Nụ Hôn Lịch Sử

 Nhớ dạo mới sang Tây, đi đến nhà ai, thấy đàn ông thì bắt tay mình, còn mấy bà mấy cô thì lại hôn má mình nên tưởng mấy bà mấy cô thích mình. Sau này, ở lâu mới khám phá ra đó là phong tục truyền thống của người Pháp vì đi các nước lân cận, ít có vụ bisou bisou kiểu Phú Lăng Sa. Sau vụ đại dịch COVID-19 có lẻ phong tục này sẽ thay đổi, người Pháp sẽ bớt hôn má nhau.

Coi xi-nê, mấy phim như bố già xã hội đen, Mafia thì thấy mấy tên đàn ông ôm nhau hôn nhau để tỏ lòng tin tưởng nhau trước khi giết nhau thì nghĩ là xi-nê, ai ngờ có lần thấy bức ảnh của chủ tịch đảng cộng sản Liên Xô ôm hôn thắm thiết chủ tịch đảng cộng sản Đông Đức Hoenecker càng khiến mình nghĩ người cộng sản có phong tục rất nhân văn này. Cũng có thể tấm ảnh này đã làm rạn nức chế độ Liên Xô vì người ta ái ngại.

Sau này lại thấy hình ảnh ông Hồ ôm hôn ông Mao Sến Sáng để tỏ lòng trung thành tuyệt đối anh em xã hội chủ nghĩa. Mình đoán là ở các xứ xã hội chủ nghĩa, cộng sản là ôm hôn thắm thiết, răng hở môi lạnh,… của một thiên đường của thế giới đại đồng mà nhân loại đang tìm cách đi đến như ở San Francisco. Lá cờ ngủ sắc đã được giới đồng tính khắp ở năm châu bốn bể sử dụng để nhận ra nhau.

Nụ hôn lịch sử nói lên tình anh em thắm thiết xã hội chủ nghĩa. Sau này có nhiều nghệ sĩ vẽ lại cảnh này bán đấu giá kiếm tiền rất nhiều. Mình không biết người đồng tính nghĩ ra sao về nụ hôn lịch sử này nhưng mình thì thấy rờn rợn.
Nụ hôn anh em răng hở môi lạnh, được vẽ lại với nụ hôn hữu nghị tình anh em

Buồn đời, mình kiếm tài liệu đọc thì khám phá ra nụ hôn của đàn ông với đàn ông đã có từ lâu trong lịch sử người tây phương. Hoá ra bức ảnh này đã khiến ông Putin ra lệnh cấm từ năm 2013; đàn ông không được hôn đàn ông nơi công cộng tương tự nữ giới cũng không được hôn nhau, cho dù là nụ hôn thắm thiết đầy thương yêu.

Đoạn phim ngắn ông hỒ ôm hôn Mao chủ tịch. Mình tìm không ra bức ảnh hai người anh em xã hội chủ nghĩa Sông liên sông núi liền núi ôm hôn thắm thiết như Breznev và Hoenecker. Có xem khi xưa nhưng không lưu lại. Ai có thì cho em xin
Không biết ông Hồ hôn ai đây
Mình không biết ảnh này có thật hay không

Tại các quốc gia như Ấn Độ và Trung Cộng, xem như phân nữa dân số thế giới, không có vụ hôn nhau giữa chốn đông người. Dạo này có lẻ mới thay đổi nhưng mình nghe nói trong phim Ấn Độ, có luật cấm chiếu cảnh nóng, hai người hôn nhau, môi hôn thắm thiết. Những phim gần đây mình thấy có vẻ thay đổi, các tài tử có hôn nhau rất nhanh còn cảnh nóng làm tình thì không có. Đàn ông Ấn Độ nổi tiếng hiếp dâm công cộng mà cho họ xem cảnh nóng này thì chắc nhiều phụ nữ ấn độ lâm nạn và bị giết.

Các bộ lạc phi châu cũng không có màn ôm hôn thắm thiết khi chào nhau. Tại Hoa Kỳ thì mình thấy họ ôm nhau thay vì hôn má như người Pháp. Người Pháp thì gặp nhau hôn má mà họ gọi “les bises”, tiếng lóng là “bisou”. Nhưng tuỳ vùng, có nơi thì 3 cái, nơi thì 4 cái hay ở Paris thì đâu 2 cái. Mỗi lần gặp nhau, nội đợi nhau làm bisou không là mất 5-10 phút. Nghe kể mấy vùng như Bretagne thì chỉ muốn làm một cái hôn má khi gặp nhau thay vì 2 như người sinh sống tại Paris, để tự khẳng định văn hoá của họ khác dân Parisien.

Nghe nói dần dần cái văn hoá mi má nhau đang được giới trẻ loại bỏ, có lẻ bị ảnh hưởng của thế giới khi các phim ngoại quốc được trình chiếu nhất là từ vụ Covid. Ngay tại Hoa Kỳ, mấy hội đoàn mình tham gia, người Mỹ họ đưa cùi chỏ để cụng nhau hay cái chân hoặc nắm đấm.

Mình ngạc nhiên là văn hoá hôn má tại Pháp quốc chỉ mới được xuất hiện từ thế kỷ 19, do các bà khởi xướng. Đàn ông và đàn bà không cùng gia đình hôn má nhau chỉ mới được xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20, có thể từ các phong trào ảnh hưởng của xã hội chủ nghĩa, thế giới đại đồng.

Nụ hôn má thường được sử dụng trong các của nghi lễ, nghi thức ngoại giao khi người ta tặng huy chương cho cấp dưới, để nói lên lòng trân trọng,… xuất hiện từ thời La MÃ, Do thái,…

Họ cho biết khi xưa ở xứ Ba-Tư, khi 2 người đàn ông, cùng đẳng cấp gặp nhau thì họ hôn môi còn nếu khác giai cấp thì hôn má. Trong kinh thánh, có nói đến đàn ông hôn nhau như ông Giê-Su hôn các tông đồ, ngay ông Giu-Đa phản bội Chúa, cũng ra hiệu cho lính lA MÃ biết, người nào mình hôn, chính là ông Giê-Su. Sau này, người ta gọi nụ hôn của thần chết.

Thời Trung Cổ, thì chủ tớ hôn môi nhau để nói lên lòng trung thành tuyệt đối của họ nhưng đã mất dần phong tục này vào thời Phục Hưng, chỉ còn thấy trong các người thân gia đình, cha mẹ con cái.

Mình đang tìm tài liệu để xem đại dịch năm 1918, đã giết mấy chục triệu người trên thế giới, có ảnh hưởng gì đến văn hoá của đại chúng. Chắc chắn covid đã thay đổi cách chào hỏi, ngoại giao.

Trước đây, mình thấy giới trẻ gặp nhau thì hay đưa bàn tay đánh vào nhau, hay nhảy lên đưa cái bụng in vào nhau, nay thì đưa cái chân ra đá đá nhau qua lại. Có người đưa cùi chỏ ra đụng nhau như khi xưa mình và đám trẻ trong xóm hay kêu cái cùi loi tao.

Tương tự trong kiến trúc, người ta xây các cầu thang tròn, đi lên cầu thang phía bên trái, để khi có bọn phản loạn tấn công thì trên thành, người ta dễ đánh hơn vì thuận tay phải còn đối phương thì bị kẹt bởi cái tường bên tay phải, khó sử dụng kiếm. Điển hình, khi xưa, các hiệp sĩ như Samurai hay người tây phương đều đeo kiếm bên trái, và đi bên trái. Lý do là họ thuận tay phải nên đeo bên trái để tay phải có thể rút kiếm ra dễ dàng. 

Họ cửi ngựa cũng bên tay trái, đến thời Napoleon thì họ đổi qua bên phải vì ông này lùn, thuận tay trái nên hay tấn công địch quân từ hướng phải. Ông ta ra lệnh quân đội đi bên tay phải để dễ thấy khi quân đội ông ta đi duyệt binh. Từ đó người Pháp lái xe bên phải trong khi người Anh quốc vẫn tiếp tục chạy xe bên trái. Đa số các thuộc địa cũ của Anh quốc vẫn chạy xe bên trái, ngoại trừ các nước như Hoa Kỳ, Gia-nã-đại đã được độc lập từ xưa. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn