đóng, đến thời Việt Nam Cộng Hoà, khổ nhất là thời Việt Cộng vào Nam sau 75. Chồng học tập cải tạo 15 năm thăm nuôi, một mình lo cho 10 đứa con. Nay tuổi xế chiều mới có chút nghỉ ngơi. Ở tù vì theo Việt Minh, rồi bị Việt Nam Cộng Hoà bắt, rồi bị đồng chí khi xưa, tập kết, về lại đì chết bỏ vì lấy chồng ngụy quyền.


Đi Nhật Bản với mẹ, chỉ có hai mẹ con, mình nhận ra những điều rất thường đối với mình nhưng lại xa lạ với mẹ. Nhìn mẹ đi máy bay hạng thương gia lần đầu khiến mình thương. Cứ hỏi bao nhiêu rứa con, đi hạng thường, để tiền xài. Cả đời mẹ tảo tần nuôi con ăn học, rồi nuôi 10 đứa con, nuôi chồng cải tạo 15 năm nên không bao giờ dám xa xỉ tiêu xài như bao người khác ở cùng xóm. Đó là tấm gương hy sinh đời mẹ củng cố đời con, không bao giờ nghĩ đến mình, chỉ buôn bán, cần kiệm để dành cho những bất trách cuộc đời dành cho mẹ từ bé.


Ra phi trường, không phải đợi lâu để làm thủ tục lên máy bay vì đi hạng thương gia nên thủ tục nhanh chóng, có người đẩy xe mẹ vào phòng đời, có thức ăn, champagne,… mẹ nhìn thức ăn nhất là thấy thiên hạ trong phòng đợi riêng uống bia, champagne, mẹ hỏi có phải trả tiền không. Mình nói đã trả hết trọn gói rồi, cứ tự nhiên. Nghe thế, mẹ bảo “răn mình không làm một ly Champagne hè?” mình đi lấy champagne cho mẹ. Mẹ ngồi nhấp nhép ly champagne nhìn về xa xăm, không biết mẹ nhớ tới kỷ niệm nào.


Mẹ hỏi hoài về giá tiền hạng thương gia nên cuối cùng mình phải trả lời để mẹ khỏi hỏi nữa, ai ngờ khiến mình thất kinh. Mẹ như bị trúng gió, mặt xanh như tàu lá, lấy chai dầu xanh trong ví ra xoa xoa. Mình phải giải thích khi có công ty riêng thì khi đi máy bay hạng sang, giá tiền tương tự như hạng thường của người đi làm công cho thiên hạ.


Điển hình một người đi làm như vợ con, mỗi tháng lãnh $10,000, đóng thuế và an sinh xã hội, bảo hiểm,…mất 48%, còn $5,200 để mua cái vé đi Việt Nam, đại loại $1,000, phải cộng thêm 48% tiền đóng thuế, xem như $2,000. Con làm thương mại trả gấp đôi cũng $2,000, được khấu trừ trước khi đóng thuế, nhiều khi lại rẻ hơn là người đi làm công. Nói như vậy nhưng mẹ mình chắc không hiểu vì quen lối sống tại Việt Nam.


Lên máy bay, được chiêu đãi viên đến lấy áo ngoài đem đi cất, sau đó đến hỏi uống gì. Champagne hay nước ngọt. Mẹ hỏi có phải trả tiền không mình nói không thế là mẹ reo lên Ờ cho mạ ly champagne để nhớ trước 75, mỗi lần sinh con đều mua một chai champagne uống ăn mừng.


Uống xong Champagne, mạ kêu răn mà ghế bự rứa hè, dành riêng cho mình thôi. Mẹ tự động mở truyền hình xem phim Việt Nam, đeo headphones khiến mình vui.


Có lẻ hôm mẹ vui nhất là mình mướn bộ đồ kimono cho mẹ đi dạo phố và chụp hình ở Studio. Mẹ tung tăng như đứa bé được quà. Thường là mẹ lo tốn tiền nên lúc nào cũng hỏi giá tiền rồi tính nhẩm trong đầu. Mẹ mình tuy chưa bao giờ cắp sách đến trường nhưng làm tính nhẩm nhanh như chớp sau bao nhiêu năm buôn bán. Nhất là ở tuổi 86.

Mẹ bận trang phục Nhật Bản, không thua gì người Nhật Bản.

Hôm ấy, mẹ thay vì chụp 3 kiểu như mọi người, mẹ thấy người ta chụp thêm kiểu cầm dù nên đòi thêm 2 kiểu nữa. Dẫn mẹ ra đường, bận Kimono như bà nhật, đeo dép xúm xính rất dễ thương.


Có hôm ở Đông Kinh, mình có dắt mẹ đến toà nhà International Forum, mà mình có dịp thiết kế khi làm việc cho kiến trúc sư Rafael Vignoly ở New York. Thấy nụ cười của mẹ trên môi, kêu con vẽ cái ni. Mình nói vẽ chung một nhóm lận. Mẹ kêu chụp cho cái bóng.

Mẹ trước tiệm cho thuê áo Kimono

Mẹ lên Facebook 


Khi đi viếng hoàng cung Nhật Bản, trời mưa, thấy mẹ cầm cái dù thấy thương, miệng cứ kêu đẹp hơn Thành nỘi mình.


Đi đến viếng Hiroshima, nơi Hoa Kỳ bỏ trái bom nguyên tử, mẹ thấy người ta lấy cái chuỳ đánh cái chuông. Cũng cuốc bộ với mình được 9 cây số trong ngày.

Mẹ leo núi một mình, không cần mình vịn

Thăm viếng Tokyo International Forum, do mình và một nhóm kiến trúc sư khác thiết kế khi xưa tại New York, năm 1990-1991. Mình hy vọng công ty gửi mình sang Nhật Bản nhưng cuối cùng thì một tên đồng nghiệp người nhật, được gửi đi để lo phần xây cất. Dự án này được thắng qua concour.
Mẹ dống cái chuông để cầu nguyện cho các linh hồn đã chết trong vụ nổ bom nguyên tử

Hôm đi Kyoto chơi, đi suốt một con đường cạnh bờ sông, đầy hoa đào, mẹ cứ đứng bên hoa kêu mình chụp đủ kiểu. Có lần leo núi có mấy cái cột đỏ đầy lối, mẹ ngồi nghỉ bên ghế đá, bổng mẹ kêu hai vợ chồng người Úc, ngồi bên cạnh rồi chỉ mình rồi chỉ ngực kêu “maman”. Hai vợ chồng người Úc kêu chúc mừng đi chơi với con. Mẹ cứ cười cười dù chả hiểu gì.

Cặp vợ chồng từ Úc 


Mình nghĩ có diễm phúc để đi chơi với mẹ. Sau này có giàu có mà mẹ không đi được hay trả nhớ về không thì cũng trễ. Thật ra, không cần đi nơi sang trọng. Một cô em mình, đột xuất, xin nghỉ rồi đưa mẹ ra Nha Trang chơi, tắm biển, mua cua cá về nhà, nấu ăn, cũng có những giây phút bên nhau rất trân trọng. Những giây phút này rất chậm, tạo thành những kỷ niệm riêng tư, khó quên.

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh trả nhớ về không như người bạn của ông Đổ Trung Quân.


Mình đang lo đi Dubai, làm cuộc họp mặt các anh em và các cháu hè này. Mình sẽ chi hết cho mọi người để mẹ có một tuần lễ thấy con cháu xum vầy bên mẹ. 


Còn nhiều chuyện nữa mà mình đã kể, sẽ tải lên đây lại trong tuần này. Tuần sau mình sẽ leo núi Machu Pichu nên sẽ không có bài trong vòng 10 ngày.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn