Trường Lasan Adran Đàlạt

 Qua tây, học kiến trúc thì giác ngộ cách mạng sự ngu dốt của mình về thiên chúa giáo vì học lịch sử nghệ thuật, nói về các thánh được nhắc đến trong thánh kinh là mình ngọng. Phải mượn kinh thánh về đọc để có khái niệm về thiên chúa giáo.

Mình có học hai năm ở trường dòng Lasan Adran, không phải công giáo nên i tờ. Khi họ làm lễ mình không phải đi dự.

 

Rừng Ái-ân và trường Lasan Adran xưa.

Ở lâu bên Tây mới khám phá ra thiên chúa giáo có rất nhiều dòng tên, đặt biệt la dòng Jesuite chuyên về giáo dục. Các trường học hay đại học như đại học Hopkins ở Hoa Kỳ là do dòng tên Jesuites thành lập. Khi xưa mình có quen một ông cha ở Giáo Hoàng Học Viện tên Louis Leahy, người Gia-nã-đại, cũng thuộc dòng Jesuite. Mới nhớ lại ở Đàlạt khi xưa có dòng Don Bosco, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Đa-minh, dòng Franciscain,…mà mình không hiểu lý do.

 

Tu-viện Đa-minh tại Đàlạt khi xưa


Dòng Franciscain Đàlạt xưa, nghe nói nay rất te tua. Việt Cộng không cho tu mà cũng không làm gì cả. Có một kiến trúc khá đặc biệt nhưng nay hoang phế.



Tu viện Franciscain.

Tò mò mình tìm hiểu về dòng Lasan thì khám phá ra dòng tên này được thành lập bởi một ông Tây tên Jean Baptiste de La Salle. Có lẻ vì vậy người Việt đọc trại La Salle thành Lasan? “La Salle” có nghĩa căn phòng nên dịch ra tiếng Việt không được oai, dòng Căn Phòng nên họ dùng Lasan? người Pháp họ đọc và hiểu như vậy, đâu có gì lạ.

 

Ông La Salle thuộc nhà giàu, quý tộc vì có tên lót là “de” nhe ông Charle de Gaulle, tại vùng Reims, nơi có rượu Champagne nổi tiếng, nghe theo tiếng gọi của chúa đi tu ở chủng viện Saint Sulpice ở Paris mà nhà văn Dan Brown có miêu tả trong cuốn Da Vinci Code. Mình có vẽ nhà thờ này hai năm đầu khi vào trường Cao Đẳng quốc Gia Mỹ Thuật Paris. Cha mẹ ông ta chết sớm, nên phải ngưng tu, về nhà để chăm sóc tài sản cha mẹ để lại, lo cho mấy người em. Có lẻ vì vậy mà mấy người theo tu dòng này không thụ phong linh mục. Bác nào biết thì cho em hay.

 

Nhân duyên đưa đến, có một bà nhà giàu muốn ủng hộ, thành lập một trường học với điều kiện ông La Salle phải giúp đỡ nên từ đó, ông ta trở thành nhà giáo dục, bỏ hết tiền của để dấn thân vào công việc giáo dục các trẻ em nghèo. 

 

Thời đó, người nghèo chỉ có cái học mới là tấm vé thoát nghèo. Mình nhớ hai năm học Lasan Adran, bị ông thư ký vào lớp, kêu ra, đuổi về mấy lần, bảo khi nào có tiền đóng tiền học thì trở lại. Đầu tháng nhiều khi bà cụ mình chưa đủ tiền trả tiền học vì phải đóng hụi nên mình hay bị đuổi học. Mất đi nguyện ước của ông La Salle thủa ban đầu là giáo dục người nghèo. 

 

Sau này được du nhập sang Việt Nam, đổi thành “tiên học phí, hậu học văn”Cái này thì mình cảm nhận được vì khi xưa bị nhà dòng đuổi ra khỏi lớp vì chưa kịp đóng học phí nên hiểu thế nào khi bị cả lớp xem mình như cùi hủi. Hai năm cuối mình qua Văn Học vì thầy Chử Bá Anh cho học miễn phí, không sợ bị đuổi nữa.


