Showing posts with label Lịch sử. Show all posts
Showing posts with label Lịch sử. Show all posts

Hành trình 8 năm leo đỉnh Whitney

 Hành trình leo đỉnh Whitney 


Năm 2016, có anh bạn rủ leo núi Whitney vì anh ta được giấy phép cho 15 người. Anh ta xin cho 2 người nhưng chính phủ buồn đời, cho đến 15 người nên hỏi vòng vòng các thân hữu. Núi này mỗi năm chỉ cho phép 30,000 người viếng thăm nên phải bốc thăm. Nghe nói đâu chưa tới 1/3 là lên được. Lý do là đa số chỉ được phép 1 ngày nên phải đi lên và xuống trong ngày. Ai hên được phép nghỉ lại đêm thì dễ hơn. Đi lên 11 dậm, đi xuống 11 dậm, xem như 22 dậm trong một ngày mà đi lên gần 7,000 cao bộ anh. Phải có sức khỏe và luyện tập rất nhiều nhất là những ai bị say núi. Nghe nói có ông Mỹ nào đi lên đi xuống trong một ngày và chỉ có 3 tiếng đồng hồ. Chắc chạy. Kinh

Trên đỉnh Whitney sau 8 năm trời chuẩn bị và và 2 chuyến đi bất thành

Thế là mình ghi danh, gửi cho anh ta cái ngân phiếu mà không biết cái núi này ở đâu. Nói cho ngay mình chỉ biết núi Big Bear và Baldy vì có đưa gia đình lên trượt tuyết. Về nhà mụ vợ kêu anh đi không cho tui đi theo, thế là ghi danh thêm cho vợ vào danh sách rồi theo tham gia mấy nhóm đi tập leo núi. Toàn là giới trẻ như con cháu mình, thấy ông già 60 tuổi, chúng cũng ngại. 

Lần đầu tiên lên núi San Gabriel, cứ 5 phút mụ vợ kêu gần tới chưa. Mình bắt chước Tào Tháo, nói còn một dậm nữa khiến mụ chửi quá cờ. Đi về hôm đó, mình nghỉ mụ vợ bỏ cuộc, ai ngờ Mụ tham gia mấy nhóm đi bộ rồi họ tổ chức đi leo núi ở công viên quốc gia Yosemite. Mình đi theo, lên tới đỉnh thì bị té gãy chân. Băng bột 6 tháng. Thế là chuyện lên đỉnh Whitney đành bỏ.

 Sau đó, phải bò đến hồ bơi mỗi ngày để tập đi bộ dưới nước và từ từ chịu khó đi đứng lại để không bị tật.

Năm sau bò lại lên Yosemite mà đi lên đi xuống bình thường để không sợ nữa. Mình ghi danh leo lên núi lại nhưng không được nên mò tìm một công ty dẫn lên năm sau. Mấy công ty này thì họ mua giấy phép của chính phủ nhưng chỉ cho đi các đường mòn khác lên như Mountaineer Trail, Cottonwood, John Muir,… vậy là phải trả tiền còn không thì mỗi năm ghi danh để bốc thăm. Có ông Mỹ quen kêu ông ta xin bốc thăm hàng năm từ 10 năm qua mà chả được. Năm nay mình có ghi danh bốc thăm đi viếng khu vực Wave. Mình không còn trẻ, đợi 10 năm tình cũ nên đành trả tiền cho công ty dẫn mình lên. Thân hữu bằn tuổi mình leo núi thì xem như không có ai. Nhiều tên quen, đến vườn mình, đi từ ngoài cổng vào nhà kho độ 100 mét là đứng không nổi.

Thế là mình ghi danh đóng tiền cho một công ty. Cứ leo núi mỗi tuần vào ngày thứ 6, lý do là cuối tuần đông lắm.

 1 tuần lễ trước ngày đi, cháy rừng gần khu vực này nên họ phong toả nguyên khu vực rộng lớn để chữa cháy, công ty hoảng chuyến đi. Núi trên 10,000 cao độ anh bộ thì không có cây cối gì mọc nhưng xung quanh. Thế là họ dời lại năm sau. Nói chung luyện tập thì mình leo hầu như tất cả các núi ở vùng nam Cali. Mount San Antonio, mình có leo 1 từ cái làng Baldy vì lên núi trên 5,000 bộ anh trong một ngày, tổng cộng là 16 dậm. Xem là ngày chới với nhất vì mất 14 tiếng đồng hồ. Năm sau, lên đường hồ hởi lắm. Mình ngủ lại đêm ở thành phố Lone Pine rồi sáng hôm sau ra văn phòng để họp mặt.

Họ giới thiệu người đi chung chuyến, gồm 2 ông Mỹ thua mình mấy tuổi, đi với 2 thằng con và 1 bà thua mình mấy tuổi từ San Diego và 2 hướng dẫn viên. Cứ một hướng dẫn viên chăm xem 3 người. Họ khảo sát đồ dùng mang theo và phát cho mỗi người cái lều cá nhân, và các thứ khác như nồi nêu, mình thì họ giao cho mang cái bình ga nặng chết bỏ lên núi để nấu nước sôi cho mọi người. Chương trình đi 3 ngày, 2 đêm. Ngày đầu tiên lên đến hồ BOy Scout, cắm trại tại đây. Dựng lều rồi ăn uống, sáng hôm sau bắt đầu leo lên khu vực hồ Băng Sơn (iceberg), nghỉ một chút rồi bắt đầu leo lên đỉnh.

Đi mình dùng ứng dụng Alltrails nhưng hướng dẫn viên hay đi tắt lắm vì họ quen đường lối và tránh bị thương dù đá rơi từ trên cao khi những người đi trước đạp đá rót xuống dưới nên Alltrails hay kêu mình đi lạc đường hoài

Ai nấy cũng hồ hởi mặc dù trời bắt đầu mưa và nhìn lên núi thì mây đen bao phủ khắp dãy núi Sierra. Cả toán lái xe từ thành phố Long Pine lên cổng vào đường mòn. Cổng này dành riêng cho hai đường mòn (11 dậm) và (8.8 dậm). Đi vào độ 1 dậm thì bên trái có đường mòn dành cho đa số có phép trong 1 ngày. Nếu không có thì bị phạt trên $2,000/ người. Và tiếp tục lên theo đường mòn Mountaineer. Trời bắt đầu mưa nặng hạt, phải bận áo mưa, phủ ba lô. Không có 2 cái gậy thì không biết bao giờ đi lên được.

Chương trình lên đến hồ Boy Scout, dựng lều, nghỉ qua đêm, rồi sáng hôm sau leo lên đỉnh, mất độ 6 tiếng. Vấn đề là mưa thêm khởi hành trễ đâu 10 giờ sáng nên 4 giờ chiều mới lên đến cái hồ nhỏ cách hồ Boy Scout độ 2 tiếng leo lên. Ai cũng mệt, hướng dẫn viên hỏi muốn ngưng lại đây cắm trại qua đêm rồi sáng hôm sau 3 giờ sáng dậy lên lên đỉnh thay vì 5 giờ sáng như chương tình. Ai nấy nhất trí. Trời mưa, gió lạnh, may mình đem theo đôi găng tay ấm nếu không là tay bị đông lạnh.

Hồ Iceberg, ngay chân đỉnh Whitney.

