Vallée d’amour “Thung lũng Tình-Yêu”

 Hôm trước, đọc trên mạng có ai nhắc đến Thung-lũng Tình-yêu khiến nhớ lại vài kỷ-niệm của thời mới lớn ở Đàlạt. Thời sơ khai, không phải trả tiền để vào. Chỉ có mình và vài người bạn giữa thiên nhiên bát ngát của một Đà Lạt thơ mộng.

Đàlạt có nhiều địa danh với những cái tên rất thơ mộng do người Pháp đặt như “lac des soupirs” sau này được người Việt đặt lại “hồ Than Thở”, Vallée d’ amour sau được đặt tên lại “Thung Lũng Tình Yêu”. Nghe nói thời Bảo Đại, họ đặt tên là Thung Lũng Hoà Bình. Có lần, đọc được một bài của một ông thần nào học Yersin trước mình, kêu chính ông ta và bạn bè đặt tên tây cho thung lũng này. Không kiểm chứng được. Hôm nào về Đà Lạt, mình đến kho lưu trữ giấy tờ Đà Lạt xem có vào được không.

Hỏi người lớn thì họ trả lời không chí lý lắm như hồ Than Thở; các cặp tình nhân ra đó than thở vì cha mẹ cấm đoán hay là tiếng rì-rào của lá thông như lời than thở, cộng thêm đồi thông hai mộ. Người Đàlạt có óc thần tượng hoá, sáng tác các huyền thoại để hấp dẫn du khách.

Mình không hiểu tại sao họ đặt tên hồ Than Thở. Có lẻ người Pháp, xa quê hương như người Việt hải ngoại ngày nay, muốn tạo lại những hình ảnh của quê nhà nên đặt tên các địa danh của xứ họ như nhà hàng Thuỷ tạ là “la grenouillère “, một câu lạc bộ nhà hàng nổi tiếng ở ngoại ô Paris... mình đang gom tài liệu để kể về Thuỷ Tạ, điểm đặc trưng của Đàlạt. Được người Pháp xây dựng 95 năm qua, vẫn còn nguyên. Có lẻ một ngày nào đó, họ sẽ phá bỏ Thuỷ Tạ, một sản phẩm của chế độ cũ, để thay vào đó một tượng đài Lê Văn 8.

Bên tây, có một cái hồ mang tên “lac des soupirs” khá nổi tiếng ở gần tỉnh Pas de Calais, nơi mà Hitler nghĩ quân đội đồng minh sẽ đổ bộ. Thiên hạ đến đây dã ngoại, câu cá, có phong cảnh khá tương tự hồ Than Thở. Cũng có thể họ lấy tựa của một tác phẩm khá nổi tiếng của Leigh Roberts mang tựa đề này. Bên Pháp có một địa điểm khá đẹp ở gần Besançon, vùng Jura, có tên là Val d’amour

Không biết quê quán của mấy người thiết kế đô thị thành phố Đàlạt xưa ở đâu bên pháp. Có thể là những địa danh này. Bên tây có một ông ca nhạc sĩ, tên Paul Brunelle, sáng tác bản nhạc « vallée d’amour », khá lâu rồi. Không biết đó là cảm hứng để cho mấy ông tây thiết kế Đà Lạt, lấy tên để đặt hay không vì đến thời Bảo Đại thì đã đổi tên thành thung lũng Hoà Bình.

J'ai bien voyagé à-travers, le monde
L'hiver et l'été sur terre et sur l'onde
Mais le souvenir ne m'a jamais quitté
De mon beau pays et ma belle vallée

Vallée d'amour tu m'as vu naître
Vallée d'amour tu m'es ai chère
Et chaque soir je te revois lorsque je rêve
De tous les pays c'est toi qui est la plus belle
Et pour toujours je suis fidèle
À toi belle vallée d'amour


Souvent j'ai promis dans mes longs voyages
De te revenir un jour et me voilà
Car je resterai près de toi toujours
Et je vieillirai dans ma vallée d'amour

Vallée d'amour tu m'as vu naître
Vallée d'amour tu m'es si chère
Et chaque soir je te revois lorsque je rêve
De tous les pays c'est toi qui est la plus belle
Et pour toujours je suis fidèle
À toi belle vallée d'amour

Mình nghe thiên hạ nói đến Vallée d’amour, Thung Lũng Tình Yêu thời bé nhưng chỉ bò vào thung lũng tình yêu này khi học lớp 11-12 trường Văn Học. Mình quen 2 tên Phạm Thành Nguyên và Trần Văn Tiến, cựu học sinh La san Kỹ Thuật. Hai tên này bơi rất giỏi, chúng hay rủ mình vào đập Đa Thiện để dạy bơi. Lý do là mình có xe gắn máy, chúng chán bơi ở hồ Xuân Hương. Chúng chỉ mình quơ tay quơ chân rồi bỏ mình gần bờ, chúng bơi qua bên kia hồ rồi la hét nhảy múa cho mình xem, kêu gọi mình phấn đấu tập bơi như chúng.


Nếu mình không lầm thì trong vùng này có một đồn địa phương quân, phía tay trái từ ngoài chạy vào, nơi ông trung tá Tốn, đi tuần buổi sáng sớm bị mìn nổ chết. Nhà ông này ở đường Thi Sách, dưới chân đồi Domaine de Marie, to như cái đình, đối diện là nhà của ông bà Lê Công Oai. Nay thấy họ làm văn phòng của phường gì đó.

 

Ông Marcel, bố Dương Quang Trí, ở Phan Đình Phùng, có đất vườn ở đây nên anh chàng Trí hay vào đây, cày đất làm vườn cho ông bố. Lâu lâu nhà vườn hàng xóm, nhờ hắn đem xe máy cày thuê, khi ông bố không có mặt, kiếm được tiền, dẫn bạn đi ăn chè Vọng Nguyệt Lầu. Lâu lâu, Trí chạy chiếc xe Vespa Sprint, màu bạc, đến nhà, cười tài là biết mới đi cày, lao động vinh quang về. Sau này, về Đàlạt mình có ghé thăm, trước khi Trí qua đời. Mẹ của anh chàng này, rất giỏi, lái xe hàng, chạy đi mua non rau cải của dân làm vườn, nên khá giàu vào dạo ấy. Bà này là một trong những phụ nữ mà mẹ mình nể phục tại Đà Lạt.

 

Ăn cơm trưa xong, ra chợ xem bà cụ có cần chở hàng giao đến nhà ai. Sau khi chở hàng đi giao cho khách hàng, mình ghé nhà Nguyên, ở đường Tăng VĂn Danh, rồi hai thằng, bò vào đập Đa Thiện để bơi. 


Từ đường Võ Tánh, chạy lên ngã năm đai học, rẽ trái qua Phù Đổng Thiên Vương, chạy như gần hết đường này thì bên tay phải có một con đường đất mới được cày, chắc do dân làm vườn thực hiện. Vườn bà cụ trong Suối Tía, cũng phải thuê máy cày đến, cày từ đường chính vào vườn nhà mình theo chính sách tự túc tự cường. 1 tấc đất 1 tấc vàng. Mình không nhớ tên anh bạn quen, học Văn Học, ở đường Phù Đổng Thiên Vương này, vì hay ghé lại chơi, sau khi đi bơi về. Con đường này, khá đẹp, chỉ có nhà do người Việt xây sau này nên không đẹp như các biệt thự được xây cất thời tây.


Từ đường đất đỏ này chạy độ một cây số thì đến con đường nhỏ, rẽ trái xuống cái dốc rất cao. Đi xuống thì dễ nhưng khi đi lên thì châm, tên phía sau, đẫy xe lên vì chở nặng không lên được nhất là vào mùa mưa, xình đất đỏ bắn đầy người. Cái dốc này khá dài và cao như cái dốc xuống vườn nhà mình ở Suối Tía nhưng không dốc nào ở Đà Lạt cao bằng dốc Sòng Sơn. Dạo ấy xe gắn máy đa số là 50 phân khối nên lên dốc yếu, không như ngày nay.

 

Đứng đầu dốc nhìn xuống thung lũng, thấy cái hồ, được chia hai nhánh, có mấy cây thông còn đứng sừng sửng trong hồ vì họ mới xây cái đập mà thị dân Đàlạt gọi là đập Đa-thiện, vì thuộc ấp Đa-Thiện, chận nước lại, tạo nên cái hồ mới. Mình không hiểu lý do vì các nhà vườn đều nằm trên đồi, bơm nước lên khá châm. Nghe nói khu vực này có rất nhiều Việt Cộng nằm vùng nên hơi ớn khi vào đây, ráng về nhà sớm trước 3 giờ chiều. Hôm nào mình rảnh sẽ kể về sự thành lập ở ấp Hà Đông, Nghệ Tỉnh.


Không biết Việt Nam Cộng Hoà có chương trình khai thác khu vực ra sao, chỉ biết Việt Cộng nằm vùng có lần tính đặt chất nổ cái đập nhưng không bị hư hại. Ai nhớ thì cho mình biết để bổ túc. Mấy ông kẹ chỉ có giỏi về phá hoại, chớ không xây dựng được cái gì cả. Nay căn biệt thư Trang Hai, không ở nhà của ngụy được nên đập phá. Rồi sẽ đến Thuỷ Tạ bị dẹp bỏ. Tất cả các di tích của chế cũ phải được san bằng.

 

Từ trên đồi, nhìn xung quanh có mấy cái đồi khác, phía dưới là cái hồ nhân tạo, có lẻ khi cái đập Đa Thiện chưa xây, người ta gọi là Thung Lũng Tình Yêu, còn sau này dân thị xã hay gọi đập Đa Thiện vì hồ nhân tạo đã giảm bớt độ cao của đồi núi xung quanh. Tiếc là mình chưa bao giờ thấy Thung Lũng Tình Yêu, lúc sơ khai, chưa có cái hồ nhân tạo vì chắc chắn có con suối tương tự vườn nhà mình ở trong Suối Tía, chảy ra hồ Tuyền Lâm. Cũng đồi núi xung quanh với rừng thông và con suối. Nay về thì chúng phá tan hết. Kinh

 

Hình này do Kính Nguyễn gửi, theo mình đoán là khi chưa xây đập, thấy chiếc xe gắn máy kiểu trước Mậu Thân. Chỗ cặp tình nhân ngồi, mình và bạn hay lại đó ăn picnic, dưới các cây thông, đối diện cái đập. Trước khi đi Tây, gia đình mình có đến đây làm picnic. Khi họ làm cái đập, chận nước thì mấy cây thông chỗ chiếc xe Jeep bị ngập và chết. Thấy 1 phần con suối chỗ chiếc xe Jeep.


Rẽ trái chạy xuống con đường đất đỏ thì sau đó rẽ phải, chạy qua chiếc cầu nhỏ tương tự họ làm khi xây cái đập đầu tiên của hồ Xuân Hương. Nước nhiều sẽ trào qua cái đập, chảy xuống con suối, chảy về đâu mình không biết vì thời đó còn bé chỉ thích nhìn con gái Đàlạt, má hồng. Mùa mưa thì thấy nước chảy qua đập nhiều còn mùa nắng thì le te.

 

Nói đến con gái Đàlạt má hồng khiến mình nhớ đến vợ tên bạn học chung khi xưa. Cô này học trường Couvent des oiseaux , kể là đi học bị mấy bà sơ la tại sao đánh phấn. Cô nàng kêu con đâu có đánh phấn, bị phạt oan ức. Không biết con gái Đàlạt nay, có còn má hồng hay không nhờ ở cao độ, tạo Hồng huyết cầu. Buồn cười là vợ tên này la mình, bảo sao khi xưa không biết cô nàng vì cô nàng rất đẹp. Chỉ biết xin lỗi là không biết hết người đẹp Đàlạt khi xưa.

 

Chạy qua chiếc cầu thì đến cái đập, phải đậu xe ở dưới để leo lên cái đập làm bằng đá ong và xi-măng. Thường chỉ có hai thằng mình đến đây vào buổi chiều để bơi. Đa số đến vào cuối tuần. Nhiều khi nghĩ lại, cả một thung lũng, cái hồ, thiên nhiên bát ngát, chỉ dành riêng cho hai thằng, ngồi mơ mộng ngày nào đi du học. Thằng thì mong đi Gia-nã-đại, có anh du học bên ấy, thằng thì đi tây.

 

Hình này do Tuấn Lê cung cấp, chụp sau 75. Dạo ấy chưa te tua như hôm nay. Đứng trên đồi Đa Thiện nhìn xuống. Thấy cái đập, trên đó xe chạy được, sau đó chạy xuống con dốc, băng qua cái cầu nhỏ. Đồi bên tay trái là nơi mình hay đến đó với bạn và gia đình picnic. Thấy bên tay trái, có ngọn đồi bị chặt bớt những cây thông. Trong thời chiến mà Việt Nam Cộng Hoà vẫn cố gắng xây dựng, phát triển thành phố dù bị Việt Cộng nằm vùng phá hoại.


Thằng Nguyên bơi giỏi nên bơi qua phía bên kia hồ hay ra giữa hồ nơi mấy cây thông còn mình thì cứ loay hoay gần bờ cho an toàn xa lộ.

 

Lâu lâu gặp người quen vào đây chơi. Nhớ có lần gặp Mai Thế Lương, nhà ở Thi Sách gần nhà mình, khi xưa, học trường Thanh Ngọc ở đường Huyền Trân Công Chúa với mình vào mùa hè. Bố hắn là sĩ quan cấp uý tử trận, được trao tặng bảo quốc Huân chương, để trên bàn thờ. Sau này, gia đình nó dọn đi đâu, nghe nói mẹ nó thầu nấu cơm cho lữ quán thanh niên thì phải. Hết năm 9 ème, gia đình nó dọn đi, mấy năm sau tình cờ gặp lại nó với ông chú tên Khôi thì phải. Nếu mình không lầm thì nó có hai cô em gái, tên Mai Thế Lan và Mai Thế Liên. Nó cởi trần, phơi chim, ở truồng nhảy xuống hồ bơi, tự nhiên như Tây. Kinh


Hôm trước, nói chuyện với Phú ở Montreal, khi xưa ở cạnh nhà Mai Thế Lương, đường Thi Sách. Anh chàng kêu biết Nguyễn Thị Ri, nhà Phan Rang lên Đàlạt học Văn Học mà mình có kể, ông thần kêu biết Ngọc Tịnh, con ông Châu, nha địa dư. Mình hỏi bà Ngọc Tịnh thì bà này chả nhớ. Mình cũng không biết chị NGọc Tịnh dù ở cách nhà mình đâu 100 mét. Đi học chung với Tâm, con bà Tô ở Bùi Thị Xuân. Có thể cô nàng ít khi ở với ông bố nên mình không biết.


Hôm nay, lại có ông kêu ở 49C Hai Bà Trưng, khiến mình thắc mắc vì cư xá Công Chánh ngưng ở số 49B, nhà ông Robert Ngọc, nay ở Úc Đại Lợi mà tình cờ trên mạng có nhận ra mấy cô con gái của bác. Ông thần nói đến căn nhà gỗ 2 tầng ở đầu đường thì chỉ nhớ mại mại ngay cái dốc trước nhà Thằng Hải, phía sau là vườn rau, bên cạnh có đường mòn đi lên đường Thi Sách. Từ từ mình mới nhận ra, sau Mậu thân, có một căn nhà gỗ hai tầng, mọc lên gần con đường mòn đi vào đường Thi sách, chỗ nhà CÒ Đào.


Mình chỉ nhớ ông Tôn Thất Trai, dạy toán ở trường Trần Hưng đạo, lấy con gái ông Hân, rồi cắm dùi bãi đất trước nhà của cư xá, làm căn nhà ở rồi gia đình ông Hân dọn về Sàigòn, trả nhà lại cho chính phủ. Nhà mình cũng chiếm đất bên cạnh, xây căn nhà. Cho nên khó mà nhớ các căn nhà xây bú xua la mua sau Mậu thân, khi dân từ thôn quê chạy vào Đàlạt, tránh nạn, sinh sống. Thêm nạn thương phế binh cắm dùi, chiếm đất thiên hạ làm nhà, như báo trước điềm là ai có nhà đất sẽ bị cướp sau 75.


Có anh bạn kể là sau hiệp định Paris được ký kết, ông bố mua mấy chục mẫu đất trong Cam Ly, để chuẩn bị cho hoà bình. Đến khi Việt Cộng vô thì không dám nhận mình là chủ. Chán Mớ Đời 


Nói chung hồi nhỏ, chơi quanh trong xóm hay gần đó như cư xá địa dư, kiến thiết, bưu điện, xa lắm là lên đến trường Đa-Nghĩa. Lên trung học thì bắt đầu chơi với đám bạn ở xa hơn nên ít để ý dân gần nhà.


Có lần mình đang ngồi trên đập Đa Thiện phơi nắng cho khô quần. Khi xưa, đâu có màn đi bơi đem theo khăn tắm như Tây nên bơi xong, lên bờ ngồi phơi nắng dù lạnh. Khi quần lót khô thì về. Xong om.

 

Hình này, chụp từ trên đồi trước khi đi xuống cái dốc. Không biết chụp từ năm nào. Đoán là sau 1972, khi Việt Nam Cộng Hoà xây cái đập Đa Thiện để chận nước từ các đồi núi chảy về đây. Thấy các cô gái đi chơi, bận áo dài. Cái đập bị che khuất phía bên trái.

Hai thằng đang ngồi bên hồ, phơi khô quần lót thì có ông Tây đi ngang, chào rồi ông ta nhảy xuống bơi ra ngoài hồ rồi cứ đứng dơ tay như Chúa bị đóng đanh trên thánh giá ngoài hồ. Mình bơi dỡ mà gặp ông Tây đứng, nằm bất động, lại không chìm khiến mình tò mò, đợi ông ta vào bờ, phải hỏi cho ra lẻ. Dạo đó, học được đến cuốn 3 English For Today nên cũng bạo mồm hỏi ông tây.

 

Khi nói chuyện với ông ta thì khám phá ra là người gia nã đại, linh mục, dạy ở Giáo Hoàng học Viện. Ông ta giải thích ra sao mà đến nay mình vẫn chưa nằm bất động trên nước được. Tên ông là Louis Leahy. 

 

Ông ta rủ mình đi picnic đâu trên cây số 6. Tây biết rành hơn mình về Đàlạt vì chỗ này mình chưa bao giờ đặt chân đến nơi, phải để ông ta dẫn đường. Dạo ấy, sợ đi xa ngoài Đàlạt vì Việt Cộng nằm vùng, mà ông tây không sợ nên mình nể lắm, chạy theo. Đến nơi thì mình lấy bánh mì thịt mua ở cạnh Rạp Ngọc Hiệp ra ăn còn ông ta thì mở gói sandwich rồi đùi gà, trái cây đủ trò khiến mình thèm nhỏ dãi. Sau đó, ông ta đề nghị gặp nhau vào mỗi chiều thứ 4 ở giáo hoàng học viện để đàm thoại anh ngữ và việt ngữ. 30 phút đầu anh ngữ, 30 phút sau thì việt-ngữ. Ông ta dạy mình cách đọc sách nhanh,…

 

Dần dần, mình rủ mấy tên bạn đến chơi, làm quen với ông ta để đàm thoại thêm anh ngữ. Không biết chúng có tiếp tục sau khi mình đi Tây hay không. Đa số lười. Năm 75, khi Việt Cộng vào, đuổi mấy ông cha này về nước. Ông cha dòng tên này sang Nam Dương dạy học và chết tại đây.

 

Sau này, Dương Quang Trí, Võ Hoàng Đa, Trần Thiện Tân hay đi chung với tụi này vào đập Đa Thiện. Trí có cái phao cấp cứu của phi công màu vàng cam, đeo ở cổ khi rớt xuống nước để khỏi bị chìm nên hắn đem theo cho bà con mượn để tập bơi.

 

Một hôm, có chiếc xe Honda của 3 ông thần gốc tàu, học Tân Sanh chạy lại. Một tên ở cạnh rạp Ngoc Hiệp vì mình có mua đồ ở tiệm hắn, cạnh tiệm ông thầy mằng. Có lẻ chúng thấy mình bơi dỡ nên muốn chứng tỏ chúng bơi giỏi, đẳng cấp hơn sơn đen nên bơi ra ngoài hồ. Bổng nhiên thằng Nguyên kêu có thằng bơi đuối rồi, nhìn ra thì thấy một tên cứ bơi ngửa, quay xà vầng. Nay nghĩ lại chắc anh ta hoảng nếu không thì cứ bơi lại gần mấy cây thông chết giữa hồ rồi bám vào như hình dưới đây.

 

Cây thông nằm ngoài hồ mà mình kể do Tuấn Lê cung cấp. Bên tay trái là cái đập. Chỗ cái vòng xoáy nước là nơi anh chàng tàu bị chết chìm.


Rồi hai tên tàu bơi vô bờ, ú ớ đứng nhìn tên bạn khốn khổ, đang uống nước, ngáp ngáp “đừng bỏ tao một mình, trời lạnh lắm..”. Mình nói Nguyên, bơi giỏi nhất đám ra xem. Cái khổ là hôm ấy Trí, chắc mới lái xe máy cày xong ở vườn gần đó nên chạy vào luôn cho tiện, không về nhà lấy cái phao. Nguyên bơi ra hồ rồi vô lại, kêu tên này uống nước khá nhiều, thở khè khè ghê quá, không dám cứu nó sợ kéo theo. 

 

Thế là các đám đứng, mặt xanh như đít nhái, nhìn tên học sinh trường tàu từ từ chìm như mặt trời lặn giữa hồ. 3 ngày sau, người ta vớt xác lên, đám ma trước tiệm nhà tên này. Dạo đó còn bé, không có thằng nào nghĩ chạy ra đầu đường Phù Đổng Thiên Vương, mượn tên thợ vá xe, cái phao hay chạy về nhà lấy phao. Hình ảnh này cứ ám ảnh mình đến nay, không cứu người được. Cứ đứng nhìn một người chết mà không cứu. 


Sau vụ này, thằng Tân, cứ kể cho cả đám, có lần nó cứu một tên suýt bị chết đuối, hắn bơi ra, đập đầu thằng đó bất tỉnh, sợ tên này hốt hoảng, kéo dìm nó xuống nước, rồi kéo vào. Kinh. Hôm đó, có hắn ở đó, đứng nhìn tên tàu từ từ theo hà-bá, mặt nó xanh như đít nhái, bơi thì cũng ọp ẹp như mình. Từ đó mình hết tin thằng này, chúa tự anh hùng hoá như ngọn đuốc cách mạng Lê Văn Tám.


Một lần khác ở hồ Xuân Hương, ngay chỗ quán sinh hoạt của  hướng đạo Lâm Viên, mình thấy ông Phác, am Sohier, tu chai nước mắm, nhảy xuống hồ, vớt một thằng bé độ 10, 12 tuổi lên, cổng chạy vòng vòng, chân vắt qua vai ông ta, còn đầu lộn ngược xuống đất, nước ọc ọc trào ra từ miệng nhưng không cứu sống được. Chán Mớ Đời 

 

Có lần, một cặp vợ chồng ở Sàigòn lên, ghé lại đây thăm viếng. Bà vợ nói chỗ này giống ở vùng nào bên Mỹ, chắc dân du học về nhưng bà ta lại bồi thêm; nhỏ hơn và không đẹp bằng khiến mình tự ái dân tộc, tức giận. Sau này ra hải ngoại thì mới hiểu là so sánh với những phong cảnh thiên nhiên ở hải ngoại thì thung lũng tình yêu chỉ đẹp, thơ mộng nhẹ nhàng cho thị xã Đàlạt, nhỏ bé.

 

Hình này do Tuấn Lê gửi. Mình đoán là một tấm bưu thiếp nhưng không mường tượng được địa thế vì được chụp trước khi có cái hồ của đập Đa Thiện. Có thể phần này đã bị chìm dưới nước. Thấy con đường mòn và đường chạy vòng vòng lên đồi. Ai nhớ, có thể định vị được thì cho em biết để khỏi thắc mắc trong đầu. Cảm ơn trước.


 Năm 12B, mình có tổ chức picnic với nhóm bạn, có mời mấy cô vào đây. Hai chị em Mai Thanh và Phi Nga, và Bích Thuỷ, còn mấy cô kia thì không dám kể vì không chắc. Mình mượn xe jeep của ông cụ để chở mấy cô, mấy cậu ở tuổi dậy thì. Mấy cô mấy cậu dẫn nhau đi đâu, gặp bộ da rắn lột xác để lại, teo bu-ri. Thằng Đa xớn xác sao đạp bể cái kính của mình, để trên bờ khi xuống tắm. Phải tốn tiền ra tiệm Anh Lân. Sau này, con gái tiệm Anh Lân có mời mình và bà cụ ghé nhà chơi ít ngày. Không biết chúng bạn tìm đâu ra cái bè, chèo ra ngoài hồ chơi. Chắc của hướng đạo làm rồi về để lại.  

 

Ngày cuối cùng học 12, từ giả đời học sinh, mình và thằng Nguyên đi bộ vòng vòng khu Hoà bÌnh, ghé tiệm Vĩnh Chấn, mua ổ bánh mì, vừa đứng trú mưa ở rạp Hoà BÌnh vừa gặm ổ bánh mì. Ai ngờ sau đó hai thằng bị đau một trận, chả học thi Tú tài gì cả. Một hôm, mình bò lại nhà nó kêu vào đập Đa Thiện bơi. Nói đau cho đau luôn. Ai ngờ tắm xong thì về nhà khoẻ hẳn lại nên từ đó mỗi ngày, hai thằng bò vào đập Đa Thiện tắm. Khi đi thi Tú tài, mình gặp đám bạn học cùng lớp, mặt tên nào tên nấy như thịt bò tái chanh, thiếu nắng trong khi mình thì đen như cột nhà cháy. Không hiểu sao lại đậu rồi được đi du học. Cuộc đời lạ thật!

 

Lần cuối mình vào đập Đa Thiện, trước khi đi du học, ông cụ đưa bà cụ và mấy đứa em vào đập, lên phía đồi thông, trải chiếu ra, ăn xôi, đủ trò. Đó là lần cuối gia đình mình họp mặt đông đủ trước đại nạn dân tộc. Sau này, anh em người mất người còn phân tán khắp nơi trên thế giới.

 

Về Đàlạt, mình có dẫn vợ đến thung lũng này nhưng chán vì được thương mại hoá quá, mất vẽ đẹp thiên nhiên của thời mình mới lớn. Nghe nói năm 1972, họ mới xây cái đập nên mình còn thấy mấy cây thông bị ngập nước. Nay thì không còn thấy nữa.

 

Khi xưa, mình đến đập Đa Thiện, nhìn lên các đồi thông vây quanh, tạo ra thung lũng đồi núi đẹp. Vắng vẻ, ít ai vào đây trong tuần, mình như đơn côi, hoà tan vào trong thiên nhiên, nay thì toàn là du khách đứng chụp hình, tạo dáng, ngoài hồ thì có xe đạp nước, hình mấy con thiên nga xấu xí. Nghĩ lại mình quá may mắn đã trải qua một thời, hưởng được cái không khí trong lành, một mình một cỏi trong thung lũng vắng vẻ này. Đó là một diễm phúc trời đã ban cho. Chán Mớ Đời 


Nhs

Chích ngừa 2021

 Dạo này thiên hạ hồ hởi khi nghe nói các công ty dược phẩm đã tìm ra thuốc chích ngừa covid-19, tình nguyện chích ngừa, thấy phó tổng thống xung phong đủ trò nhưng không biết có phải là thuốc chích ngừa thiệt hay chỉ là đòn chính trị.

 

Tin tức về thuốc chích ngừa mới ra lò, được thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn, được FDA chấp thuận quá nhanh khiến mình nhớ đến trẻ em bị bệnh tự kỷ vì thuốc chích ngừa có chất mercury mà tỷ lệ trẻ em Hoa Kỳ bị bệnh này lên đến 10%.

 

Cách đây 60 năm có vụ tai tiếng về thuốc thalidomide, đã khiến mấy chục ngàn trẻ em trên thế giới bị khuyết tật khi ra đời. Có người không tay không chân mà người ta gọi Thalidomide Children.

 

Vụ này khiến tổng thống Kennedy, phải lên đài truyền hình kêu gọi người Mỹ phải lục xét tủ thuốc nhà họ và quăn đi loại thuốc này, được xem là thuốc an thần. Bà tiến sĩ của FDA đã bác bỏ, không cho sử dụng thuốc này được tổng thống Kennedy vinh danh huy chương lớn nhất trong ngành y-khoa.

 

Gần đây mình có kể vụ OxyContin đã khiến biết bao nhiêu người Mỹ bị nghiện thuốc giảm đau và nghèo vì mỗi tháng phải tốn đến $600 tiền mua thuốc.

 

Vụ thuốc Thalidomide do một công ty dược phẩm đức bào chế, ngày nay người ta khám phá ra đã được thí nghiệm dưới thời đức quốc xã, trong các trại tập trung và các khoa học gia người đức này không bị kết án tù về tội ác chiến tranh, và được tiếp tục làm việc lại.

 

Người ta ước đoán có trên 10,000 trẻ em bị khuyết tật vì bác sĩ cho mẹ của họ, uống thuốc này trong thời gian mang thai. Phụ nữ hay chóng mặt vào buổi sáng khi có bầu nên bác sĩ cho họ uống loại thuốc này và hệ quả, sinh con bị khuyết tật. Với đầu óc con chiên ngoan cường, gọi đó là thử thách của Chúa. Chúa tạo ra con mình như vậy hay nói theo nhà Phật là cái nghiệp kiếp trước nên kiếp này, gặp ông bác sĩ kê toa loại thuốc mới ra lò, chưa biết ảnh hưởng phụ ra sao.

 

Thường thường trước khi ra thị trường, các công ty dược phẩm, phải thử lâm sàng. Ở Hoa Kỳ, họ nói bác sĩ kê toa này để bệnh nhân uống rồi theo dõi nhưng rất sơ sài, không kiểm soát cẩn thận như ngày nay.

 

Nghe kể ở Hoa Kỳ, họ cho đâu 20,000 người thử loại thuốc này. Họ nói với mấy bà mang thai như Alka-Seltzer. Có bà kể uống đâu có vài viên mà khi sinh con ra thì cụt ngón tay, tay ngắn,… huống chi uống mỗi ngày trong 9 tháng.

 

Năm 1957, thalidomide được bán trong các tiệm dược phẩm như một loại thuốc an thần, bào chế bởi công ty đức Chemie Grünenthal, và người đứng đầu toán nghiên cứu là tiến sĩ Heinrich Mückter, được xem là tội phạm chiến tranh của chế độ Đức Quốc Xã, thử nghiệm thuốc trong các trại tập trung.

 

Thuốc được chấp thuận không cần thử nghiệm với phụ nữ và dần dần họ bán theo danh nghĩa thuốc an thần. 2 công ty dược phẩm Hoa Kỳ; Smith, Kline & French giao cho một số bác sĩ để cho bệnh nhân uống thử và không cho biết là thalidomide, và được gọi SK&F #5627. Cuối cùng các thí nghiệm dược phẩm không thấy hiệu nghiệm nên bỏ chương trình này.

 

Trong khi đó một công ty dược phẩm khác ở Cincinnati tên Richardson-Merrell, bán thalodomide ở Gia nã Đại dưới tên Kevadon, bắt đầu tiếp thị trên thị trường Hoa Kỳ trong khi chờ đợi FDA chấp thuận. FDA không chấp thuận thương mãi hoá thuốc này vì kết quả thử nghiệm của một nữ tiến sĩ cho thấy không khả quan lắm. Cuối cùng công ty dược ở đức rút thuốc này ra khỏi thị trường vì ngại có những di hại cho trẻ em.

 

Chỉ có ở Anh Quốc thì thuốc này vẫn được bán tiếp tục bởi công ty dược phẩm Distillers Company, nổi tiếng với các loại rượu mạnh như Johnny Walker từ năm 1958 đến năm 1961 thì được rút khỏi thị trường.

 

Thuốc này gây hơn 10,000 vụ hư thai và có trên 2,000 trẻ em khuyết tật, một số chết sau vài tháng chỉ còn lại đâu 466 người tại Anh Quốc. Có một bà kể là ông chồng muốn giết đứa con tật nguyền nhưng bà ta không chịu nên ông ta chạy đi kiếm chân dài khác.

 

Còn lại các quốc gia khác như Đức quốc, Tây Ban Nha, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, Gia NÃ Đại, Áo quốc,…cũng bị dính vào vụ thuốc này. Mình chỉ lướt sơ sơ không nặng như ở Anh Quốc.

 

Nguy hiểm nhất là các công ty dược phẩm đóng góp tiền tranh cử cho các đại biểu quốc hội hay cho người của họ vào các chức vụ của chính quyền như ông Biden mới bổ nhiệm bộ trưởng canh nông là cựu tổng giám đốc của công ty Monsanto, một công ty thực phẩm và nông sản, chuyên bán hạt giống GMO, và đang bị kiện đền mấy trăm triệu cho ông nào bị bệnh ung thư vì sử dụng Roundup,…nay được công ty dược phẩm nổi tiếng Đức Bayer mua lại. Công ty dược phẩm mua công ty thực phẩm là dân tình ngọng nữa. Bán thức ăn độc hại rồi cho uống thuốc để trị bệnh. Kinh

 

Báo chí tránh nói đến hay quốc hội không muốn điều tra vụ này. ở Anh Quốc, có một phóng viên bền chí của tờ Sunday Times, điều tra và làm áp lực để 50 năm sau, chính phủ Anh Quốc phải lên tiếng xin lỗi người dân Anh Quốc vì muốn dấu nhẹm vụ này.

 

Ông phóng viên này kể là khi đăng những tấm ảnh trẻ em thiếu tay thiếu chân thì đọc giả than phiền nhưng tờ báo vẫn tiếp tục đăng. Có lẻ nhờ vậy mà ngày nay, chúng ta thấy bình thường khi gặp một người khuyết tật đi ngoài đường.

 

Công ty dược phẩm bị thưa ra toà, cấm không được đăng các bài phỏng vấn các nạn nhân và tìm cách đền cho họ, mỗi gia đình 2,000 bản anh nhưng cuối cùng thì vụ kiện này thắng và công ty này phải trả 20 triệu bản anh 50 năm về trước, có thể xem mấy trăm triệu ngày nay.


Khi sự việc xảy ra thì công ty Distillers tìm cách hạn chế số tiền đền bù nhưng đến khi các người dân Anh Quốc, bắt đầu tẩy chay sản phẩm của họ thì họ phải xuống nước, đền với đúng giá chăm nuôi con mấy chục năm đến khi cha mẹ chết.

 

Mình có quen một vị bác sĩ gốc việt, sau này ông ta mở một văn phòng để thử nghiệm thuốc mới của các công ty dược phẩm và có đem thuốc về Việt Nam để thử nghiệm. Nếu dân ở Việt Nam bị lộn xộn thì chả có ai thưa kiện dùm họ.


Trong thời kỳ bao cấp. Mình ở Ý Đại Lợi, có quen tên dược sĩ người ý. Hắn cứ đem cho mình thuốc mới mà các công ty dược phẩm mới cho ra lò để bác sĩ kê toa uống thử. Mình gửi về Việt Nam để bà cụ mình bán kiếm tiền nuôi mấy người em và ông cụ ở trại cải-tạo. Ai lỡ uống thuốc mình gửi thì xin nhận đây lời xin lỗi vì mình đã tạo nghiệp xấu. Sinh viên nghèo nên kiếm được gì gửi về Việt Nam là mừng rồi.

 

Đại dịch đang làm thiên hạ chết nhiều, nghe nói trên 330,000 người tại Hoa Kỳ trong năm nay. Bệnh ung thư giết trên 500,000 người mỗi năm tương tự bệnh viêm phổi cũng sát hại gần nữa triệu người Mỹ mỗi năm.

 

Chúng ta cần bình tỉnh đợi, kết quả lâm sàng ra sao vì mới có mấy tháng mà đã cho sử dụng thuốc này ngay. Được biết là các người có hệ miễn nhiễm tốt thì không bị lây lan. Họ khám phá trên 5,000 người nuôi ong ở vùng nuôi ong lớn nhất thế giới là Vũ Hán bên Trung Cộng, không bị ảnh hưởng gì cả. Lý do là họ có hệ miễn dịch tốt nhất vì bị ong chích hoài giúp hệ  miễn dịch mạnh thêm.


Xem như 90% mật ong được bán trên thị trường thế giới đều được sản xuất từ Trung Cộng. Họ pha chế với đường của gạo để qua mặt các phòng giảm định. Họ đưa cho các nước lân cận, dán nhãn hiệu để bán. Mình xem phim tài liệu về vụ này thì thấy một bà người Đức, chỉ trên mấy điện toán. Mật ong dán nhãn hiệu madze in Việt Nam mà các phấn hoa đều từ Trung Cộng. Chán Mớ Đời 


Tốt nhất là mua mật ong trong vùng mình đang sinh sống. Ong trong vùng hút nhuỵ hoa trong vùng để tạo ra mật ong. Mua mật ong Madze Trung Cộng thì ngọng cho dù là mật ong thật 100% vì phấn hoa khác nhau. Các phấn hoa lạ sẽ xâm nhập vào đường ruột của mình và làm khó dễ hệ miễn nhiễm.


Ai muốn mật ong thì mình sẽ đặt hộ với ông Mỹ nuôi ong trong vườn mình, không pha chế. Hôm qua, có chị quen nhờ mua mật ong. Chị ta kể là bị dính co-vi mấy tháng trước, này đỡ rồi, chị uống mật ong nên thấy khoẻ hơn.

 

Cách tốt nhất là tự giúp hệ miễn nhiễm của chúng ta mạnh thêm bằng cách tập thể dục, ăn uống dinh dưỡng tốt lành, không phá hoại đường ruột, nơi tuyến đầu chống trả các vi khuẩn lạ xâm nhập cơ thể.


Ông anh vợ mình nghe  nói cứ nằm ngủ li-bì, không ăn nên chị dâu kêu đồng chí gái sang động viên. Cuối cùng chở vào bệnh viện thì kêu ông anh vợ bị cô-vi nhẹ nên 2 mẹ con đi thử nghiệm. Có cô y tá đến nhà lấy nước dãi nơi cổ họng khỏi mất công đi đâu cho xa, phải đợi chờ.


Đùng cái, kết quả về thì thằng con bị dương tính còn đồng chí gái thì âm tính khiến mình đi đến chùa ở Bolsa thử nghiệm. Mấy tuần nay, không thấy gửi kết quả gì cả. Mình đoán nếu âm tính thì họ không gửi.


1 tuần lễ sau, thằng con thử nghiệm lại, sau 1 tuần cách ly, ăn ngoài phòng khách thay vì ở bếp với bố mẹ. Kết quả lại âm tính, mình và đồng chí gái đều âm tính. Con gái mới từ pháp về thì tước khi lên máy bay đều phải thử là âm tính thì họ mới cho lên máy bay.


Mình chả hiểu, thằng con nói chắc bị dính khi đi DMV để làm bằng lái xe lại, nó làm việc tại nhà có tiếp xúc ai đâu. Chán Mớ Đời 


Cuối cùng thì mình nhận được bản kết quả của hôm đi thử ở chùa. Âm Tính. Hú vía

 


Nhs

 

 

 

 

 

Ăn đậu ngừa bệnh ung thư

 Mình có kể là phân tử của đường được gọi là Neu5Ac niêm-mạc mạch máu và đường ruột trong khi thịt các thú vật chúng ta ăn, có phân tử tương tự là Neu5Gc, kích thích sự tấn công vào các niêm mạc của mạch máu chảy về tim. Chỉ khác nhau ở “A” và “G”.

Phản ứng miễn dịch này đưa đến bệnh tim mạch đồng thời giúp cho ung thư tăng trưởng. Khi tấn công này xẩy ra, sẽ tạo ra các hormone được gọi “Vascular endothelial growth Factor (VEGF), khuyến khích tạo dựng các tế bào ung thư.

 

Các thử nghiệm cho thấy các cục bướu ung thư trong cơ thể con người chứa rất nhiều Neu5Gc, mặc dù cơ thể của chúng ta không thể tự cấu tạo chúng, người ta cho rằng do sự ảnh hưởng của sự tiêu thụ chất đạm thú vật giúp tăng trưởng các bướu ung thư.

 

Có một thử nghiệm của đại học Leeds, Anh Quốc; người ta xét trên 32,000 phụ nữ suốt trên 17 năm, người ta nhận thấy các người ăn nhiều  thịt có tỷ lệ ung thư đường ruột rất nhiều so với người không tiêu thụ các loại đường.

 

Ty-thể trong các tế bào ung thư không thể sử dụng các Ketones để tạo năng lượng như các tế bào khoẻ mạnh bình thường. Khi lượng insulin thấp và lượng đường và chất đạm ít thì cơ thể tạo ra các Ketones. Do đó trường phái dinh dưỡng Keto, khuyến khích không ăn tinh bột để tránh có đường và ăn chất đạm để cơ thể tạo ra các Ketones tạo năng lượng cho cơ thể và giảm chất béo.

 

Các tế bào ung thư rất cần nhiều chất đường, hơn tới 18 lần các tế bào bình thường. Do đó muốn diệt tế bào ung thư thì không nên bồi dưỡng chất đường. Mình đọc trên trang nhà nổi tiếng về ung thư thì đa phần thấy họ quảng cáo các công thức làm bánh ngọt, quảng cáo các công ty thực phẩm chế tạo toàn đường, đem đến bệnh ung thư. Lý do họ được bảo trợ bởi các công ty này, để tránh bị mang tiếng xấu, khiến người tiêu dùng bị ung thư. Họ có thể khoe là đóng góp rất nhiều trong các nghiên cứu ung thư.

 

Năm 1920, bác sĩ người đức, Otto Warburg đoạt giải Nobel sau khi khám phá ra tế bào ung thư ưa chuộng và được nuôi sống nhờ đường. Ngày nay, người ta khám phá thêm là các tế bào miễn dịch, không tạo ra năng lượng tương tự tế bào ung thư khi lượng insulin thấp.

 

Do đó người ta cho rằng nếu chúng ta cản trở sự tiếp thu chất đường và chất đạm của thú vật, chúng ta có thể giảm cơ nguy bị bệnh ung thư.

 

Dinh dưỡng phương tây lại khuyến khích tiêu thụ đường và thịt. Khi xưa, ở nhà nấu nồi thịt kho, ăn cả nhà 12 mạng. 18 năm trời ở Đàlạt, mình ăn beefsteak một lần trước khi đi tây. Qua tây năm khi 10 hoạ mới ăn Steak vì khá đắt, còn ở mỹ ăn Hamburger, steak mệt thở.


Các tế bào ung thư rất ưa chuộng các fructose trong trái cây, do đó chúng ta tiêu thụ trái cây có chừng mực trong giai đoạn nhất định trong năm.

 

Các nghiên cứu gia của đại học Duke, cho thấy các tế bào ung thư ruột tăng trưởng cao khi lượng fructose cao và có thể di căn đến lá gan. Cứ 5 năm mình đi soi ruột. Lần đầu tiên thì bác sĩ lấy ra 5 cục thịt sư, lần thứ 2 thì chỉ còn 3 do mình ăn uống cẩn thận lại. Hy vọng lần sau sẽ không thấy nữa, đỡ tiền bác sĩ, vì công lấy mấy cục thịt dư là tính tiền mệ thở.

 

Mình theo phương pháp keto mấy tháng thì thấy cơ thể không ổn, bị nóng nảy (cơ thể bị nhiệt), nên chấm dứt và ăn rau cải nhiều hơn để giúp các mạch máu tái tạo lại tốt hơn.

 

Mình có xem phim tại liệu bên Úc đại lợi, một ông bác sĩ bị bệnh tim mạch và đã lành bệnh sau 5 năm ăn uống rau cải, không tiêu thụ thịt.

 

Bác sĩ khuyên ăn các thứ sau đây để tránh bị ung thư:

 

Đậu: đại học Yale nghiên cứu về sự liên đới cái chết và bệnh ung thư đường ruột vào giai đoạn 3. Họ nhận thấy nếu người ta tiêu thụ 2 phần tiêu chuẩn đậu hay nhiều hơn trong tuần thì có đến 425 giảm bệnh ung thư tái phát và 57% giảm tỷ lệ tử vong. Họ kêu ăn đậu là cách chữa bệnh ung thư hữu hiệu nhất.

 

Khi mình ăn đậu thì thấy không đói nên tò mò. Hoá ra, đậu có rất ít Methionine, loại amino acid mà mTOR tìm kiếm để tìm năng lượng. Khi methionine hiện diện thì cơ thể đang thời kỳ tăng trưởng. Khi ăn đậu thì lượng methionine thấp nên gửi tín hiệu cho cơ thể là chúng ta đang giảm, giúp chống lại các tế bào ung thư sinh trưởng.

 


Viện quốc gia y tế (national institutes of Health) ở Maryland cho rằng ai mà ăn các loại đậu cao cấp như hạt điều, hạnh nhân, pistachios, óc heo,.. sẽ có 26% tỷ lệ thấp hơn bị bênh ung thư phổi hơn người không ăn đậu.


Chúc các bác một ngày vui vẻ bên gia đình.

 

Nhs

Cha con nói chuyện

 Bài này mình viết khá lâu, không nhớ là đã tải lên Facebook. Hôm trước thấy có người chia sẻ bài này trên Facebook khiến mình thất kinh. Không ngờ lại có người tò mò đọc những bài cũ của mình.

2 ông thần làm bờ-lốc này, bỏ lên Facebook mấy trăm bài cũ cùng một lúc nên ít ai đọc nên mình thất kinh khi thấy ai đó mò mẩm, đọc mấy bài cũ.

Xem trên bờ lốc thì mình đã viết đâu gần 1,200 bài, Facebook thì mình mới tải những bài viết sau này độ 2, 3 năm. Mình có sửa lại chút chút bài này để tải lại.

 

Có người cứ nhắn tin mình, kêu viết chữ to nhưng mình đã dùng hết cỡ (largest) của Blogger cho phép. Cảm phiền đọc bằng iPad hay laptop.


Đang nhờ 2 ông thần làm bờ-lốc này, sửa lại để bà con đọc trên điện thoại dễ hơn. Hình như đa số ở Việt Nam đọc trên điện thoại. Mình không biết lý do nào mà ở Ukraine, bổng nhiên lượng người đọc nhiều hơn cả Hoa Kỳ. Kinh


Có người kêu cách thiết bị mới thì dễ đọc trên điện thoại. Mình viết trên iPad rồi dán lên Blogger nên Font chữ khác nhau nên chạy loạn xà ngầu. Thêm khi chuyển qua Facebook lại càng loạn lên. Nay mình nghe lời hai ông thần làm bờ lốc, kêu viết thẳng lên bờ lốc để tránh lộn xộn khi dán qua vì lay-out, Font, đủ trò. Em ráng đọc sách báo rồi kể lại cho các bác  còn đọc được hay không thì chịu khó kéo ra hay làm nhỏ để đọc dùm cảm ơn trước.

 

Cha con đối thoại

 

Hôm trước lên San Jose, gặp anh bạn có con gái học Berkeley, một trường đại học nổi tiếng, có khuynh hướng rất cấp tiến, thiên tả, được xem là ổ phản chiến Việt Nam trước 1975. Ngồi nói chuyện, anh ta rên con gái vào học năm thứ 1 mà đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi môi trường đại học này và bố con của anh ta hay tranh luận.

 

Anh ta kể là con gái sau 2 tháng học đại học, xem anh như một tên tài phiệt, ích kỷ, chỉ muốn giữ tiền riêng cho mình thay vì đóng thuế thêm, để chính phủ chia sẻ với các dân nghèo, công nhân bị chủ bóc lột, bắt làm tăng ca giờ phụ trội, không có thì giờ hay tiền bạc để đi nghỉ hè như gia đình của anh ta. Nhiều khi gặp bạn bè, cô ta mắc cở vì có một người cha ích kỷ, bảo thủ, không có tính vị tha đối với tha nhân, người kém may mắn hơn mình.

 

Trong lúc tranh luận, cô con gái hỏi bố tại sao không chịu trả lương cho nhân công nhiều hơnđể chia sẻ tiền bạc của cải, giúp xã hội tiến bộ và nhân bản hơn, không có sự phân biệt giàu nghèo. Cô ta muốn mọi người đều được hưởng bảo hiểm sức khoẻ của Obamacare. Cô ta khen các xã hội cấp tiến như Bắc âu,..., dù chưa bao giờ đặt chân đến. Sang đó thì dân đi làm, đóng thuế chết bỏ để nuôi một thiểu số ăn không ngồi rồi, lo chuyện bao đồng.

 

Ông bố hỏi cô con gái học hành ra sao thì cô con gái cho biết được toàn điểm A, GPA 4.0 và than là phải học ngày đêm, không có thì giờ đi chơi với bạn trai,... Ông bố hỏi cô bạn thân Cathy dạo này ra sao thì được biết là cô bạn rất nổi tiéng trong campus, được mời tham dự các hội họp, Party, nhảy đầm nhiều, uống rượu dù chưa đến tuổi, lại hút thuốc, có thể đã hút sì ke. Nhiều khi đi chơi về khuya nên sáng hôm sau bỏ học, rồi mượn notes của con gái, chỉ được GPA 2.0.

 

Ông bố đột nhiên hỏi, tại sao con không đến văn phòng viện trưởng, yêu cầu chia GPA của con cho Cathy, yêu cầu trường lấy bớt 1.0 GPA của con rồi chia với Cathy 1.0 GPA như vậy cả hai đều có GPA 3.0, giúp xã hội thêm công bằng và nhân bản hơn. 

 

Cô con gái bổng nhiên tức giận, bảo cô ta học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm. Tại sao con phải chia sẻ GPA cho con Cathy vì nó lười, chỉ thích chơi bời. Con đạt điểm GPA 4.0 là phải hy-sinh, phấn đấu không đi chơi, vào thư viện để học vì ở ký túc xá cuối tuần chúng tổ chức ăn nhậu, ồn ào,... Ông bố bảo không ngờ con lại bảo thủ đến thế. Con cần có lòng vị tha, giúp đỡ bạn bè,...

 

Ông ta nói với con gái; người bảo thủ, không thích súng thì họ không mua trong khi người cấp tiến, tự nhận là nhân bản, không thích súng thì họ cấm mọi người có quyền sở hửu. 

 

Người bảo thủ ăn chay thì họ không ăn thịt còn người cấp tiến, nếu họ ăn chay thì họ muốn cấm bán thịt cho mọi người. Xem truyền hình, nếu không thích thì người bảo thủ đổi kênh còn người cấp tiến muốn đóng cửa các đài truyền hình mà họ không thích hay gọi là Fake News.

 

Một người bảo thủ như bố không tin Chúa, Phật thì bố không đi chùa, nhà thờ còn người cấp tiến không tin vào Chúa thì họ sẽ cấm bỏ tên Chúa trong sách vở hay nêu tên trong khuôn viên trường học.

 

Người bảo thủ chào quốc kỳ để tưởng nhớ đến các binh lính đã chết để cho chúng ta sống cuộc đời tự do trong khi người cấp tiến thì cho đó là một sĩ nhục vì đất nước này quá nhiều bất công cho người da màu. Chúng ta không thể làm lại lịch sử nhưng có thể học lịch sử để tạo điều kiện tốt hơn cho người da màu, giảm bớt kỳ thị chủng tộc, giúp xã hội, đất nước, tiến bộ hơn về mặt nhân bản.

 

 Nếu một người bảo thủ cần bảo hiểm sức khoẻ thì họ đi mua hay đi làm cho công ty nào, mua bảo hiểm sức khoẻ cho tất cả nhân công trong khi người cấp tiến thì muốn được bảo hiểm sức khoẻ mà mọi người đều phải đóng thuế để trả cho họ.

 

Cathy, bạn con không chăm học, vui chơi nhưng sau này cô ta sẽ yêu cầu, lên tiếng đòi hỏi chính phủ phải xoá nợ mượn tiền học đại học để mọi người dân đóng tiền trả nợ cho cô ta ăn chơi thay vì học hành. Cô ta có khả năng đạt GPA 4.0 như ở trung học nhưng cô ta thích vui chơi hơn cũng như mọi người ở trên đất Mỹ có thể giàu có nếu họ chịu khó hy sinh để đạt mục tiêu của họ thay vì chơi bời, ăn nhậu,...

 

Một người bảo thủ không thích một diễn giả thì họ ra về, trong khi một người cấp tiến thì lại kêu gào, cấm diễn giả nói chuyện như vụ ông người đồng tính và thiên hữu Milo Yiannopoulos, làm tổn hại hư hao của nhà trường đến $100,000.

 

Nhưng bố vui mừng vì vào tuổi của con, có đầu óc cấp tiến, biết cảm nhận đến xung quanh, thế giới quanh con, chứng tỏ có lòng vị tha đối với nhân loại như ông cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas sau khi “phản tỉnh” từng tuyên bố “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản, là không có cái đầu”.

 

nhs



Chuối (trong trắng ngoài vàng)

 Ở ngoại quốc người ta hay dùng từ tiếng lóng “banana”, để ám chỉ người gốc Á châu, mặt thì da vàng nhưng ruột bên trong lại màu trắng, tư duy, xử sự như người da trắng. (Trái chuối: da vàng ruột trắng). Bình dân học vụ như người Việt thường gọi ở thôn quê “răng ta dái tây”.


Sự việc này gây nhiều sóng gió trong các gia đình Á-châu, với văn hoá nữa nạc nữa mỡ, thịt ba-rọi vì không biết xử sự ra sao trong một xã hội Tây phương, theo chủ nghĩa tự do ngôn luận nhưng lại bị cái vòng kim-cô, văn hoá của quê-mẹ, kềm kẹp, không nói ra những gì mình suy nghĩ cho người thân, sợ mang tiếng bất hiếu, hay bị cha mẹ từ. Chưa nói đến vợ chồng á-châu ở xứ Tây phương và văn hoá á châu.

 

Nhớ dạo ở vùng Bôn-sa, mình có quen một gia đình hàng xóm. Có hôm họ mời sang chơi, ông bố sau 1 chai bia, kêu Việt Nam chỉ có hai gia đình: gia đình của Trường Chinh và gia đình tôi, có con tố cha. Hoá ra, ông ta sống kiểu chồng chúa vợ tôi, khệnh bà vợ nên đâm đơn ly dị. Ra toà, mấy đứa con bệnh vực mẹ, làm chứng cho các cuộc bạo hành của ông bố. Hình như sau này, tình cờ gặp ai quen vợ chồng ông hàng xóm, cho biết cũng ly-dị.


Khi chúng ta rời quê hương, sinh sống tại một nước khác, gia nhập vào một luồng văn hoá mới của nước sở tại, bản năng sống còn hay ký ức khiến chúng ta ngại phản bội lại văn hoá cha ông, đâm ra bảo thủ nền văn hoá của quê mẹ, nơi chúng ta đã để lại.

 

Với tâm lý đó, chúng ta cố bám víu vào một văn hoá khá trừu tượng, mơ hồ mà khi xưa ở quê nhà chúng ta không nắm vững vì còn quá trẻ. Từ từ chúng ta bám chặt vào những gì nhớ lại mơ hồ thêm không rành.

 

Chúng ta kể chuyện về gia đình, bố mẹ, anh em ở quê nhà như bố mình, khi xưa kể về quê nội, bờ đê, những đêm vỡ đê, dân làng đốt đuốc đi đắp đê, đình làng để rồi khi mình về thăm thì chán như con gián. 


Có lần về Đàlạt, dẫn con gái đang học trung-học, lên chùa Linh-sơn chơi. Nó tò mò, cứ lấy máy hình chụp lia lịa các hoa, cây cối lạ nhưng cuối cùng nó nói; Đàlạt đẹp nhưng nó không muốn sống ở đây. Chán Mớ Đời 


Chúng ta đem con tham dự các buổi họp mặt đồng hương như chợ Tết, Trung thu để giới thiệu chút văn hoá cho con cháu. Xa hơn, cho đi học thêm việt-ngữ cuối tuần, sinh hoạt hướng đạo, thanh niên thánh thể hay gia đình Phật tử. Mình thì cho con học chơi đàn bầu, đàn tranh.


Dần dà con chúng ta lớn lên bị khủng hoảng về bản thể (identity crisis). Không biết mình là ai, người Mỹ hay người Việt. Nữa nạc nữa mỡ, đưa đến bệnh trầm cảm. Khi vào tuổi dậy thì, chúng ta ở Việt Nam đã thấy hoảng tiều, đầu óc lộn xộn, nay con chúng ta vào tuổi dậy thì càng te-tua vì phải đối đầu với cơ thể, văn hoá mỹ, văn hoá việt. Chán Mớ Đời 

 

Mình nhớ khi con còn nhỏ, mình hay dẫn chúng đến các buổi lễ như Trung Thu, để xem các múa lân hay Tết. Ban tổ chức tổ chức cố gắng làm lại những gì xảy ra xưa kia như đốt pháo ở Phước Lộc Thọ. Pháo thì hồi bé có chơi đến sau năm Mậu Thân thì bị cấm đốt pháo. Lớn lên mấy đứa con và cháu chỉ thích các họp mặt trong đại gia đình, để vui chơi đánh bầu cua cá cọp, xì-lác, nhận tiền lì-xì còn chợ Tết thì chúng chả màng đến.

 

Do đó, người Việt tại bôn sa đốt pháo trong khi ngày nay ở Việt Nam cấm đốt pháo vào những ngày Tết. Chúng ta tạo dựng lại những tục lệ chưa chắc đúng hẳn thời ông bà mình, mà Việt Nam không còn nữa. Chúng ta ôm khư khư những tục lệ cổ xưa, tự tạo lại qua sách báo lịch sử và quên đi ở quê nhà người Việt đã dần dần bị Tây phương hoá để hoà nhập vào thời đại A-còng của sự toàn cầu hoá.


Đọc trên mạng, thiên hạ cứ kêu Đàlạt ngày nay đã mất, không còn thơ mộng như xưa. Chúng ta bảo thủ như giữ lại nền văn hoá của thời Việt Nam Cộng Hoà, chúng ta không cho gia đình, bạn bè, người Đàlạt ngày nay thay đổi theo thời đại a-còng. Chúng ta muốn họ sống như 40, 50 năm về trước.


Tết năm ngoái, mình đi chùa Điều-Ngự, thấy họ tạo dựng lại hình ảnh ông Đồ, ngồi viết câu đối. Ông đồ thì bận áo the, đội khăn đóng, quẹt quẹt trên tờ giấy nhưng không biết thảo bút chữ Hán hay Nôm. Chúng ta diễn lại hình ảnh thời ông bà nội mà ngày chúng ta chưa kinh qua, chỉ nghe kể lại hay học bài “ông đồ” của Vũ Đình Liên khi xưa. Đóng kịch lại nhưng vẫn xưa, họ không có mấy tờ giấy đỏ để viết các câu đối. 


Văn hoá thay đổi từng giờ, từng ngày trong thời đại A-còng của sự toàn cầu hoá, khiến gia đình lộn xộn. Chúng ta lo sợ vì không bắt kịp kỹ thuật thông tin công nghệ. Chúng ta thấy con chúng ta sử dụng điện thoại ào ào trong khi chúng ta lớ ngớ, chỉ biết mở điện thoại để trả lời.

 

Về Việt Nam thấy các tiệm bán thức ăn nhanh của Mỹ như Pizza Hut, Macdonalds, Starbucks,… chúng ta làm thịt kho, chả thủ, dưa hành cho 3 ngày tết mà chúng ta có thể ăn hàng ngày ngoài tiệm. Bánh tét, bánh chưng hay mứt, thấy bán đầy ngoài chợ bôn-sa hàng ngày. Có mua về thì con mình không thèm như mình khi xưa ở quê nhà. Bên này, chúng có đầy đủ, không thiếu thốn. Thậm chí ngày nay, cháu của mình ở Việt Nam cũng ăn mấy thứ này hàng ngày, không còn đói khát như bố mẹ chúng khi xưa.

 

Mình có xem một cuốn phim tài liệu về một cô gái gốc tàu ở Tân Tây Lan. Bố mẹ là người Tàu, di cư sang đó và chị em cô ta được sinh ra tại đây và mang quốc tịch nước sở tại. Cô ta lớn lên và được giáo dục theo truyền thống của người Tàu. Cô ta học giỏi, đeo cặp kính cận dày cộm, chơi đàn đường cầm,… tốt nghiệp thủ khoa của trường. Được xem là học sinh gương mẫu, khiến người ngoại quốc lầm tưởng tất cả người á đông đều thông minh, học giỏi cả.

 

Cô con gái kể là cứ sợ làm phật lòng cha mẹ, mang tội bất hiếu, không bao giờ thấy cha mẹ nói như người da trắng “i Love you”. Cha mẹ cô ta, biểu lộ tình cảm qua hành động, làm việc nhiều để có điều kiện tài chánh nuôi cô ta ăn học, sung sướng hơn ở bên tàu. 

 

Người Á đông, ảnh hưởng của văn hoá khổng mạnh nên không nói thẳng vấn đề, chỉ lòng vòng, khác với nhà thơ Phùng Quán trong bài “lời mẹ dặn”:

 Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghét.“ 

 

Có lẻ vì vậy mà chế độ cộng sản chưa xụp đổ tại Trung Cộng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên, vì người ta không dám nói thật những gì họ suy nghĩ như người Tây phương. Người Tây phương biết là thuyết cộng sản không hợp thời nên hô hào thay đổi còn người Việt hay người Tàu thì cứ loằng xằng nên không thể kết thúc được.

 

Vấn đề là sau khi ra trường đi làm thì khi cô ta yêu một người da trắng. Bố mẹ không chịu, rồi cuối cùng ra điều kiện bắt anh Bồ da trắng phải học tiếng tàu, hy vọng ông Tây trắng chán, bỏ cuộc. Thương cô Bồ, anh chàng da trắng cũng chịu khó học tiếng tàu. Điều buồn cười là cô chị lấy chồng gốc tàu nhưng ông chồng không biết nói tiếng tàu như đa số con em chúng ta ở hải ngoại lớ ngớ tiếng việt.

 

Bố mẹ không chấp thuận anh Bồ da trắng khiến cô ta đau khổ. Bên hiếu bên tình. Nếu ở bên tàu thì có lẻ cô ta sẽ chọn nghe lời cha mẹ nhưng sinh ra và lớn lên tại xứ da trắng nên cô ta không chấp nhận, không muốn hy sinh hạnh phúc của mình để thoả màn lòng tự ái của cha mẹ, kêu anh Bồ tìm cách điện thoại xin hẹn gặp nói chuyện để bàn chuyện tương lai với cô con gái.

 

Lúc đầu ông bố không chịu gặp nhưng sau vài lần thì ông ta chấp thuận gặp nhưng bà mẹ nhất quyết không chịu. Cuối cùng thì anh da trắng cầu hôn và tặng nhẫn như ở xứ người, không lễ hỏi rườm rà như ở bên tàu. Cha mẹ đành chịu, đến dự đám cưới của con gái được tổ chức đơn sơ vài chục người khách không hoành tráng như các đám cưới người gốc Á châu đến mấy trăm người.

 

Cô này làm cuốn phim khiến bố mẹ tức giận, các người gốc tàu cũng tức giận vì cho rằng chuyện tiêu cực của cộng đồng, không nên đem ra phơi bày cho thiên hạ biết.

 

Có đoạn cô ta chỉ tấm ảnh của gia đình treo trên tường, mà chúng ta hay thấy khi vào nhà người á châu, phơi bằng cấp, bận áo đẹp trông rất hoàn hảo nhưng không bao giờ thấy sau tấm ảnh ấy đầy nước mắt của con cháu phải theo lời bố mẹ.

 

Nhiều năm trước đây có bà giáo sư gốc tầu ở đại học Yale, lấy chồng da trắng, cũng giáo sư tại Yale, có ra cuốn sách kể về cách dạy con với bàn tay thép được gọi là Tiger Mom. Kết quả hai cô con gái học giỏi, đánh đàn dương cầm đủ trò. Báo chí nói nhiều lắm, khen ngợi nhưng gần đây mình đọc báo thì được biết là hai cô con gái không nói chuyện với bà mẹ Tiger Mom. Hình như mình có đọc cuốn sách này nhưng không đồng ý lắm vì uống nắn đứa con sẽ khiến chúng trở thành cái cây nhỏ bé để chưng, thay vì để đứa con lớn theo thiên nhiên, to lớn giữa trời xanh.

 

Á đông bị ảnh hưởng của nho-giáo, tất cả vì gia đình, vì vua, vì đảng còn tây phương thì theo chủ nghĩa cá nhân, độc lập. Chỉ sống có một đời nên sống theo suy nghĩ, sở thích của họ.

 

Người Á châu hay sống vì bề ngoài, muốn được khen ngợi khiến con cháu đau khổ. Cách đây đâu 10 năm có vụ một cô gái gốc đại hàn, học lậu ở đại học nổi tiếng Stanford. Cô ta không được nhận vào trường này nhưng sợ cha mẹ buồn nên nói dối là được nhận vào rồi cũng xách Vali lên học trường này, ở ké trong ký túc xá với bạn bè, đi học nhưng không thi cử gì cả.

 

Tương tự cộng đồng ấn độ cũng có nhiều trường hợp như vậy. Theo mình hiểu thì đối với người Ấn Độ, họ rất trọng nể chức vụ bác sĩ nên bắt con cháu học y-khoa hay lấy bác sĩ khiến có một anh sinh viên, rớt đại học y khoa nhưng vẫn ôm sách đến trường học đến khi thầy kêu tên, hỏi bài thì khám phá ra không có tên trong danh sách. Có dạo mình quen một cô sinh viên y-khoa đại-học Pennsylvania, lâu lâu đến thăm, cô ta bận học nên bò vào lớp cô ta học ké luôn.

 

Con cháu học giỏi đem lại niềm hãnh diện cho bố mẹ ông bà nên con cháu bị áp lực khiến chúng không có tuổi thơ. Chỉ học và học, không có cuộc sống như các bạn học cùng tuổi. Mình về Việt Nam, thấy mấy đứa cháu theo phong trào “học ngày chưa đủ tranh thủ học thêm tại tư gia thầy cô” mà họ gọi các nhà mô phạm ngày nay là “tháo giày” thay vì thầy giáo.

 

Việt kiều về Việt Nam hay nổ, cho cha mẹ hãnh-diện dù làm cu-li ở xứ người. Học ở Việt Nam đã khó, ra ngoại quốc phải học bằng ngoại ngữ lại càng khó hơn thêm phải đi làm kiếm tiền nuôi sống nên đâu phải ai cũng được đi học hết nhưng khi về Việt Nam lại phải nổ banh xác để cha mẹ khỏi đau lòng.

 

Andrew Lâm, cựu học sinh Yersin, con của ông tướng Lâm Quang Thi, có kể trong cuốn sách của anh ta, kể khi trở về Việt Nam. Có hôm trời mưa nên anh ta không đi đâu cả, cô ô-sin trong xóm kêu là con bà chủ cũng là Việt kiều nên mời qua nhà chơi. Anh ta đi theo rồi chào hỏi anh Việt kiều hàng xóm.

 

Anh Việt kiều này bận đồ như Ngô tổng thống đi kinh lý dù trời nóng nực, đồ vía quần Tây trắng, cà ra vát. Trên tường thấy có treo bằng của đại học Harvard, mà người ta có thể in từ máy in. Anh này kể mới sang mỹ 4-5 năm gì đó, đã đậu tiến sĩ Harvard mà tiếng anh thì không chuẩn lắm. Anh Việt kiều nhìn cô ô sin như trách móc sao lại dẫn tên Việt kiều khác về làm bể mánh hết. 

 

Nói cho ngay, mình lấy vợ gốc việt nhưng ngôn tình bằng việt ngữ rất hạn chế. Có lẻ vì văn hoá Việt Nam nên mình ít khi nói những lời yêu đương việt-ngữ với vợ nhưng lại nói được bằng anh ngữ hay pháp ngữ như bonjour mon amour mỗi buổi sáng, hay Good night Honey khi đi ngủ. Có lần hứng tình, mình nói ngôn tình bằng đức ngữ thì mụ vợ kêu: chi rứa. Chán Mớ Đời 

 

Khi sử dụng ngôn tình bằng ngoại ngữ thì thoải mái nhưng khi dùng tiếng Việt thì có gì ngập ngừng khó diễn đạt. Mình hay nói i Love you với mấy đứa con vì khi sử dụng đến tiếng Việt thì phải xem từ nào cho hợp với hoàn cảnh như “thương, yêu, thích,…”

 

Sống tại hải ngoại, chúng ta đứng ở cái gạch nối giao thoa của 2 nền văn hoá; nước sở tại và Việt Nam. Do đó rất khó xử sự trong vấn đề tình cảm, đối thoại với người thân. Nhiều người rời Việt Nam còn quá trẻ nên cứ xử sự như thịt ba rọi, nữa nạc nữa mỡ. 


Lâu lâu gặp bạn bè, nghe họ than con họ như thế này, cháu họ như thế kia, không cực khổ như họ khi mới qua đây. Thế hệ của mình đi tiền vệ thì chắc chắn phải trải qua những chông gai như người da trắng đi tiên phong đến Hoa Kỳ khi xưa.


Từ đó mới tạo dựng nên một nước mỹ hùng cường mà chúng ta có thể thụ hưởng, giúp chúng ta có đời sống khá hơn ở quê nhà. Mình thì thấy con mình học khá hơn mình khi xưa, thấy chúng giỏi, biết nhiều hơn khi mình bằng tuổi chúng. Mình chắc chắn khi chúng bằng tuổi mình thì sẽ khá hơn mình hoàn toàn.


Mấy người bạn mình quên là họ phê bình con họ với đầu óc của người trên 60 tuổi, có nhiều kinh nghiệm ở đời hơn con của họ. Mình chắc chắn khi bằng tuổi con họ, chưa chắc đã có nhiều kinh nghiệm hay trí tuệ như con họ ngày nay. Chán Mớ Đời 

 

Nếu nói theo Phật-giáo thì con người có cái nghiệp cái Phước. Khi sinh ra con, thấy chúng tay chân lành mạnh là mừng rồi, chúng chịu khó học hành, không lêu lổng như mình khi xưa là một cái Phước lớn rồi. Chúng ta không nên đòi hỏi quá về con cái. Chúng có thể thua con người ta nhưng quan trọng nhất là chúng có đời sống ít bị stress, hạnh phúc thì mình nên cảm ơn trời Phật thay vì so sánh với con người ta.

 

Nói như một anh bạn, kêu tao không ngại con tao đói ở xứ này. Cứ để cho nó thoải mái, sống cuộc đời của nó. Chỉ mong chúng không làm điều thất đức.



 

Nhs

Hội ngộ trên Facebook năm 2021 và cô Liên

 Hôm qua, em có thử với “Cô Thắm về Zoom”, con gái đầu của cô Liên, để xem có thể tổ chức buổi hội thoại để các học trò cũ nói chuyện với cô Liên qua Zoom nhưng hơi ngại vì kỹ thuật. Cô Thắm về Zoom kêu không nghe gì cả vì quên đeo headphone. Cô Liên cho biết là laptop của cô cũ nên chưa biết ra sao

 

Cuối cùng có anh bạn gọi mình khuyên nên sử dụng Imessenger của Facebook để hội thoại. Tiện cho Cô Liên vì cô sử dụng hàng ngày Facebook và có thể dùng điện thoại của cô để tham dự.

 

Mình thử gửi link từ iMessenger thì có mấy người gia nhập như Đức Phước nhà in Lâm Viên, khách sạn Aurora từ Việt Nam, Anh Tuấn từ Pháp, Phú và Như Hoa (rượu Lafaro Đàlạt xưa) và Thu Nhi từ Canada. 

 

Sau đó thì có nhận mấy người khác từ Việt Nam nhưng quá trễ. Mình sẽ hẹn vào ngày thứ 7  tới (ngày 2 tháng 1 năm 2021) vào lúc 5 giờ sáng giờ Cali. Mình sẽ gửi cái link ra cho mọi người.

 

Ai muốn tham gia thì imessenger cho mình biết để bỏ tên vào nhóm. Không nhất thiết phải học cùng với mình. Mình hay liên lạc với Thu Nhi, Mỹ Hương , Bích, Liễn, Hảo,…học dưới mình mà khi xưa chả biết nhau. À mà lạ sao toàn mấy bà không.

 

Nhắc lại:


 thứ 7 ngày 2 tháng 1 năm 2021

Giờ 5:00 Giờ sáng Cali, 8:00 giờ sáng đông Bắc Hoa Kỳ. 8:00 chiều giờ Việt Nam .


 Hẹn gặp lại năm mới. Chắc các bác và gia quyến một năm 2021 bình an và chích ngừa .

 


Nhs