 Còn ngày nay ở Việt Nam thì tiên học phụ khoa, hậu học tại chức khiến cô học sinh nào bức xúc quá và tự tử khiến thiên hạ chửi tùm lùm, thêm cô hoa hậu nào về trường được đón tiếp cực kỳ long trọng, ngay cả hiệu trưởng cũng không dám ngồi, chắc mua bằng giả. Kinh


Khác với khi xưa, học ông Jean Carnot, sau này làm tổng thống Pháp quốc, về thăm làng cũ, ghé thăm người thầy xưa hay khôi nguyên Nobel về văn chương Albert Camus, viết thư cảm ơn ông thầy đã giúp ông ta có học bổng để tiếp tục học, nhờ vậy mà nước Algérie mới khôi nguyên Nobel văn chương, không được đứng tên vì họ đuổi các người da trắng sinh trưởng tại xứ họ về Pháp quốc. 


Mình có kể về lá thư của ông Albert Camus viết cho thầy, rất cảm động. Đọc được bài này, cô giáo việt-văn khi xưa của mình rất cảm động, xem như lời tri ơn các thầy cô đã từng hướng dẫn mình. Ông này nhà nghèo ở Algeria, ông thầy thấy ông ta có khiếu nên tìm cách xin học bổng dùm ông ta thay vì bắt học phụ khoa.


Các trường dòng La Salle được mở dạy khắp thế giới do các sư huynh, nhận lãnh vai trò giáo dục. Nghe đâu có đến 84 quốc gia. 2 năm học Lasan Adran, mấy sư huynh giúp mình đam mê về lịch sử, võ học và toán học.  

 

Tên Adran lấy từ giám mục người Pháp tên Pierre Pigneau de Béhaine, người có công giúp Nguyễn Ánh chiến thắng nhà Tây Sơn. Ông ta làm giám mục của vùng Adran (nước Syria). Người ta gọi Bá Đa Lộc từ Pedro, có lẻ khi xưa các nhà truyền giáo đa số là người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào nha nên hay gọi Pedro thay vì Pierre ("Pedro" 祿), sau này ông chết, vua Gia Long phong tước là Bi Nhu Quận công (悲柔郡公, (duc de Pigneau, nơi ông sinh ra đời).


Những người chống Tây thì cho ông này là người khởi đầu cuộc xâm lăng, thuộc địa hoá Việt Nam nên sau 1975 thì Việt Cộng đã phế bỏ tất cả tàn tích của ông này ngay cả lăng của ông ta ở Sàigòn. Hình như là Lăng Cha Cả. Mình không ở Sàigòn nên nhớ mại mại. Trên thực tế thì mộ của ông được mai táng tại Nha Trang vì dạo ấy còn đánh nhau với Tây Sơn nên Nguyễn Ánh cho xây LĂng Cha Cả ở Gia ĐỊnh nhằm đánh lạc hướng quân Tây Sơn. Ai muốn biết thêm thì “100 năm trong cỏi người ta, những gì không biết thì ta gú gồ”.


Mình học nhu đạo với cậu Ân, ở đốc Nhà Làng làm cảnh sát. Cậu Ân và cậu Luyện (tiệm Giặt ủi ở đường Duy Tân), bà con bên ngoại, dạy nhu đạo ở Thao Trường, khi xưa đều tập nhu đạo chung với cậu Mạnh, con ông bà Phúng, tiệm Hiệp Thạnh ở số 11 Duy Tân. Mình tập thái cực đạo với ông thầy Sâm, huấn luyện viên cho cảnh sát dã chiến ở đường Trần Bình Trọng nên chiều nào cũng đi tập võ hết. Mình hay đi tập nhu đạo với Lô Xuân Luyến, đến khi thấy hắn đứng cửa, ôm con còn thái cực đạo thì với Lê Công Hùng, con bác Oai ở xóm cò Đào. 3 ngày nhu đạo và 3 ngày thái cực đạo. 


Sau này, thì tập buổi sáng không thủ đạo với anh Minh, con rể ông Xu Huệ ở ngã ba Chùa. Cứ 6 giờ sáng hết giới nghiêm, chạy sang ngã ba chùa tập với anh Minh đen, đai đen Hiệp Khí Đạo, Nguyễn Đình Tài, Sỹ, anh Sơn đai đen nhu đạo, học trò cậu Ân, anh của Đào Văn Quý, Dũng Lasan Kỹ Thuật. Tên Dũng này có tập Thái Cực đạo với mình, to con, rất giỏi võ, rất dễ thương, ở đường Phan Đình Phùng. Gặp mình đâu đều chào hỏi. Một trong những người quen hay hỏi thăm mình ngày xưa. Nói chung là đám tập với anh Minh là nhóm mê tập võ nhất Đàlạt dạo ấy.

 


Chỗ này là thang cấp đi xuống võ đường nhu-đạo bên tay phải


Cảm ơn anh Sơn, có nhiều hình ảnh làm gợi nhớ về một thời Lasan Adran Dalat, như tấm hình cầu thang đi xuống hầm. qụeo phải thì có cái hầm đủ để tập Judo trong những năm 1973, đối diện hầm tập võ là phòng để 2 cái bàn ping pong.

Ha  Đăng


Trường Lasan Adran nằm trong đường Bá Đa Lộc từ Kho Bạc đi vào. Có con đường nhỏ chạy xuống ấp Tân Lạc, nơi Việt Cộng nằm vùng rất nhiều. Có lần họ tấn công trung tâm Thẩm vấn, bị bắn chết, nằm la liệt, ruồi bu đen nghẹt. Kinh

 



Hình đi vào trường, cuối đường Bá-đa-Lộc, quẹo bên tay trái trước văn phòng là vô bãi đậu xe gắn máy và xe đạp. Thấy dáng dấp một chút préau. Khu nhà 3 tầng, văn phòng ở dưới còn ở trên thì không biết. Chưa bao giờ được lên đó.



Hình này chụp khúc ngã ba đi xuống ấp Tân LẠc, bên phải. Chỗ mấy chiếc xe gắn máy, mình có thấy mấy xác chết nằm bị ruồi bu đen xịt khi họ tấn công ban đêm, trung tâm thẩm vấn, phía bên trái đi lên cái dốc. Còn đường Bá Đa Lộc, bên trái chạy thẳng xuống sẽ đến trường Adran. Còn con dốc htif khi xưa là chạy lên trung tâm thẩm vấn

Mình nhớ tập thái cực đạo có 2 người con trai của ông Kỳ tập chung, một tên hình như tên Nguyễn Cao Thắng, Tây lai. Mỗi lần song đấu thì mình hay đá hắn mệt thở để xem con thủ tướng ra sao. Cuối tuần, mình hay thấy lính bảo vệ, vào trường đưa đón mấy người con ông Kỳ ra phố đi chơi. Hình như dạo ấy có thấy cô con gái út, bé tí ti.

 

Học chung với mình có mấy ông chủng sinh, ở chủng viện thừa sai gần trường, gần đèo Prenn. Họ hay đi bộ con đường tắc đến trường. Có tên nếu mình không lầm cũng tên Sơn. Hình như mấy ông đi tu này đều lớn tuổi hơn mình, có lẻ sợ bị đi lính nên đi tu. Sau 75, chắc đều xuất hết.

 

Ngồi cạnh mình có 2 ông đi tu, ông tên Sơn hay nhờ mình gửi thư cho cô nào và mỗi lần nhận thư hồi âm thì mang lại cho hắn. Có huông làm nghề đưa thư tình vì sang Văn Học cũng bị cái nghiệp đưa thư cho Bồ người ta. Sang Tây thì dân Đàlạt lại nhờ mình gửi thư về cho gia đình họ.  

 

Trong lớp có anh tên Sử hay Sứ, rất giỏi pháp văn, viết luận văn được mấy sư huynh khen nức nở. Hình như 2/3 học sinh là chủng thừa sai hết, có độc nhất một nữ sinh, dân từ Campuchia, sợ bị cáp duồn nên chạy về Việt Nam, cháu ông đại tá nào trong trường Võ Bị. Có lần cuối năm, cô nàng nhờ ông sư huynh dạy pháp văn, đàn vĩ cầm bài tình ca nào đó, không nhớ vì dạo ấy em còn bé lắm mấy bác ơi. Mình xem trên trang nhà của Adran, thấy có một sư huynh giống ông này. Không biết có phải ông ta hay không. Ông ta dạy mình anh-văn năm Seconde. Lớp có 1 cô nên vào giờ ra chơi, mấy tên bu cô này như kiến.

 


Chắc đường mòn lên tới khuôn viên trường từ ấp Tân-Lạc. Không biết hình khi xưa hay ngày nay.




Sân trường khi xưa, nay không thấy sân chơi bóng rổ nữa mà chỉ kế 10 năm trồng cây. Trồng cây thì hết chơi bóng rổ.



Lớp học khi xưa bên tay trái khi đi xuống cầu thang. Cuối đường hành lang là võ đường nhu đạo



Ngoài mấy sư huynh dạy, có mấy thầy cô ngoài vào dạy, nay không nhớ tên. Cô giáo việt-văn sắp sửa tốt-nghiệp đại học Đàlạt, nói giọng bắc, mũm mĩm, bị học sinh chọc cô ca hay cô la. Chỉ nhớ thầy Bạch Thái Hà, cứ khen ông Bạch Thái Bưởi, hình như bố hay ông nội của thầy, là người Việt biết làm ăn lớn, không thua gì tàu Chợ Lớn. Thầy Hà dạy tân toán học thì phải. Mình chỉ mê một sư huynh dạy sử-địa, ông ta kể nhiều chuyện lịch sử mà mình nhớ cả đời. Có lẻ ông này có ảnh hưởng nhiều nhất về cuộc đời mình sau này. Hình như có một ông tây dạy Địa-lý, đi chiếc xe Goebel, có thể là một ông cha, ở đâu chỗ nhà thương ông Sohier khi xưa, sau về nước, ông ta bán lại cho nhà dòng, bắt cả lớp đi xem phim Waterloo, ở rạp Ngọc Lan, rồi bị ông ta hỏi cho điểm. Thời đó xem xi-nê, phụ-đề việt-ngữ, đọc mỏi mắt chớ có hiểu gì đâu mà hỏi. Được cái là khi ông ta giảng về cách mạng Pháp quốc thì mình ớ. Lý do là lúc đầu ông ta khen Danton, Robespierre như những anh hùng cách mạng rồi sau đó chửi bới kêu bọn xét lại, phản cách mạng nên bị chém đầu.

 

Có một sư huynh cứ bắt mình tập bóng bàn với Nguyễn Minh Dũng, và Lê Xuân Thảo, hai tên đánh bóng bàn khá nhất Đàlạt dạo đó. Mình thì thích tập võ hơn nên tập xong mới tập đánh với hai tên này, hình như có một tên khác, học lớp dưới. Cứ 4 thằng nằm trong đội tuyển của Lasan Adran. Đi thi đấu thì chỉ có Dũng và Thảo là được đấu thôi, còn hai thằng mình ngồi chầu rìa, lỡ một trong hai tên kia bị đau, không thi đấu được, chỉ biết tập vỗ tay, hoan hô. Sau mình chán bắt đầu thích ngắm gái hơn nên chỉ còn tập võ đến giờ.

 

Nguyễn Minh Dũng nay ở vùng Bôn sa, vẫn tập luyện đánh bóng bàn hạng lão tướng ở câu lạc bộ bóng bàn, ngay góc Euclid và Westminster , mình có nói chuyện với hắn qua điện thoại nhưng chưa có cơ hội gặp lại. Có duyên thì gặp lại dù ở trong vùng nhưng hắn cứ khất bận.


Mình hay chở hắn đi tập đánh bóng bàn khi xưa, bố mẹ hắn quen thân với bà cụ mình. Khi mình cưới vợ, hai bác nghe tin, đến dự. Mỗi lần gặp bác Thừa lại nhớ đến mẹ mình vì bác thích ca hát như mẹ mình. Với giọng Huế, bác hay ca: ai đi mô rồi cũng nhớ về Đàlạt, nhớ hồ Than Thở, nhớ thác Cam Ly,..

 

Nếu mình không lầm thì trường nằm cuối dốc đường Bá Đa Lộc, xung quanh là rừng thông, hình như người ta gọi là rừng Ái Ân. Trước cổng trường là bãi đậu xe hơi. Xe học sinh thì quẹo tay trái, có bãi đậu xe đạp và xe gắn máy. Ngôi nhà đầu tiên là văn phòng, nơi ông thư ký ”tiên học phí, hậu học văn”, hay kêu mình ra khỏi lớp, đuổi về kêu đem tiền tới mới được học.

 

Sau đó có cái préau có mái ngói, nơi thiên hạ đánh bóng bàn hay tập võ khi trời mưa. Mình tập thái cực đạo tại đây. Trong lớp có một tên nhỏ hơn mình 2 tuổi, đi quyền rất đẹp, ông thầy thích lắm. Nhà ở đâu khúc văn phòng bác sĩ Lương. Mình thích nhất cái quán của ông già, bán pâté chaud và bánh xu có kem. Sau này ở Bolsa có thấy nhưng ăn không ngon như ngày xưa. Ông này tinh mắt lắm, phải để ý mấy tên chôm chỉa vì ra chơi cả đám thò tay vào kêu bán cái này mua cái kia. Có tiền là mình mua cái bánh xu với chai xá xị khi ra chơi. Ngon cực!


Chỗ này có mấy bàn banh bàn và bóng bàn để học sinh ra chơi đánh. Trời mưa thì mọi tụ tập đây khi ra chơi.

 

Mình nhớ tên Nguyễn Trung Việt, béo béo, học giỏi, đứng đầu lớp, hắn học hội Việt-Mỹ trên mình mấy lớp, anh văn rất giỏi. Hắn không học môn việt văn mà học anh ngữ. Hắn ngồi ở đây và kể mình câu chuyện. Một tên gián điệp làm cho CIA, đến phi trường Cairo của Ai Cập. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh thì hắn thấy họ đóng dấu chữ C.I.A. trong sổ thông hành của hắn nên ngạc nhiên hỏi vì sao biết hắn là Xịa. Hoá ra C.I.A. là viết tắt từ Cairo International Airport. Nhiều chuyện vớ vẫn mà vẫn nhớ đến ngày nay. Phải chi nhớ cách làm ra tiền cho vợ con bớt khổ thì khoẻ. Năm ngoái đi Ai Cập thì đúng như câu chuyện, mình thấy sổ thông hành của mình bị đóng dấu CIA. Chán Mớ Đời

 

Từ cổng trường, đi vào thì có sân chơi, có mấy sân bóng rổ và bóng chuyền. Đàlạt dạo đó chỉ có trường nhà dòng mới chơi bóng rổ và trường tàu Tân Sanh nên mỗi lần có giao đấu bóng rổ là hai trường này thay nhau về nhất.

 

Phía tay trái là các lớp học, đi xuống vài thang cấp là có dãy lớp học, cuối dãy là phòng tập nhu đạo. Sau đó phía trên có nhà lớp để chiếu xi-nê hay chơi văn nghệ. Mình nhớ xem phim “Les femmes savantes, le malade imaginaire do Louis de Funes đóng tại đây. Học Molière nên phải xem mấy phim này để bị khảo bài. 


Mình chỉ nhớ có tên Nghĩa, dân nội trú, lớn hơn mình mấy tuổi, học chung lớp, lên hát bài Let it be, hắn rống như điên. Cứ nghe hắn kêu là nhạc The Beatles gì đó khiến mình ngọng. Mình có thấy hình hắn chụp trên trang nhà của La-san Adran.

 

Người đứng bên phải là Nghĩa, hơn mình mấy tuổi nhưng học chung lớp. Hắn hát rống như điên, còn ông sư huynh này dạy toán hình như tên Xuyên. Mình nhớ có một tên Hứa Chánh Minh, cũng hơn mấy tuổi học chung. Đa số dân nội trú Adran đều lớn tuổi hơn mình mấy tuổi. 


Sau đó thì có sân vận động đá banh nhưng ít ai đá vì đám học sinh nội trú chơi toàn bóng rổ và bóng chuyền. Có vài lần, chúng thiếu người nên kêu mình vào chơi cho đủ người. Cuối cùng chúng đuổi mình ra, kêu chơi như cứt. Chán Mớ Đời 

 

Nói chung thì mình không nhớ nhiều về thời gian này vì còn bé, khi qua Văn Học thì lớn hơn nên nhớ nhiều trò hơn. Cũng nhờ học trường nhà dòng mà sang Tây, mình ít bị bở ngỡ trong một xã hội thiên chúa giáo, dễ tiếp thu, hội nhập cuộc sống tại âu châu. Đi Mễ, hỏi mấy người Mễ có đi nhà thờ không thì ai cũng lắc đầu.

 

Nhìn lại thì thấy trường này chú ý đến thể thao ngoài học vấn chớ các trường khác, không thấy chú tâm đến thể thao, văn nghệ. Học sinh có chơi thể thao là tự nguyện, còn đây các sư huynh khuyến khích, lại có đủ loại để tập luyện như mấy cái parafixe, leo cây, bên phải đi xuống sân đá banh, chạy bộ. Chủ nhật chạy xe qua các nhà thờ thấy lèo tèo vài người. Mình tưởng họ đi thì đi ké, xem thánh lễ bên Mễ có khác gì với bên mỹ.

 

Nếu mình không lầm thì dòng La-san có một trường khác ở Đàlạt, tên Lasan Kỹ Thuật, dạy nghề cho học sinh, ở đường Yersin, cạnh tiểu khu Tuyên Đức. Họ theo phương pháp của âu châu là sau 16 tuổi, ai học chữ không nổi thì có thể học nghề để đi làm. Mình không rành lắm, chỉ quen 3 tên học trường này. Một tên Dũng, tập thái cực đạo với mình, to con, đi quyền rất đẹp. Một tên Nguyên, nhảy lớp qua Văn Học với Trần Văn Tiến ở ngã ba Mả Thánh. Hai tên sau dạy mình bơi trong hồ Thung Lũng Tình Yêu mỗi ngày. Một tên thì chuyên bơi nhái, một tên thì bơi ếch. Anh chàng Tiến này, dạy mình bơi ếch, đi thi tú Tài, cần chứng chỉ lớp nhảy nên phải nhờ một người bạn học giới thiệu với một ông thầy trong trường để ký chứng chỉ. 

 


Mình thấy tấm ảnh này của trường dòng gọi là Kỹ Thuật La-san, cạnh tiểu khu Tuyên-đức



Nhìn lại thì mình khá bị ảnh hưởng bởi mấy sư huynh như chơi thể thao, tập võ,… sau này có con cũng hướng dẫn chúng theo tinh thần La Salle. Không bắt học như điên.


Nghe kể là sau 75, Việt Cộng đuổi mấy sư huynh đi hết, chiếm lấy trường. Mình có vài tấm ảnh ngày nay thì phải công nhận họ làm xấu đi. Việt Cộng hình như chỉ biết phá chớ không biết xây dựng. Hình như có một sư huynh dạy Thái Cực Đạo, bị đi tù rồi trốn qua Úc Đại Lợi, đi tu lại. Thấy trên YouTube quay ông ta giảng đạo rất vui. Mình không nhớ ông này, nghe nói ông ta dạy thái cực đạo nhưng khi xưa không biết, chắc sau 75.

 

Có anh nào, cựu học sinh La-san, gửi cho mình bài viết về sự thành lập của trường nên tải về đây. 

 

TRƯỜNG ADRAN (Collège d’Adran), ĐÀ LẠT

1941 – 1975

Năm 1941, tại khu rừng Ái Ân, ngôi trường đầu tiên trên cao nguyên được thành lập mang tên là Trường Trung Học La San Adran do Sư huynh Emilien, sáng lập viên và hiệu trưởng tiên khởi với tên trường là La San Adran.

Niên khóa 1945-1946 được kết thúc với sĩ số học sinh là 102 học sinh với 71 nội trú. Trong thời gian này tình hình chính trị trong nước còn nhiều bất ổn. 

Ngày 18/08/1946: Sáu năm sau khi thành lập, Sư huynh Dosithée-Urbain, thay thế làm quyền hiệu trưởng trong khi chờ đợi vị hiệu trưởng chính thức là Sư huynh Perial-Régis, đang bị cầm chân tại Hà Nội vì chiến cuộc.

Ngày 25/9/1946 Sư huynh Perial-Régis đến Đà Lạt và ngày hôm sau Sư huynh Tổng Phụ quyền Zacharias tuyên đọc trước mặt cộng đoàn các Sư huynh tại trường Adran văn thư bổ nhiệm vị tân hiệu trưởng.

 

Sư huynh Tổng Phụ quyền lưu lại Đà Lạt thêm một tuần để nắm bắt nhu cầu thực tế của Adran cũng như giúp cố vấn về thái độ cần có trước tình hình đổi mới của đất nước Việt Nam.

Ngày 01 tháng 10 năm 1946, khai giảng niên khóa 1946-1947. Trường lúc bấy giờ có 89 học sinh, trong đó có 55 nội trú trình diện đúng vào ngày khai giảng. Ban giáo sư gồm 19 sư huynh. Sư huynh Emilien, sáng lập viên và hiệu trưởng tiên khởi của Adran, sau 06 năm điều hành đã được thay thế bởi Sư huynh Perial-Régis

Tình hình năm 1947 rất tốt dưới khía cạnh tôn giáo đạo đức: thầy trò trong trường tham dự đông đảo và thường xuyên các nghi lẽ tôn giáo, 23 học sinh được rước lễ lần đầu, 02 nghi lễ rửa tội, 01 lễ tuyên thệ bỏ sai lạc để quay trở về Công giáo. Tình trạng sức khoẻ của mọi người đều thoả đáng, tình trạng tài chánh cũng cân đối, tạm đủ dù số học sinh có phận hạn chế. 

Số học sinh không thay đổi mấy: khoảng 100 học sinh vào những ngày đầu tựu trường, 101 học sinh vào cuối tháng 12 ! Nhiều học sinh sang Pháp và được bù lại bằng những ghi danh mới. An ninh lần hồi trở lại và trả lại sự an tâm cho các gia đình có con cái theo học tại trường. Trường này có nhận một học sinh rất đặc biệt: đó là Hoàng Tử Bảo Long, con Vua Bảo Đại.. Nhà trường cũng bắt đầu phấn khởi lên.  

Về khía cạnh thiêng liêng, thầy trò trong trường tham dự đông đảo và thường xuyên các nghi lễ tôn giáo, tình tình trạng tài chánh cũng cân đối, tạm đủ dù số học sinh có phận hạn chế. Trường Adarn cũng vinh dự đón tiếp các vị chức sắc đạo đời đến viếng thăm và nói lời cám ơn với các Sư huynh dành trọng đời mình để chỉ lo thời phượng Chúa và dạy học cho con trẻ với tất cả đức tin và lòng nhiệt thành của mình.

Năm 1975, nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã trưng thu trường Adran và lập thành trường mang tên Lê Quý Đôn

 Hết trích


Hôm nay, nói chuyện được với anh Luyện ở Arizona. Được biết Hứa Chấn Minh đã qua đời, cô học sinh độc nhất thời ấy tên Tâm, bà con với hắn, đã qua đời trong Chí-hoà. Đi vượt biên, bị Việt Cộng bắt nhốt rồi chết trong tù cộng sản. Cô này sinh tại Campuchia rồi năm 1970, sợ bị cáp duồn nên chạy về Việt Nam để rồi chết trong tù. Tội nghiệp. Có nhắc mình vài tên khác nhưng không nhớ rõ lắm. Nói chung lớp học khi xưa, đa số là các chủng sinh thừa sai, dân nội trú còn dân thị xã Đà Lạt thì ít nên mình chỉ nhớ vài người học chung ở ngoại trú còn dân nội trú, đa số lớn tuổi hơn và chơi thân với nhau. Dạo ấy mình chơi thân với Đào Văn Quý, học rất giỏi, có người anh tên Sơn tập võ với mình ở ngã ba chùa vào buổi sáng và Như đạo với thầy Ân. Dạo ấy anh ta đai nâu.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nhs