Khi mới về hưu, đa số đều còn sức khỏe nên có thể đi chơi du lịch, thăm viếng thân hữu, làm những việc gì mình mong muốn nhưng rồi vài năm sau khi sức khỏe sa sút, trí nhớ trả nhớ về không. Chúng ta, đúng hơn người phối ngẫu, con cháu sẽ phải đối đầu nhiều vấn đề mà cứ nghĩ chỉ xẩy ra cho người khác.
Có bà mỹ 69 tuổi, cựu giáo viên than là đang tìm cách bảo vệ tiền bạc tiết kiệm, hưu trí của vợ chồng bà ta, chăm sóc ông chồng 82 tuổi bị bệnh trả nhớ về không. Ông ta hay đi lạc nên bà ta phải gắn số điện thoại của bà ta nơi áo của ông ta. Mấy bác gái về già, không nên đi thêm bước nữa, lấy chồng già hơn mình vì phải chăm sóc, thuốc than đủ trò. Mấy ông thì nên về Việt Nam, kiếm vợ trẻ để có người chăm sóc thuốc than cho tới hơi thở cuối cùng.
Có một bà, 35 tuổi, đang làm việc ở Anh quốc, có Job thơm, than phải bỏ về Hoa Kỳ để chăm sóc bà mẹ bị tai biến. Nhận cái biên lai y phí $15,000. Một bà khác, 30 tuổi, đem ông ngoại, trả nhớ về không, về nhà bà ta để chăm sóc trong thời gian tìm một viện dưỡng lão chịu nhận ông ngoại với chương trình Medicaid. Cuối cùng không chỗ nào chịu nhận, bà ta phải chở và để lại ông ngoại trước một bệnh viện tâm thần để họ lo cho ông ấy. Bà ta cho biết là dã man nhưng bà ta bị bắt buộc vì không có thời gian cũng như tiền bạc để chăm sóc ông ngoại.
Ta thấy đa số là phụ nữ bất kỳ chủng tộc nào, thường chăm sóc bố mẹ về già còn con trai thì chăm sóc vợ như mình. Bà cụ mình năm nay trên 90 tuổi mà vẫn khoẻ, hôm qua nói chuyện với mình xong thì nói chuyện với mấy người em bên Mỹ đến 2 tiếng đồng hồ không mệt. Nhờ cô em mình chăm sóc rất kỹ lưỡng về ăn uống, giấc ngủ. Dinh dưỡng rất quan trọng về già, không có chất lượng là suy yếu.
Trong các gia đình Việt Nam, con cái lo cho cha mẹ về già cũng lộn xộn lắm vì ai cũng ní cho nhau. Cha chung không ai khóc. Không lo nhưng hay chỉ trích này nọ khiến anh em không hoà thuận. Có chị bạn goá chồng, thương mẹ đem về nuôi. Mấy ông anh không lo nhưng cứ hay nói xằng nói xiên, sao không đưa mẹ đi chơi, sao không làm cái này cho mẹ, sao làm mẹ khóc này nọ. Chị ta kêu họ đem mẹ về nuôi thì không chịu.
Cũng có người về già, đổi tâm tính, không làm gì nên buồn rồi trách móc mấy người con này nọ khiến ai cũng ngại chăm sóc. Bận công ăn việc làm thêm con cái nay đến mẹ cứ trách móc đủ thứ nên điên đầu. Nói được cho ai là cứ ní. Lại có người không thích ở với con cháu, thích ở một mình như tử vi giải thích cô thần quả tú. Con chúa muốn đem về chăm sóc nhưng không chịu, lại ở rất xa con cháu, tiểu bang khác hay Việt Nam lại khiến con cháu buồn lo. Cho thấy về già, cái tâm chưa được buông bỏ để hưởng nhàn trước khi về thiên quốc.
Hàng triệu người tại Hoa Kỳ, ngày nay đang đối diện với khả năng bị khánh tận khi về hưu. Giá cả sinh hoạt trong các viện dưỡng lão, các nhà hưu trí càng ngày càng leo thang, sẽ lấy hết tiền tiết kiệm và lợi tức của người Mỹ lớn tuổi và thân nhân trong một thời gian ngắn trong khi đó người Mỹ càng ngày càng sống lâu, bệnh tật nhiều nhất là bệnh trả nhớ về không, mất khả năng tự lập, cần người khác giúp đỡ, đợi chờ ngày về thiên quốc.
Nay quốc hội Hoa Kỳ đang bàn cãi về medicare và an sinh xã hội. Nếu họ không làm luật xét lại thì 10 năm tới hai hệ thống này sẽ bị phá sản. Từ khi mình sang Hoa Kỳ, người ta đã nói đến vấn nạn này nhưng các chính trị gia cứ hứa hảo huyền rồi khi đắc cử, không ai dám lên tiếng cả vì rất phức tạp. Nếu thực hiện sẽ bị thất cử.
Người ta cho biết người mỹ có nguy cơ cạn kiệt gần như toàn bộ tài sản của mình khi về hưu trong một thời gian ngắn. Viễn cảnh chết trong sự nghèo đói là một mối đe dọa hiện thực đối với thế hệ babyboomers, tầng lớp trung lưu với ý định nghỉ hưu an nhàn dựa vào tiền của 401(k) và lương hưu. Theo các nhà nghiên cứu liên bang, mỗi ngày sẽ có khoảng 10,000 người mỹ sẽ ăn sinh nhật thứ 65, dự kiến sẽ sống đến tuổi 80 và 90, xem như 15 đến 25 năm nữa trong khi đó chi phí y tế, chăm sóc họ khi không còn tự chủ sẽ gia tăng, vượt qua lạm phát thường niên với số kỷ lục là 500 tỷ mỹ kim hàng năm.
Vấn nạn vật giá leo thang càng ngày càng gia tăng và người ta tiên đoán là vào năm 2050, số người trên 65 tuổi sẽ gia tăng 50%, độ 86 triệu người và số người sống đến 85 tuổi và trở lên sẽ gia tăng gấp 3 lần lên đến 19 triệu người. Nguy hiểm là hiện nay 50% người Mỹ trên 82 tuổi bị bệnh Alzheimer, mất trí nhớ. Chi phí cho người Bị bệnh này rất đắt. Kinh
Hệ thống chăm sóc người già tại Hoa Kỳ, đa số là do tư nhân đảm trách, ít gia đình nào mua bảo hiểm chăm sóc về già (long term CARE Insurance) vì rất đắt mà họ chỉ trả trong vòng 7 năm là tối đa. Mình có kể vụ này rồi, ai tò mò tìm trên bờ lốc. Ngoài ra nhân viên trong ngành cũng khan hiếm, vì lương bổng thấp nên ít ai theo học ngành này. Các trung tâm người già nhỏ không đủ tiêu chuẩn để được chính phủ trả tiền. Trung tâm được chính phủ trả tiền rất thấp nên họ trả nhân viên như bèo.
Được biết ngày nay có đến 8 triệu người Mỹ bị bệnh lẫn, trả nhớ về không, không thể tự lo cho mình, làm vệ sinh hay ăn uống và trên 3 triệu người không được sự giúp đỡ gì cả. Đa số trông cậy vào người phối ngẫu, con cháu hay thân hữu.
Mình có người quen, 85 tuổi phải chăm sóc bà vợ bị trả nhớ về không từ 5 năm qua, lúc mới 70 tuổi. Trong tuần thì có người được chính phủ trả tiền đến nhà giặt quần áo chùi dọn bếp núc. Ngoài ra ông ta phải nấu cơm và đút cho vợ hay giúp làm vệ sinh. Mình có anh bạn tây nhỏ hơn mình đâu 2 tuổi, cách đây 6 năm bổng trả nhớ về không. Trong tuần, vợ con đem vào bệnh viện rồi cuối tuần đón về. Nhìn anh bạn ngơ ngơ trả nhớ về không. Buồn
So với các nước tây phương, Hoa Kỳ chi rất ít cho việc chăm sóc người già. Y khoa ngày nay rất tiến bộ nên có thể giúp người ta thoát các bệnh hiểm nghèo và sống lâu hơn. Từ 1960 đến năm 2021, số người Mỹ trên 85 tuổi nhân gấp 6 lần so với dân số Hoa Kỳ. Medicare, chương trình bảo hiểm y tế của liên bang cho người Mỹ trên 65 tuổi, chi trả các chi phí chăm sóc y tế, cho người giúp việc tại nhà hoặc chi phí ở viện dưỡng lão trong một khoảng thời gian giới hạn trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật, té ngã hoặc phục hồi chức năng ngắn hạn. Có anh bạn kể bà mẹ được đưa vào một trung tâm hồi phục được 3 tuần rồi viện dưỡng lão lại chở vào nhà thương cấp cứu, nằm vài ngày rồi chở về lại trung tâm phục hồi. Cứ vậy đến khi bà mẹ qua đời. Lý do chính phủ chỉ trả tối đa 3 tuần lễ trong viện hồi phục. Vấn nạn là nằm phòng cấp cứu bệnh viện 3 ngày mà không có phòng ở viện dưỡng lão là ngọng. Nên phải quen biết với giám đốc để dành chỗ cho mẹ anh ta.
Medicaid, chương trình liên bang-tiểu bang, trả cho việc chăm sóc dài hạn, thường là tại viện dưỡng lão, nhưng chỉ dành cho người nghèo. Những người mỹ thuộc tầng lớp trung lưu phải đối phó sự cạn kiệt tài sản của mình để hội đủ điều kiện được Medicaid trả tiền ở viện dưỡng lão, buộc họ phải bán phần lớn tài sản và rút sạch tài khoản ngân hàng. Do đó người ta nói ở Hoa Kỳ, anh nên lọt vào hai loại khi về già: một là giàu có tiền rừng bạc bể, hai là vô sản còn ở giữa là coi như ngọng. Khi còn lao động là giới trung lưu đóng thuế nhiều nhất, giới giàu có thì họ mướn luật sư về thuế vụ, giúp họ đóng ít, còn giới vô sản thì miễn bàn. Vấn đề là người Mỹ nghèo tuy lương bổng ít theo định nghĩa của sở thuế nhưng có người có nhà cửa. Nên khi về hưu, cần phải bán nhà để trở thành vô sản. Một cách đánh tư sản tuyệt chiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Cho nên ai có bố mẹ, có chút tài sản thì không nên mong đợi gì cả khi cha mẹ vào viện dưỡng lão. Ta đến thế giới này bằng giấy không thì ra đi cũng được chính phủ giúp còn lại tay không trước khi ra đi.
Có nhiều người ma lanh nên chuyển tên tài sản qua con cái để trở thành vô sản hầu hưởng được Medicaid. Vấn đề là chúng ta không biết được những gì sẽ xẩy ra trong tương lai. Như trường hợp một ông Mễ mà mình mua lại căn nhà của ông ta. Ai xúi ông ta chuyển tên căn nhà qua người con trai. Một ngày đẹp trời, con trai lăn đùng ra chết. Cô dâu muốn bán căn nhà để dành nuôi con nhưng ông ta không chịu, không cho ai vô xem thế là ngọng. Cô dâu không có tiền trả tiền nhà nên ngân hàng có thể kéo nên năn nỉ mình mua. Mình mua xong thì đến gõ cửa, đưa giấy chủ quyền, sổ đỏ rồi kêu ông ta cứ ở, miễn là trả tiền mướn nhà. Sau này tiền an sinh xã hội ít nên ông ta về lại Mễ sống, mình bán căn nhà. Cho nên phải cân nhắc cẩn thận trước khi chuyển tên tài sản qua con cái.
Báo chí bàn tán tuần rồi vì có cặp vợ chồng bị đuổi ra khỏi nhà vì để con trai đứng tên. Người con trai bán và chuyển tên cho bà nào rồi bà ta bán nhà, đuổi cổ hai ông bà ra. Mình có tên bạn kể mua được căn nhà. Bố mẹ cho đứa con mướn rẻ căn nhà nhưng rồi hắn không trả tiền nhà. Sau 2, 3 năm như vậy mà vợ chồng phải tiếp tục trả tiền nợ ngân hàng nên kêu hắn bán. Bán xong hắn làm giấy tờ đuổi cổ người con ra. Bác nào lần tình trạng này thì bán cho em.
Một ông mỹ mình quen nay đã qua đời, bán căn nhà của ông ta để mua một căn nhà cho cô con gái, kêu ông ta về ở chung. Thằng rể buồn đời, kêu bán nhà ly dị khiến tiền bạc của ông ta chuyển qua tay thằng rể phân nữa. Hai cha con ra mua cái Mobile home để ở. Một ông mướn nhà người Việt kể, gốc Quy Nhơn, khi xưa làm nghề thuốc bắc, có xe đò giàu lắm. Sang Hoa Kỳ đem được tiền qua mua một căn nhà ở Huntington Beach, đứng tên con gái. Một ngày sương thu và gió lạnh, con gái kêu ba phải kiếm phòng mướn ở vì ngân hàng tịch thâu căn nhà. Hoá ra cô con gái và thằng chồng mê sòng bài. Mượn tiền ngân hàng rồi không có tiền trả nên ngân hàng xiết.
Nếu họ hội đủ điều kiện vào được viện dưỡng lão thì sẽ nhận được $50 để tiêu vặt mỗi tháng hay ít hơn và người phối ngẫu chỉ có thể nắm giữ chút đỉnh tài sản, khiến con cháu phải gánh vác phần tái chính. Ai tò mò thì đọc đường dẫn này về tiền bạc có thể giữ khi chồng hay vợ vào viện dưỡng lão. https://www.kff.org/report-section/medicaid-financial-eligibility-in-pathways-based-on-old-age-or-disability-in-2022-findings-from-a-50-state-survey-appendix/#_blank
Xem như chính phủ khốn cùng hoá người dân và lấy đi những gì họ có, tạo dựng suốt cả cuộc đời. Có bà kia kể là mỗi tháng phải tiêu $10,000/ tháng đến khi mẹ bà ta hội đủ điều kiện để nhận Medicaid, hình như tiểu bang Cali gọi là Medical.
Một trường hợp khác; một bà kể bà ta phải chuyển về thành phố của mẹ bà ta, sống trong một hai căn nhà của bà mẹ cho thuê để giám sát việc chăm sóc và tài chính của bà mẹ. Bà ta phải trả tiền thuê nhà trong căn nhà thuê. Lý do theo luật của chương trình Medicaid, thì tiền thuê nhà sẽ được dùng để trả chi phí cho việc chăm sóc bà mẹ. Bà ta bán căn nhà của gia đình trước khi bà mẹ qua đời, và phải trả cho Medicaid đâu $20,000. Trường hợp này ở tiểu bang xa, nhà rẻ. Còn ở Cali là ngọng.
Người ta cho biết là có độ 630,000 người già sống trong các viện dưỡng lão trên 65 tuổi. Chi phí chăm sóc người già có thể lên $100,000/ năm nếu không có Medicaid.
Lấy thí dụ một người lãnh $2500 tiền an sinh xã hội. Mỗi tháng ở viện dưỡng lão mất $8,000, cứ tính là $100,000 / năm thêm mấy linh tinh. Tiền an sinh xã hội lãnh được là $30,000/ năm vậy cần thêm $70,000. Thí dụ bà ta có quỹ hưu trí 401(k) 1 triệu đi. Bà ta phải rút ra $100,000, đóng thuế $30,000, nộp $70,000 cho medicaid. Xem như ở được 10 năm tình cũ là hết tiền quỹ 401(k). Theo thăm dò người Mỹ thì được biết 1 trong 10 người có thể trả số tiền hàng tháng cho viện dưỡng lão.
Có người kêu kỹ sư mà chị ta quen về hưu đều có độ 2, 3 triệu đô trong quỹ hưu trí. Cho là có 3 triệu đô. Thường là nhà chưa trả hết. Cứ tính đổ đồng là tốn $5,000/ tháng để trả ngân hàng, thuế điền địa, bảo hiểm, bảo trì căn nhà, xem như là $60,000/ năm. Lại phải rút $100,000 ra để đóng thuế, xem như hai vợ chồng rút $200,000/ năm. Ông ở viện dưỡng lão thì bà phải ở nhà. Nếu buồn đời bà vào luôn viện dưỡng lão là vẫn tốn $200,000/ năm. Lấy 3 triệu chia cho $200,000 là được 15 năm, nếu tính thêm lạm phát thì 10 năm tình cũ là hết tình hết tiền. Về hưu năm 65 đến 15 năm sau là 80 tuổi hay 75 tuổi vì nếu bị Alzheimer thì giá cao hơn, gấp đôi là hết tiền.
Quốc hội đang bàn thảo về hổ trợ thêm cho người hưu trí như tăng tiền lương cho các nhân viên trong ngành để khuyến khích thiên hạ gia nhập vào ngành này nhưng tốn tiền quá nên họ bỏ. Chính phủ Biden gửi tiền mua súng ống để giúp Do Thái, Ukraine trong khi người nghèo, vô gia cư thì chả được giúp đỡ. Tin tức về Medicare, người già không bao giờ được nhắc đến trên truyền thông. Họ gửi súng ống qua mấy nơi đánh nhau, giết người nhân danh gì đó. Ba láp ba sàm. Truyền thông dẫn dắt dư luận, tuyên truyền để người Mỹ quên đi thực tại mà không nổi loạn.
Quốc hội cứ bầu bán vì chi phí ngân sách quốc gia thiếu hụt trầm trọng. Tiền đâu để họ trả cho các chương trình hưu trí. Chỉ cần đừng đem quân đi đóng trên 700 căn cứ quân sự trên thế giới, là xong việc. Tốn biết bao nhiêu tiền để không chiếm được Iraq, Á Phủ Hãn, tiền hàng ức đỗ vào đấy. Nay lại Ukraine và Do Thái, Syria. In tiền rất nhiều khiến lạm phát lên như diều.
Ngày nay, các trung tâm assisted living do các công ty tư nhân đảm nhận, lợi nhuận rất cao. Có khoảng 850,000 người trên 65 tuổi hiện sinh sống trong các trung tâm này nhưng không được nhận trợ cấp từ chính phủ. Do đó các trung tâm chỉ có những tiện nghi căn bản như tắm rửa, chỗ ăn và sân nhỏ để đi lại và cho uống thuốc. Cũng có nhiều trung tâm có những lớp dạy yoga, đi du lịch, spa, hồ bơi nhưng rất đắc tiền. Phân nữa các trung tâm dưỡng lão này lấy tối thiểu $54,000/ năm và gia tăng trong các khu gần trung tâm thành phố. Đó là người bình thường còn những người bị lẫn thì giá gấp đôi. Mướn người đến nhà cũng đắt lắm vì mỗi giờ phải trả $27 tối thiểu.
Bà Betty, khi xưa bán cho mình căn nhà. Lúc bà ta bị lẫn thì con cháu cho vào viện dưỡng lão giá $5,000/ tháng cộng thêm các chi phí khác. Sau này bà tối hay thức giấc, dữ dằn lại bị chặt thêm $2,000 nên con cháu đưa về nhà, mướn hai bà phi luật tân đến thay phiên chăm sóc bà ta. Cho họ ở tại chỗ nên chỉ trả có $1,500/ người.
Khi xưa, mình có giúp một cặp vợ chồng quen mua một căn nhà assisted living trên Alhambra. Mình thương lượng với chủ nhà cho họ vay lại lợi cho đôi bên. Chủ bán không bị đánh thuế cái rầm, tín dụng cặp vợ chồng bạn thấp nên khó mượn ngân hàng. Họ sửa sang lại từ 4 người sinh sống ở đó, tăng lên 14 người nên lợi tức hàng tháng đâu trên $25,000. Ở đó nhưng khi đi bác sĩ thì cần người chở đi thì ông chồng chở đi và chặt thêm tiền. Sau này họ bán giá 1.4 triệu. Có lần mình muốn làm mấy căn nhà kiểu này nhưng nhìn mấy người về già là Chán Mớ Đời, sợ bị trầm cảm. Họ đã không có tiền, mà mỗi lần chở họ đi đâu là chặt không đẹp không phải là sơn đen nên thôi. Sợ thất đức.
Ngày nay, người Mỹ sống lâu hơn nên bệnh mất trí nhớ cũng gia tăng. Họ cho biết là đến tuổi 82 thì 50% người Mỹ bị bệnh Alzheimer. Hiện nay có đến 7 triệu người Mỹ bị bệnh này và sẽ gia tăng đến 12 triệu vào năm 2040. Do đó về hưu cần nhất là làm sao không bị bệnh này, thường được gọi là bệnh tiểu đường loại 3.
Một bà mỹ kể là ông chồng bị mất trí nhớ, hai vợ chồng ngủ khác lầu nhưng ông chồng hay nổi điên khi thuốc uống hết hiệu lực thế là ông ta hay khệnh bà ta, gọi cảnh sát nhưng không có tiền để đưa ông ta vào viện dưỡng lão. Ai có bố mẹ bị bệnh trả nhớ về không thì hiểu. Lâu lâu bố mẹ nổi điên lên đánh hay chửi những người phụ giúp hay kêu con ăn cắp tiền. Có thể nhiều người về già nhớ đến mụ vợ cứ càm ràm hoài khi xưa nên giả bộ điên lên không chừng. Vào viện dưỡng lão, thấy họ cho mấy người già ngồi xe lăn, uống thuốc ngáp ngáp để không làm phiền các điều dưỡng viên thấy thương kiếp người.
Hôm qua nói chuyện với anh cựu sinh viên đại học Đà Lạt, ở bên pháp. Anh cho biết là y tế, hưu trí người già ở đây khá hơn Hoa Kỳ nhưng tây cũng hết tiền rồi, nghèo rồi, không biết sẽ tồn tại đến bao giờ.
Nhắc đến Việt Nam một tí, với lực lượng công an và quân đội đông đảo, trong tương lai Hà Nội sẽ gặp phải vấn đề hưu trí cho khối người về hưu này. Người dân sẽ phải đóng thuế nhiều hơn hiện nay để giúp Hà Nội củng cố quyền lực. Các nhóm về hưu sẽ trung thành với chế độ như ông đại tá nào nói đến sổ lương hưu, sẽ bảo vệ đến cùng. Mình về Việt Nam nghe nói mới 55 tuổi là về hưu, hình như có thay đổi. Ở pháp khi xưa thời Chirac cũng tính cho thiên hạ về hưu sớm để có chỗ làm cho giới trẻ nhưng sau họ đổi lại. Nay họ muốn kéo dài tuổi hưu thì gặp chống đối.
Trong tương lai, các nước giàu có sẽ phải đối diện vấn nạn chăm sóc người già với chi phí cao ngất ngưỡng sẽ không giúp kinh tế họ phát triển như hiện nay và suy thoái sẽ kéo dài vô tận như trường hợp của Nhật Bản ngày nay. Phải muốn người dân xứ khác đến chăm sóc các người Nhật già.
Quốc hội Hoa Kỳ biết vấn đề nhưng không thống nhất được vì quá đắt. Họ cứ rêu rao phải để người Mỹ tự do chọn lựa cuộc hưu trí của mình. Ông Obama có làm thêm vụ người già trong chương trình ObamaCare nhưng sau đó lại huỷ bỏ vì tốn tiền chính phủ quá. Các nhà dinh dưỡng hô hào các chế đô dinh dưỡng giúp người ta sống lâu như Nhật Bản đủ trò nhưng chính phủ thì muốn dân không còn lao động được nữa chết sớm. Đi Tiệp Khắc lại khám phá ra chính phủ khuyến khích dân tình uống rượu bia nhiều để chết sớm vì người hữu trí tốn chính phủ mỗi ngày $100.
Theo mình cách tốt nhất là về hưu, xuống tóc vô chùa kinh kệ, sau này có bị lộn xộn thì phật tử lo. Bác nào biết chùa nào nhận em thì cho biết để em nạp đơn. Mình đoán các hội phật tử chắc cũng khó khăn khi cho ai vào chùa tu luôn vì trách nhiệm.
Theo mình người Mỹ về hưu hay trước khi hưu trí nên chuẩn bị, kêu gọi đại biểu của mình bầu cho các dự luật về hưu trí thay vì chửi nhau bênh ông Trump hay ông Biden. Hai ông này chỉ làm giàu cho người giàu. Minh xem trên Netflix cuốn phim kể về ông Rustin, người đứng sau lưng ông mục sư King Jr., tổ chức cuộc diễn hành tại Hoa Thịnh Đốn, đòi quyền dân sự cho người da màu. Lý do ông ta phải đứng phía sau dù tài giỏi vì đồng tính luyến ái.
Ông ta phê bình khi cả nhóm họp về tổng thống Kennedy và ông em bộ trưởng tư pháp Robert Kennedy, khi nghe tin tổng thống đã lên đài truyền hình để nói và đến gặp họ. Ông ta nói là các người trên tổng thống, những người thật sự lãnh đạo Hoa Kỳ. Phải làm áp lực với lá phiếu của mình để đại biểu trong quận hạt của mình để ý và bầu còn không thì họ nghe lời các lobbyist chống các dự luật giúp người già. Chúng ta sẽ thành vô sản trước khi về thiên quốc. (Còn tiếp)
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn