Khi xưa, lưng mình hơi bị gù vì ngồi văn phòng vẽ hoài, cũng như ngồi lái xe cả ngày tại cali nhưng dạo này thấy bớt gù thì không hiểu lý do. Chỉ đoán là nhờ tập Đông Phương Hội. Gần đây mình có theo học một lớp về xương cốt thì mới ngộ được ảnh hưởng của nội công Hồng Gia trong cơ thể nhất là khi về già. Ngày nay, mình cảm thấy khoẻ hơn khi xưa, trước khi tập Đông Phương Hội.
Ông bác sĩ chỉnh xương của MacKenzie Foundation kể rằng khi xưa ông ta làm Certified trainer, huấn luyện viên chặt $50/ giờ trong các câu lạc bộ thể thao như La Fitness, 24 hours ,… ông cho biết chỉ cần 2 tuần lễ đọc một cuốn sách rồi đi thi là được chứng nhận làm huấn luyện viên, huấn luyện khách hàng tập thể dục. Vào các câu lạc bộ thể thao, thấy mấy người huấn luyện viên, hóa ra họ chỉ đọc 1 cuốn sách rồi đi thi. Đi thi thì dễ À B C khoanh vô hình trung làm hại người trả tiền để họ huấn luyện vì tin tưởng vào chứng chỉ được huấn luyện.
Ông bác sĩ kể là sau một thời gian huấn luyện khách hàng thì họ bị đau nơi lưng và chân tay. Khách hàng cứ than là càng tập càng đau nên Chán Mớ Đời ông ta ghi danh đi học y khoa ngành chỉnh xương tại đại học New York. Ngoài ra ông ta cho biết nhiều người đi tập yoga, thể dục để giúp co giản thân thể nhằm giảm đau vô hình trung lại khiến họ bị nội thương như trường hợp khách hàng ở Gym của ông ta.
Dạo này thấy đồng chí gái tập trên mạng với ông thầy nào trẻ, kêu môn võ là không truyền cho người ngoài nay vì sức khỏe cộng đồng nên thầy mới truyền giáo, tập vài thế xong thì ông ta kêu liên lạc thầy qua Zalo để mua thuốc uống bổ dương bổ thận gì. Chỉ thiên hạ tập để bán thuốc.
Khi về già chúng ta đều cần có cơ thắt lưng khỏe. Mình hay thấy người lớn tuổi đi khom khom thân hình tới trước. Thậm chí xương bị dẹp nên thấp người lại hơn xưa như mẹ vợ mình. Khi về già chúng ta bị loãng xương nên từ từ xương bị dẹp. Khi xưa, mấy đứa con đang tuổi lớn, mình hay đo chúng thì khám phá ra buổi sáng thì chúng cao hơn trước khi đi ngủ. Lý do là khi ngủ thì có một chất lõng chan đầy giữa hai khớp xương sống vì nằm khiến xương sống giãn ra nên buổi sáng thức dậy con mình hay chúng ta thường là dài đòn hơn là ban đêm vì cả ngày đi đứng nên chất lõng đó chạy trong các khớp xương.
Có nhiều người than phiền là ngồi ghế xem truyền hình xong đứng dậy thấy đau lưng hay chân. Hiện nay người ta cho biết có trên 30 triệu người Mỹ bị đau lưng. Cứ gặp mấy ông thầy thuốc bắc tàu là kêu thần kinh toạ. Có lần vợ mình trải qua thời kỳ hậu mãn kinh, đi thầy thuốc bắc kêu thần kinh toạ, bắt mua mấy chục than.
Nhớ có dạo một anh người Mỹ đúng tập tại Đông Phương Hội. Một hôm, anh ta chào Khoa, xin nghỉ một thời gian để đi mổ cái xương sống. Khoa kêu anh ta nằm xuống, dùng Trật Đả để đẩy mấy khớp xương sống vào chỗ cũ khiến anh ta hết đau và khỏi bị mổ. Có anh bạn đánh cù bị trật xương sống, đến nhờ Khoa chữa hết đau. Anh ta kêu đi mấy bác sĩ chỉnh xương cả năm hơn không hết. Hứa sẽ đến tập với vợ rồi trốn luôn.
Qua buổi học, với hình ảnh, giải thích rõ hơn thì mình mới hiểu lý do tập Hồng Gia La PHù Sơn rất quan trọng để giúp gân cốt của vùng bụng và chân mình luôn luôn mạnh để tránh những trường hợp bị trật xương. Hệ thống dầy chằng, gân cốt lâu năm không hoạt động sẽ bị khô cứng như đồ mình để ngoài trời lâu ngày không sử dụng sẽ bị rét rỉ.
Cách đây mấy năm, mình leo núi Yosemite, chạy tránh suối nước đang đỗ xuống nên trợt ngã. May là chỉ nức một chút xương ống. Nếu xương mình mềm, xốp là có thể gãy chân luôn. Người ta khuyên người già nên uống sữa để có calcium. Vấn đề là sữa có chất acid rất nhiều nên cơ thể tự động rút calcium trong xương để bảo hòa PH cơ thể nên bù trớt. Mình có giải thích vụ này khi đọc cuốn sách của một bác sĩ người Nhật có phòng mạch tại Hoa Kỳ và tại Nhật Bản. Ông ta cho biết khi xưa người Nhật không bị chứng bệnh này nhưng người Nhật sang ở tại Hoa Kỳ thì lâu năm bị loãng xương, ông ta khuyên không nên uống sữa. Các công ty bán sữa đều quảng cáo uống sữa để có calcium.
Hệ thống xung quanh bộ xương chậu, mông của mình rất quan trọng. Nếu bị lộn xộn là hết đi đứng ngồi.
Khi về già chúng ta đều cần một cốt lõi (core) mạnh mẽ, cân bằng và có cơ thắt lưng (psoas) dài và khỏe. Hai yếu tố này đều quan trọng như nhau nhưng chúng thường cản trở nhau trong việc giúp cơ thể hoạt động tốt. Thân trên được chia làm hai phần, nửa trên là tim và phổi, nửa dưới là cơ quan tiêu hóa. Ở phía trên, chúng ta có lồng ngực bao bọc các cơ quan quan trọng này khỏi bị tổn thương và ở phía dưới là ruột, dạ dày, gan và những cơ quan tương tự sống trong một hộp cơ bắp.
Phần trên và dưới của hộp này là cơ hoành, cơ hô hấp chính của chúng ta và cơ nâng hậu môn. Hai cơ này thực sự có mục đích phối hợp với nhau. Cơ psoas chính nằm ở mặt sau của hộp cơ bắp và cơ bụng thẳng, cơ ngồi lên của chúng ta, nằm ở mặt trước của hộp.
Giữa bốn cơ bắp này, đường ruột treo trong một cái túi ở cột sống. Những bộ phận này cần có không gian để xê dịch và tự do hoàn thành chức năng của mình. Nếu không gian của chiếc hộp mà chúng sống bị thu hẹp, chúng sẽ không thể hoạt động hiệu quả và quá trình tiêu hóa, cùng với các chức năng khác, sẽ bị ảnh hưởng đó.
Theo hình này thì cho thấy nếu cái bụng bự sẽ làm hai cái gân chính bị kéo giãn ra nhất là bị căng, sẽ làm đau lưng về lâu về dài. Khi mình làm giảm 20 cân anh thì thân thể trở lại trạng thái hình đầu tiên.
Bụng bự
Đa số về già chúng ta thường thấy có cái bụng to, nhất là những ai ăn nhiều uống nhiều. Các huấn luyện viên thể dục thường cho những người có bụng tập hít đất hay đứng lên ngồi xuống. Theo ông bác sĩ cho biết là mối quan hệ giữa cơ bụng ngang và cơ bụng thẳng rất quan trọng. Phải có sự săn chắc ở cơ bụng ngang trước khi thực hiện các bài tập về cơ bụng thẳng. Cơ psoas lớn kéo dài xuống bắt xương chậu và cơ bụng thẳng chạy thẳng xuống theo một đường thẳng từ lồng xương sườn đến xương mu.
Nếu trường hợp đó xảy ra và cơ bụng ngang săn chắc thì cơ thể chúng ta cho phép thực hiện động tác gập bụng để cố gắng mang lại sự cân bằng cho phần trước và sau của cơ thể. Mình nhớ sau khi theo chế độ vô thất gián đoạn, thì cái bụng xẹp xuống và mất độ 20 cân anh thì cơ thể nhẹ nhỏm, đi đứng rất nhẹ nhàng. Có thể nhờ vậy mà cái lưng của mình bớt gù vì không bị sức nặng của cái bụng béo phì kéo xuống.
Nhưng nếu cơ psoas bị căng thì sao?
Ta thường thấy một người có vẻ ngoài gầy gò, cơ thể ít mỡ nhưng lại có cái bụng phệ nhô ra phía trên eo. Họ giải thích là dấu hiệu cho thấy cơ thắt lưng lớn bị kéo về phía trước từ phía sau xương chậu - khi cơ thắt lưng bị căng bị kéo về phía trước cơ thể, các cơ quan không có nơi nào để đi ngoại trừ về phía trước và cơ bụng thẳng đi theo với cái bụng phì.
Điều đó là đúng trên lý thuyết nhưng nếu cơ thắt lưng bị căng và người tập phải đứng dậy nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa xương chậu và lồng ngực, thì người tập đang hạn chế lượng không gian trong hộp nội tạng. Khi cơ thắt lưng căng sẽ đẩy các cơ quan về phía trước và cơ bụng thẳng đẩy chúng về phía sau sẽ không giúp được cơ thể tốt được.
Người ở tư thế này có thể sẽ có bụng cứng hơn là mềm do áp lực lên bụng. Trình tự công việc nên là thả lỏng cơ thắt lưng, làm săn chắc cơ bụng ngang của chúng ta và sau đó tập cơ bụng thẳng theo độ dài mong muốn. Nhiều thứ rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta đòi hỏi phải hiểu được điều gì đang xảy ra trong các cấu trúc bên trong.
Qua lớp này thì mình bắt đầu hiểu lý do nên tập nội công của môn phái Hồng Gia La Phù Sơn. Đại loại khi xưa học vạn vật thì được biết cơ thể của mình gồm bộ xương, nối kết với nhau bởi các cơ bắp, dây chằng, gân,.. giúp cơ thể hoạt động đi đứng, ngồi, nằm,… cái lưng của cơ thể rất quan trọng vì nếu lưng yếu thì sẽ không đứng vững, khó có thể di chuyển, hay hoạt động tay chân.
Gần đây mình trải nghiệm khi tập Hồng Gia La pHù sơn, lực của cơ thể toả khắp toàn thân, từ đầu đến chân. Các cơ bắp và gân cốt đều bện với nhau cùng một lúc với hơi thở, tạo thành một khối lực. Tại sao chúng ta có thể nhất một cái thùng, một khối hay quăng một trái banh, nhờ lực nhưng khi yếu khi thì mạnh tuỳ theo vị trí bộ xương cơ thể trong lúc đó,…
Các hình này cho thấy dây chằng, gân và dây thần kinh bám theo cấu trúc của xương sống giúp xương sống mạnh, mới khiên đồ, đi bộ được,… nếu một trong những thứ này bị lộn xộn sẽ khiến chúng ta đau.
Một góc nhìn khác về đĩa đệm khiến bị đau thần kinh toạ.Hình ảnh cho thấy lưng thẳng và lưng về già thường hay ngoằng ngoèo vì ngồi lâu, làm việc tại văn phòng, ngồi không đúng nên hay bị nghiêng. Xương sống như vậy về già dễ bị đau lắm vì các dây chằng và dây thần kinh bị chấn bởi các khớp xương. Xem giải thích phần dưới
Đây là hình hình ảnh khi hai đốt xương sống bị hở vì nghiêng tới trước hay ngã về phía sau.
Đây là hình cắt ngang của đốt xương sống qua 4 thời kỳ
Hình này thấy rõ nhất bị cắt ngang xương sống và dây chằng và phần thần kinh nằm ở giữa hai phần xương
Chấm đỏ là khi các đốt xương bị trật sẽ khiến chất nằm giữa hai đốt xương sẽ bị áp lực va chạy ra ngoài.
Hình cắt của xương sống cho thấy xương khi tốt và khi bị hư hại theo thời gian
Hình này cho thấy thoái vị đĩa đệm và hình thứ 2 cho thấy khi xương ngã về phía trước hay về phía sau
Lưng cúi về phía trước và ngã về phía sau để thấy cái đĩa đệm
Khi đĩa đệm bị trật thì các dây chằng hay thần kinh (màu đỏ) sẽ bị ép khiến chúng ta đau đớn.
Hình cho thấy là chỗ nào của chân sẽ bị đau và bị tê
Hình vẽ cho thấy các đốt xương 5, L4, L3 đưa đến bị đau chân. Nhớ có lần coi ông thầy chữa bệnh trên mạng. Ông ta kêu đau chân trái thì đè đầu chân phải để chữa ngay chỗ đó hay đau chân thì đè chữa trên đầu. Mình hay thấy các hình ảnh của người Tàu vẽ các bàn tay hay bàn chân nói chỗ này là trên đầu gì đó. Nên đau chân, ông thầy cứ đề đầu xuống day bên trái bên phải. Chán Mớ Đời
Đây là vị thế ngồi sai và đúng khi lái xe hay làm việc. Thật ra nếu chúng ta ngồi với tư thế cái mông cao hơn đầu gối thì tốt nếu không thì vẫn đau.
Tóm tắc là khi làm việc tại văn phòng, lái xe, chúng ta ngồi hoài từ năm này qua năm nọ khiến xương sống không thẳng mà bị xiên, cong. Khi các đĩa đệm xương sống thay đổi sẽ vị trí, khiến các phần đệm giữa hai đốt xương sẽ bị áp lực và bị dẹp xuống khiến một phần bị ép chạy ra ngoài. Nếu không may, gặp các dây chằng hay hệ thần kinh, sẽ ép vào các dây này vô hình trung sẽ tạo áp lực trên hệ thần kinh chúng ta đau.
Hệ thần kinh không phải chỉ nơi lưng mà có thể ảnh hưởng đến tới chân tay, giúp chân tay cử động nên sẽ khiến cho chúng ta đau nơi chân hay tay và những điểm khác. Qua lớp cơ bản về xương sống và những nguyên nhân về đau đớn khi về già khiến mình nhớ đến những lợi ích tập Hồng Gia La pHù Sơn.
Các hình vẽ trên cho thấy cơ bắp, gân xương và dây chằng tạo thành một cấu trúc chắc chắn, giúp đi bộ, chạy, đứng lên đứng xuống. Hôm qua leo núi, bổng nhiên cảm nhận cái phần Sartorius bị rút khá đau.
16 năm về trước, mình đau chân, đau đầu gối, leo lên cầu thang rất khó nhọc. Sau khi tập Hồng Gia La pHù Sơn một thời gian thì hết hẳn. Chỉ biết tập nay mới ngộ lý do các đơn nội công nhất là các thế đứng tập đã giúp các dây chằng, dây thần kinh được bện, kéo cái lưng trở về vị trí cũ.
Khoa có học môn Trật đả nên khi các đốt xương sống bị trật ra ngoài khiến đau lưng hay chân, Khoa có thể xoa dầu nóng ở vùng đốt xương bị lệch và dùng nội lực đẩy đốt xương lại vị trí cũ. Mình có thử một lần với người em rể, nghe cái cụp và anh ta bớt đau sau đó. Đồng chí gái thì nằm vạ, cứ bắt cạo gió hoài. Chán Mớ Đời
Khi đứng tấn để kéo nội công thì hai chân bị khoá từ hai bàn chân lên tới xương cụt và từ đó dẫn lên tới cổ. Khi kéo nội công thì các phần thân thể cơ bắp đều được bện với nhau, co giản, mát xa nội tạng. Dạo này Khoa chỉ mình cách tập nhiệt thân pháp và để ý hơi thở khi kéo nội công thì thất kinh vì hơi thở cùng cơ thế đi chung một lúc thì toàn thân, các dây chằng, các dây thần kinh cơ bắp sẽ cử động nhịp nhàng theo hơi thở, khi hít vào và khi thở ra. Hơi thở lưng lưng nơi bụng khó tả lắm cảm thấy thoải mái hơn trước đây khi kéo đơn nội công. Cứ như muốn gồng mà khi Khoa chận tay lại thì bị gãy lực.
Có điểm quan trọng sau khi kéo nội công thì cần phải xả các gân cốt. Lý do giúp đàn hồi lại sau 1 tiếng đồng hồ tập luyện, xoắn các cơ bắp và gân cốt. Do đó rất quan trọng là phải xả tấn, xả tay chân nếu không về lâu về dài có thể đưa đến những điều không hay.
Nay thì ngộ được phần hơi thở, nếu không mài hơi thở thì sẽ bị ngưng và lực mất ngay lúc ấy. Hệ thống thần kinh, dây chằng bao bọc cả bộ xương cần được co giãn vì nếu không hoạt động thì lâu ngày sẽ cứng, như vật dụng bị rét rỉ lâu năm.
Nói cho ngay, tập trên 16 năm, mình mới có chút kinh nghiệm, nhận thức được những thay đổi trong cơ thể. Có một anh đọc bài của mình, đến tập tuần vừa rồi. Nghe anh ta kể là mới gắn stent cách đâu 2 tuần. Có trải nghiệm thì mới hiểu còn nghe mình ghi lại nữa gì mình cảm nhận thì Chán Mớ Đời.
Dạo này mình cảm nhận được hơi thở bằng bụng khi ngủ, rất vui nhưng ngủ ngay liền. Đây là cách tập thở để ngủ liền thay vì thức nghĩ ngợi mông lung. Hơi thở bằng bụng cảm nhận được khi kéo nội công và khi đi bộ nhưng chưa thuần thục lắm, hay bị đứt đoản, không như khi nằm một chỗ trên giường.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn