Khiêu vũ cao đẳng quốc gia mỹ thuật

 Như mình đã kể, hàng năm có hai lễ chính của trường: lễ nhập môn và buổi khiêu vũ nổi tiếng được gọi là “Bal des Quat’z’arts”, viết tắt của Bal des Quartre Arts (4 nghệ thuật), tượng trưng cho 4 môn của trường: Kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc và chạm trỗ.

Bal des Quat’z’arts rất nổi tiếng trong giới trẻ, giới già thì cho đó là văn hoá đồi trụy. Chỉ được mời, phải có vé mời được vào nên khắp Paris, ai cũng muốn tham dự. Theo tài liệu thì lễ này được bắt đầu năm 1892, tại Paris, vào thời La Belle époque . Khởi đầu được tổ chức tại Montmartre, không phải ở trường. Có lẻ bắt chước lễ hội các người gitanes tại khu vực này. Sau đệ nhị thế chiến thì nhóm Gitanes này được dời ra ngoại ô.

Khởi đầu thì nhỏ nhưng rất thành công. Mình không hiểu vì lý do gì, có thể sau cuộc cách mạng, họ muốn tổ chức các cuộc ăn chơi để xoa diệu lòng dân vì dạo ấy, họ chặt đầu khá nhiều người Pháp, đến nổi phải chế ra máy chém để chặt cho nhanh cho kịp nhu cầu vì đao phủ thủ làm việc quá tải. Dân tây chặt đầu vua Louis 16 và bà vợ làm cô bé chăn cừu thấy vui quá nên hồ hởi phấn khởi chém hết thiên hạ trong các cuộc chỉnh lý, kêu phản bội cách mạng gì đó như mấy ông Robespierre và Danton, đưa ra biện pháp chém đầu khiến sau này hậu thế bắt chước, chém đầu họ luôn. Họ quên câu nói của cách mạng là đừng chém đầu người khác nếu không muốn người khác chém đầu mình.

Máy chém được tây gọi là Guillotine, mang tên ông y sĩ họ Guillotin, đã tư duy đột phá, thiết kế cái máy chém này. Đến thời tây thuộc, họ không xài nữa nên đem qua Việt Nam và các thuộc địa để chém dân đòi độc lập. Hình như mình có kể về cái máy chém rồi. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình.

Lần thứ nhì được tổ chức ngày 9 tháng 2, năm 1893 tại Moulin Rouge. Các người mẫu khỏa thân đi dạo như một bức tranh hiện thực, đến nữa đêm thì có một phụ nữ khoả thân đứng trên bàn gây ra tranh cải kiện tụng.

Affiche của lễ hội của trường được thay đổi hàng năm về đề tài
Sinh viên hoá trang để tham dự tương tự lễ nhập môn cũng bú xua la mua như trên. Nói chung thì phong cách rất lập dị, man rợ. Bảo đảm đồng chí gái mà thấy hình ảnh của mình trong những năm tháng sinh viên chắc không dám lấy. Từ một tên ngố ở tỉnh lẻ như Đà Lạt, được thảy vào chuồng cọp của trường mỹ thuật. Sống sót ra trường là một may mắn của cuộc đời. Mình có mấy tên bạn, ở tỉnh lẻ về Paris học, tối nào cũng đi nhảy đầm, uống rượu riết chả ra trường bị đuổi, không biết giờ làm cái gì.
Những affiche được tổ chức để các sinh viên tham dự, để được chọn. Thấy toàn là chim dế treo lủng lẳng
Dạo đi học, mình cũng hay hoá trang thành những tên điên khùng như trên.

Dần dần trở thành lễ hội của các môn sinh của 4 phân khoa của trường. Mỗi năm đều có một đề tài riêng. Nữ giới được phép tháp tùng đều phải vẽ trên người như những bức hoạ rồi phủ lên áo quần hoá trang, dần dần sẽ được cởi ra hết khi trời về sáng. Lúc đó mới đi thưởng lãm tranh sống thực. Kinh

 Năm đầu tiên 1893, một người mẫu cho sinh viên vẽ bị bắt vì tội công xúc tu sĩ, cởi trần như nhộng, đứng lên cái khiêng, để mấy sinh viên khiên đi khắp phố như nữ thần tự do. Cô này bị bắt và phạt 100 quan khiến các sinh viên nổi loạn, cởi trần lấy lá nho chắn hạ bộ nhưng không tìm ra được cô này, và được kết luận là cô ta đã tự tử. Xong om

Cô người mẫu này, dám khoả thân đứng trên cái khiêng để sinh viên trường vác đi giữa phố phường, bị phạt 100 quan. Sau này mất tích. Cô ta thường làm người mẫu cho sinh viên tập vẽ nude. Dạo mình học, các người mẫu được trả khá tiền, tính tương đương ngày nay độ 100 đôla / giờ

Từ năm 1900 trở đi thì các đề tài thường lấy từ các truyện cổ của HY Lạp, hay Ai Cập, Krmers,… sau đó thì họ in các biểu ngữ, Bích chương dán khắp khu Latinh. Mình nhớ đề tài năm mình vào học về xứ Ấn Độ. Ông thầy mình dự thi với hình vẽ mấy ông và bà Ấn Độ múa máy trước cái đền có hình như dương vật. Kinh. Sau đó được in ra và nhóm ma mới như mình được sai đi dán Bích chương khắp khu Latinh. Có một cô học chung người Ba-Tư, nhìn hoài không hiểu đến khi thằng Jeff giải thích, chỉ tháp cao với cái nóc nhà như cái vòm là dương vật,…thì cô ta mới giác ngộ cách mạng và ré lên như bị Allah thục cà lét. Kinh


Mình đen sẵn nên dạo đó không cần hoá trang. Mấy cô như vậy đi ngang qua thì hay bị béo mông nên được gọi là “pinc
e-fesses”

Đến năm 1968 thì có cuộc cách mạng văn hoá, các sinh viên khắp Âu châu, khởi đầu ở Nanterre, gần Paris vào tháng 5 mà nay giới trẻ hay gọi là Mai 68. Ai tham dự các cuộc biểu tình đình công bãi thị được gọi là ‘Soixanthuitard” Họ bắt chước cuộc cách mạng văn hoá do Mao Trạch Đông khởi xướng ở Trung Cộng, đặt lại vấn đề văn hoá trong lịch sử Pháp. 

Sinh viên biểu tình trước cổng trường cao đẳng g quốc gia mỹ thuật Paris.

Các sinh viên xuống đường, nạy các cục đá ong làm đường, để quăng vào các cảnh sát cơ động nên sau đó, chính phủ De Gaulle phải dẹp hết các đường bằng đá ong, để làm nhựa đường. Từ đó lễ hội được tạm ngưng. 

Sinh viên học sinh nạy đá đường lên để chọi cảnh sát dã chiến, nên sau này chính phủ cho làm lại đường nhựa hết. Cái mất dậy là ngày nay họ lại bắt đầu làm lại với các lề đường. Chán Mớ Đời 

Lịch sử rất quái. Vụ khiêu vũ này được các nhà cách mạng 1789 đề xướng để nhân dân ăn chơi, quên đi các cuộc thanh trừng giết chóc của cách mạng. Sau này các hậu duệ làm cách mạng, cho đó là hủ hoá, mất đạo đức cách mạng nên cấm vào năm 1968. Cho rằng dân lao động thợ thuyền đau khổ bị bọn chủ cường hào ác bá hành hạ mà các anh chị yên vui nhảy nhót. Nghe nói họ thành lập lại lễ hội này vào năm 2012. Chán Mớ Đời 

Chính phủ ra luật, thay đổi cách sinh hoạt giảng dạy tại các đại học nhằm kiểm soát, bớt tự do phóng túng như xưa. Họ đổi trường thành các Unité Pédagogique . Không nhớ là bao nhiêu, lúc mình vào học thì có đâu 6 UP. Mỗi UP như vậy thì tự chọn cách giảng dạy. Mình theo UP2, theo cách giảng dậy cổ truyền nghĩa là phải học vẽ, lễ nhập môn, khiêu vũ bú cua la mua… còn các UP khác thì thiên về lý thuyết hơn, họ cho rằng kiến trúc sư không cần biết vẽ, chỉ nói trong đầu, tư duy đột xuất là ra nhà ra cửa. Đa số là theo các ông thầy đảng viên cộng sản hay Xã hội.

Sinh viên tự thiết kế các quần áo hoá trang theo đề tài nên khá vui thay vì mau đồ may sẵn như ngày nay. Chán Mớ Đời 

Mình may học theo lối cổ truyền nên biết vẽ. Sau này ra trường, đi khắp thế giới được tuyển dụng vì biết vẽ vì đa số kiến trúc sư ngày nay không biết vẽ. Nay thì máy điện toán vẽ cho họ. Năm đầu tiên mình vào học thì lớp mình có đến 22 tên. Khi ra trường chỉ có 2 tên; mình và thằng Jeff. Số còn lại thì bỏ cuộc sau 1, 2 năm vì không hợp còn thì họ đổi UP học cho dễ hơn vì không cần học vẽ. Vẽ xấu là bị đánh rớt, học lại. UP của mình theo hệ thống cổ truyền nên rất khó. Vẽ hoạ đồ mà xấu thì không được điểm nên trung bình đa số ra trường sau 10 năm. Phải đi thực tập cho các công ty kiến trúc để học vẽ trước mới được chấm ra trường.

Mình may mắn, có ông thầy thương nên trưa, thay vì đi uống cà phê với đám học chung sau khi ăn trưa, ông ta khuyên mình vác giá đi vẽ ngoài khu Latinh hay bên dòng sông Seine, đem về cho ông ta chỉ cách vẽ đẹp hơn nên tiến bộ nhanh. Đi du lịch ông ta cũng rủ đi theo. Sau này ông ta lấy một cô bạn học chung. Nhờ vậy, khi làm dự án, mình đều được điểm cao và được thêm tín chỉ. Thí dụ đồ án có 3 tin chỉ. Được điểm A thì mình được thêm 1.5 tín chỉ là 4.5 tín chỉ còn điểm B thì được thêm 0.5 tín chỉ là 3.5, C thì 3 tín chỉ còn D thì được 2. Mình may mắn được điểm cao đều đều nên đủ tín chỉ sau 5 năm thay vì 6 năm nên tình cờ tìm được công việc ở Ý Đại Lợi nên mình qua Ý Đại Lợi làm việc 1 năm luôn tiện tìm đề tài cho luận án ra trường. Tổng cộng 6 năm thay vì trung bình là 10 năm ăn chơi như đa số. 

Trở lại năm đầu được tham dự lễ hội của trường. Như mình kể, sau cuộc cách mạng 1968, họ bỏ lễ hội của trường nhưng các lò kiến trúc cổ truyền vẫn tiếp tục truyền thống cao đẳng mỹ thuật nên các atelier đều tổ chức lễ hội nhưng không quy mô như xưa. Họ gọi là “Pince-fesses”, béo mông. Nói như ngôn ngữ hiện đại là sách nhiễu tình dục.

Mấy tuần đâu có học hành gì, các ma mới đều bị điều động làm sân khấu, trang hoàng, mua rượu,…từ ngoài đi vào họ làm một con đường hầm gọi là catacombe mà Paris có, để họ bỏ xác người chết khi xưa ở dưới đất. Xương đầu lâu đầy nơi, tối om. Mấy cô đi vào mò mò đường, là mấy tên béo mông mấy cô, kêu oai oai rất vui. Sau đó mới vào nơi, sân khấu thì có ban nhạc chơi, có mấy thùng rượu to để cho bà con tha hồ uống. Ai không có hoá trang thì không được vào và không có giấy mời thì miễn vào.

Sinh viên nhảy đầm lúc đầu thì còn thấy áo quần sau đó thì rượu vào thì áo quần bay đâu hết. Mình thấy nhiều cặp ôm nhau làm tình một xó, đủ thứ đã nói khó diễn tả hết. Nói chung là rất vui, cha con nhảy đầm chơi tới bến, không như mấy ông bà người Việt ở bolsa, lướt quở nay bô-nê-rô hay cha cha. Mình nghe đài truyền hình pháp kể là mấy cán bộ nhớn Việt Nam ăn chơi cũng kinh lắm. Họ đổ rượu vào bồn tắm đầy rồi cho mấy cô trinh nữ vào nằm tắm, xong thì họ múc rượu mấy cô tắm xong để uống để có khí trinh nữ, ghi úp bổ dương gì đó. Chán Mớ Đời .

Phải xong hai vụ này thì sinh viên mới bắt đầu lo thi cử, vẽ sáng đêm để nộp đồ án mà chúng gọi là Charrette. Có dịp mình kể vì không có cái này thì không phải sinh viên kiến trúc.

Thời sinh viên mình ăn chơi nhảy đầm ở trường nên nay chán không thích nhảy đầm nữa. Mà nhảy với người Việt thì chán như con dán. Tây nhảy đầm là nhạc luôn tu ti còn dân an ná mít ở bolsa thì cứ một bản bô-nê-rô rồi đến cha cha làm mất hứng. Lâu lâu đồng chí gái kêu lắm phải bò theo mụ vợ. Mụ kêu ra nhảy vài bản cho mụ vui chớ mình thấy không ham kiểu nhảy đầm Việt Nam hoá.

Mình ở Việt Nam đâu biết nhảy đầm. Ngơ ngơ dân xứ thượng lại lọt vào trường cao đẳng Mỹ thuật như đến một hành tinh khác. Có tên bạn học chung kêu tới nhà dạy nhảy với cô em hắn rồi đi Boum với nhau. Mình thì cứ xem thiên hạ nhảy ra sao thì bắt chước làm theo hay chế thêm theo kiểu đi quyền Thái Cực Đạo nên tây đầm khoái lắm. Mấy con em của mấy thằng bạn cứ chê anh chúng, kêu phải học nhảy thêm với mình. Chúng cứ kéo đầu mình đi nhảy đầm.

Đi làm bồi cuối tuần mà chúng cứ đứng chực ở ngoài xe, xong việc là chạy ra lên xe chúng đi nhảy đầm đến 3, 4 giờ sáng mới bò về. Phước đức ông bà để lại nên mình học ra trường chớ rất nhiều tên ham chơi quá nên quên tốt nghiệp luôn. Ở Tây mà học rớt quá 2 năm là chúng đuổi học. Tốn tiền nhà nước.

Từ một tên ngu ngơ ở Đà Lạt, qua Tây mình đã ngố rồi, khi vào học gặp văn hoá đồi trụy nữa nên mình tan theo mấy khói. Không hiểu sao lại tốt nghiệp được. Ngồi viết nhớ lại một thời đi qua, quá vui, hưởng thụ đầy đủ, nay không thiết ăn chơi nhậu nhẹt. Nhiều khi tự hỏi nếu mình học kỹ sư thì có lẻ cuộc đời mình có một kết cục khác. Học xong ra trường đi làm, lấy vợ ở pháp. Xong om

Học kiến trúc thì mình có thể đi làm tứ xứ, lang bạc kỳ hồ, vẽ tranh bán khi đi giang hồ vào mùa hè khắp âu châu. Có lẻ bị ảnh hưởng của kiến trúc nên mình đầu óc hơi điên điên, làm khổ vợ con. Nay thì đi làm vườn, trở lại đời nông dân, lưng đội nắng, mặt thì vá đất. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn