Chiến tranh Ukraine vs Việt Nam

Xem truyền hình, có nhiều lúc thấy tổng thống Biden như bị lẫn, ông ta đưa tay bắt tay một người vô hình sau khi đọc diễn văn nhưng phải công nhận công của ông ta rất lớn trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Liên Hiệp Âu Châu ký giấy mua 15 tỷ mét khối khí lõng trong năm 2022, và dần dần sẽ tiếp tục tăng thêm để khỏi phải bị áp lực của Nga Sô 155 tỷ mét khối. Biết bao nhiêu tiền cho Hoa Kỳ, trong khi đó Hoa Kỳ vẫn tiếp tục mua dầu khí của Nga dù ra lệnh cấm vận.

Kỳ đi âu châu vừa rồi ông ta đã ký giấy bán thêm 35 phản lực cơ F35 cho Đức quốc, bất chấp âu châu đang làm một loại phi cơ chiến đấy Scaf, hợp tác với Pháp quốc và Tây Ban Nha. Chưa kể thế giới sẽ không mua vũ khí nga sô mà quay qua mua của Hoa Kỳ và Anh quốc, 2 nước được xem là có lợi nhất trong cuộc chiến này. Trong khi đó lúa mì của Ukraine đang bị mốc thối vì bị nga sô vây hãm, của Nga thì không được bán vì bị cấm vận, các nông dân của Hoa Kỳ sẽ tha hồ bán lúa mì cho âu châu với giá khủng. Nga sô và Ukraine chiếm 25% tổng số lúa mì bán cho thế giới trong khi đó Hoa Kỳ bán 18% thêm số lượng so với năm ngoái. Cho thấy Hoa Kỳ lãi to trong cuộc chiến này, nên mới viện trợ thêm 800 triệu súng ống cho Ukraine. Xét ra, ông Biden cũng biết thời cơ hay chỉ là một con múa rối để nhóm tài phiệt chiến tranh phía sau, giật dây phía sau nhưng lời to. Có lẻ nên bán vũ khí cho các cuộc chiến thay vì tham gia như ở Á Phủ Hãn, I-Raq,..

Đọc tin tức lại khám phá ra từ năm 2014, lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ đã bắt đầu huấn luyện cho quân đội Ukraine, kỹ thuật mới về chiến tranh hiện đại. Do đó quân đội Ukraine tuy ít hơn Nga Sô nhưng có thể chống trả lại được đoàn quân “chí nguyện” của Poutine. Có lẻ vì vậy mà dân âu châu nhất là phe cực hữu của Âu Châu không thích Hoa Kỳ. Thấy tuần hành của các nhóm ủng hộ Nga Sô ở Đức quốc. Báo cực hữu của tây như Le Figaro chửi mỹ bay đầu.

Từ 3 tuần lễ nay, tin tức chiến trận từ Ukraine khiến người Mỹ chú ý rất nhiều khiến mình nghĩ đến cuộc chiến tại Việt Nam đã để lại nhiều người chết, thương phế bình và gia đình đổ vỡ mà đến ngày nay, vẫn chưa hàn gắn đối với các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà, và Hoa Kỳ.

Cuộc chiến tại Ukraine sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta và người dân trên thế giới, đúng hơn là các nước tây phương. Các nước này sẽ bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ nhiều hơn về thương mại và địa chính trị thay vì trung lập như mấy chục năm qua. Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Putin tồn tại, để làm giàu, bán vũ khí, bán lúa mì, ngũ cốc. Em phải mua cổ phiếu của ExxonMobil nhờ GoldenPass sẽ bán dầu khí cho Âu Châu.

 Sau khi đồng minh thắng trận trong cuộc chiến tranh thế giới năm 1945. Thế giới được chia thành 2 khối: phe tự xưng là thế giới Tự Do và phe tự xưng là thế giới Đại Đồng. Người Nga và Ukraine, có thể nói có lịch sử chung khá lâu, nay cuộc chiến này sẽ biến họ thành kẻ thù cho nhiều thế hệ mai sau. 

Trong cuộc chiến tranh lạnh, hai phe đều choảng nhau qua trung gian các nước xa xa như ở Việt Nam, Đông Dương, hay các nước PHi Châu. Có lẻ vì vậy, mà ông Lê Duẫn từng tuyên bố chúng ta đánh cho Tàu, cho Liên Sô. Nhờ đó, Tây Âu sống yên ổn, có cuộc sống khá sung túc, ngân sách quốc phòng của họ chỉ chi có 1% tổng số GDP vì có anh Mỹ gác cho ngủ.

Đùng một cái, cuộc chiến Ukraine xảy ra khiến quốc hội Đức quốc, biểu quyết gia tăng ngân sách quốc phòng lên đến gấp đôi và có thể trong tương lai, sẽ gia tăng hơn. Khi xưa, các nước tây phương hay choảng nhau thời vua chúa nên ngân sách quốc phòng lên đến 50%-80%. Tiền dân đóng thuế để lo chuẩn bị chiến tranh nên xã hội không tiến được nhiều so với 80 năm vừa qua từ khi cuộc đại thế chiến thứ 2 vừa chấm dứt. Có nhiều sử gia cho rằng thế chiến thứ hai là thế chiến thứ 1, được tiếp tục sau khi đình chiến được vài năm để quân bại trận, chỉnh trang lại vũ khí và kinh tế.

Nhìn lại Việt Nam Cộng Hoà khi xưa, mỹ viện trợ mà ngân quỹ dành cho quốc phòng quá nhiều để có thể phát triển kinh tế một cách bình thường trong khi ngoài Bắc thì tất cả viện trợ của Liên Xô và Trung Cộng đều theo khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến. Sau 75 thì kỹ thuật, xã hội miền bắc thua xa miền nam. Như ông Hoài Thành từng nói: Nguỵ theo cơ bản là xấu nhưng sao chúng phát triển và lịch sự hơn ta.

Nếu ngân sách quốc phòng gia tăng thì tiền bạc dùng cho các chương trình phúc lợi cho dân chúng sẽ bị cắt xén để chi cho quốc phòng. Thanh niên sẽ phải bỏ học để đi quân dịch như thời mình ở Tây. Cuộc sống sẽ bị xáo trộn.