Sáng hôm sau, thức dậy bò ra chỗ tập họp thì khám phá ra 1 ông hướng dẫn viên đã dẫn 2 tên con trai và một ông Mỹ đi trước. Mấy người này khoẻ mạnh nên một ông hướng dẫn viên dẫn đi trước. Xem như họ có khả năng leo lên được. Còn 1 bà Mỹ và ông bác sĩ có cái bụng to còn hơn cái trống chầu thì xem như không leo nổi. Bà Mỹ kêu bị say núi, bỏ cuộc. Thế là cái huông treo tòn ten. Ông Mỹ, bác sĩ bụng to và mình đi theo ông hướng dẫn viên thứ 2. 3 tiếng sau mới đến cái hồ Boy Scout thay vì 2 tiếng. Ông Mỹ bụng to thở như heo, ngồi nghỉ mệt. Ông hướng dẫn viên hỏi ông ta OK. Ông ta rên mệt quá. Nhưng tinh thần khai phóng của người Mỹ vẫn còn nên ông ta tiếp tục. Đi độ 1/2 tiếng nữa thì ông ta tuyên bố hết nổi nên bỏ cuộc. 

Ông hướng dẫn viên kêu lỡ có chuyện gì trực thăng không có bãi đáp xuống đây, phải đợi kiểm lâm lên mang xuống thì nguy hiểm. Ông ta không dám bỏ ông Mỹ bụng to lại để dẫn mình đi lên. Thế là ngọng. Mình đành đi theo họ trở về trại trong tiếng nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều. Khi mưa thì đá bị trượt kêu ầm ầm phiá bên trái nghe cũng ớn lắm. Tương tự khi mình leo đường mòn Salkantay đến Inca Trail ở Peru cũng thấy avalanche tuyết, nơi có hai người thám hiểm người Nhật bị chôn vùi.

Về tới trại, mình bực mình vì bị bắt buộc bỏ cuộc vì người khác. Ngồi trong lều, mưa rơi nhẹ Chán Mớ Đời. Độ 1 tiếng sau thì nghe tiếng nhóm đi trước, trở lại. Họ kêu trời mưa, sợ mưa giông nên trở lại. Họ đề nghị nhổ trại, đi về nên ai cũng đồng ý rồi chạy xuống cổng về. Mình boa 2 anh hướng dẫn viên hậu hỉ khiến họ ngạc nhiên vì mấy người Mỹ dọt lẹ. Thành công hay không mình cũng không thấy có gì khác, duyên chưa đủ nên không lên được.

Gần tới đỉnh, còn độ 1 dậm nữa là có thể chụp hình, mả đáo Whitney bất thành hảo việt

Suy nghĩ lại thì mình thấy đi với một nhóm người xa lạ thì rất khó thành công. Nếu tham gia một nhóm luyện tập cả năm để đi thì sau 1 năm, ai nấy cũng có khả năng lên và biết nhau. Còn đây với một nhóm người xa lạ, ít tập luyện, chỉ tập vài tuần trước khi leo thì sát suất thành công rất ít. Bà Mỹ muốn đánh dấu 60 năm cuộc đời nên ghi tên với con gái lên đỉnh, nhưng giờ chót con gái không đi được. Ông mỹ bụng to đi với con trai để đánh dấu chuyến đi, tạo dựng kỷ niệm cha con tương tự 2 cha con kia. Bà Mỹ bị say núi dù đi lên chưa tới 10,000 bộ anh, ông Mỹ bụng to thì Chán Mớ Đời. 

Leo Kilimanjaro, trong toán cũng có hai cha con, ông cha bụng to nên qua kinh nghiệm mình biết ông ta sẽ không lên nổi. Mà thiệt, đêm leo lên đỉnh, đi được có 30 phút, ông ta thở không nổi, đi xuống. Cô con gái 23 tuổi đi thêm 15 phút, kêu thở không nổi đi xuống. Hướng dẫn viên thì chắc chắn họ nhìn người là biết lên hay không được. Không lên được thì thâu ngắn chuyến đi họ lời.

Năm ngoái, mình có ghi danh với nhóm VHC, họ xin được phép đi đường 11 dặm, có nghỉ lại qua đêm. Ai ngờ năm ngoái tuyết ngập trời, đến ngày đi mà tuyết còn dày đến 3 thước. Những người có sức và tập luyện leo núi với tuyết mới dám đi. Đành nhắn tin kêu mình rút lui.

Kỳ này, mình muốn thử lần chót, không được thì bỏ ý định leo đỉnh Whitney. Mình tìm được một công ty dẫn người lên nhưng mình chỉ xin đi riêng. Phải trả thêm mấy trăm. Như vậy mới biết sức mình lên được hay không, không đổ lỗi cho người khác. Người hướng dẫn viên theo dõi tình hình của mình. Mình thấy anh ta ghi lại khi quan sát mình. Anh ta có nói sẽ email mình và hình ảnh.

Có người leo lên được đi xuống bị trật chân. Cứu hộ đến mất 6 tiếng sau theo tin tức hôm qua.

Kỳ này đi thì không mưa. Trời nắng, anh hướng dẫn viên giao cho lều, nồi xoong và mũ bảo hộ và giây đeo an toàn. Cái này quan trọng vì các hương dẫn viên lần trước có phát cho mình nhưng không sử dụng. Đây độ 2 tiếng đồng hồ leo lên thì anh ta móc dây thừng qua một khúc mõm đá chênh vênh. Móc dây thừng vào đồ móc của dây an toàn.

Có người leo núi thấy 1 bà lô và đôi giày mà không thấy ai cả nên báo động. 

Đi lên hồ Boy Scout mất đâu 5 tiếng. Cắm trại, ăn uống ngủ sớm. Sáng hôm sau, 4 giờ sáng dậy, 5 giờ sáng đeo đèn pin bắt đầu lên đến hồ Iceberg, độ 1 tiếng sau thì mặt trời mọc. Mình thấy mặt trời mọc khi leo Kilimanjaro đẹp hơn. Lên đến hồ Iceberg, thì anh hướng dẫn viên, dấu hai cây gậy của mình tại một nơi rồi bắt đầu leo lên bằng tay không. Cuối cùng leo lên được tới đỉnh. Bổng nhiên có network mình gửi nhắn tin cho vợ con. Thương đồng chí gái, thường cô nàng ngủ đến 8, 9 sáng mới dậy mà ngày lên đường, cô nàng thức giấc vào năm giờ sáng để ôm chúc Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen đi dường bình an. 

Mình bắt đầu ý định leo đỉnh Whitney năm 2016 mà 8 năm sau mới thực hiện được. Ghi danh 4 lần. Lần cuối mới thực hiện được. Nhìn lại thì giống ở đời thường. Thành công hay không là do những người xung quanh mình và xem Duyên có đủ hay không. Thiếu những yếu tố nho nhỏ là sẽ không thành công. Đi chung với các người xa lạ, không biết trình độ của họ, họ chịu không nổi sức chịu đựng sẽ bỏ cuộc và mình phải vì an toàn của mọi người đành theo họ. Phương châm leo núi là không phải lên tới đỉnh mà trở về an toàn. Hôm qua, có tin tức, 1 cô nào lên tới đỉnh rồi khi đi xuống, mệt quá bị trật chân, đi không nổi phải đợi 6 tiếng đồng hồ để có kiểm lâm viên lên cứu hộ.


Mình thấy vui là thực hiện được ý định lên đỉnh Whitney sau 8 năm trời lận đận vì duyên chưa đủ. Trong 8 năm qua mình có đi Salkantay-Inca và Kilimanjaro. Nhưng có lẻ đỉnh Whitney là khó nhất. Con gái hỏi mình lý do. Mình nói ở Peru và Tanzania, có thợ mang đồ cho mình còn đây bố phải tự đem đồ của mình thêm 6 lít nước. Sáng nay nhận được tin nhắn con gái cho hay đã theo đám nào tập leo núi.



I am inspired to go hiking now. I found a meetup group in my age group that’s hiking this morning. I am gonna take the train soon


Có anh bạn gửi cho cái này. 


An Incredible man


He draws his sword, 

He saves lives mercilessly 

He draws this plan

He finishes it awesomely 

He draws his path

He reaches the end surely

He draws his work 

He achieves it firmly 

He draws his journey 

He makes it bravely 

He turns 68

He is still him!


Incredible Sơn Đen!



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người đã cứu thế giới

 


Sau đệ nhị thế chiến, thế giới được chia thành hai khối với chính sách xây dựng, phát triển một xã hội công bằng khác nhau, được mệnh danh là xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa tư bản. Hai khối tranh dành quyền lợi nhưng không chính thức trực tiếp đánh nhau ngoài vài chiến tranh địa phương để thử súng đạn như Triều Tiên, Việt Nam, Angola hay các vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ. 

Trong bất kỳ chiến tranh nào, người ta đều cần tin tức của kẻ thù. Do đó mới có cuộc chiến trong bí mật qua các gián điệp được đối phương cài vào những nơi quan trọng để thu thập tài liệu, để hiểu rõ tình hình của đối phương. Chúng ta cũng biết trong thời chiến tranh, Hà Nội cài người ở lại miền nam năm 1954, và cho người của họ vào nam để hoạt động Hà Nội tình báo cho họ như điệp viên nhị trùng với mật hiệu Arles, từ Quảng Ninh, tên Chuyên thì phải, mình có kể rồi, được đưa vào Nam rồi được Việt Nam Cộng Hoà tuyển và huấn luyện rồi gửi ra Bắc để hoạt động cho CIA và Việt Nam Cộng Hoà. Điểm vui là dân nằm vùng tại miền Nam, lại lên cấp cao như Phạm Ngọc Thảo, Đinh Văn Đệ nên ông Hùng, bí danh Đặng Chí Bình kể, khi bị bắt thì mới khám phá ra Hà Nội biết rất rõ về sự huấn luyện của gián điệp được Việt Nam Cộng Hoà gửi ra Bắc. Họ cho xem hình ông ta và huấn luyện viên FRANCOIS (nằm vùng) chụp ở đâu, ngay căn nhà được ở lại để học tập, huấn luyện làm gián điệp.

Trên đài Smithsonian có một phim tài liệu kể lại một chuyện có thật trong thời gian chiến tranh lạnh. Họ đặt tên “the man who saved the world”. Người đó mang tên Oleg Gordievsky. Ông này là con của một người làm lớn trong KGB, tiếp nối cha gia nhập cơ quan công an khét tiếng, được bổ nhiệm làm việc tại Đan Mạch. Sau này được thăng chức thiếu tá công an KGB.

Dạo ấy trong chiến tranh lạnh, có hai quốc gia mà người ta kể có nhiều gián điệp nhất là Áo và Đan mạch. Họ phỏng vấn một cựu kgb thì được biết 40-50% nhân viên của đại sứ quán, làm việc cho KGB. Tại các quốc gia này họ tìm cách mua chuộc và kiếm người làm việc cho họ để thu thập tin tức từ khối tư bản.

Vấn đề là khi ông Gordievsky đến Đan mạch thì tinh thần phản động bắt đầu lộ ra. Những gì ông ta thấy tại Đan mạch không như những gì đã được LÊNIN và Đảng cộng sản dạy ở quê nhà. Ông ta khám phá ra xứ tư bản không phải bựa, không phải phồn vinh giả tạo như được tuyến truyền. Kiểu như nhà văn Dương Thu Hương, vượt Trường Sơn vào NAm đánh cho Mỹ cút ngụy nhào để rồi khám phá ra miền NAm giải phóng bà ta. Bà ta cũng như bao nhiêu người lớn lên tại miền Bắc đều bị tuyên truyền là miền nam nghèo đói. Vào siêu thị thấy dân bình thường mua sắm đồ mà ở mạc tư khoa chỉ có các Đảng viên cấp cao mới có thể mua. Tương tự ông Yeltsin sang Hoa Kỳ, muốn vào siêu thị Mỹ đột suất để xem phồn vinh giả tạo của Mỹ ra sao thì chới với, quyết định từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. 

Mùa Xuân Prague, khi ông ta thấy chiến xa của liên Xô chạy vào thủ đô này và có đến mấy trăm người chết vì không muốn sống dưới chế độ cộng sản. Ông ta gọi điện thoại cho vợ ở quê nhà và khóc. Cơ quan phản gián Đan Mạch theo dõi, nghe lén các người họ tình nghi là KGB.

Ông xếp của cơ quan an ninh phản gián của đan mạch nghe được cuộc điện đàm này, cho biết là một nhân viên cấp cao kgb biết là nói chuyện điện thoại sẽ bị nghe lén mà cố ý nói qua điện thoại là để cho người khác nghe. Cơ quan phản gián bắt đầu làm quen với ông ta nhưng vì thiếu phương tiện và khả năng nên liên lạc với cơ quan phản gián Anh quốc MI6 giúp đỡ. MI6 nhận lời và trao đổi cách làm việc. Họ giao cho ông ta những tin tức của NATO, loại bình thường để ông ta đưa lại cho KGB ở liên Xô. Ông ta được thăng chức và đưa về Liên Xô đâu 2 năm thì ông Oleg lại được bổ nhiệm sang Anh quốc làm việc. Ông ta gặp MI6 lại và tiếp tục làm việc cho MI6.

Các tin tức ông ta cho biết là các Đảng viên của Đảng cộng sản Anh quốc, sau này gia nhập Đảng Lao Động với các người tên tuổi như Michael Foot, từng làm bộ trưởng cũng như người lãnh đạo Đảng Labour đối thủ của bà Thatcher khi mình còn làm việc tại Luân Đôn. Khi mình làm việc ở Anh quốc thì nghe tên ông ta này hàng ngày trên đài BBC. Ông này làm việc cho kgb cũng như Harrod Wilson, chủ tịch công đoàn lao động Anh quốc,… đọc thêm tin tức của các cựu KGB tại Anh quốc, thì họ nói đa số là các nhân viên KGB bựa thêm để được lên chức. Ông Michael Foot, thắng kiện tờ báo Sunday Times về tội phỉ báng, kêu ông ta là kgb vì không có bằng chứng.

Sau khi Brezhnev qua đời thì liên Xô bầu Andropov lên làm tổng bí thư. Ông này xuất thân từ kgb nên nghi ngờ đủ thứ. Đúng lúc ấy ở Tây phương, hai nhà lãnh đạo Tây phương xuất hiện rất chống cộng sản, ông Ronald Reagan tổng thống Hoa Kỳ và bà Thatcher của Anh quốc. Họ gọi liên Xô là “evil empire”đế chế tàn ác. https://books.google.co.uk/books?id=6_PeAAAAMAAJ

NATO cho tập trận gọi là chiến dịch Able Archer năm 1983 khi mình đang lang thang ở Hy Lạp. Liên Xô rất sợ NATO sẽ phóng hỏa tiễn nguyên tử. Nghi ngờ tập trận rồi tấn công luôn nên tin tức của Oleg giúp bà thatcher và Reagan cẩn thận khi tuyên bố này nọ cũng như xét lại các chính sách của họ. Nhớ dạo đó ông Reagan lên tiếng kêu Hoa Kỳ có hệ thống vòm chống hoả tiễn nguyên tử gì đó. Khiến Liên Xô lo ngại và ra lệnh sản xuất súng đạn cho nhiều, phòng chống có chiến tranh khiến kinh tế kiệt quệ, phải thay đổi lãnh đạo giúp ông Gorbachev lên ngôi.

Mình nhớ dạo đó người Anh quốc xuống đường lên án các hỏa tiễn mà Hoa Kỳ được đặt trên lãnh thổ của Anh quốc và Tây Âu. Ngày nào cũng thấy đài BBC truyền hình vụ này, áo thung giới trẻ bận chống đối Pershing.

Vấn đề là tại Langley, thủ phủ của CIA, bao nhiêu tin tức của Oleg cung cấp đều đến tay người trưởng phòng phản gián tên Aldrich Ames, làm việc cho kgb. Thế là ông ta báo cáo cho kgb về Oleg. Một mặt ông ta cho biết danh sách các người làm việc cho CIA tại liên Xô để khỏi bị lộ. Mấy người này đều bị tóm hết.

Ông Oleg bị triệu hồi về mạc tư khoa và bị tra khảo nhưng may mắn ông ta vẫn chống cự lại được thuốc của KGB, không khai hay thú nhận nên kgb để yên và canh chừng vì bố làm lớn trong KGB trong khi chờ thêm tin tức từ trưởng phòng phản gián CIA, Ames. Ông ta liên lạc với MI6 thì được hẹn và tìm cách đưa ông ta ra khỏi liên Xô, bỏ lại vợ con.

Đúng giờ hẹn ông ta gặp hai người với xe bản số ngoại giao từ Phần Lan. Họ để ông ta nằm trong cốp xe phía sau rồi chạy qua biên giới. Chó công an tại trạm kiểm soát, đánh mùi nên sủa nhưng bà lái xe nhanh trí thảy mấy miếng khoai Tây chiên xuống cho chúng ăn nên qua được tổng cộng 5 trạm kiểm soát biên giới. Từ đó ông ta được đưa qua Anh quốc sống dưới tên khác. 6 năm sau khi liên Xô sụp đỗ thì gia đình ông mới đoàn tụ. Ai buồn đời thì tìm hồi ký ông ta viết tại Anh quốc để đọc.

Khi MI6 đưa ông Oleg ra khỏi Liên Xô thì báo cáo các người nằm vùng cho Liên Xô tại Hoa Kỳ, Anh quốc và Úc đại Lợi. Trường hợp tên nằm vùng ở Úc đại Lợi, là chủ phòng phản gián của ASIO. Sự thành công đã giúp MI6 rữa mặt vì trước đây có rất nhiều gián điệp KGB được cài trong MI6 như Philby,.. Nên nhớ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, có 5 quốc gia chống Cộng, hợp tác rất chặt chẻ. Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc Đại Lợi, Pháp quốc và Tân Tây Lan, họ gọi Five eyes, ngũ nhãn. 5 quốc gia này chia sẻ tin tức tình báo cho nhau. Một hôm 2 nhân viên của FBI viếng thăm văn phòng, chỉ có mặt giám đốc an quốc gia của Úc Đại Lợi, và giải thích một người vượt tuyến từ Liên Xô, báo cáo có một một người nằm vùng trong sở an ninh quốc gia. Họ tìm cách để kiếm người nằm vùng, nên cuối cùng có 2 người bị tình nghi. Người tình nghi số 1 thì chối này nọ rồi qua đời, còn người chính xác thì đã về hưu nhưng không nhận tội. Không có chứng cứ nên đành để ông ta yên và theo dõi nhưng rồi ông ta qua đời. Mang theo sự thật xuống tuyền đài.

Vấn đề là sau khi Liên Xô sụp đỗ thì các sở phản gián Tây Phương tìm cách đọc các hồ sơ về những người nằm vùng của KGB trong cơ sở của họ. Họ khám phá ra khi ông trưởng phòng phản gián ASIO về hưu thì KGB cho ông ta thêm $50,000 để tìm cho họ một người để thay thế ông ta trong cơ quan phản gián ASIO. Khiến cơ quan phản gián Úc phải tìm cho ra người nằm vùng này thì ông này qua đời dù rất trẻ. Chắc KGB giết để bịt miệng. Họ khám ra Aldricht Ames, trưởng phòng phản gián của CIA lại là nằm vùng cho KGB. Ông này bị bắt và tuyên án ở tù sao đó. Có dạo người ta nói rất nhiều về ông ta.

Ông Oleg đã giúp chính phủ Reagan và Thatcher nên cẩn thận, không nên khiêu khích Andropov. Nếu Liên Xô bắn hoả tiễn trước là xem như thế giới ăn bom nguyên tử hơi nhiều. 

Trong thời chiến trang lạnh, chúng ta thấy các điệp viên nhị trùng từ hai bên. Bên phía tự do thì được kgb mua chuộc vì tiền, còn phía bên cộng sản thì vì muốn chống lại chế độ hà khắc khi họ phát hiện ra sự dối trá tuyên truyền của chế độ.

(Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lý do Paris có nhiều đại lộ


Mình đã kể về hoàng đế Napoleon đệ Tam và ông Haussmann đã tạo dựng Paris mà chúng ta thấy như ngày nay. Nhà cửa cao lớn không nhỏ bé như các thành phố khác ở pháp. Có nhiều giả thuyết như làm đại lộ để dễ đàn áp dân chúng biểu tình này nọ nhưng nếu đọc kỹ về xã hội Pháp thời đó thì mới hiểu lý do họ cho phá nhà bé thấp như ở các thành phố khác và xây dựng đường xá thênh thang và nhà cao 7 tầng. 

Bệnh dịch xảy ra thường xuyên tại các thành phố lớn đang được kỹ nghệ hoá

Các thành phố lớn phát triển nhanh trong thời đại kỹ nghệ hóa khiến dân ở quê lên tỉnh và sống chen chúc trong các thành phố, có nhà máy sản xuất, đưa đến các nạn dịch chết người như năm 1832 có đến 18,000 dân cư ở Paris bị chết vì bệnh dịch tả. Xem như đi đong 5-6% dân số và khả năng bệnh dịch lan tràn có thể đến hàng năm. Người dân dạo đó chỉ mong đừng chết vì bệnh dịch tả, phù, lao này nọ. 

Cứ tưởng tượng Hoa Kỳ mất 5% dân số trong vụ dịch COVID vừa qua. Xem như 15 triệu người đi về thiên quốc.

Bệnh dịch tả

Chúng ta biết là bệnh dịch đã xảy từ thời thượng cổ. Trước công nguyên 430 năm, bệnh dịch đã tàn phá thành phố Athens, chấm dứt sự cai trị của vùng này. Người pháp hay nhắc đến thời trung cổ có bệnh dịch mà họ gọi ”la peste noire “ kéo dài 4 năm đã giết độ 75 đến 200 triệu người tại Âu châu. Khi xưa, ông Tây bà đầm bắt đọc La Peste của Albert Camus nhưng chả hiểu gì cả. Nói về thành phố tên Oran nào ở Algerie, rồi ông Tây kêu thuyết hiện sinh hiện chết gì đó khiến mình ngọng.

Thường các thành phố lớn phát triển nhanh thì hay dính nạn dịch. Làm sao để tránh vấn nạn này. Người ta nghĩ bệnh dịch do các mùi hôi thối đem đến. Nên chỗ nào thối thối là bị niêm phong này nọ.

Người ta nghĩ bệnh do các mùi hôi thối nên đi tìm

Cho đến khi ông bác sĩ john Snow khám phá ra do vi khuẩn hiện diện trong nước mà người dân uống chung. Khi chính quyền chấp nhận sự giải thích của bác sĩ Snow thì họ bắt đầu xây dựng các hệ thống ống cống to lớn để tránh mang nước về cho dân thành phố dùng. Hồi nhỏ học bà đầm kêu về nhà phải đun sôi nước rồi lấy cái phểu, bỏ bông Gòn rồi chế nước lọc vô bình thuỷ hay chai nên hay gọi uống nước lọc. Mình đọc đâu đó, họ giải thích lý do người Tàu hay uống nước nóng cũng vì muốn uống nước đã được khẽ vi trùng. https://en.wikipedia.org/wiki/John_Snow

Thành phố Paris khi xưa đường ngắn và nhỏ, cong queo. Thật ra ngày nay cũng có nhiều khu vực xa xa các đại lộ cũng còn nét vẻ xưa. Bệnh dịch tả đến do nước uống không sạch

Phải xây dựng hệ thống ống cống này, người ta cần không gian, để xây các trục lớn và có độ dốc để nước thải chảy ra ngoại ô thay vì dòng Seine như xưa. Dạo ấy có hai ông kỹ sư người Pháp mang tên Adolphe Alphand và Eugène Belgrand chỉ huy cuộc xây dựng hạ tầng cơ sở tại Paris và từ đó ông Haussmann nảy ra ý nghĩ xây các tòa nhà cao 7 tầng để dễ dàng dẫn nước cống từ tư gia ra đường cái. Nhớ khi xưa, làm kiến trúc sư, mình hay họp với các kỹ sư về ống cống, nước, điện này nọ.

Kỹ sư xây dựng hệ thống ống cống Paris nhưng ít ai biết đến ngoài sinh viên các trường kỹ sư và kiến trúc

Từ đó họ tạo dựng luôn công viên xanh để người dân có thể đi bộ dưới gốc cây. 

Đây sơ lược khi họ xây đại lộ và hạ tầng cơ sở về ống cống nước,…tại Paris 
Mình thấy bản vẽ của kiến trúc sư Hévrard cho Đà Lạt, không thấy rõ các ống cống vì hình nhỏ quá. Ai có tài liệu thì cho mình xin.
Theo hình vẽ thì ống cống từ các căn hộ được thải xuống, chảy ra ống cống lớn cũng như nước thải ngoài đường

Mình nhớ có xem bản vẽ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về vườn hoa, công viên xanh từ chợ Đà Lạt ra bùng binh cầu Ông Đạo. Lúc đầu như vườn của người Anh quốc nhưng sau lại làm thẳng bong. Lý do là cần xây các ông cống từ chợ Đà Lạt chảy ra suối Cam Ly ngay khi vực bến xe Đà Lạt. 

Sau khi xây dựng hệ thống ống cống thì như phép lạ các bệnh dịch biến mất ngoại trừ bệnh lao. 

Chỉ còn bệnh lao là còn nhưng đến thế kỷ 20 thì khoa học đã giải quyết được bệnh này

Sợ hãi của thế kỷ được vô hiệu hóa bởi các ống cống và hệ thống dẫn thủy nguồn nước uống sạch cho người dân Paris. Từ đó các thành phố trên thế giới bắt chước Paris và London xây dựng các hệ thống ống cống. 

Ông Fermentier Đã thiết kế các vườn, đường cho khách bộ hành tại Paris như Champs de Mars, dựa theo vườn thiết kế tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn mà ngày nay, các trí thức hậu marxist tìm cách đập bỏ. May sao người Pháp không đồng ý. 

Vấn đề là vài thập niên sau khi thành công diệt trừ các bệnh dịch, người ta quên vấn đề vệ sinh này khiến cha ông phải thay đổi trùng tu lại thành phố và bắt đầu viết lại lịch sử và bựa thêm nhiều chuyện vớ vẩn. Điển hình các sử gia hậu Marxist cho rằng chính quyền Napoleon đệ Tam xây dựng các trục đường phố để giới vô sản không nổi giận, lật đỗ chính quyền như thời cách mạng. Họ đem đại bác ra kê bắn cái đùng. Xong om

La barricade khi xưa các đường phố tại Paris đều được làm bằng đá như hình trên. Đến năm 1968, sinh viên học sinh, xuống đường biểu tình, họ nạy các cục đá này lên để làm khí giới chống lại cảnh sát nên sau đó họ cho gỡ hết và trải nhựa đường như ngày nay

Gần đây, có một giả thuyết cho rằng người xưa cho xây các đại lộ vì không muốn xe đạp di chuyển chỉ dành cho xe hơi. Cái mất dạy là năm 1856, người Pháp chưa thấy một chiếc xe hơi. Nếu họ chịu khó tìm tòi sẽ thấy dưới đại lộ opera có một hệ thống ống cống. Chán Mớ Đời 

Bản đồ khu vực nhà hát opera, cho thấy hệ thống ống cống được thành lập tại Paris

Nên nhớ là các dãy nhà mà họ gọi haussmanniens được đặt theo tiêu chuẩn các cây cối thời ấy là 24 mét. Chiều cao tối đa của mái nhà là 24 mét. Mình nhớ khi xưa ở thành phố Neuilly/Seine, tại đại lộ Du Roule thì hai bên đường, có trồng cây trên lề đường chỗ bộ hành.

Mình nghe nói nay thành phố cho trồng thêm cây, tạo những phố đi bộ, tạo dựng lại các khu vực như trong làng, người dân biết nhau hơn như đi mua thức ăn, ngồi cà phê gần nhà, giúp con người bớt tha hoá.

Sau bao nhiêu năm lầm lạc, con người chợt giác ngộ, chúng ta không thể tách ra khỏi thiên nhiên, cần cây cối để hít thở. 

Khi chúng ta trồng cây thì nên nhớ cần thêm không gian xung quanh để cho rễ cây mọc, dưới các nền xi măng cho bộ hành

Mình nhớ khi xưa, sáng nào cũng chạy bộ và cuối tuần đá banh trong rừng Boulogne vì ở Neuilly / Seine. Nên hít thở không khí trong lành vì khi đi học ngồi métro vào trong Paris thì khói xăng khắp nơi, kẹt xe, bóp kèn , nghe chửi “merde” mệt thở. Mùi trong hầm métro không bao giờ thơm cả.


Khi học lịch sử, chúng ta cần đọc nhiều tài liệu khác nhau để kiểm chứng để hiểu rõ hơn còn nước sông Seine thì không biết đến bao giờ người dân có thể tắm gội cho đời thêm được mát. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ảo tưởng tự do và dân chủ

 Tự do hay Dân chủ


Mình không hiểu sau vụ tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng Hoa Kỳ trên và 80 tuổi, Joe Biden và Donald Trump, người Mỹ nghĩ gì khi thấy ông Biden lặp bặp không biết ông ta đang nói gì rồi sau khi tranh luận bà vợ dẫn ông Biden xuống cấp thang cấp để tránh bị ngã. Mình thì hiểu rằng từ 3 năm qua, xứ Mỹ này không phải do tổng thống Biden nắm quyền hành mà ai đó ở phía sau hậu trường. 

Những hình ảnh của buổi tranh luận cho thấy chúng ta bầu cho nhân vật mình nghĩ sẽ làm theo chính sách mình ủng hộ mà do các Tay tư bản, thế lực nào, đứng phía sau chính trường lũng đoạn, đưa ra các chính sách làm lợi cho họ. Nói chung thì các chính trị gia chỉ là các con rối do những người này chi tiền để đắc cử và làm theo ý họ.

Gần đây người ta thấy nhiều đại biểu quốc hội từ chức hay bị đưa ra toà về tội tham nhũng, ăn tiền của xứ khác để lãnh tiền cho cá nhân. Họ làm chính trị không phải để giúp cộng đồng phát triển mà để làm lợi cho họ cũng như những người chi tiền cho họ ra tranh cử.


Hồi nhỏ, mình nghe nói đến tổng thống trẻ John F Kennedy, đem lại cho người Mỹ một niềm tin và hy vọng vào tương lai trong cuộc chiến tranh lạnh. Với những bài diễn văn nổi tiếng, nói với giới trẻ Hoa Kỳ là đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc. Khiến các thanh niên Hoa Kỳ xung phong tham gia các đoàn tình nguyện quân Hoà Bình (Peace Corp), đi khắp thế giới để giúp các làng mạc. Giới trẻ miền Nam khi xưa, bị ảnh hưởng cũng có những phong trào thanh niên phụng sự xã hội, về quê làng, đào giếng,… 

Khi Liên Xô cho phi hành gia Yuri Gagarin lên không gian thì ông Kennedy đọc bài diễn văn nói về chương trình không gian giúp người Mỹ đặt chân lên mặt trăng. Nếu ai viếng thăm trạm không gian NASA ở Florida thì nên nghe bài diễn văn này. Không những ông Kennedy gây dựng niềm tin cho dân chúng Hoa Kỳ mà cả thế giới khi ông đến Tây Bá Linh, đứng trước bức tường ô nhục và tuyên bố: “ich bin Ein Berliner”, được thế giới xem Hoa Kỳ là ánh đuốc dẫn đường các quốc gia tự do chống lại thiên đường cộng sản mà Liên Xô đang dẫn dắt nữa khối kia.

Năm nay có hai ứng cử viên già khú đế ra tranh cử tổng thống. Đi du lịch ở ngoại quốc, dân địa phương hỏi mình sao Hoa Kỳ không có người tài giỏi hay sao mà để cho hai ông già hạnh đấu đá với nhau, lãnh đạo quốc gia. Cho thấy Hoa Kỳ đứng trước bế tắc, không còn ý tưởng mới để hướng dẫn người Mỹ về tương lai cho thế hệ trẻ đi tới. Đảng Cộng Hoà chỉ biết nói về di dân (immigration) cho cuộc bầu cử sắp tới, đuổi cổ di dân lậu về nước, còn đảng Dân chủ thì chưa biết sẽ dùng đề tài gì để hốt phiếu. Phải đợi đại hội của Đảng này tháng 8 này.


Nay Chán Mớ Đời với ông Biden, họ đưa bà Kamala Harris lên, bỏ mặt 14 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ ông Biden, đại diện họ ứng cử tổng thống. Viện cớ là không có thì giờ để Đảng dân chủ đi bầu lại. Nếu đi bầu vòng sơ khởi lại thì chắc chắn có người tài giỏi hơn bà Harris ra ứng cử. Ứng cử phải có tiền để quảng cáo trên truyền hình, và mạng xã hội cho nên ai có ít tiền là ngay đơ ở vòng đầu. Vậy chúng ta đâu có thể gọi là dân chủ thật sự. Mình sẽ bầu cho ông Robert Kennedy Jr., con của ông Robert Kennedy bị ám sát khi đang thắng thế khi ra tranh cử tổng thống vào năm 1968, khiến sau này ông Ted Kennedy, em, không dám tranh cử tổng thống. Chỉ dám lêu bêu ở thượng viện dù có tham vọng.


Mình chỉ biết giải thích là Hoa Kỳ do các tài phiệt lãnh đạo, các công ty đa quốc gia, các chính trị gia chỉ là con rối của họ. Người tổng thống cuối cùng không nghe lời thì bị họ ám sát. Đây không phải là thuyết âm mưu. Mà sự thật đã diễn ra từ lâu.

Thuốc này ra thị trường suốt 5 năm, khiến 140,000 người Mỹ bị đột quỵ và 60,000 chết trước khi được rút khỏi thị trường. 

Ở Hoa Kỳ, muốn ra ứng cử thị trưởng hay nghị viên thành phố, ở Cali thì phải có một khoản tiền độ $200,000-$300,000. Muốn ứng cử đại biểu quốc hội thì phải có quỹ tranh cử tối thiểu $1.5 triệu, còn ứng cử thượng nghị sĩ thì mất tối thiểu 12 triệu còn tổng thống thì 1 tỷ đô la. Ai có tiền để tranh cử? Chỉ có cách là đi quyên tiền bá tánh. Khi bá tánh cho tiền thì sau khi đắc cử thì phải trả lễ khi họ cần nhờ vả này nọ. Bá tránh ngày nay là những tỷ Phú, xin nhắc lại là tỷ Phú còn triệu Phú thì không nhằm nhò gì cả. Như vậy các đại biểu đâu còn vô tư, công tâm nữa, chỉ lo cho mấy người ủng hộ tài chính cho mình. Người bỏ tiền giúp tranh cử $1,000 thì họ muốn lấy lại nhiều hơn. Ở Âu châu thì hình như ai ra tranh cử, được chính phủ hay thành phố, cho 1 số tiền đồng đều để làm quỹ tranh cử. Bác nào ở Âu châu thì cho em rõ thêm tin tức. Có lẻ sau này thay đổi.


Từ khi làm nông dân, mình tìm kiếm tài liệu về nông nghiệp thì thất kinh. Điển hình, FDA cấm nông dân bán sữa tươi cho khách tiêu dùng. Lý do là chưa được nấu (pasteurization) để sát trùng. Quy định của FDA, một tổ chức mà đa số là cựu nhân viên của những công ty thực phẩm, dược phẩm, được bổ nhiệm vào các cơ quan này. Cơ cấu cả rồi. Khi nấu sữa thì bay hết chất bổ vì vậy họ mới dán nhãn hiệu Non Fat hay 2% Fat... Cho nên bù trớt. Mình xem phim tài liệu, thanh tra đến các nông trại, nơi chứa sữa tươi chưa được sát trùng như nông dân là tội phạm và đập bể hết các thùng sữa tươi. Mình có anh thợ có nuôi dê ở nhà nên lâu lâu anh ta ghé vườn tặng mình một lít sữa dê tươi để uống. Cực ngon.


Thật ra, khi nuôi bò lấy sữa, nhiều khi không để ý, không gian có thể bị nhiễm trùng khiến khách tiêu dùng bị đau ốm, lây lan cho nên họ đưa ra quy định phải sát trùng trước, tương tự trứng gà bắt buộc phải rửa này nọ. Anh nuôi gà, đâu có thì giờ hay tiền bạc để có máy rửa trứng nên phải bán rẻ cho công ty lớn. Nuôi gà hay heo hay bò ngoài đồng thì khi làm thịt, phải theo quy định này nọ trong khi các công ty lớn nuôi heo bò trong các nhà máy, không di chuyển, được cho ăn toàn là các hạt Ngô GMO này nọ thì không sao. Họ xịt thuốc DTT hay cho máy bay rãi thuốc sát trùng khắp ruộng đồng, gió heo may thổi đến làng bên cạnh thì không bị hạch hỏi gì cả. Bắt nông dân phải trồng hạt giống của họ bán nếu không sẽ bị phạt… xem như làm nông dân thì không giàu. Hạt giống GMO được bằng sáng chế. 1 kí lô hạt cà chua được bán với giá $350,000, hơn cả kim cương. Nông dân bị bắt buộc mua nếu không bị thưa kiện nên nghèo. Xem đường dẫn https://www.haaretz.com/2007-02-26/ty-article/tomato-seeds-for-350-000-a-kilo-anyone/0000017f-db6b-df62-a9ff-dfff94820000

Xem thống kê người Mỹ chết vì thuốc lá, thuốc dược phẩm và cần sa

Có rất nhiều chương trình giúp đỡ nông dân Hoa Kỳ nhưng rất ít đến tay người nông dân chất phát, mà các công ty thực phẩm lớn lãnh hết.

Nông dân nghèo đâu có tiền để có hệ thống sát trùng, đóng chai hay hộp nên phải bán sỉ cho các công ty lớn chuyên mua sữa rồi nấu bán với giá cắt cổ. Họ dìm giá nông dân mệt thở. Các nông dân nào ở Cali phải lái xe qua biên giới của tiểu bang không cấm bán sữa tươi để bán hàng tuần.


Hay vụ trồng bơ ở Cali. Mình nói chuyện với mấy ông chủ nông trại người Mỹ trồng bơ lâu năm. Họ cho biết khi xưa, trồng bơ có ăn đến khi Hoa Kỳ cho nhập cảng bơ từ Mễ Tây Cơ là con buôn dìm giá theo giá của họ cho vì họ mua của Mễ Tây cơ nên giá bơ rẻ như bèo. Các siêu thị đều dìm giá hết.


Vào siêu thị chúng ta thấy đầy các thức ăn, muốn lựa gì thì lựa. Cứ xem là tự do nhưng chúng ta không có lựa chọn vì sữa tươi có tất cả các sinh tố tốt không được bán, chỉ mua được sữa do họ nấu rồi bỏ thêm các sinh tố vớ vẩn mà khoa học cho hay không hiệu nghiệm. Mình có xem một phim tài liệu của người Pháp. Họ khám phá ra thức ăn ngày nay chỉ có 40% chất lượng, sinh tố so với trước năm 1950. Có bà đầm, buồn đời vào thư viện, tình cờ thấy cuốn sách nói về cây trái, rau cải có bao nhiêu sinh tố. Bà ta cho thử nghiệm dựa theo chi tiết của cuốn sách xưa thì khám phá ra các hoa quả kém chất lượng đến 61%. Kinh


Năm 5 ème học địa lý Hoa Kỳ, ông Tây giảng là nông dân mỹ trồng lúa năm nay, sau đó để trống một năm, cho bò ra ăn cỏ ị trên cánh đồng, sang năm hay 2 năm sau mới trồng lúa lại. Phân hữu cơ tốt cho lúa này nọ. Ngày nay, các công ty đa quốc gia sử dụng hàng năm, không còn để trống nuôi bò nữa. Họ trồng xuống đất toàn là chất hoá học để khiến lúa tốt này nọ với hạt GMO.


Hôm qua, mình xem tài liệu về hoá chất PFAS mà các công ty Mỹ sử dụng. Kết quả ngày nay 99% người Mỹ đều có lượng PFAS tổng người. Người ta kiện công ty 3M 12.5 tỷ ở Minnesota, nơi tổng hành dinh của công ty này. Thậm chí người dân ở hải đảo Faroe, ở Bắc Đại Tây dương, xa cách nền văn mình âu châu, được xem là thiên đường với những cảnh đẹp hùng vĩ, chỉ có 50,000 dân cư đều bị dính PFAS. Lý do là họ có truyền thống giết cá voi để ăn thịt mà cá voi ăn gì ngoài biển đều bị nhiễm PFAS, đưa đến con nít bị thay đổi DNA, ung thư đủ trò. Có lẻ họ không dám nghiên cứu về vấn đề này. Nguyên nhân ngày nay bệnh ung thư nhiều là vì 14,000 hoá chất do con người sử dụng trong công nghệ. Đại loại quần áo, giày dép chúng ta bận đều có chất PFAS. Chúng ta hay nghe bác sĩ khuyên là trong dầu cá có chất chì này nọ vì biển cả bị ô nhiễm.


Nói về dược phẩm, cách đây không lâu có loại thuốc Vioxx ra đời, khiến hơn 140,000 người Mỹ uống bị đột quỵ và 60,000 người Mỹ qua đời sau 5 năm được bán trên thị trường, và bác sĩ kê toa. Cuối cùng được ngưng bán sau 5 năm, và công ty dược phẩm Merck thu lời trên 2.5 tỷ đô la. FDA vẫn tiếp tục cho phép công ty này bán thuốc suốt 5 năm liền. Người chết kiện ai.

Số tiền chính phủ Hoa Kỳ chi hàng năm trong cuộc chiến chống ma tuý để bảo vệ quyền lợi cho các công ty dược phẩm bán thuốc giảm đau này nọ.

Theo data thì mỗi năm có 106,000 người Mỹ chết vì uống thuốc do FDA phê chuẩn còn chết trong bệnh viện do thuốc bác sĩ kê toa lên đến trên 200,000. Người ta viện lý do là y tá mệt này nọ nên có thể lầm lẫn. Mỗi người có cơ địa khác nhau, một dose dành cho người Mỹ to lớn mà cũng cho một người Á đông nhỏ bé uống thì xem như quá liều. Vấn đề là FDA đâu có người để khảo nghiệm xem thuốc của các công ty dược phẩm được phép bán cho công chúng. Họ chỉ dựa theo các nghiên cứu do các công ty dược phẩm báo cáo. Thế là ngọng. Vì công ty dược phẩm chỉ đưa ra những nghiên cứu tố thành còn hậu chứng này nọ thì cho qua.


Như trường hợp thuốc Ketek, công ty dược phẩm bựa ra về sự hiệu nghiệm, FDA phê chuẩn sau này FBI điều tra này nọ. Có một công ty dược phẩm chế ra thuốc trị bệnh béo phì, nên mình có mua cổ phiếu trước khi FDA chấp thuận, nay lên 50% nhưng dạo này các công ty khác đang đánh kêu không hiệu nghiệm như đã nói từ lúc mình mua, khi liên Hiệp Âu châu chấp thuận. Một viên giá $2,000.

Như vụ COVID, chỉ có 3 công ty dược phẩm được chính phủ Hoa Kỳ cho phép bán thuốc chích ngừa mà hậu quả ngày nay cho thấy có nhiều người bị lộn xộn vì thuốc ngừa chưa được kiểm chứng. Mình có hai người bạn, chích xong mũi thứ 1 là bắt đầu ngọng, bệnh tùm lùm, ngơ ngơ ngáo ngáo, hết dám lái xe, nghỉ hưu luôn. Chúng ta nói tự do nhưng bị bắt buộc chích ngừa. Mình nghe nói là con nít ngày nay bị bệnh tự kỷ ám thị đến 10% là do hậu quả của chích ngừa. Mình có hỏi một anh làm về ngành này thì anh ta gật đầu nhưng chưa có tài liệu rõ ràng về vụ này. Họ kêu là trong thuốc chích ngừa có sử dụng loại háo chát nào để bảo quản rất tai hại. Anh có tự do nhưng nếu không có giấy chứng nhận đã tiêm thuốc ngừa thì không được lên máy bay, xe đò,…


Anh ra phi trường phải đi qua máy xét rà. Đúng để bảo vệ cho chuyến bay. Vấn đề là người bộ trưởng Home Land Security, Chikoff hay gì đó, tuyên bố các phi trường khắp Hoa Kỳ sẽ phải gắn hệ thống ống tròn tròn, chúng ta phải bước vào để tay lên đầu cho quang tuyến chụp. Sau này ông ta nghỉ hưu và làm cố vấn cho công ty gắn hệ thống an ninh này. Đây là tham nhũng.


Nói về marijuana mà chính phủ Hoa Kỳ bỏ tiền ra rất nhiều để chống, bắt bớ này nọ qua cơ quan DEA. Theo thống kê thì thuốc lá giết hại người Mỹ trên 440,000 người Mỹ/ năm, 106,000 người Mỹ chết vì thuốc do FDA phê chuẩn, 2 người Mỹ bị chết vì uống sữa tươi, và không ai chết vì hút cần sa. Tại sao chính phủ Hoa Kỳ mỗi năm bỏ $51,000,000,000 để dẹp bỏ vụ mua bán cần sa,… lý do là để các công ty dược phẩm bán thuốc giảm đau như oxycotin mà mình đã có kể mà dòng họ bán thuốc này lời kinh khủng , sau bị thưa kiện phải trả 8 tỷ nhưng không dính dáng tới họ, không đi tù. Họ bỏ tù đầy những người có cần sa trong người vì rẻ hơn là các thuốc giảm đau của công ty dược phẩm.


Từ 75 năm qua, các báo chí nói đến cần sa xem như là đồ gì nguy hiểm nhưng có một hội tên gì quên, kiện DEA thì quan tòa phán là cần sa là loại thuốc chữa bệnh không nguy hiểm. Tại sao chính phủ Hoa Kỳ không cho phép cần sa được sử dụng như một loại thuốc trị bệnh, sẽ khiến đường phố bớt bạo lực, băng Đảng bắn nhau, chính phủ kiếm thêm tiền thuế như bán thuốc lá hay rượu bia. Nên nhắc lại có trên 440,000 người Mỹ chết hàng năm vì thuốc lá. Cả trăm ngàn người chết vì uống rượu và tuyệt nhiên không ai chết vì cần sa.


Drug Free America do các công ty dược phẩm lập ra mà họ lại bán thuốc chống đau nhức, tâm thần đủ loại. Cho thấy sự đạo đức giả ở đây.


Nếu nhìn kỹ hơn thì các công ty dược phẩm, cảnh sát, DEA và các công ty phục hồi đều chống sự hợp pháp hoá cần sa. Khi anh bị bắt vì sử dụng cần sa. Họ hỏi muốn vào các trung tâm phục hồi, cải tạo hay đi tù. 80% là chọn đi cải tạo giúp các trung tâm phụ hồi nhân phẩm làm giàu. DEA sẽ hết tiền phải sa thải nhân viên. Mình nhớ dạo con mình mới lên trung học nên đi xem cuộc nói chuyện về cần sa, ma tuý ở trường. Có cảnh sát và một ông đại diện một trung tâm cai nghiện. Có 3 học sinh của trường lên nói là 1/3 học sinh ở trường hút sì ke rồi ông giám đốc trung tâm cai nghiện lên nói, đem con ông bà đến trung tâm tụi này,… giá phải chăng. Chán Mớ Đời 


Chúng ta nói đến tự do. Tại sao chính phủ không cho chúng ta tự do tự huỷ diệt bằng cần sa. Vì hút thuốc, uống rượu hay uống thuốc chống đau của công ty dược phẩm là từ từ giết chúng ta. Chúng ta có ảo tưởng tự do.


Nói đến điểm quan trọng nhất là tiền bạc. Tại sao chính phủ đưa ra nhiều quy định bắt các công ty nhỏ, ít tài chính tuân theo trong khi các công ty lớn lại bất chấp. Lý do là để bảo vệ người Mỹ nhưng trên thực tế các công ty tài Chánh lớn muốn giới hạn các công ty tài chính nhỏ. Nhớ năm 2008, chính phủ ra tay bảo kê các công ty tài chính lớn, cúng tiền ủng hộ tống thống Obama. Điển hình công ty Solyndra ủng hộ $500,000 cho ông Obama tranh cử. Khi nhậm chức, chính ông Obama ra lệnh cho công ty này vay $535,000,000 rồi tổng giám đốc công ty vớt $100,000,000 đi chơi, rồi cho công ty phá sản. Ai trả? người Mỹ đóng thuế trả. Mình tìm lại bài báo của Washington Post cho trung thực hơn nhưng bài báo đó tìm lại không được. Nên tải lại đây bài của trang khác. Ai buồn đời thì tìm thêm cái tài liệu khác để đọc, đừng đọc mấy tờ báo của Đảng cộng hoà. Xem như chống Obama và đảng Dân Chủ. Nên tìm đọc những tài liệu do ký giả trung thực, không theo bên nào hay báo ngoại quốc.

https://www.factcheck.org/2011/10/obamas-solyndra-problem/


Vấn nạn ngày nay, là các đại biểu quốc hội sau khi mãn nhiệm kỳ, họ lợi dụng sự quen biết trong quốc hội nên được các công ty trả lương để làm Lobbyist. Họ biết các ngõ ngách cúng tiền cho ai, cơ quan nào trong quốc hội để được luật lệ thảo có lợi cho các công ty được thông qua. Mình đọc tài liệu thì các đại biểu quốc hội không có thì giờ soạn thảo luật, để các luật sư của các công ty thảo dự luật rồi họ trình trước quốc hội để biểu quyết. Tự do, dân chủ bị mua chuộc. Kinh


Điển hình ông Jacob Lew được Citigroup cho bonus $900,000 khi ông ta rời công ty để nhận việc ở bộ tài chính Hoa Kỳ. Đến khi 2008, khủng hoảng kinh tế, Citigroup được chính phủ bảo kê 45 tỷ đô la, không bị phá sản, nay là một trong những ngân hàng lớn nhất trong khi các ngân hàng nhỏ bé bị banh ta lông và được họ thu mua lại nhờ sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ. Henry Paulson, bộ trưởng tài chính của Hoa Kỳ, cựu tổng giám đốc của Goldman Sachs, kêu chính phủ bảo kê công ty này khi cuộc khủng hoảng 2008. Nhận được 10 tỷ đô la. 


Để nói thêm về ông Paulson mà thiên hạ như ông Warren Buffett ca ngợi. Khi ngân hàng Indy Mac bị phá sản, ông ta và đồng bọn mua lại với sự bảo kê của chính phủ với giá 70% của ngân hàng này. Nếu họ bán các bất động sản mà lỗ thì chính phủ sẽ bù lại cho họ. Khi có một ông Mỹ quen gửi cho mình video vụ này thì mình nhờ mấy người đi kiếm nhà của Indy Mac, bị tịch thu để mua. Có 4 căn nhà mình trả $25,000/ căn thì họ bán vì khu không được an ninh lắm và mấy căn giá $50,000/ căn vì chính phủ sẽ trả bù tiền lại cho họ. Khi xây cất 1 căn nhà dạo ấy, tốn ít nhất cũng $150,000. Cho thấy sự tham nhũng trong cách làm ăn tại Hoa Kỳ.


Có ông Jon Corzine, cựu thượng nghị sĩ, thống đốc của tiểu bang New Jersey, cựu giám đốc của Goldman Sach, tổng giám đốc công ty MF Global, bị quốc hội hỏi chuyện vụ công ty này bị phá sản thì ông ta trả lời không biết 1.2 tỷ đô la của công ty tự nhiên biến mất. Tổng giám đốc mà đứng trước quốc hội kêu không biết. Ông Gensler, được Obama chỉ định nhiệm vụ kiểm soát tài chính, là đàn em của ông Jon Corzine ở Goldman Sach, không điều tra gì nữa hết. Xong om. 


Chúng ta nghe nói tự do và dân chủ. Đó là ảo tưởng vì chúng ta không có quyền chọn lựa. Họ đưa ra 2 ứng cử viên, không đề xướng chương trình gì cho tương lai, chỉ để hai bên chửi bới nhau cho vui. người Mỹ chia ra làm hai phe: bên tự xưng là Xanh, bên tự kêu là Đỏ. Họ bỏ thời gian lên mạng chửi bới những người không quen biết tỏng khi các mạng xã hội tha hồ bán quảng cáo. Em thì rất sợ bầu cử này. Nên đang nghiên cứu cách chuyển tiền quỹ tiết kiệm hưu trí vào đâu để lỡ lộn xộn, sau bầu cử, thì có đường mà chạy, không mất tiền hết.


Em nghĩ mấy bác cũng nên nghiên cứu, đừng có mắc mưu bọn chính trị gia chửi nhau trên mạng. Cuộc đời rất ngắn nên chúng ta thay vì vợ chồng cãi nhau nên bỏ hết thời gian chửi bới những người không quen trên mạng, sẽ cảm thấy cuộc đời rất đẹp. Vợ chồng đều huề, hạnh phúc vì đã thắng chửi trên mạng. Rồi khi thị trường chứng khoán banh ta lông lại đổ thừa cho vợ con.


Càng viết càng Chán Mớ Đời để hôm nào rảnh kể tiếp (còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn