Phòng ngừa cảm cúm và đồ hộp

 Dạo này mùa đông, mình mua tỏi dầm với mật ong vườn để uống vào buổi sáng và tối, giúp phòng chống cái lạnh, cảm cúm. Mình có kể trong bờ lốc rồi. Ai buồn đời thì tìm đọc còn không thì 100 năm trong cỏi người ta những gì không biết thì ta gú gồ. Khi mình đọc tin tức khiến mình tò mò thì gú gồ hay vào thư viện mượn thay vì hỏi người viết. Họ chỉ đưa thông tin còn mình phải tự đi tìm, để hiểu vấn đề. Nhiều khi người đưa thông tin có thể sai. Mình phải kiểm chứng. Thà không biết còn hơn biết sai. Chừng 5 ngày là ăn tỏi và dùng mật ong để uống với nước ấm.

Bổng nhiên nhớ đến ông tây Nicola Appert, thường được xem là cha đẻ của thực phẩm đồ hộp. Hồi ở bên Tây, có lần được một người Pháp nói về ông này. Cuộc đời ông ta đầy thăng trầm, không giàu sang với những phát minh khám phá của ông ta nhưng ông ta đã giúp nhân loại trong việc cất giữ thực phẩm lâu ngày. Ông này sinh trước cuộc cách mạng pháp, suýt bị cách mạng chém đầu. Ông ta lúc đầu chạy theo cách mạng như sau đó bị thanh trừng nên suýt lên máy chém nhưng trời thương, được tha. Hú hồn. Nếu không thế giới chưa chắc đã sống lâu như ngày nay.

 

Dạo ấy quân đội pháp ra cuộc thi với số tiền thưởng cao cho ai có thể tìm ra phương pháp bảo quản thực phẩm có hiệu quả. Đây là một lợi thế quan trọng trong chiến tranh, nếu lính pháp có thể duy trì thực phẩm có thể ăn được trong thời gian dài hơn. Nã Phá Luân đang chuẩn bị xâm chiếm các nước khác. Tưởng tượng đi đánh giặc mà mỗi ngày phải đi lùng, ăn cắp thực phẩm của nông dân, nấu nướng hết giờ để đánh nhau.


Tương tự người Anh quốc đã tìm ra sinh tố C để giúp các thuỷ thủ không bị bệnh, đau ốm trên tàu, đã giúp khống chế các đại dương, đưa xứ này lên thành một đế quốc mà họ tuyên bố mặt trời không bao giờ lặn trên xứ sương mù .


Đọc sách tàu thì được biết Tôn Sĩ nGhị đem qua Việt Nam 5,000 lính mà hậu cần có đến 30,000 người để nấu ăn, lo thực phẩm hàng ngày. Không hiểu sao sử Việt Nam kêu đến 300,000 lính tàu. Dạo ấy Thăng Long có độ 14,000 người dân. Đem 30 vạn quân sang đến đánh 14,000 tên người Việt.

Chai lọ mà ông Nicola Appert dùng để bảo quản thực phẩm

Ông Appert tham gia cuộc thi này. Khởi đầu ông ta bỏ thực phẩm trong các chai rượu Champagne hay mấy bình bằng thuỷ tinh, đóng kín với các nút chai hay nắp bằng thủy tinh. Sau đó thì nấu chín và đã thành công. Ông ta bắt chước cách do người nông dân pháp dùng từ bao năm qua. Chỉ khác nhau là ông ta làm theo phương pháp khoa học. Ông ta thử đủ cách để hoàn chỉnh sự việc nhưng chính phủ pháp không trả số tiền 12,000 phật lăng cho ông ta tiền thưởng như đã hứa thế là ông ta bị phá sản. 


Mình nhớ khi đến viếng vùng Alsace, ở nhà cô bạn, thành phố Munster, nơi có phô mát danh tiếng thơm nhất thế giới. Thấy bố mẹ của cô ta bỏ các trái cây, dưa leo, cà chua vào các lọ thuỷ tinh để dùng vào mùa đông. Như zauerkraut, trái táo,.. ông bố có cho mình uống Schnap do chính tay ông ta làm. Dạo đó chỉ thấy những không hiểu lắm. Bố mẹ cô ta giải thích là mùa đông không có trái cây, không có trồng được cà chua, dưa leo nên bỏ lọ, để dành ăn. Xuống hầm nhà của họ thấy cả trăm lọ để dưới đó. Khi cần chạy xuống lấy lên ăn. Phải chi hồi đó mình học hỏi bố mẹ cô ta thì nay đã biết cách làm của người Pháp.


Đến năm 1810, chính phủ tuyên bố sẽ trả tiền cho ông với điều kiện ông ta công bố phương cách bảo quản thực phẩm của ông ta. ông ta đồng ý thay vì bị phá sản và phát hành cuốn sách giải thích phương pháp của ông ta. Cùng năm ấy một người Anh quốc, tên Peter Durand, sử dụng phương pháp của ông Appert nhưng dùng các lon bằng thiết thay vì ve chai. Có lẻ rẻ nhất là không bị bể. Mình dùng loại nắp của công ty bằng thiết thì lâu ngày hay xẩy ra vụ bị rỉ sét nên phải mua loại nắp nhựa để đậy còn để nhận tỏi xuống thì mua miếng nắp nhỏ bằng thủy tinh nặng để tránh thức ăn trồi lên khi làm tỏi dấm.


Từ đó các thực phẩm đều sử dụng các lon bằng thiết để bảo quản thực phẩm. Ông Appert chết ở tuổi 91, rất thọ so với thời gian đó. Hãng của ông ta bị thiêu rụi vì chiến tranh và ông ta xin chính phủ nhưng bị từ chối Légion d’honneur vì hoạt động tham gia cách mạng của ông ta.


Ông Appert không hiểu lý do phương cách bảo quản của ông ta thành công. Ông chỉ quan sát cách các nông dân làm rồi dựa theo đó mà thực hiện với máy móc hiện đại. Thời ông ta chưa có ai biết đến vi khuẩn hay nhiệt độ đã diệt vi khuẩn cho đến năm 1861, ông Louis Pasteur mới chứng minh sự việc mà ngày nay các thực phẩm đều được Pasteur hoá, khử trùng.


Cho thấy sự nghiên cứu của ông ta đã giúp thay đổi thế giới về thực phẩm, nền tảng cho cho nền văn minh hiện đại. Ngày nay vào các siêu thị chúng ta thấy toàn đồ hộp, cá, thịt, trái cây đều được đóng hộp để có thể ăn lâu năm. Các cuộc trường chinh của Nã Phá Luân nổi tiếng, chắc không được nhắc đến nếu không có Phương pháp bảo quản thực phẩm của ông Appert. Hay nếu cách mạng chém ông ta thì nước pháp chắc còn te tua hơn xưa. Cứ tưởng tượng đệ nhất thế chiến không có các lon đồ hộp, chắc cuộc chiến không kéo dài và giết nhiều người như vậy.


Nói trên nền tảng xã hội thì phương cách bảo quản của ông ta đã giúp cứu đói hàng triệu người tại âu châu cũng như trên thế giới. Cũng như chúng ta chắc không có người lên mặt trăng vì không có phương cách bảo quản được thực phẩm.


Các nhân vật trong lịch sử được người ta nhắc đến nhiều nhất là những tên đồ tể như Thành Cát Tư Hãn, Hitler, Napoleon, Stalin ….nhưng ít ai nhắc đến thậm chí biết đến những người như ông Nicola Appert, đã thay đổi, cứu bao nhiêu mạng sống đời người. Từ đó người ta đã làm các đồ hộp sử dụng trong chiến tranh cũng như để cấp cứu các thiên tai như động đất lũ lụt trên thế giới.

C-Ration của quân đội Hoa Kỳ trong thế chiến thứ 2

Trong đệ nhị thế chiến, khoa học gia mỹ đã thành công chế biến được đồ hộp cho lính mỹ dùng ngoài mặt trận mang tên C-ration (tên chính thức Field Ration, Type C) mà các binh sĩ mỹ tham chiến tại Việt Nam than phiền là họ vẫn được tiếp tế các đồ hộp C-Raiiton mang nhãn hiệu của năm 1950 từ 15-19 năm trước.


Sau đệ nhị thế chiến một người Nhật đã khám phá ra cách làm khô thực phẩm như mì gói. 


Vấn đề ngày nay, người ta lại cho rằng ăn thực phẩm bảo quản trong các lon đồ hộp, có thể gây nên bệnh ung thư. Thế là ngọng. Chúng ta đi tìm phương cách để tồn tại nhưng rồi phương cách đó lại giết chúng ta. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn