Mò mò thêm về ông Tony này, thì khám phá ra ông ta lấy vợ người Việt. Có hai thằng con trai lai việt. Rồi vợ ông Cư quen với bà ta. Ông Cư và ông Tony từng đánh giặc ở Việt Nam nên đồng cảm và buồn đời, lâu lâu ngồi nói chuyện với ông Cư, kể về thời đánh giặc ở Việt Nam trong lực lượng đặc biệt nên ông này kể lại cho người Mỹ đọc cho quên nổi buồn chiến tranh.
Ông ta cho biết lâu lâu hay gặp bạn cùng quân ngủ, tham chiến tại Việt Nam từ 1969 đến 1973 thì ông bạn gốc việt nói về các cuộc hành quân thám sát của đơn vị lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng Hoà cùng thời gian.
This is Nguyen Cu’ van’s BIO.
"The Life and Times of a Vietnamese Special Forces Trooper"
with his friend, Tony Con Cop
Ông Cư kể là lớn lên gần Nha Trang. Nhà nghèo nhưng ông ta không biết nghèo vì mọi người ông ta biết đều sống như gia đình ông ta. Ông ta sinh ra tại một làng ở gần Quy Nhơn, và sống tại đó được 12 năm. Gia đình có độ 2.5 mẩu đất để trồng trọt. Nhà được làm bằng gỗ, lợp mái bằng lá dừa. Nói chung gia cảnh có đủ cơm ăn áo mặc.
Năm 1962, tôi thấy lần đầu tiên người Mỹ. Một hôm độ 4:30 hay 5 giờ, chúng tôi nghe "Whoomp-whoomp-whoomp" trên đầu. Cả làng đều nghe tiếng trực thăng và nhìn lên trời và thấy một chiếc trực thăng Chinook, hơi cũ có hình dáng như trái chuối. Máy bay xuất hiện từ trên núi đáp xuống khu vực làng chúng tôi. Bay xà qua quốc lộ số 1, rồi đậu xuống và tắt máy.
Lính Mỹ Nhảy ra với súng của họ, khởi đầu họ dàn canh gác xung quanh máy bay, sau đó bắt đầu xem xét máy móc. Hình như máy móc lộn xộn với chiếc máy bay. Việc này xẩy ra rất lạ khiến con nít như tụi tôi trong làng, tò mò rủ nhau chạy lại xem chiếc máy bay cận cảnh lần đầu tiên. Con nít trong làng chạy ra xem. Lúc đầu chúng tôi đứng xa xa sau tiến lại gần. Vụ này mình có thấy khi ra sân vận động, cạnh Thao Trường, thấy họ đáp Chinook hay trước Thuỷ Tạ, thấy lạ nên hay đứng xem. Rồi sau này quen nên chả buồn ngó.
Trong làng có độ 150 người sinh sống, độ 25 đến 30 gia đình. Mọi người đều chạy ra xem người Mỹ và chiếc trực thăng. Người Mỹ to cao, tóc vàng, da trắng bệt như người Việt bị bệnh. Chúng tôi chưa bao giờ thấy người tóc vàng, mắt xanh. Có người da đen tóc đen. Chúng tôi đứng xung quanh xem xét, không dám lại gần.
Sau đó mấy người lớn như cha tôi đến gần. Mấy người lính Mỹ đưa cho họ thuốc lá Mỹ. Mấy người lớn chưa bao giờ thấy thuốc lá Mỹ có đầu lọc. Không ai biết nói tiếng anh cả. Cứ như ông nói gà bà nói vịt. Nhưng người lớn hiểu là thuốc lá. Vì họ hút thuốc lá do chính họ trồng ở ruộng mà người ta hay gọi là thuốc Cẩm lệ. Thuốc lá được trồng rồi mấy người như bà Cẩm lệ từ Huế đi xe ra mua, đem về tẩm thuốc rồi bán. Thuốc vấn danh tiếng một thời nên người Đà Lạt hay gọi thuốc Cẩm Lệ. Mình có ông cậu bà con bán thuốc Cẩm Lệ ở chợ Đà Lạt khi xưa, ngay gian hàng guốc. Người dân không biết gì ngoại trừ làng của họ. Chưa bao giờ thấy radio, máy truyền hình trong đời. Chúng tôi đứng xem đến chiều chạng vạng thì mọi người về nhà. Lính Mỹ ở lại đó cả đêm. Đến sáng hôm sau độ 6 giờ sáng có thêm mấy chiếc trực thăng bay đến đậu bên cạnh. Có lẻ họ đem theo đồ phụ tùng. Độ 2 giờ chiều thì mọi người Mỹ và trực thăng cất cánh bay đi luôn. Ngày hôm ấy rất đặc biệt trong thời thơ ấu khiến chúng tôi không bao giờ quên.
Chúng tôi sống tại làng đến năm 1964 hay 1965, khi tôi độ 11 hay 12 tuổi đầu. Trong vùng chúng tôi, quân đội cộng hoà và cộng sản đánh nhau qua lại và cuối cùng quân đội quốc gia bỏ cuộc và Việt Cộng chiếm đóng. Gia đình chúng tôi phải di tản về phiá nam. Bố tôi vào Khánh Hoà mua đất gần Nha Trang, xây căn nhà tạm trú.
Nhà tôi có 4 chị em, một chị lớn, đến tôi và hai người em. Khi Việt Cộng xâm chiếm vùng làng chúng tôi thì gia đình chúng tôi rời bỏ đi vào phía nam. Nhưng bố tôi còn ở lại để lấy thêm đồ mang đi và xếp cất các vật dụng trong nhà rồi sẽ đi sau. Bổng nhiên chị tôi nói chạy về nhà để lấy đồ gì bỏ quên thì bị Việt Cộng bắt, xung vào làm dân quân, đi tải đạn, nhu liệu. Họ bắt chị tôi làm việc như súc vật. Chúng tôi không bao giờ gặp lại chị tôi. Sau này nghe những người già (nghe nói nằm vùng) ở lại kể là chị bị bom thả chết trong rừng. Bố tôi cũng bị kẹt ở lại.
Tôi kể đây vì có rất nhiều người Mỹ không hiểu. Họ xem phim tuyên truyền, thấy phụ nữ và trẻ em làm chông, cắm vào dưới nước để lính Mỹ đi tuần đạp lên. Những người này tham gia kháng chiến này nọ nhưng chỉ là tuyên truyền. Trên thực tế họ bị bắt buộc làm nếu không họ sẽ bị xử tử. Chị tôi chết với Việt Cộng nhưng là người tù của họ, bắt buộc theo họ.
Nơi làng xưa tôi sinh ra và lớn lên, tôi rất yêu mến cuộc sống ngày đó. Tôi đã về thăm Việt Nam hai lần, nơi gia đình tôi sinh sống gần Nha Trang, nhưng tôi cũng có trở lại quê làng tôi khi xưa ở gần Quy Nhơn. Tôi nay đã 45 tuổi đời và có tất cả tại Hoa Kỳ nhưng tôi có thể từ bỏ tất cả để sống lại những ngày xưa thơ ấu trong làng. Khi xưa, chơi với bạn bè, khi đói thì xuống ao bắt cá, bắt còng, hái rau cải trong vườn để nấu . Lúc nào cũng có cơm ăn đến khi Việt Cộng đến là phải bỏ chạy ra sống gần thành phố. Tôi biết tên mọi người trong xóm trong làng, không như ở Hoa Kỳ, tôi không biết tên người hàng xóm vì không gặp nhau hay làm quen. Căn nhà mà bố tôi xây dựng nhờ các người trong làng phụ giúp vẫn còn đứng vững.
Dạo ấy bố tôi muốn làm căn nhà. Ông ta phải chuẩn bị cả 2 năm trời. Ông ta chặt cây rồi kéo xuống dưới đầm. Ngâm với muối biển và nước. Bố tôi lấy đá chận trên các thân cây để khỏi trồi lên mặt nước khá lâu. Sau đó mới đem lên để cho khô trước khi làm nhà. Không bao giờ bị hư mọt.
Sau khi bố tôi mua tất cả các vật liệu cần dùng để xây nhà. Bố mẹ tôi kêu gọi mọi trong làng đến phụ xây nhà. Phụ nữ đến để nấu cơm cho đàn ông ăn. Cứ như picnic ở Hoa Kỳ. Cả con nít cũng tham gia. Trong làng có ông thợ mộc có tay nghề, giúp đỡ, cắt cưa, chỉ các người đàn ông khác phụ làm để đưa đà, dựng cột,.. chúng tôi không bao giờ nói đến tiền bạc, dân trong làng xóm đến phụ giúp nhau. Khi nào nhà nào muốn xây căn nhà thì cả xóm lại đến phụ giúp. Tình người khi xưa rất tốt. Chỉ có Việt Cộng đến là phá vỡ mọi thứ. Mỗi khi Tết đến, bố mẹ tôi đều đem quà đến biếu nhà ông thợ mộc, như để cảm ơn, bỏ công giúp xây dựng căn nhà. Ông ta chỉ lấy một buồng chuối, là những gì đình chúng tôi có. Ông ta cũng có nhiều cây chuối.
Bố tôi trồng mấy cây dừa xung quanh nhà để che nắng. Từ quốc lộ 1, chỉ thấy toàn dừa. Mùa nắng đi đồng về, láy dừa ra chặt, bỏ tí muối vào uống ngon cực. Mùa đông thì cẩn thận vì gió thổi cá lá dừa khô xuống có thể cắt tay cắt chân.
Khi tôi đi học trường tiểu học. Tôi phải đi bộ vì không có xe buýt như ở Hoa Kỳ. Tôi phải băng qua sông, đi vòng núi đến làng bên cạnh, mất 45 phút mới đến trường. Khi nước dâng cao, thì phải cởi trần lội qua sông. Bố mẹ tôi chưa bao giờ được đi học nên tôi cố gắng đi học. Mẹ tôi được bình dân học vụ nên biết đọc chút đỉnh. Cha mẹ tôi hy sinh đời mình để mong đời con cháu khá hơn. Chúng tôi trồng lúa nên nhà luôn luôn có cơm. Dư gạo thì bán để mua áo quần cho mọi người. Bố mẹ tôi mướn con trâu để cày. Có nuôi vài con vịt, và có vườn rau để ăn. Vườn chúng tôi có trồng các loại rau để chữa bệnh như xả, ngải cứu. Chúng tôi không bao giờ có bác sĩ trong làng nên phải tự chửa. Đất trên núi để cho mọi người sử dụng miễn phí. Bố tôi và tôi phát rẩy được 1 mẫu đất. Rồi đốt rẩy. Sau đó trồng mấy cây chuối non, bắp và đậu và sắn.
Trên đường đi từ Đà Lạt đến Nha Trang mình thấy họ làm rẫy kiểu này. Chúng tôi nuôi heo và vịt. Heo không phải để chúng tôi ăn mà để bán, mua thực phẩm và áo quần.
Từ bé tôi chưa bao giờ ăn thịt bò hay thịt trâu vì mấy con thú này được dùng để cầy cấy. Tôi chưa bao giờ thấy 1 đồng vì nhà nghèo. Chỉ khi vào sống gần thành phố mới thấy tiền bạc. Nói chung chúng tôi nghèo nhưng không bao giờ đói khát.
Khi chúng tôi di tản về Nha Trang thì mọi việc cũng tương tự ngoại trừ chị tôi bị bắt buộc ở lại với Việt Cộng và cha tôi ở lại vùng Việt Cộng chiếm. Mẹ tôi lúc nào cũng đổ lỗi sự việc chị tôi bị bom thả chết vì cha tôi. Mẹ tôi nói chị tôi trở lại căn nhà để phụ cho tôi thì mấy ông kẹ ập vào, gia đình tan nát. Mẹ tôi không sống với cha tôi từ dạo ấy, hai chiến tuyến. Cuộc sống gia đình vẫn vậy, vẫn trồng lúa như ở làng cũ.
Trong làng mới thì tôi cũng phải đi học. Trường trung học khá xa. May có người bạn có chiếc xe đạp nên tôi phải đạp và làm bài tập cho hắn.
Năm 1969, sau Mậu thân tôi đăng lính đi lực lượng đặc biệt. Tôi có thể gia nhập các binh chủng khác như bộ binh, Hải quân, không quân. Tôi chỉ mới 17 tuổi, nếu đợi đến 18 tuổi thì chính phủ gọi nhập ngủ sẽ được bổ đi các binh chủng khác. Tôi muốn gia nhập binh chủng danh tiếng nhất. Lý do là được trả lương nhiều hơn. Gia đình tôi cần thêm tiền, và tôi sẽ không ở nhà để phụ giúp. Thế thôi. Ngoài ra lực lượng đặc biệt huấn luyện dạy tôi nhiều việc như cứu thương,….
Mẹ tôi không muốn tôi đi lính như bao nhiêu người mẹ Việt Nam khác. Không muốn con mình chết.
Khi tôi được gửi đi học khóa đầu tiên của lực lượng đặc biệt, ở Lam Sơn, 30 cây số cách Nha Trang. Chúng tôi học các căn bản, đánh cận chiến, sáp lá cà,.. tương tư như các trại huấn luyện khác nhưng ở đây học tập nhiều hơn. Sau đó về căn cứ Long Thành, phía nam Long Bình để học nhảy dù. Sau đó đến trại Động Ba Thìn gần Cam Ranh. Chúng tôi được huấn luyện sử dụng các loại mìn, chất nổ, lựu đạn, và cấu trúc đặt mìn. Cũng được huấn luyện sử dụng TNT và C-4. Họ dạy chúng tôi về truyền tin và Morse. Có một bệnh xá nhỏ ở đó, để huấn luyện chúng tôi về cứu thương và cách tự cứu chửa khi bị thương. Sau đó được gửi đến trại huấn luyện cạnh Lam Sơn để huấn luyện thêm cho các đơn vị lực lượng đặc biệt. Tôi chăm chú nghe các huấn luyện viên người Việt cũng như người Mỹ. Họ dạy chúng tôi làm sao thoát chết. Cuối cùng thì tôi đã trải qua được các đợt huấn luyện và được tuyển vào LLĐB. Nhất là tuân lệnh như một huấn luyện viên kêu chúng tôi vào một căn phòng bắt cho được 10 con kiến trong vòng 10 phút. Chúng tôi biết là không có kiến trong phòng này nhưng phải vâng lệnh. Sau ông ta đi vào hỏi kiến đâu, bắt hít đất 100 cái.
Lâu lâu họ dừng lại và tát đá đấm chúng tôi. Chúng tôi phải ngồi yên và cười như hoa hàm tiếu. Chúng tôi phải học tự chủ không được tức giận. Vì khi đi nhảy toán thám sát mà nổi giận, có thể bị giết hay nhiệm vụ không được hoàn thành. Trong các khóa huấn luyện cao cấp, môn cận chiến, tôi được phép huấn luyện các bạn đồng ngủ. Lý do khi còn nhỏ tôi có học võ BÌnh Định với ông chú, thầy võ trong làng. Nên khi học võ thuật, cận chiến thì trình độ của tôi cao hơn huấn luyện viên nên ông ta để tôi hướng dẫn các bạn đồng ngủ về cận chiến. Lớp của tôi có nhiều người không tốt nghiệp. Vì rớt nhiều các khoá huấn luyện,.. nhưng không sao họ vẫn được phục vụ trong các binh chủng khác. Như địa phương quân. Họ nghĩ là may mắn. Vấn đề là không được huấn luyện nhiều nên họ không để ý, lơ là và bị giết như chơi. Có lần tôi về phép, em tôi hỏi nhớ anh Trai không. Hỏi sao thì được biết anh ta gia nhập nghĩa quân. Một hôm họ gửi 2 toán đi tuần. Rồi trong đêm tối lộn xộn ra sao không nhận ra nhau nên bắn nhau. Sáng ra 14 người chết do phe ta bắn phe ta. Thấy cũng lạ, Việt Cộng thường là bắn AK còn địa phương quân chắc thời đó chỉ có Carbin M1, hay M2. Nghe tiếng súng là phải nhận ra ngay.
Kể đến đây mình nhớ vụ ông lính gốc quảng, nói không ai hiểu nên gây hiểu lầm. Tối đó ông ta được lệnh canh gác và mật hiệu hỏi tối đó là “Bạch Đằng”. Người muốn vào đồn phải trả lời là Quang Trung. Tối đó ông đồn trưởng vào đồn ngủ. Ở cổng ông thần gốc quảng kêu: “bẹt đèn” thì ông đồn trưởng bật đèn xe Jeep lên, ông kia cứ kêu bẹt đèn mà đồn trưởng cứ bật đèn xe nên móc súng bắn khiến ông ta la hét om xòm. chuyện tếu.
Tôi tốt nghiệp, mãn khoá huấn luyện lực lượng đặc biệt năm 1971 sau 2 năm trời huấn luyện. Được lên lon 3 cánh gà, hình như là thượng sĩ. Sĩ quan của lực lượng đặc biệt đều lên chức qua chiến công. Không có ai sĩ quan được vào thẳng LLĐB. Ngoại trừ có tài gì rất quan trọng.
Khi về phép, tôi chỉ bận đồ dân sự, trong làng chỉ có vài người biết tôi thuộc LLĐB. Có lần sau bao nhiêu lần tham gia các đặc vụ, tôi được nghỉ phép. Cả nhà vui mừng gặp lại tôi. Sau 1 ngày tôi có cảm giác có gì khác lạ. Mẹ tôi không nói nên tôi hỏi người em trai. Được biết là ấp trưởng và cảnh sát trưởng của làng làm phiền gia đình tôi. Lý do là họ lãnh lương ít nên tham nhũng. Họ muốn mọi người trong làng đóng góp nếu không đóng thì sẽ gặp phiền hà. Tôi nổi điên. Tôi xa nhà để đánh Việt Cộng trong khi ở nhà gia đình tôi bị xách nhiễu bởi đám quan chức địa phương.
Tôi lấy bộ đồ LLĐB, ra chùi giầy láng cóng rồi lên đồ, sau đó ghé lại ty cảnh sát. Tôi cho họ biết tôi là ai, và em tôi đã kể những gì. Họ biết LLĐB, Lạng quạng thì cả toán LLĐB sẽ xử họ. Nhớ sau Mậu thân có nhóm LLĐB ở Đà Lạt, lùng kiếm mấy ông cảnh sát dã chiến. Lý do là có ông thần nào gốc tàu đi LLĐB về, ngồi nói chuyện với ông gác cửa rạp xi-nê Hoà Bình. Có 5 ông thần cảnh sát dã chiến muốn vô không mua vé rồi đánh ông thần LLĐB. Ông này chạy về căn cứ, kéo cả đơn vị đi lùng bắn cảnh sát dã chiến. Nghe nói sau đó tỉnh trưởng phải giải hoà hai bên và từ đó ít thấy cảnh sát dã chiến ở Trại Mát lộn xộn ở Đà Lạt. Từ đó gia đình tôi không bị làm phiền nữa.
Đà Lạt khi xưa có vụ thiên hạ chơi đánh đóa với bậc cắt ở cầu thang chợ. Có ông cảnh sát ghé lại kêu không được chơi vì đỏ đen. Có ông thần 302 tên Lực thì phải. Hôm đó bận đồ dân sự, nói chơi có mấy đồng mà đỏ đen gì. Ông muốn bắt đỏ đen tôi dẫn ông đến sòng bài cả triệu bạc tha hồ bắt. Số ông cảnh sát chết ngày đó. Kêu không đi đâu hết dẹp chỗ này không tôi bắt. Nói qua nói lại sao ông thần Lực rút súng bắn ông cảnh sát chết tươi rồi DEI bộ về đường Phạm phú Quốc, tay cầm súng. Cò Giao, cò Mạnh và một số đông cảnh sát bao vây nhà. Bà chủ nhà ra nói là đợi ông xã tui về rồi tính. Chớ mấy ông xông vô, ông kia chơi trái lựu đạn là khổ nữa. Cuối cùng chủ nhà về hỏi bây giờ làm sao. Muốn thì trốn đi, kiếm giấy tờ giả đăng lính rồi khi xong huấn luyện quân trường sẽ kéo về 302. Ngồi suy nghĩ sao ông thần Lực kêu thôi để em đi tù.
Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng Hoà
Chúng tôi có hai loại lực lượng đặc biệt. Một; chúng tôi đi hành quân như người Mỹ làm, mà người Mỹ gọi là đi vào “indian country”, để thu lượm tin tức mà cấp trên muốn và kẻ thù không biết chúng tôi đã có mặt tại đây. Nhiều khi chúng tôi làm việc với LLDDB người Mỹ. Nhiều đặc vụ, họ nhờ chúng tôi tìm kiếm căn cứ của Việt Cộng, hướng nào, cấu trúc cấc nhà cửa, hầm hố, bao nhiêu cửa sổ, cửa ra vào. Chúng tôi ghi nhận hoạt động của Việt Cộng ra sao. Đặc vụ này chỉ do thám, ghi các chi tiết rồi rút lui.
Hai; chúng tôi phải tìm ra khi chứa vũ khí và nhiên liệu mà Việt Cộng dấu. Nếu chúng tôi khám phá ra thì cho nổ, phá huỷ. Lâu lâu có bắt được một cán binh Việt Cộng đem về căn cứ để khai thác. Hay nhiều khi chúng tôi được trao một tấm ảnh của sĩ quan Việt Cộng để ám sát hay bắt cóc. Thường cấp chỉ huy gửi nhiều toán đến xem xét khu vực. Chúng tôi không biết các toán khác làm gì. Mình đoán là có nhiều căn cứ LLĐB khắp miền nam nên không gặp nhau. Khi đụng trận là mệt bỏ mạng như chơi như vụ đặc vụ mà ông Cư kể ở Hạ Lào.
Buồn đời, mò các trang nhà của cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam thì khám phá các bài viết kể về ông Nguyễn Văn Cư, gốc Bình Đình. Qua cuộc đời của ông ta do người Mỹ kể lại, giúp mình hiểu thêm chút gì về cuộc chiến ở miền nam khi xưa ở ngoài thành phố.
Khi xưa mình có gặp chị Lệ Lý Hayslip ở San Diego. Chị ta kể đời sống trong làng khi xưa ra sao. Ban ngày thì quốc gia dạy cộng sản khát máu rồi rút ra thành phố còn ban đêm thì mấy ông Việt Cộng ra, bắt học tập chống Mỹ cứu nước. Mình nghe chị ta hát mấy bài hát khi xưa rất vui. Quốc gia dạy hát bài nào, hát ban ngày rồi tối về Việt Cộng bắt hát bài nào.
Qua hình ảnh của chị ông Cư bị bắt đi tải đạn. Cho thấy người dân bị bắt, ép buộc chống Mỹ cứu nước. Chả phải vì căm thù gì cả. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Hắc sơn tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét