La valse dans l’ombre

 Hôm nay, trên mạng có người nhắc đến phim “la valse dans l’ombre” khiến mình nhớ có xem phim này tại rạp Ngọc Lan vào năm học đệ nhị. Lâu quá, không nhớ rõ cốt truyện, ngoài phim đen trắng.

3 phim xem tại rạp Ngọc Lan về tình yêu khiến mình cảm động nhất là Love Story , Mùa Hè 42 và La Valse dans l’ ombre , để lại dấu ấn đến ngày nay.

Coi phim này mới biết nhạc con nít như mình hay hát khi xưa “tò te con ma đánh đu, tarzan nhảy dù,..” là từ phim này. Bản nhạc này đoạt giải oscar năm 1940, được viết từ 1 bài thơ ở xứ Tô-cách-lan, « auld Lang Syne » có nghĩa ngày xưa yêu dấu.


Tác giả bài thơ là Robert Burns và bài ca được trở thành phổ thông khắp thế giới, được sử dụng khi kết thúc các cuộc hội họp và được hát trong đêm giao thừa.


Nghe kể ông Robert Burns gửi bản thảo của bài nhạc đến Scots Musical Museum vào năm 1788. Bài “Old Long Syne” in năm 1711 của James Watson cũng tựa tựa bài hát của ông Robert Burns sau này. Bài của ông James Watson như sau:

Should Old Acquaintance be forgot,
and never thought upon;
The flames of Love extinguished,
and fully past and gone:
Is thy sweet Heart now grown so cold,
that loving Breast of thine;
That thou canst never once reflect
On old long syne.

Chorus:
On old long syne my Jo,
On old long syne,
That thou canst never once reflect,
On old long syne.


Dạo ấy, các phim ngoại quốc được trình chiếu tại Việt Nam, đều được công ty Gaumont của Tây phát hành nên tuy là phim mỹ nhưng được phiên âm pháp ngữ và phụ đề việt-ngữ và hoa-ngữ. Phim gốc là mỹ với tên Waterloo Bridge, ở Luân Đôn mà sau này mình làm việc ở Luân-đôn, hay đi ngang hoặc đổi trạm xe điện ngầm tại trạm này.


Dạo mình ở Tây thì các phim mỹ đều được chuyển âm qua pháp-ngữ, nên đi xem xi-nê, muốn xem phim nói tiếng anh thì phải lựa rạp nào chiếu phim gốc, không chuyển âm. Mình nghe kể sau 75, có mục thuyết minh khi xem phim.

 

Thật ra phim này được quay lại sau 9 năm một phim cũng mang tựa đề này vào năm 1931, dựa theo một chương trình ca kịch tại Broadway năm 1930. Trên YouTube có chiếu bằng tiếng nga. Nhạc kịch Broadway được viết bởi Robert E. Sherwood, dựa trên câu chuyện tình thật của ông ta.


Công ty phim ảnh MGM mua bản quyền từ Universal United để quay lại (remake). Phim này được trình chiếu năm 1931 nhưng bị kiểm duyệt vì có phần nhân vật chính làm gái mãi dâm nên không được trình chiếu cho công chúng. Tưởng tượng phim Taxi Driver mà được thực hiện vào những năm 1930 tại Hoa Kỳ.

 

Tựa chính bằng anh-ngữ là ”Waterloo Bridge”, cầu waterloo, địa danh ở Bỉ quốc, nơi Napoleon thất trận và bị đày đi đảo bên Ý Đại Lợi. Câu chuyện nói về một cuộc tình được xuất phát khi cặp tình nhân gặp nhau trên chiếc cầu tên Waterloo và cũng chấm dứt tại đây.


Tựa pháp-ngữ là “la valse dans l’ombre”, điệu luân vũ trong bóng tối. Có lẻ trong phim có khúc quay tại nhà hàng, ông đại uý mời cô nhân tình nhảy điệu valse rồi từ từ, các nhạc công tắt các ngọn nến, điệu vũ kết thúc bằng nụ hôn cực đẹp.

 

Câu chuyện nói về cặp tình nhân gặp nhau trong thời chiến, đính hôn rồi anh chàng phải ra trận. Một hôm, cô nàng đọc báo thấy tên người yêu tử trận rồi những khó khăn cuộc sống trong thời chiến, khiến cô nàng trở thành Thuý Kiều của Anh Quốc, đón các người lính về phép. Một hôm, trong lúc đi khách ở nhà ga thì thấy người yêu trở về.

 

Anh chàng này vui mừng, kể anh ta bị bắt làm tù binh, đồng đội tưởng là đã chết nên báo tin nhưng cô nàng nghĩ mình không còn xứng đáng cho mối tình hữu nghị nên tự tử chết trên chiếc cầu Waterloo.

 

Cuối phim, ông đại uý cầm kỷ vật của hôn thê bỏ vào túi rồi lên xe, ra trận. Coi phim này xong thì mình hết muốn đi lính, muốn đi Tây.

 

Khi sang Anh Quốc làm việc, mình nhớ đến phim này nên có đến chiếc cầu này để xem lại cảnh sương mù trên sông Thames như trong phim này. Mình đoán là họ quay tại phim trường ở Hoa Kỳ vì không thấy giống gì cả. Chán Mớ Đời 


Rap NLan bi dat plastic,nô 2 lân 1 lân 5h chiêu,1 lân 6hsang,vi trên lâu là app cho US thuê “

Về Đàlạt thì bạn học cũ cho biết có một cô học hung khi xưa ở Yersin, là người đặt chất nổ rạp Ngọc Lan. Mình chỉ nhớ mang máng là có bị đặt chất nổ, mất mấy tháng, không được xem xi-nê tại đây nên sau này cũng ít dám bò lại rạp này. Nay nghe một anh chàng làm an-ninh khi xưa, nói có đến hai vụ nổ tại rạp này. Kinh

 


Nhs