Khi một nước muốn xâm chiến một nước khác thì họ tìm đủ cớ để đánh chiếm như Hitler, đánh chiếm Ba-LAn, rồi các nước lân cận,… tương tự Hồng Quân đưa xe tăng vào Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc,… hay Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Vui nhất là Putin kêu bọn phát-xít ở Kiev khiến mình nức nở. Ông tổng thống Ukraine hiện tại là người gốc Do Thái, bị phát xít diệt chủng đến 6 triệu người. Liên Xô cũng đàn áp người gốc Do Thái sau 1945. Luật lệ nga sô không cho phép người ngoại quốc được vào quốc tịch Nga. Mình có gặp một cặp vợ chồng người Việt, du học tại nga rồi khi liên Xô tan rã thì họ ở lại, làm ăn và rất thành đạt. Họ cho biết là không xin vào quốc tịch của Nga Sô nên cho con họ du học tại Hoa Kỳ rồi tìm cách nhập cư tại đây khi con họ lập gia dình với người Mỹ tại Hoa Kỳ.

Theo mình hiểu sau 1954, người Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, buộc phải rút quân khỏi thuộc địa cũ. Họ vẫn muốn giữ quyền lợi tại các thuộc địa cũ. Ông Ngô Đình Nhu có một người bạn học cũ, làm dân biểu quốc hội Tây, nên nhờ lobby, đưa ông ông NGô Đình Diệm về làm thủ tướng cho quốc trưởng Bảo Đại. De Gaulle đồng ý vì muốn vùng Đông Dương của Pháp trở thành trung lập. Ông này chống mỹ một cây, chắc hiểu thâm ý của Hoa Kỳ khi ông ta làm kháng chiến chống đức quốc xã tại Anh quốc trong đệ nhị thế chiến.

Có lẻ vì vậy mà những tin tức về ông Ngô Đình Nhu, gặp gỡ phái đoàn Hà Nội tại Ấn Độ, có thể đúng. Chính phủ NGô Đình Diệm, tìm cách trở thành trung lập như khối do Ấn Độ (non-alignement). Có thể lý do đó mà người mỹ lật đổ chế độ đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, và tìm cớ để đổ bộ quân đội họ vào Việt Nam qua vụ con tàu Maddox.

Tương tự Putin, người Mỹ nghĩ là chỉ trong vài tháng sẽ bình định được miền nam nhưng bị sa lầy tại Việt Nam, sau đó phải rút khỏi miền nam và đổi lấy việc bán coca cola cho Trung Cộng. Phủi tay khiến quân dân miền Nam chới với. Xong om.

Theo mình đọc tài liệu mật được giải mã của Hoa Kỳ thì ông tổng thống JFK, khi làm thượng nghị sĩ sĩ, đã được chính phủ Hoa Kỳ gửi sang Việt Nam và ông ta kết luận, không nên giúp pháp trở lại đông dương. Khi lên làm tổng thống, ông ta cho chống việc gửi cố vấn quân sự qua Việt Nam. Ông ta bị ám sát 1 ngày sau khi ký sắc luật, rút các cố vấn quân sự ra khỏi Việt Nam. 

Ông tổng thống Eisenhower có lên tiếng báo động các thế lực của tập đoàn vũ khí, lũng đoạn giới chính trị của Hoa Kỳ trong bài diễn văn cuối cùng trước khi mãn nhiệm kỳ. Theo tài liệu mật được giải mã thì các cố vấn quân sự của tổng thống Kennedy, thuộc loại diều hâu, muốn tấn công Liên Xô khi vụ khủng hoảng vịnh Con Heo tại Cuba. 

Các pháo đài B 52 tại Âu châu được lệnh báo động để bỏ bom khối Varsovie nhưng ông Kennedy nhất quyết đợi thêm kết quả thương thuyết. Có lẻ tình báo của Liên Sô đã báo cáo nên ông Khrushev mới cho tháo gỡ các dàn hoả tiễn không phải nguyên tử tại Cuba đem về. Theo tài liệu giải mật thì có một người của KGB đã báo động cho Hoa Kỳ là không phải đạn nguyên tử ở Cuba. Ông này sau bị gián điệp nằm vùng của KGB, báo cáo và đã giết ông này. Gần đây có nhiều cuốn phim tài liệu của Anh quốc và Hoa Kỳ và Do Thái nói về nhân vật này.

Nông dân đức lái xe máy cày theo hình vẽ, kêu gọi Hoà Bình

Lính nga hay lính Ukraine cũng là con người nên mình thấy thương cho những người lính bị giới cầm quyền đưa ra mặt trận, trong khi con cháu họ vẫn vui đùa tại hậu phương.

Xem mấy tập phim bộ của Ukraine “đầy tớ nhân dân”, do ông đương kim tổng thống viết soạn và đóng khiến mình thất kinh, nhất là tin tức chiến trường cho thấy sự tham nhũng đã ăn sâu vào quân đội của Nga Sô. Trong phim bộ Đầy Tớ Nhân Dân, có cảnh một ông đại tá thì phải, bán bánh xe để nuôi lính. Cấp trên đã ăn hết tiền dành cho quân đội.

Thấy hình ảnh các hoả tiễn của quân đội Nga Sô bắn vào Ukraine, không nổ. Nghe nói mỗi viên đạn như vậy tốn mấy trăm ngàn. Mình có nói chuyện với một anh, gốc miền bắc, du học tại Liên Xô. Anh ta nói có anh bạn tướng quân đội bắc Việt, cho biết là các tướng tham nhũng, ăn quá nên súng ống xe tăng chắc không ra trận được như vụ ông đại tá Nga Sô nào tự tử khi khám phá ra xe tăng không sử dụng được.

Tấm biến hoạ này khiến mình nhớ đến 75, người Việt hay kêu miền Nam nhận họ, miền bắc nhận hàng. Bộ đội là những người từ miền bắc đi bộ vào nam, thấy cái gì ưng thì đội đi về bắc.

Tham nhũng là bề trái của các chế độ độc tài, không có cơ quan nào kiểm soát, sẽ giúp chế độ xụp đỗ nếu phải chống trả quân đội xâm chiếm vì không được lòng dân. Người Ukraine, đã thử nghiệm 70 năm chế độ cộng sản, và mấy năm theo chế độ độc tài. Nay họ thà chết thay vì đầu hàng thì khó mà đánh thắng.

Đọc tài liệu thì cho biết quân đội Nga Sô, thay vì mua bánh xe của Michelin, họ lại mua bánh xe của Trung Cộng nên ra trận là bị lộn xộn, xe chạy không được. Có những thứ khác, khiến người ta trước đây rất lo sợ đội quân hùng mạnh của Nga Sô nay thì chới với vì thiếu xăng, thiếu hậu cần.

Trung Cộng cứ hăm he đánh chiếm Đài Loan nhưng Đài Loan lại được Hoa Kỳ yểm trợ. Nay họ bán cho hỏa tiễn Patriot. Vấn đề là Việt Nam, Trung Cộng có thể đánh chiếm Việt Nam để thị uy cho cả vùng. Trung Cộng đã khống chế hoàn toàn kinh tế Việt Nam cho nên họ không cần đánh Việt Nam. Chỉ mấy ngày sau khi Putin ra lệnh xâm chiếm Ukraine là Trung Cộng đã cho tàu đến khoan dầu đâu cách bờ biển Việt Nam 60 hải lý. Việt Nam chỉ lên tiếng rất lịch sự, yêu cầu Trung Cộng nên tôn trọng chủ quyền Việt Nam rồi im rơ vì đang lo bắt các đại gia.

Trong chế độ chủ nghĩa Tân thực dân của thế kỷ này, người ta chỉ khống chế bằng kinh tế, để mấy tên cầm quyền tại địa phương nghe theo mình, khỏi mất công đem quân đội chiếm giữ. Trung Cộng chỉ cần cho mượn tiền là có thể kiểm soát hệ thống chính trị của Việt Nam và các nước khác theo chương trình Con Đường Lụa của thế kỷ 21. Các nước mượn tiền, giới cầm quyền bỏ túi, nên phải đội vốn, nợ như chúa chổm nên phải nghe lời Trung Cộng.

Vấn đề Việt Nam, từ mấy chục năm qua rất thân với Nga Sô, mua súng đạn của Nga như xe tăng mà trên chiến trường Ukraine cho thấy bị banh-ta-lông. Một chiến xa giá 2 triệu đô-la, chắc Việt Nam phải trả 4 triệu mà chưa chắc chạy được. Nhớ mấy chiếc tàu của Vinashin?

Anh quen từng du học tại Liên Xô cho biết bọn Nga, nhất là đám KGB, công an. Chúng nó tàn bạo lắm. Mạng con người không nghĩa lý gì đối với chúng. Chúng được đào tạo từ thời cộng sản nên khó mà thay đổi. Các vụ thảm sát tại Bucha, cho thấy sự tàn bạo của chế độ như Mậu Thân năm 1968 tại Huế.

Câu chuyện đưa đến câu hỏi. Nếu có chiến tranh xẩy ra giữ Việt Nam và Trung Cộng, có ai ở ngoại quốc, trở về Việt Nam, chống xâm lăng như mấy người Ukraine ở hải ngoại? Trong bàn, không có ai đưa tay lên cả. Có anh kêu điên sao, để bảo vệ bọn cầm quyền, tham nhũng bú xua la mua. Mình nhớ năm 1979, có người kể là khi hay tin Trung Cộng xua quân qua đánh Hà Nội, dân miền Nam hoan hô, kêu đánh cho chúng chết đi.

Ngày nào còn các tập đoàn chế tạo vũ khí thì sẽ còn can-qua. Pháp bán súng đạn cho cuộc chiến ở Yemen, nay quay qua chửi Hoa Kỳ tặng vũ khí cho Ukraine, để biểu diễn cho thế giới xem để mua. Truyền thông chỉ nói đến các vụ súng bắn chiến xa và trực thăng để quảng cáo cho Hoa Kỳ bán vũ khí. Chỉ có dân đen là chết một cách vô tội vạ. Chán Mớ Đời  

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Mua tranh Nhị-Trạng-Nguyên Nguyễn Quỳnh

 Hồi mình mới dọn nhà, nhớ đến một anh bạn thời đi làm tại New York, tên Nguyễn Quỳnh. Dạo ấy anh đang giảng dạy tại đại học Columbia. Mình không nhớ ai giới thiệu mình cho anh ta. Hình như ông Võ Văn Ái của tờ báo Quê Mẹ, ở Pháp. Ông Ái và bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, sang Hoa Kỳ, mình có gặp nói chuyện thì họ rủ đi viếng một hoạ sĩ nổi tiếng người Việt tại New York.

Anh Nguyễn Quỳnh là hoạ sĩ đầu tiên, độc nhất, gốc Việt, được người mỹ mua tranh trong cuộc triển lãm tại New York năm 1984 và tặng cho bộ sưu tập thường trực của viện bảo tàng Guggenheim, Nữu Ước mà mình có xem khi sinh sống ở thành phố này. Ước ao gặp người tài hoa này. Các hoạ sĩ người Việt tại Hoa Kỳ, có dịp là nhờ anh ta xem tranh và phê bình. Lần trước anh ta sang Cali, có ngụ lại nhà mình nên được anh ta giới thiệu vài hoạ sĩ gốc Việt, được biết đến trong cộng đồng người Việt tại vùng này.

Mình thích nhất tấm này. Anh Quỳnh vẽ cô học trò, chị vợ cũng mê nên mình mua luôn
Lá thư mời gia đình anh Quỳnh được viếng miễn phí trọn đời

Mình có đọc đâu đó, nhà thơ Đổ Trung Quân, kể anh bạn nào di dân sang Hoa Kỳ, có để lại hai bức tranh của Nguyễn Quỳnh vẽ trước 75. Anh ta từng là hội viên của hội hoạ sĩ trẻ tại Sàigòn trước 75. Anh ta được học bổng của chính phủ Ý Đại Lợi, đi Roma để học thêm về hội hoạ nhưng bộ quốc phòng Việt Nam Cộng Hoà cuối cùng cấm xuất ngoại, có lẻ vì lệnh tổng động viên. Số anh ta là đi Hoa Kỳ.

Theo lời anh kể thì khi xưa anh đậu vào trường kiến trúc Sàigòn, làm đồ án thì thầy khen nhưng hỏi về cấu trúc thì anh ngọng nên cuối cùng thi vào trường mỹ thuật Sàigòn. Anh có khiếu bẩm sinh về hội hoạ. Tranh của anh thường xuất hiện các kiến trúc, toà nhà. Anh nghiên cứu ánh sáng của hoạ sĩ Gustave Courbet rất cẩn thận nên tranh của anh chịu nhiều ảnh hưởng của ông Courbet này. Có thể loại Cuntology rất độc đáo nhưng đồng chí gái không cho mình treo. Chán Mớ Đời 

1 trong những tấm tranh mình mua, treo ở phòng làm việc của mình. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh của anh cho mình.

Nói cho ngay, tâm hồn nghệ sĩ của mình đã tắt lửa lòng từ khi thằng con ra đời, phải kiếm tiền thêm mua sữa và tả cho nó. Mình không liên lạc với mấy nghệ nhân tại đây, vì không còn muốn vẽ víu gì nữa, chỉ thích làm vườn, làm đầy tớ nhân dân cho mụ vợ sai bảo.

Tấm tranh này của anh Nguyễn Quỳnh là tranh sưu tập thường trực tại viện bảo tàng Guggenheim, New York. Ai đến New York, thích hội hoạ thì ghé xem bức tranh của người Việt đầu tiên tại đây. Khá trừu tượng nhưng phảng phất các motif về Việt Nam. Mình có một tấm tương tự, cũng được vẽ vào thời đó.

Mình nhớ lần đầu tiên, viếng nhà anh Quỳnh ở vùng Harlem phía Tây, gần cầu gì nối qua tiểu bang New Jersey. Được anh ta cho xem tranh. Có loại rất tây phương và có những đề tài về Việt Nam như Thuý Kiều nhưng ánh sáng rất lạ. Các motif rất Việt Nam nhưng ánh sáng rất lạ. Anh ta có cho xem một bức ảnh về Thuý Kiều với 15 năm làm gái lầu xanh. Thuý Kiều ngồi đánh đàn trăng (Nguyệt), mà anh Quỳnh có dịp được giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu khi anh sang Pháp tham dự hội thảo về triết học. Có 15 bình rượu, lấy màu của bình rượu Việt Nam, toả ra ánh sáng, tượng trưng cho 15 năm đời lận đận của Thuý Kiều, vỡ bay xuống dòng sông Tiền Đường, sóng cuồng cuộng. Người mẫu là chị Bích, vợ anh ta, rất đẹp. Hình như ông Võ Văn Ái mua tấm tranh này. Nghe đâu ông ta chưa trả hết tiền mua tranh. Lờ luôn. Ai quen ông ái nhắn tin dùm. Cho mình mua lại, để trả tiền cho anh Quỳnh. Chán Mớ Đời 

Tấm tranh Kiều với 15 bình rượu tượng trưng cho 15 năm ở lầu xanh. Bình thứ 15 bị vỡ bay xuống sông Tiền Đường , hết kiếp làm gái lầu xanh. Ánh sáng từ các bình rượu toả ra người của Kiều. Tấm này ông Võ Văn Ái mua nhưng chưa trả hết tiền thiếu. Nếu được mình sẽ mua lại và trả tiền cho anh Quỳnh. Mình có mặt hôm ông ta hỏi mua và đem về Paris. Bình rượu là theo mẫu của bình rựou Việt Nam. Ánh sáng được sử dụng theo lối “Rais” của Gustave Courbet.

Tấm 1 trong 4 tấm (khổ 28 inch x 80 inch) tại nhà mình

Sau đó, mình gặp anh ta thường xuyên đi ăn phở, nói chuyện về nghệ thuật. Viết về nghệ thuật Việt Nam. Có lẻ từ anh mình mới bắt đầu về nguồn, tìm sách báo việt ngữ để đọc, học hỏi thêm về Việt Nam. Dạo ấy tiếng Việt mình rất yếu, không bú xua la mua như ngày nay. Khi mình được gia đình phật tử ở Connecticut nhờ vẽ chùa thì anh ta có cho ý kiến về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, vào ngôi chùa.

Học rất nhiều từ anh. Anh ta là giáo sư về lịch sử mỹ thuật tại Columbia. Anh ta có hai bằng tiến sĩ: một về giáo dục và một về triết học. Học một cái bằng tiến sĩ là đã khó ở Hoa Kỳ nay anh ta chơi luôn hai cái, mình hay gọi anh ta là Nhị-Trạng-Nguyên. Mình có quen một anh khác, cũng có hai bằng tiến sĩ; một bên tây và một bên Hoa Kỳ. Đề tài luận án tiến sĩ của anh về triết học tại Columbia University năm 1982 là (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art). Anh ta có dịch Tractatus của ông này nhưng khó đọc lắm.

Anh ta có một trí nhớ siêu việt. Mỗi lần gặp nhau, anh ta kể đủ chuyện ngày xưa bên tây bên tàu, chuyện nào anh cũng biết chứng tỏ anh đọc sách rất nhiều, không chụp hình tạo dáng câu Like. Anh kể khi xưa, sinh viên, anh ta mê một cô gái nhà giàu, đẹp lắm nhưng bị cô ta chê, bảo ngoài học vấn và hội hoạ, anh ta chết tiệt. 40 năm sau, anh gặp lại cô nàng, thì cô ta khóc, bảo anh đã thành danh, không chết tiệt như cô ta ngĩ. Anh ta có vẽ bức tranh của cô ta. Rất đẹp. Không biết anh ta còn bức này hay không. Chắc không vì anh ta đã tặng cô ấy.

Đây là bức tranh mà anh ta nghĩ đạt nhất, vẽ chị Bích, vợ anh ta. Đây chỉ 1 phần của tấm tranh, nay được treo tại nhà mình. Tấm đầu tiên mình hỏi mua là tấm này. Anh rất tâm đắc với tấm này, vẽ thuỷ mạc sử dụng chấm chấm như trường phái pointillisme. Cực đỉnh

Ở anh, mình học được cái tính học để tự trau dồi thêm, không phải bằng cấp. Anh ta nghiên cứu thêm về Emmanuel Kant nên ghi danh đi học thêm về Vật Lý tại trường đại học Columbia để hiểu rõ, có cái nhìn từ nhà vật lý học. Mình dính cái bệnh của anh ta nên hay đi học vớ vẩn để khỏi ở nhà bị vợ sai.

Tấm 2 trong 4 tấm

Theo mình hiểu khi gặp các hoạ sĩ được anh ta giới thiệu; anh ta khi xưa ở Sàigòn rất được giới trí thức trọng nể dù trẻ tuổi. Anh ta học đức ngữ nên hay lui tới toà đại sứ đức để thực tập đức ngữ và nói chuyện về văn hoá. Hình như anh ta có chân trong viện Goethe tại Sàigòn hay một hội văn hoá đức. Lâu ngày quá không nhớ.

Anh ta gốc Hải Dương, di cư vào nam. Là con một nên không muốn đi lính nên anh ta trốn quân dịch, ở nhờ nhà bạn bè. Bức tượng Trần Hưng Đạo ở Sàigòn là do anh ta vẽ. Một người bạn, em ông Chung Tấn Cang, hải quân được chỉ định vẽ bức tượng để đưa cho mấy ông lớn duyệt nhưng bí, nên tìm đến nhờ anh đang trốn lính. Buồn đời, anh vẽ giúp cho anh bạn kiếm được việc đúc tượng Thánh Trần cho hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Hôm ở nhà mình, anh ta thấy cái cốc in hình bức tượng của Trần Hưng Đạo ngoài bolsa nên kể cho mình câu chuyện này.

Anh kể có lần anh đi quân dịch, ra quân trường Dục Mỹ. Thượng sĩ già hỏi ai biết vẽ sơn, anh đưa tay lên. Thế là khỏi đi quân trường, anh ta vẽ sân khấu để tiếp đón tướng nào đến thăm. Đang vẽ thì ông tướng chỉ huy trưởng hình như Bùi Đình Đạm thì phải, lâu quá không nhớ tên, đi xe Jeep ngừng lại, kêu vô văn phòng. Kêu anh ta làm một “bas relief “ để mấy câu thơ cho quân trường. Cũng khắc tên đủ trò, được khen đủ trò.

Tấm 3 trong 4 tấm

Chỉ huy trưởng kêu anh ta không thích quân đội, anh trả lời vâng. Ông ký cho giấy đi phép mấy ngày thăm bố mẹ rồi anh ta trốn luôn, không trở lại trình diện. Anh ta học hàm thụ từ Sàigòn với một đại học tại Gia-nã-đại, tốt nghiệp B.A trước 75. Đến tháng 4/75, cả gia đình di tản sang mỹ. Nhờ có bằng B.A của Gia-nã-đại nên khi qua Hoa Kỳ, anh ta đi học lại lấy tiến sĩ. Chị vợ như vợ của ông Tú Xương, đi làm để nuôi anh đi học lại. Buồn đời anh ta học hai cái tiến sĩ. Chỉ có độc nhất một thằng con trai như bố mẹ anh ta.

Từ anh ta mình mới quen bác Huỳnh Sanh Thông ở Yale. Có lần tổ chức Á Châu nào mời chị Kiều Chinh đến nói chuyện với các nghệ sĩ lưu vong khác tại New York. Sau đó thì có đi ăn chung. Chị Kiều Chinh có lẻ biết anh ta từ Việt Nam. Vợ anh ta mê chị Kiều Chinh nên kêu anh ta vẽ chị Kiều Chinh. Mình có xem tấm tranh đó, rất đẹp. Anh ta có vẽ nháp đồng chí gái nhưng không đạt lắm vì ít thời gian. Lần sau gặp lại, hy vọng anh ta sẽ vẽ lại.

Tấm 4

Khi dọn nhà mới, có phòng khách rộng, tường cao. Nhớ đến anh ta nên hỏi có tấm tranh nào, bán cho em một tấm. Anh ta nói mình chụp hình cái bức tường muốn treo tranh, rồi gửi cho mình một tấm. Đồng chí gái nhìn vô chả hiểu gì cả, hỏi bao nhiêu. Mình nói giá làm mụ vợ muốn té xỉu, mặt xanh như đít nhái, kêu với số tiền đó, tui mua cả ngàn tấm. Mình mua là để sưu tầm còn mụ vợ mua tranh treo tường như quần áo. Không thích thì quăn, mua cái khác. Tranh mụ vợ mua giờ để chật ga-ra. Bán lạc-xoong không ai mua.

Tấm đầu tiên mình mua của anh treo ở nhà nhưng chả thấy ai hỏi khi đến nhà mình. Cách đây mấy năm, anh sang nhà mình chơi, có đem tấm tranh nhỏ, bảo là gắn thêm vào tấm trước. Anh ta nói phải mất 20 năm mới tìm được ý tưởng, cách kết thúc tấm tranh. Mình phải đem đi thay cái khung mới. Anh ta có mấy tấm vẽ thời New York, về 9/11 nhưng chưa xong. Mình mua mấy tấm đó, nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi nào xong em lấy như tấm đầu tiên.

Tấm tranh mình mua treo trên tường, chỉ có mình nhìn. Thú thật bạn đồng chí gái đến nhà, chưa có ai hỏi mình về tấm tranh cả. Họ chỉ khen mấy tấm tranh mụ vợ mua. Độc nhất hôm trước, có anh bạn ghé lại nhà lần đầu tiên, nhìn tấm tranh rất kinh ngạc. Anh ta sưu tầm một số tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng miền Bắc mà sau này tây sang mua rất nhiều. Anh ta nói có tấm nay người ta trả anh đến $500,000 nhưng không bán. Đấy là một cách đầu tư cho mai sau. Anh ta có một số tranh của một hoạ sĩ hiện đang ở Hà Nội, bị tai biến nhưng gia đình chưa dám báo tin. Đang lùng săn mua lại tranh của ông ta để đợi, khi ông ta ra đi.

Mình ngồi nói chuyện với anh ta về sưu tầm tranh, thấy có lý nên gọi cho anh Quỳnh, hỏi bán cho em thêm mấy tấm mà mình có dịp xem khi viếng thăm anh ở San Antonio. Anh Quỳnh mới bán nhà vì chị vợ qua đời, dọn về căn hộ nhỏ ở để khỏi phải chăm sóc nhà cửa như trước đây. Tranh đầy nhà, nay có người quen muốn sưu tầm nên đồng ý với điều kiện là khi Gallery ở New York triển lãm tranh của anh ta thì mình cho họ mượn để triển lãm về tranh của anh ta từ trước đến nay.

4 tấm ráp chung vào toàn bộ, treo trên tường ở phòng khách  96 inches x 82 inches. Mình chưa dám làm khung vì đợi sau triển lãm tránh của anh ở New York rồi làm.

Trước đại dịch, anh ta có sang Cali ở nhà mình mấy ngày thì đem theo một bức hoạ. Anh ta nói là tấm tranh anh bán cho em còn thiếu cái này. 10 năm qua anh mới có được ý tưởng để kết thúc bức tranh. Khiến mình phải đem ra cho thợ làm lại cái khung, khá lạ so với tranh thường.

Mình nghe lời anh bạn đề nghị, mua luôn một số tranh mình đã xem, làm Collector luôn. Anh ta vẽ thuỷ mạc rất chi tiết. Mất thời gian lắm, anh ta nghiên cứu về ánh sáng của Gustave Courbet nên bị ảnh hưởng khá nhiều của ông này.

Dạo anh ta ở New York, thì vài năm gallery-arts tổ chức triển lãm tranh của anh ta nhưng từ khi anh dọn về Texas thì không. Nay họ gọi anh ta để tổ chức triển lãm tranh của anh ta lại để xem anh đang vẽ loại nào. Khi nào họ tổ chức thì có dịp trở lại New York, luôn tiện thăm con gái luôn.

Tấm này vẽ về 9/11 tại New York,( Collection SƠn Đen)
Collection Sơn Đen
Collection Sơn Đen
Đây là 2 tấm tranh mà anh ta khởi đầu cách đây 15 năm nhưng chưa xong nhưng mình đã mua. Mình nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi xong thì mình sẽ lấy. Tranh nói về 9/11 tại Nữu Ước. Collection Sơn Đen

Gửi Sơn xem chi-tiết chưa vẽ xong của tấm trang 9-11 (9 feet by 40 inhces). Sẽ gửi Sơn xem mỗi ngày. Sang năm mình đi xe lửa với nhau. Và có lẽ sang năm xong tấm thứ hai cùng đề tài 9-ii

Mình dự định sẽ đi xe lửa với anh ta xuyên bang vùng tây Hoa Kỳ. Hy vọng năm tới vì anh ta nay sức khỏe cũng yếu rồi.

Mình viết lâu rồi, nay cập nhật hoá. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh còn lại của anh cho mình. Tổng cộng là 36 tấm. Với điều kiện là mình cho Gallery Art mượn để họ triển lãm tranh anh ta. Mình nhất trí. Mấy hôm nay, tranh gửi về nhận mệt nghỉ. Xem như mình có tranh nhiều nhất của nhị nguyên Nguyễn Quỳnh. Xong om

Đọc tin tức, có thể bị mưa, nghĩa là tuyết. Phải đeo cái ba lô nặng chưa kể 4 lít nước Chán Mớ Đời 
Bỏ vụ tranh ảnh, mình chuẩn bị leo núi Whitney ngày mai.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lòng nhân ái là vũ khí tốt nhất

 Hôm nay, nhận được hình ảnh, video từ Ukraine khiến mình cảm động. Thấy anh chàng người Ukraine mà mình gửi tiền, mua đồ đem biếu các người già. Mình gửi các hình ảnh cho bà mỹ quen và anh bạn vắng bóng từ 30 năm qua, đã gửi tiền nhờ gửi cho nạn nhân chiến tranh tại Ukraine. Họ rất vui khi nhận hình ảnh từ Ukraine.

Xem hình, mình thấy lạ, nhớ lại những người Pháp, đã giúp đỡ mình khi mới sang Pháp hay những người Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc,… Những người mình gặp và giúp mình chút gì đó như bữa cơm khi đói thời sinh viên trên đường đời. Nay đến phiên mình, trả ơn họ qua những món quà nho nhỏ từ Hoa Kỳ cho những nạn nhân chiến tranh. Có lẻ mình sẽ không bao giờ gặp họ như những người pháp khi xưa, tặng mình áo quần, giày vớ thời sinh viên.

Thế giới đang chim ngưỡng con mèo Ukraine đang trở thành con sư tử trong việc bảo vệ tự do của xứ họ.

Trong lá thư được chuyển ngữ khiến mình buồn cười. Lý do là người chuyển ngữ sinh trưởng tại miền bắc và từng là du học sinh tại Liên Xô nên văn ngữ rất lạ đối với mình như “giải phóng, xâm lược, đóng gói, bộ đội Nga, bộ đội Ukraine, vận chuyển”,… có một câu khiến mình chới với: “lòng tốt chính là vũ khí”.

Các tin tức chiến sự hôm nay cho biết quân đội Ukraine đã đánh chìm một tàu chiến lớn của Nga Sô. Có lẻ lòng tốt của dân Âu Châu, Hoa Kỳ, Gia-nã-đại,.., những người yêu chuộng tự do, dân chủ đã giúp sức, như đưa “lòng tốt chính là vũ khí” cho người dân Ukraine chống lại “bọn xâm lược”. Mình chỉ mong chiến tranh chấm dứt để người dân đừng chết oan, do những kẻ ngồi trong cung điện, ra lệnh kẻ nghèo xông trận giết nhau để họ hưởng lợi.

Mình tải đây vài tấm ảnh nhận được tuần trước.

Cuối tuần này mình đi Arizona rồi sẽ đi Peru để leo núi 7 ngày. 7 ngày không có Internet. Để xem sao? Mình chỉ đem theo máy chụp hình















Mình đem theo carnet d’esquisse để xem có vẽ được hay không. Nếu không thì quay video và chụp hình, ghi lại kỷ niệm leo núi ở miền Nam Mỹ. Lần đầu tiên mình xuống Nam BÁn Cầu. 7 ngày không Internet để xem có sống sót hay không. Một trải nghiệm mới trên núi.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Khiêu vũ cao đẳng quốc gia mỹ thuật

 Như mình đã kể, hàng năm có hai lễ chính của trường: lễ nhập môn và buổi khiêu vũ nổi tiếng được gọi là “Bal des Quat’z’arts”, viết tắt của Bal des Quartre Arts (4 nghệ thuật), tượng trưng cho 4 môn của trường: Kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc và chạm trỗ.

Bal des Quat’z’arts rất nổi tiếng trong giới trẻ, giới già thì cho đó là văn hoá đồi trụy. Chỉ được mời, phải có vé mời được vào nên khắp Paris, ai cũng muốn tham dự. Theo tài liệu thì lễ này được bắt đầu năm 1892, tại Paris, vào thời La Belle époque . Khởi đầu được tổ chức tại Montmartre, không phải ở trường. Có lẻ bắt chước lễ hội các người gitanes tại khu vực này. Sau đệ nhị thế chiến thì nhóm Gitanes này được dời ra ngoại ô.

Khởi đầu thì nhỏ nhưng rất thành công. Mình không hiểu vì lý do gì, có thể sau cuộc cách mạng, họ muốn tổ chức các cuộc ăn chơi để xoa diệu lòng dân vì dạo ấy, họ chặt đầu khá nhiều người Pháp, đến nổi phải chế ra máy chém để chặt cho nhanh cho kịp nhu cầu vì đao phủ thủ làm việc quá tải. Dân tây chặt đầu vua Louis 16 và bà vợ làm cô bé chăn cừu thấy vui quá nên hồ hởi phấn khởi chém hết thiên hạ trong các cuộc chỉnh lý, kêu phản bội cách mạng gì đó như mấy ông Robespierre và Danton, đưa ra biện pháp chém đầu khiến sau này hậu thế bắt chước, chém đầu họ luôn. Họ quên câu nói của cách mạng là đừng chém đầu người khác nếu không muốn người khác chém đầu mình.

Máy chém được tây gọi là Guillotine, mang tên ông y sĩ họ Guillotin, đã tư duy đột phá, thiết kế cái máy chém này. Đến thời tây thuộc, họ không xài nữa nên đem qua Việt Nam và các thuộc địa để chém dân đòi độc lập. Hình như mình có kể về cái máy chém rồi. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình.

Lần thứ nhì được tổ chức ngày 9 tháng 2, năm 1893 tại Moulin Rouge. Các người mẫu khỏa thân đi dạo như một bức tranh hiện thực, đến nữa đêm thì có một phụ nữ khoả thân đứng trên bàn gây ra tranh cải kiện tụng.

Affiche của lễ hội của trường được thay đổi hàng năm về đề tài
Sinh viên hoá trang để tham dự tương tự lễ nhập môn cũng bú xua la mua như trên. Nói chung thì phong cách rất lập dị, man rợ. Bảo đảm đồng chí gái mà thấy hình ảnh của mình trong những năm tháng sinh viên chắc không dám lấy. Từ một tên ngố ở tỉnh lẻ như Đà Lạt, được thảy vào chuồng cọp của trường mỹ thuật. Sống sót ra trường là một may mắn của cuộc đời. Mình có mấy tên bạn, ở tỉnh lẻ về Paris học, tối nào cũng đi nhảy đầm, uống rượu riết chả ra trường bị đuổi, không biết giờ làm cái gì.
Những affiche được tổ chức để các sinh viên tham dự, để được chọn. Thấy toàn là chim dế treo lủng lẳng
Dạo đi học, mình cũng hay hoá trang thành những tên điên khùng như trên.

Dần dần trở thành lễ hội của các môn sinh của 4 phân khoa của trường. Mỗi năm đều có một đề tài riêng. Nữ giới được phép tháp tùng đều phải vẽ trên người như những bức hoạ rồi phủ lên áo quần hoá trang, dần dần sẽ được cởi ra hết khi trời về sáng. Lúc đó mới đi thưởng lãm tranh sống thực. Kinh

 Năm đầu tiên 1893, một người mẫu cho sinh viên vẽ bị bắt vì tội công xúc tu sĩ, cởi trần như nhộng, đứng lên cái khiêng, để mấy sinh viên khiên đi khắp phố như nữ thần tự do. Cô này bị bắt và phạt 100 quan khiến các sinh viên nổi loạn, cởi trần lấy lá nho chắn hạ bộ nhưng không tìm ra được cô này, và được kết luận là cô ta đã tự tử. Xong om

Cô người mẫu này, dám khoả thân đứng trên cái khiêng để sinh viên trường vác đi giữa phố phường, bị phạt 100 quan. Sau này mất tích. Cô ta thường làm người mẫu cho sinh viên tập vẽ nude. Dạo mình học, các người mẫu được trả khá tiền, tính tương đương ngày nay độ 100 đôla / giờ

Từ năm 1900 trở đi thì các đề tài thường lấy từ các truyện cổ của HY Lạp, hay Ai Cập, Krmers,… sau đó thì họ in các biểu ngữ, Bích chương dán khắp khu Latinh. Mình nhớ đề tài năm mình vào học về xứ Ấn Độ. Ông thầy mình dự thi với hình vẽ mấy ông và bà Ấn Độ múa máy trước cái đền có hình như dương vật. Kinh. Sau đó được in ra và nhóm ma mới như mình được sai đi dán Bích chương khắp khu Latinh. Có một cô học chung người Ba-Tư, nhìn hoài không hiểu đến khi thằng Jeff giải thích, chỉ tháp cao với cái nóc nhà như cái vòm là dương vật,…thì cô ta mới giác ngộ cách mạng và ré lên như bị Allah thục cà lét. Kinh


Mình đen sẵn nên dạo đó không cần hoá trang. Mấy cô như vậy đi ngang qua thì hay bị béo mông nên được gọi là “pinc
e-fesses”

Đến năm 1968 thì có cuộc cách mạng văn hoá, các sinh viên khắp Âu châu, khởi đầu ở Nanterre, gần Paris vào tháng 5 mà nay giới trẻ hay gọi là Mai 68. Ai tham dự các cuộc biểu tình đình công bãi thị được gọi là ‘Soixanthuitard” Họ bắt chước cuộc cách mạng văn hoá do Mao Trạch Đông khởi xướng ở Trung Cộng, đặt lại vấn đề văn hoá trong lịch sử Pháp. 

Sinh viên biểu tình trước cổng trường cao đẳng g quốc gia mỹ thuật Paris.

Các sinh viên xuống đường, nạy các cục đá ong làm đường, để quăng vào các cảnh sát cơ động nên sau đó, chính phủ De Gaulle phải dẹp hết các đường bằng đá ong, để làm nhựa đường. Từ đó lễ hội được tạm ngưng. 

Sinh viên học sinh nạy đá đường lên để chọi cảnh sát dã chiến, nên sau này chính phủ cho làm lại đường nhựa hết. Cái mất dậy là ngày nay họ lại bắt đầu làm lại với các lề đường. Chán Mớ Đời 

Lịch sử rất quái. Vụ khiêu vũ này được các nhà cách mạng 1789 đề xướng để nhân dân ăn chơi, quên đi các cuộc thanh trừng giết chóc của cách mạng. Sau này các hậu duệ làm cách mạng, cho đó là hủ hoá, mất đạo đức cách mạng nên cấm vào năm 1968. Cho rằng dân lao động thợ thuyền đau khổ bị bọn chủ cường hào ác bá hành hạ mà các anh chị yên vui nhảy nhót. Nghe nói họ thành lập lại lễ hội này vào năm 2012. Chán Mớ Đời 

Chính phủ ra luật, thay đổi cách sinh hoạt giảng dạy tại các đại học nhằm kiểm soát, bớt tự do phóng túng như xưa. Họ đổi trường thành các Unité Pédagogique . Không nhớ là bao nhiêu, lúc mình vào học thì có đâu 6 UP. Mỗi UP như vậy thì tự chọn cách giảng dạy. Mình theo UP2, theo cách giảng dậy cổ truyền nghĩa là phải học vẽ, lễ nhập môn, khiêu vũ bú cua la mua… còn các UP khác thì thiên về lý thuyết hơn, họ cho rằng kiến trúc sư không cần biết vẽ, chỉ nói trong đầu, tư duy đột xuất là ra nhà ra cửa. Đa số là theo các ông thầy đảng viên cộng sản hay Xã hội.

Sinh viên tự thiết kế các quần áo hoá trang theo đề tài nên khá vui thay vì mau đồ may sẵn như ngày nay. Chán Mớ Đời 

Mình may học theo lối cổ truyền nên biết vẽ. Sau này ra trường, đi khắp thế giới được tuyển dụng vì biết vẽ vì đa số kiến trúc sư ngày nay không biết vẽ. Nay thì máy điện toán vẽ cho họ. Năm đầu tiên mình vào học thì lớp mình có đến 22 tên. Khi ra trường chỉ có 2 tên; mình và thằng Jeff. Số còn lại thì bỏ cuộc sau 1, 2 năm vì không hợp còn thì họ đổi UP học cho dễ hơn vì không cần học vẽ. Vẽ xấu là bị đánh rớt, học lại. UP của mình theo hệ thống cổ truyền nên rất khó. Vẽ hoạ đồ mà xấu thì không được điểm nên trung bình đa số ra trường sau 10 năm. Phải đi thực tập cho các công ty kiến trúc để học vẽ trước mới được chấm ra trường.

Mình may mắn, có ông thầy thương nên trưa, thay vì đi uống cà phê với đám học chung sau khi ăn trưa, ông ta khuyên mình vác giá đi vẽ ngoài khu Latinh hay bên dòng sông Seine, đem về cho ông ta chỉ cách vẽ đẹp hơn nên tiến bộ nhanh. Đi du lịch ông ta cũng rủ đi theo. Sau này ông ta lấy một cô bạn học chung. Nhờ vậy, khi làm dự án, mình đều được điểm cao và được thêm tín chỉ. Thí dụ đồ án có 3 tin chỉ. Được điểm A thì mình được thêm 1.5 tín chỉ là 4.5 tín chỉ còn điểm B thì được thêm 0.5 tín chỉ là 3.5, C thì 3 tín chỉ còn D thì được 2. Mình may mắn được điểm cao đều đều nên đủ tín chỉ sau 5 năm thay vì 6 năm nên tình cờ tìm được công việc ở Ý Đại Lợi nên mình qua Ý Đại Lợi làm việc 1 năm luôn tiện tìm đề tài cho luận án ra trường. Tổng cộng 6 năm thay vì trung bình là 10 năm ăn chơi như đa số. 

Trở lại năm đầu được tham dự lễ hội của trường. Như mình kể, sau cuộc cách mạng 1968, họ bỏ lễ hội của trường nhưng các lò kiến trúc cổ truyền vẫn tiếp tục truyền thống cao đẳng mỹ thuật nên các atelier đều tổ chức lễ hội nhưng không quy mô như xưa. Họ gọi là “Pince-fesses”, béo mông. Nói như ngôn ngữ hiện đại là sách nhiễu tình dục.

Mấy tuần đâu có học hành gì, các ma mới đều bị điều động làm sân khấu, trang hoàng, mua rượu,…từ ngoài đi vào họ làm một con đường hầm gọi là catacombe mà Paris có, để họ bỏ xác người chết khi xưa ở dưới đất. Xương đầu lâu đầy nơi, tối om. Mấy cô đi vào mò mò đường, là mấy tên béo mông mấy cô, kêu oai oai rất vui. Sau đó mới vào nơi, sân khấu thì có ban nhạc chơi, có mấy thùng rượu to để cho bà con tha hồ uống. Ai không có hoá trang thì không được vào và không có giấy mời thì miễn vào.

Sinh viên nhảy đầm lúc đầu thì còn thấy áo quần sau đó thì rượu vào thì áo quần bay đâu hết. Mình thấy nhiều cặp ôm nhau làm tình một xó, đủ thứ đã nói khó diễn tả hết. Nói chung là rất vui, cha con nhảy đầm chơi tới bến, không như mấy ông bà người Việt ở bolsa, lướt quở nay bô-nê-rô hay cha cha. Mình nghe đài truyền hình pháp kể là mấy cán bộ nhớn Việt Nam ăn chơi cũng kinh lắm. Họ đổ rượu vào bồn tắm đầy rồi cho mấy cô trinh nữ vào nằm tắm, xong thì họ múc rượu mấy cô tắm xong để uống để có khí trinh nữ, ghi úp bổ dương gì đó. Chán Mớ Đời .

Phải xong hai vụ này thì sinh viên mới bắt đầu lo thi cử, vẽ sáng đêm để nộp đồ án mà chúng gọi là Charrette. Có dịp mình kể vì không có cái này thì không phải sinh viên kiến trúc.

Thời sinh viên mình ăn chơi nhảy đầm ở trường nên nay chán không thích nhảy đầm nữa. Mà nhảy với người Việt thì chán như con dán. Tây nhảy đầm là nhạc luôn tu ti còn dân an ná mít ở bolsa thì cứ một bản bô-nê-rô rồi đến cha cha làm mất hứng. Lâu lâu đồng chí gái kêu lắm phải bò theo mụ vợ. Mụ kêu ra nhảy vài bản cho mụ vui chớ mình thấy không ham kiểu nhảy đầm Việt Nam hoá.

Mình ở Việt Nam đâu biết nhảy đầm. Ngơ ngơ dân xứ thượng lại lọt vào trường cao đẳng Mỹ thuật như đến một hành tinh khác. Có tên bạn học chung kêu tới nhà dạy nhảy với cô em hắn rồi đi Boum với nhau. Mình thì cứ xem thiên hạ nhảy ra sao thì bắt chước làm theo hay chế thêm theo kiểu đi quyền Thái Cực Đạo nên tây đầm khoái lắm. Mấy con em của mấy thằng bạn cứ chê anh chúng, kêu phải học nhảy thêm với mình. Chúng cứ kéo đầu mình đi nhảy đầm.

Đi làm bồi cuối tuần mà chúng cứ đứng chực ở ngoài xe, xong việc là chạy ra lên xe chúng đi nhảy đầm đến 3, 4 giờ sáng mới bò về. Phước đức ông bà để lại nên mình học ra trường chớ rất nhiều tên ham chơi quá nên quên tốt nghiệp luôn. Ở Tây mà học rớt quá 2 năm là chúng đuổi học. Tốn tiền nhà nước.

Từ một tên ngu ngơ ở Đà Lạt, qua Tây mình đã ngố rồi, khi vào học gặp văn hoá đồi trụy nữa nên mình tan theo mấy khói. Không hiểu sao lại tốt nghiệp được. Ngồi viết nhớ lại một thời đi qua, quá vui, hưởng thụ đầy đủ, nay không thiết ăn chơi nhậu nhẹt. Nhiều khi tự hỏi nếu mình học kỹ sư thì có lẻ cuộc đời mình có một kết cục khác. Học xong ra trường đi làm, lấy vợ ở pháp. Xong om

Học kiến trúc thì mình có thể đi làm tứ xứ, lang bạc kỳ hồ, vẽ tranh bán khi đi giang hồ vào mùa hè khắp âu châu. Có lẻ bị ảnh hưởng của kiến trúc nên mình đầu óc hơi điên điên, làm khổ vợ con. Nay thì đi làm vườn, trở lại đời nông dân, lưng đội nắng, mặt thì vá đất. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn