Tại sao bác sĩ đình công

Mình quen với định kiến của người Mỹ là y sĩ có một nghề kiếm được nhiều tiền. Chịu khó vài năm ăn học y khoa, ra trường là khoẻ một đời. Lấy vợ đẹp con khôn. Gần đây, đọc tài liệu về y khoa thì thấy vậy mà không phải vậy. Đọc sâu sâu vào thì bác sĩ y khoa cũng có nhiều vấn đề, không trơn tru như chúng ta nghĩ.

Nhiều khi đọc tin tức thấy nhiều chuyện khó tin như bác sĩ tự tử tại Hoa Kỳ mỗi năm trên 400 người. Họ chết không phải vì làm tiền quá nhiều và không biết xài. Họ chết vì bị trầm cảm, công việc đầy áp lực, thấy bệnh nhân chết trước mặt mình mà không làm gì được nên bị trầm cảm. Nay lại khám phá ra bác sĩ đình công, bị sa thải khiến mình lại tò mò tìm hiểu thêm. Tại Hoa Kỳ, bác sĩ là nghề rất được trọng nể, không như ở âu châu. Lương cao, học cả 10 năm mới xong nên cha mẹ ai cũng muốn con mình theo học ngành y khoa hay lập gia đình với một vị y sĩ. Đạt được thì xem như 1 đời êm ấm.

Mình nhớ khi xưa, có khách hàng giao tiền hưu trí của họ để mình mua mutual funds cho họ. Mấy năm đầu thị trường chứng khoán lên như diều nên thấy tiền của họ lên, khiến mình cũng vui lây. Đùng một cái, năm 2000 đến, thị trường chứng khoán tuộc dốc khiến mình chới với, không biết làm thế nào để cứu tài khoản của họ. Cuối cùng bỏ nghề vì không thể nhìn tiền của khách hàng khóc cho vơi đi những cổ phiếu.

Mình có tính rất lạ nên vợ hay chửi. Đi xây nhà cho thiên hạ mà nhiều khi mình từ chối. Điển hình có một cặp vợ chồng trẻ, có hôm gọi điện thoại hỏi có phải mình là người vẽ và xây căn nhà ở đường Jamaica. Mình nói đích thị. Anh ta kêu không ngờ người Việt mà vẽ và xây nhà đẹp như vậy. Anh ta cho biết muốn mua căn nhà đó nhưng chủ đã bán cho người khác đến trước. Anh ta nói mới mua một căn nhà y chang trong khu vực đó, nhờ mình vẽ và xây y chang như vậy. Sau khi vẽ, được thành phố chấp thuận, mình kêu vợ chồng này không nên xây vì nhà đang xuống giá nên sẽ lỗ. Giá nhà $600,000, bỏ thêm $400,000 để xây thì khi nhà xuống là ngọng. Xây cho họ thì mình lời được $100,000 trong vòng 3 tháng nhưng họ sẽ gánh nợ một đời. Mấy năm sau tình cờ gặp lại, họ mừng quá vì mình từ chối xây cho họ.

Có lần mình đọc một bài báo ngoại quốc, nói về bác sĩ tại Hoa Kỳ đình công khiến mình thất kinh. Nghề y sĩ đâu phải gia nhập công đoàn gì đâu mà phải xuống đường biểu tình, kêu gọi nhà thương trả lương cao hơn, làm ít thời gian lại. Khi nói đến nghề nào làm tiền nhiều, ai cũng nghĩ có tiền nhiều thì phải lao động nhiều giờ, ít ai để ý đến là họ cũng có gia đình và cuộc sống, cần được nghỉ ngơi để hồi sức. Nhiều khi bị áp lực quá, làm bậy, bị thưa kiện đủ trò. Các luật sư đang quảng cáo, nam bệnh nhân nào bị một bác sĩ của nhà thương HOAG rờ mó thì liên lạc với họ để lãnh tiền. Mình tưởng chỉ có mấy bà bị bác sĩ có máu dê như mình rờ mó, ai ngờ đàn ông cũng bị. Mình già nên chắc không bị mấy vụ này.

https://ejournal.msmaonline.com/publication/?m=63060&i=735364&p=22&ver=html5

Một bà bác sĩ cho biết là đầu năm nay, bà ta đình công, đứng trước nhà thương tại New Mexico. Hôm sau, bà ta bị nhà thương sa thải cùng mấy người đồng nghiệp. Bác sĩ đình công tại Hoa Kỳ khiến mình thất kinh. Nợ đi học y khoa mấy trăm ngàn, tưởng tiền vô như nước sao lại đình công. Chuyện lạ chỉ có tại Hoa Kỳ. Ngoài bolsa, bác sĩ và nha sĩ đong như quân Nguyên, cạnh tranh bệnh nhân, phải trả tiền cho Cò đi chở bệnh nhân lại cho mình.

Lý do nào một nhà thương sa thải nguyên một lúc các bác sĩ? Mình sống ở xứ tư bản nên cái gì cũng dính đến lợi nhuận. Trong công ty ai mà được trả lương cao thì khi họ tìm được người rẻ hơn, làm cùng công việc là đá mình ngay. Ngày nay, đi làm nhiều khi họ chỉ mướn có 30 tiếng tối đa một tuần, để tránh phải trả tiền hưu trí, đủ trò, tiết kiệm tiền công ty. Do đó có người phải đi làm 2 công việc, 30 giờ một tuần, xem như 60 giờ một tuần mà không có quyền lợi gì cả.


Hóa ra bệnh viện đã quyết định thuê nhân viên bên ngoài để giúp họ tăng lợi nhuận vì trả lương nhân viên toàn thời gian như bác sĩ và điều dưỡng viên mà họ mướn quá đắt. Phòng cấp cứu tại bệnh viện, trung tâm y tế Presbyterian Santa Fe, được tiếp quản bởi một công ty có tên Sound Physicians, một nhóm quản lý y tế, thường được gọi là Contract Management Group hay đọc tắc CMG. Đó là một công ty như bao công ty khác chăm sóc y tế vì lợi nhuận, được sở hữu bởi một công ty cổ phần tư nhân. Họ không có châm ngôn “lương y như từ mẫu” mà lương y nhìn bệnh nhân như con bò để vắt sữa.


Hoá ra 1/4 các phòng cấp cứu tại Hoa Kỳ ngày nay đều do các nhóm CMG điều hành. Từ năm 2000 đến này, các công ty đầu tư vào ngành y tế gia tăng gấp 20 lần. Lý do là các CMG này cho rằng họ có thể lợi nhuận hoá các nhà thương gặp khó khăn về tài chánh: các công ty tư nhân có thể bơm thêm tiền tươi và thương mại hoá ngành y tế bằng cách quản lý hữu hiệu hơn.


Mình đọc đâu đó là các nhà thương chặt chém bệnh nhân để bù vào sự lỗ lã do các bệnh nhân không có bảo hiểm, như người di dân không có giấy tờ và tiền bạc. Nhà thương bắt buộc phải cứu chửa họ, không được trả tiền nên quay qua chém dân có bảo hiểm và tiền. Vào phòng cấp cứu là thấy người di dân đợi rất nhiều nên người ta khuyên cứ kêu xe cứu thương đến chở thẳng vào phòng cấp cứu vào nhà thương, ít đợi chờ hơn. Vấn đề là khi xe cứu thương đến nhà là tốn trên $1,000. Do đó phải trả tiền hàng tháng cho thành phố mấy chục để khi hữu sự thì kêu 911 được. Không bị trả $1,000.


Có lần mình đọc tin tức về các nhà thương ở gần biên giới Mễ Tây cơ, khái phá sản vì dân bên Mễ chạy qua biên giới để chữa bệnh miễn phí hay sinh con để được quốc tịch mỹ. Người Mỹ có tiền thì chạy qua Mễ chữa bệnh vì rẻ hơn. Ai buồn đời thì đọc cái link về cấp cứu.


https://www.acep.org/life-as-a-physician/ethics--legal/emtala/emtala-fact-sheet#:~:text=But%2C%20emergency%20departments%20are%20unique,and%20Labor%20Act%20(EMTALA).


Năm ngoái, một tờ báo địa phương đã đăng một câu chuyện về kế hoạch của trung tâm y tế Presbyterian. Một quản trị viên cho biết rằng Sound Physicians được mướn để "cung cấp các bác sĩ" để "cộng đồng có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc khi cần thiết". Bài báo này khiến ông John Wagner, một chuyên gia trong lĩnh vực cổ phần tư nhân và ngân hàng đầu tư hơn 20 năm, buồn cười đến toé phở và đăng một bức thư của độc giả trên tờ Santa Fe New Mexico, chỉ trích việc tư nhân hóa các ngành cấp cứu trong nhà thương. 


Ông ta giải thích là các công ty tư nhân luôn luôn mong đợi lợi nhuận khi họ đầu tư là mấy trăm phần trăm. Lợi nhuận đến từ đâu? Từ tiền boa của bệnh nhân cho rằng bệnh viện đã chăm sóc họ rất tốt mấy ngày qua. Chắc chắn là Không.


Họ bắt các bác sĩ làm việc nhiều thời gian hơn, các y tá được trả lương ít, và để cộng đồng biết, Sound Physicians hoạt động là vì lợi nhuận, chớ không vì lợi ích cộng đồng, bệnh nhân. Báo chí dạo này, đăng một điều dưỡng viên đang bị ra toà, đã khiến mấy bệnh nhân chết vì cho uống thuốc do bác sĩ kê toa tại nhà thương. Được biết mỗi năm có trên 100,000 người Mỹ chết vì uống thuốc do bác sĩ kê toa và được y tá cho uống trong nhà thương, còn ở nhà thì không thấy nói đến. Do đó bảo hiểm nghề nghiệp rất cao.


Đồng chí gái đi làm, công ty cứ được bán đi mua lại nhiều lần. Mỗi lần như vậy thì ban quản trị sa thải bớt người, và bắt nhân viên làm việc cho 4, 5 người để thu lợi. Mụ vợ bị áp lực của công việc nên cứ đè đầu mình ra la. Cuối cùng mình nói thôi nghỉ làm đi chơi, còn không cứ tiếc lương thì ở nhà, anh đi leo núi bên phi châu rồi đến Nam Mỹ. Mụ vợ kêu mụ ngu, đi làm để hắn đi chơi nên nghỉ hưu sớm luôn.


Việc đầu tiên các nhà đầu tư nhìn vào là tiền chi phí, người Mỹ gọi là “operating expenses hay Opex”. người Mỹ hay nói “a dollar saved is an earned dollar”. Khi mới đi học về tài chính, họ dạy mình mỗi tháng ít nhất phải tìm cách chi giảm tối thiểu $50 vì phải làm ra $80, đóng thuê $30 để có $50 để trả các chi phí. Từ đó mình cắt giảm các dây cáp, bớt xài điện, không mở máy sưởi về mùa đông, cứ bận thêm áo ấm,… tìm công ty bảo hiểm rẻ hơn,…tiết kiệm được tiền, bỏ vào quỹ hưu trí hay quỹ giáo dục cho mấy đứa con. Đơn giản hoá cuộc đời.


Các nghiên cứu cho thấy các công ty tư nhân này, thay vì mướn bác sĩ, họ dùng các 

physician assistants và nurse practitioners, lương thấp hơn nhưng ít thực tập và học ít hơn các bác sĩ. Ông Ron nuôi ong trong vườn của mình, cứ đi nhà thương, được khám bởi các phụ tá y sĩ hay điều dưỡng viên khiến càng ngày tình trạng ông ta yếu dần. Năm nay mình chưa đi khám bác sĩ, điện thoại nhắn tin mình phải gặp phụ tá bác sĩ mỗi tuần khiến mình muốn điên luôn. Ai buồn đời thì đọc mấy bài này để hiểu thêm việc cắt giảm trong nhà thương để giúp giới đầu tư làm tiền trên xương máu của bệnh nhân.

https://s3.documentcloud.org/documents/23605675/american-physician-partners-redact.pdf


Nếu lợi nhuận là mục đích của đầu tư thì họ chỉ cần giảm lương bổng, bớt chi phí là có thể kiếm lời. Mình rất ngạc nhiên khi thấy nhiều bác sĩ viết trên mạng, nhưng không đưa tên cúng cơm. Chắc sợ bị truy tố mất bằng. Họ cho rằng “Mọi thứ đều nhằm mục đích tiết kiệm tiền cho công ty, ngay cả khi ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân”,  hay “Các bác sĩ được đối xử giống như chi phí kinh doanh và các con số,”. Học biết bao nhiêu năm để rồi chủ mướn không xem trọng mình. Chỉ có cách là làm riêng cho mình, mở phòng mạch riêng nhưng cũng khó lắm vì nếu không biết cách làm thương mại thì lỗ.


Chi phí chỉ là một phần của phương trình lợi nhuận. Phần còn lại là doanh thu, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cuối cùng được trích từ bệnh nhân. Với các nhà đầu tư cổ phần tư nhân, có thể sẽ tạo ra các hóa đơn cao hơn hoặc thậm chí gian lận. Vào năm 2020, các nhà kinh tế nhận thấy rằng chi phí tăng gần gấp đôi khi CMG tiếp quản. Một nghiên cứu về các bệnh viện thuộc sở hữu tư nhân cho thấy doanh thu tăng hơn 2.000.000 USD, chủ yếu là do hóa đơn bệnh nhân cao hơn.


https://www.medpagetoday.com/opinion/second-opinions/106333


Trong vụ kiện cáo buộc các hành vi thanh toán gian lận của TeamHealth, một trong những CMG lớn nhất Hoa Kỳ, một giám đốc điều hành đã thừa nhận rằng chi phí chăm sóc thực tế không ảnh hưởng đến giá của TeamHealth, ProPublica đã đưa tin. Tại “một số địa điểm”, ProPublica cho biết thêm, “Giá của TeamHealth cao hơn giá của 95% các nhà cung cấp khác và cao hơn tám hoặc chín lần so với những gì Medicare sẽ trả” (TeamHealth cuối cùng đã thắng kiện.) Chán Mớ Đời 


https://khn.org/wp-content/uploads/sites/2/2022/12/Class-Action-Teamhealth-CA-complaint.pdf


Một số dấu hiệu cho thấy làn sóng đang thúc đẩy sự tham gia của vốn cổ phần tư nhân vào môi trường chăm sóc sức khỏe. Năm nay, nhiều CMG lớn tuyên bố phá sản. Các nhà kinh tế đoán là do luật liên bang mới, Đạo luật No Surprise Act, cấm việc lập hóa đơn mang tính chất săn mồi. Theo bà Eileen Appelbaum, một nhà kinh tế về chăm sóc sức khỏe, “nước sốt bí mật của họ là chất đống nợ y tế cho những người trong trường hợp cấp cứu”. Do đó bất đắc dĩ mới chạy vào phòng cấp cứu. Nên nhớ là các nhà thương có vấn nạn là người không có bảo hiểm cũng như người di dân lậu, mà chạy vào phòng cấp cứu thì họ phải chữa trị nhưng không biết phải bắt ai trả. Cali cho biết có đến hơn 5.5 triệu dân ở lậu. Có xe phải mua bảo hiểm cho người không có bảo hiểm để lỡ họ đụng mình bỏ chạy thì bảo hiểm đền. Vợ mình có lần chạy xe trên xa lộ, có ai đụng phía sau, tấp vô lề thì thấy tên lái xe đụng mình bỏ chạy.


Những diễn biến này có vẻ giống như chiến thắng nhưng thực ra chúng lại gây ra những vấn đề mới. Khi các công ty cổ phần tư nhân rời bỏ một công ty đang gặp khó khăn, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng như bất kỳ ngành nào khác, nhân viên và khách hàng sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều nhất. Việc làm của hàng chục nghìn bác sĩ hiện đang gặp nguy hiểm, cũng như việc chăm sóc bệnh nhân của họ cũng vậy. Việc các công ty cổ phần tư nhân rút lui khỏi thị trường chăm sóc sức khỏe dường như cũng gây ra nhiều thiệt hại như sự tham gia của họ. Trong tương lai các robot sẽ thay thế nhiều bác sĩ.


https://www.uscourts.gov/news/2023/07/31/bankruptcy-filings-rise-10-percent#:~:text=According%20to%20statistics%20released%20by,cases%20in%20the%20previous%20year.


2/3 trong số tất cả các vụ phá sản cá nhân ở Mỹ đều liên quan đến chi phí y tế. Do đó người Mỹ hay bỏ tên tài sản trong các trust phòng khi đi bệnh viện, bảo hiểm không trả thì không ngọng, vì vô sản. Đó là hơn nửa triệu người mỹ phá sản mỗi năm. Việc tiếp quản các công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ khiến vấn đề này trở nên te tua hơn, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và góp phần gây ra tình trạng “burnout” của y sĩ, y tá đưa đến tình trạng cho thuốc lộn như cô điều dưỡng viên cho uống thuốc khiến 4 bệnh nhân lăn cu đơ. Y tá làm việc 12 tiếng một ngày. Tại sao không 8 tiếng như mọi người, mìn không hiểu. Có ai cho biết lý do ngoài việc bớt mướn nhân viên để tốn thêm.


Bà bác sĩ đứng đình công trước nhà thương kêu là sẽ không cho thân nhân đến chửa bệnh ở phòng cấp cứu nơi bà ta từng làm việc vì ngày nay được điều hành bởi một công ty vì lợi nhuận. Người ta hỏi làm sao biết được nhà thương nào do các công ty tư nhân điều hành. Bà ta trả lời vì vậy mà tôi đứng đây đình công và hôm sau bị sa thải. Chán Mớ Đời 

Nói cho ngay mình rất kinh ngạc. Vẫn biết là y tế là ngành chi tiền nhiều nhất. Các tên chuyên gia đều khuyên chúng ta nên mua cổ phiếu mấy công ty bảo hiểm hay nhà thương như kể trên. Vấn đề là không hiểu rõ lắm vì họ không nói lý do sao các công ty này làm được nhiều tiền. Họ có tiền và sẽ lobby và người Mỹ chúng ta lãnh nợ. Mùa bầu cử sắp đến, chúng ta nên theo dõi tin tức các ứng cử viên sẽ làm gì về các chương trình y tế, xem các đại biểu của mình có được các công ty y tế cho tiền ứng cử hay không để không bầu cho họ, bầu cho đối phương của họ. Đừng bị giới truyền thông đánh lạc hướng, cuồng Trump hay cuồng bIden vì tên nào lên cũng làm giàu cho đám bơm tiền vào quỹ ứng cử của họ. Chán Mớ Đời 


Bác nào về hưu như em thì nên cẩn thận, xem xét nhà thương nào trước để khi cần thiết thì kêu xe cứu thương chở tới đó. Mua bảo hiểm sức khoẻ thêm ngoài Medicare. Vợ em bị bệnh mấy năm trước. Có mấy bà bạn xúi, kêu xe cứu thương chở vào bệnh viện cấp cứu hai lần. Mỗi lần như vậy nội xe cứu thương vớt em $1,495, chưa kể ba thứ khác. Bảo hiểm trả đâu $10,000 còn em thì mất $3,500. Hai lần như vậy. Từ dạo ấy em phải trả cho thành phố $35 mỗi tháng để khi xưa cứu thương đến thì không phải trả $1,450. Xe cứu thương đến thì có xe cứu hoả chạy theo nên tốn mệt thở. Trong thành phố có bao nhiêu vụ hoả hoạn mỗi ngày nên khi nghe cấp cứu là xe cứ hoả cũng chạy đến để chặt tiền gia chủ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn