Showing posts with label love. Show all posts
Showing posts with label love. Show all posts

Thiếu niên Hoa Kỳ tự tử gia tăng


Hôm nay, xem một tài liệu về thiếu niên Mỹ tự tử gia tăng. Cứ 13 phút là có một nam thiếu niên tự kết liễu cuộc đời của mình. Buồn đời mình tìm hiểu thêm thì thất kinh. Xã hội chúng ta chuyển động thay đổi nhanh chóng vô hình trung chúng ta không nhận ra điều đó. Đó là hệ luỵ của nữ quyền ngày nay.


Thế kỷ 20 cho ta thấy sự thay đổi, đúng hơn là một cuộc cách mạng toàn diện vô tiền khoáng hậu. Người phụ nữ tự giải phóng kinh tế, không phụ thuộc vào người đàn ông như xưa. Phụ nữ được xã hội và luật pháp Hoa Kỳ che chở, cho phép được bầu phiếu từ 100 năm nay. Được đi học lên đại học. Có bằng cấp nên họ có thể tự chủ, độc lập về tài Chánh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào người chồng như các thế hệ đi trước. Khi xưa, ở Việt Nam, hay trong bất cứ một xã hội nào, tỷ lệ phụ nữ thường cao hơn đàn ông nên nhiều người phụ nữ phải chịu làm lẻ chồng người ta để có mụn con, về già có con cháu nuôi. Chỉ đến thời đệ nhất cộng hoà, mới có luật cấm đa thê. Nay thì mình đoán là không có vụ này, ngoại trừ về điều kiện tài Chánh. Nhiều em chân dài làm Bồ nhí cho đại gia còn hơn lấy chồng thất nghiệp.


Có anh bạn kể, ở New York, anh ta quen vài cô gốc Hà Nội. Họ lấy chồng Mỹ già, được bảo lãnh sang Mỹ. Rồi họ ly dị, hay mấy ông già, đổi Bồ nhí với nhau. Đến nhà mấy cô chơi, thấy họ bận áo quần rất thoáng khiến anh ta chới với.

Từ ngàn năm qua, trong chế độ phụ hệ, con trai lớn lên được nuôi và huấn luyện trở thành một người đàn ông với tinh thần bao bọc người phụ nữ nhất là tại Việt Nam, với tinh thần nhất nam viết hữu thập nữ viết vô. Nói theo văn hoá việt là chồng chúa vợ tôi. Tại phương Tây theo tinh thần người kỵ sĩ, gentlemen này nọ. Lâu ngày, tinh thần này có thể nằm trong DNA của đàn ông, nhưng ngày nay với nữ quyền tuyệt đối, người con trai lớn lên bị khủng hoảng tinh thần. Không biết xử sự ra sao đối với phái nữ.


Mình nhớ lần đầu tiên qua Hoa Kỳ, lên xe buýt đi, đang ngồi thì thấy một bà Mỹ bước lên thì tự động như ở pháp, mình đứng dậy nhường chỗ cho bà ta thì bị bà ta chửi cho một tăng, kêu mình là misogynist này nọ nên từ đó hết dám làm galant. Năm ngoái, mình đi UZbekistan, lần đầu tiên lên xe điện ngầm của họ, thì bổng nhiên thấy mấy người hành khách trẻ đang ngồi đứng lên, nhường chỗ cho mình mới khiến mình trở về 40-50 năm trước đây khi mới sang pháp.


Trong những thành công của nữ quyền là phụ nữ được đi học như đàn ông con trai vì xưa kia, con gái có thể được đi học vài năm để biết đọc rồi ở nhà với mẹ học nấu ăn, trồng rau cải ngoài vườn. Đợi một ngày đẹp trơi, một hòang tử như trong truyện cổ tích, đến đánh thức cô bé ngủ trong rừng. Và sinh con, đẻ cái hạnh phúc suốt cuộc đời.


Trước nhất nên nói về sự khác biệt giữa con trai và con gái tại học đường. Khoa học gia cho rằng; não bộ con trai chậm phát triển hơn não bộ con gái. Mình nhớ đi học tiểu học, mấy cô trong lớp viết luận văn như gió, đọc bài pháp ngữ như a na mít, trả bài về thi ca rất hay. Mình thì đánh vần từng chữ. C’est le cái mâm! Lên trung học cũng vậy, thấy họ rất giỏi về văn chương, thuộc truyện Kiều, thơ của Lamartine, Racine, Alfred de Musset, Baudelaire,… thậm chí mấy thơ tình yêu trong khi mình đọc tới câu đầu tiên là ngọng chả hiểu gì. Như khi học về Apollinaire bài gì “sous le Pont Mirabeau coule la Seine et nos amours..” được cái là sau này qua Paris, đi chơi với mấy cô đầm, mình hay xổ câu này.


 Chỉ khi đậu B.E.P.C. Xong, sang học ban toán thì mình ít thấy mấy cô rồi lên lớp 12 thì độc nhất có một cô rớt năm ngoái nên ở lại cho vui lớp. Từ bé mình chỉ thấy đa số mấy cô học giỏi hơn con trai, đúng hơn là giỏi hơn mình. Mình thuộc loại ngu lâu dốt bền vững đến nay, vẫn bị đồng chí gái chửi là ngu. Đồng chí gái hay than chồng người ta thì thông minh này nọ, còn Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen.

Khi xưa, các trường học nội trú, thường chỉ dành riêng cho con trai hay con gái nên con trai dù não bộ chậm nhưng học chung với con trai nên vẫn phát triển bình thường. Ngày nay trai gái học chung, con gái với não bộ phát triển sớm hơn con trai, bắt buộc trội hơn con trai trong lớp. Được cái là ngày xưa, thầy giáo nhiều, còn ngày nay thì thầy giáo ít nhất là về môn anh ngữ mà đa số học sinh nam tại Hoa Kỳ hơi bị chậm hơn các nữ sinh. Tại Phần lan, lương giáo sư rất cao nên thường các thầy giáo rất giỏi được đào tạo rất chuẩn mực về ngành và tâm lý học để giảng dạy.

Trước hết chúng ta nên nhắc lại là 50% các cuộc hôn nhân tại Hoa Kỳ đều có kết cuộc là ra toà ly dị. Luật pháp bảo vệ phụ nữ nên đa số con cái được mẹ nuôi và người cha mất quyền thăm viếng con cái nếu bà vợ đắp mộ cuộc tình mà vẫn hận kẻ nội thù, tìm mọi cách để con cái không gặp người cha. Cha mẹ ly dị sẽ gây ảnh hưởng tâm lý cho con cái. Con gái thì đỡ hơn vì sống với mẹ nên bớt lo, ngược lại con trai lớn lên, thiếu vắng bóng người cha, không có ai nương tựa, như một người mẫu để bước theo bước chân.


Mình nhớ ở New York, có nhóm Mỹ lai, sang Hoa Kỳ không có ai nương tựa nên hay gặp cảnh Giang hồ. Có một nhóm trẻ ở New York, tìm cách giúp đỡ họ, diều dắt họ học hành, chỉ làm bài tập để hy vọng họ có một tương lại tươi sáng hơn.


Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ ở cấp trung học thiếu vắng nam giáo sư. Ở nhà, con trai đã thiếu hình bóng người cha thì tại học đường, nam giáo sư sẽ là người truyền đạt mô hình của người đàn ông, người cha. Vì lẻ nào đó, ít đàn ông theo nghiệp làm thầy giáo, có thể lương bổng thấp. Rất khó cho các nam sinh học tập tốt ở trường nếu vắng các nam giáo sư, những mẩu người đàn ông cho chúng nương theo. Mình nhớ khi xưa đi học, mấy thầy dạy, gây nhiều ảnh hưởng cho mình. Những câu chuyện hay câu nói vẫn theo mình đến ngày nay. Điển hình, có lần một anh bạn học xổ tiếng Tây trong lớp thầy Thạc. Thầy bực mình kêu gặp Tây thì nói tiếng Tây, còn người Việt thì nói tiếng Việt. Chớ gặp Tây nạy không ra một chữ ú ớ, còn gặp người Việt thì cứ xổ tiếng Tây cho biết ta đây biết tiếng Tây. Từ đó đến nay khi mình gặp người Việt thì mình nói toàn tiếng Việt, còn gặp Tây đầm Mỹ thì mình không sợ thằng Tây nào cả, chả ú ớ ú Á.


Thực trạng ngày nay, con gái bỏ xa con trai tại học đường, và phụ nữ bỏ xa đàn ông trong cuộc sống kinh tế. Mọi người đều đặt mục tiêu để đạt sự bình đẳng của hai giới trong xã hội. Vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, người ta khuyến khích cổ vỏ phụ nữ học lên cao với những chính sách ưu tiên phụ nữ và da màu. Ngày nay thì chúng ta thấy hiện tượng con trai lại bị lép vế, bị bỏ rơi tại học đường.


Ngày nay, người ta nhận xét nữ sinh trung bình về môn anh ngữ thì vượt xa nam sinh một lớp. Xét về thi cử GPA, thì trong số 10% đứng đầu lớp có đến 2/3 là nữ sinh, và nếu chúng nhìn các điểm thấp thì 2/3 là nam sinh. Tương tự tại đại học, phụ nữ có bằng đại học lại nhiều hơn đàn ông. Kinh

Năm 1972, Title IX được ra đời để giúp sự bình đẳng nam nữ về giáo dục. Dạo ấy có sự khác biệt là nam giới có bằng đại học nhiều 13% nữ giới. Ngày nay thì ngược lại nữ giới có bằng đại học 15% nhiều hơn nam giới. https://en.wikipedia.org/wiki/Title_IX


Người ta giải thích vỏ não trước trán là tổng giám đốc của não bộ chúng ta. Đầu óc chúng ta nói là phải làm bài tập cho ngày mai thay vì đi chơi. Não bộ cho biết nếu học khá, đậu tú tài sẽ giúp chúng ta vào đại học, có bằng cấp sẽ giúp tương lai sáng lạn hơn. Vấn đề là não bộ của nam sinh chưa được phát triển nhiều nên ham chơi, phá làng phá xóm. Trong khi não bộ của nữ sinh thường phát triển sớm hơn 1, 2 năm trước nam sinh vì đến tuổi dậy thì sớm hơn nên họ chú tâm học hành hơn là phá làng.


Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ được thành lập để trọng thưởng những ai chuyên cần làm bài tập, chăm học để chuẩn bị vào đại học. Mình nhớ khi xưa thích đi đánh bi da hay đá banh, đánh bóng bàn, tập võ hơn là học hành. Đến khi muốn đi du học mới lo học cong đít cà cuống. Cho thấy cấu trúc của hệ thống giáo dục hiện nay không giúp nam sinh, vì thời điểm não bộ phát triển chậm hơn nữ giới. Nhờ sự phát triển của nữ quyền từ 50 năm qua, người ta mới nhận ra sự việc vì nếu xã hội Hoa Kỳ cứ tiếp tục như trước đây thì khó nhận diện sự phát triển chậm của nam giới và bị thụt lùi sau nữ giới.


Các chuyên gia đề nghị nên để con trai đi học chậm hơn 1 năm để khi vào học với nữ sinh kém mình một tuổi thì não bộ phát triển giống nhau. Họ cho biết cần thêm nam giáo viên vì ngày nay theo thống kê thì 24% giáo viên là nam thay vì 33% ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Học đường trở thành môi trường của phụ nữ, chiếm lợi thế, chưa kể về nhà ở với mẹ khi bố mẹ ly dị. Dó đó con trai cảm thấy lạc lõng, có thể vì vậy mà ngày nay chúng ta thấy hiện tượng đồng tính rất nhiều. Trẻ em lớn lên với mẫu người mẹ, phụ nữ xung quanh trong khi hình ảnh người cha không có. Nếu có hỏi mẹ kêu chết rồi.


Ra xã hội, đàn ông ngày nay gặp nhiều vấn nạn. Vấn nạn thứ nhất là lương bổng. Đa số đàn ông ngày nay làm ít tiền hơn năm 1979, 8% đàn ông không có công ăn việc làm, xem như 9 triệu người. Trước khi đắc cử tổng thống, ông Obama và Clinton lãnh lương ít hơn vợ. Đàn ông nay làm việc nhiều trong những môi trường thường được xem là hạ cấp. Lý do là con trai không học khá, không học nghề, cứ mơ làm cầu thủ nổi tiếng như mấy triệu người Mỹ mới tìm ra được một Kobe Bryant, thì rất khó tìm việc. Xem như trong vòng 50 năm qua, chúng ta tìm cách nâng cao vai trò phụ nữ trong xã hội vô hình trung không để ý đến phát triển nam giới, khiến họ dần dần mất đi chân đứng trong xã hội.


Chúng ta cứ nghe các chính trị gia kêu gọi bình đẳng lương bổng đủ trò nhưng không ai xét đến sự thụt lùi của nam giới bị ảnh hưởng từ học đường. Đưa đến các vấn nạn của xã hội như sì ke ma tuý, trộm cướp, này nọ. Các nhà tù tại Hoa Kỳ chứa tù nhiều nhất thế giới.

Ngày nay, người ta gọi sự suy thoái của người cha trong xã hội Hoa Kỳ. 25% đàn ông Mỹ không sống với con của họ. Nếu cha mẹ ly dị, 1/3 giới trẻ mất liên lạc với cha chúng. 40% trẻ em ngày nay sinh ra ngoại hôn, đa số trẻ em có cha mẹ ít học được sinh ra không có giấy hôn thú. 


Chúng ta cần phải định nghĩa lại hình ảnh người cha trong một xã hội đã thay đổi. Trong khi đó họ vẫn dạy chúng ta hình ảnh một người cha thành công của các thế kỷ trước. Rất khó cho trẻ em, nam giới bắt chước khi chúng thấy nữ giới tiến xa về mặt tài chính cũng như quyền lực trong xã hội.


Nữ quyền trong 50 năm qua được xem là một trong những cuộc giải phóng lớn nhất của nhân loại trong một thời gian ngắn. Chúng ta đã làm được những gì mà mấy ngàn năm qua, phụ nữ chỉ đóng vai trò sinh con, nấu ăn, nay giúp họ có thể học cao, làm những gì họ yêu thích, ước vọng của họ. 40% gia đình ngày nay, người vợ làm tiền nhiều hơn người chồng, tương tự 40% phụ nữ tại Hoa Kỳ lãnh lương cao hơn đàn ông trong khi đó họ cứ kêu gào bình đẳng lương bổng lợi tức này nọ. 

Họ cho biết 1/3 nam sinh chỉ học xong trung học thì không có việc làm. Xem như 10 triệu người. Rất nhiều nên vấn nạn tội phạm sì ke ma túy mọc lên khắp nơi. 


Vấn đề là con trai trong một gia đình thiếu bóng người cha chịu tổn thất nhiều nhất. Lại học hành không khá rồi ra đời với những thiếu sót về bằng cấp, phải chịu thêm thiệt thòi.


Người ta lý giải lý do con trai ngày nay tự tử nhiều và đàn ông tại Hoa Kỳ cũng vậy, sử dụng thuốc sì ke ma tuý vì cảm thấy mình mất hướng đi trong cuộc đời. Người ta tìm thấy trong lá thư tuyệt mệnh của thiếu niên hay đàn ông viết trước khi qua đời, 2 từ "worthless" và "useless." (Vô giá trị hay vô dụng).


Đề tài này còn nhiều vấn đề, mình phải đi vườn, sẽ kể tiếp nếu các bác thích. Em chỉ viết theo yêu cầu (còn tiếp)


Chồng nuôi vợ như biển hồ lai láng

Vợ nuôi chồng chửi từ sáng đến chiều 


Dó đó đàn ông uống rượu cho quên đời.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hôn nhân tại Hoa Kỳ

 

Hôm nay đến phiên mình làm toastmaster ở hội. Thông thường Toastmaster, chuẩn bị buổi họp, đưa ra đề tài cho buổi họp và người topic table master, soạn đặt những câu hỏi về đề tài để mọi người trả lời để hiểu thêm và bàn rộng về đề tài. Mình chọn đề tài “marriage made in USA”, hôn nhân sản xuất tại Hoa Kỳ. 


Mình kể có lần con gái cho biết là dọn vào ở chung với bạn trai. Một tuần lễ sau, nó gọi mình hỏi không hiểu bố mẹ cãi nhau mà sao vẫn sống với nhau mấy chục năm qua trong khi con với thằng Bồ mới dọn vào có một tuần đã cãi nhau mút mùa lệ thủy. Mình suy nghĩ cả ngày mới trả lời cho con gái. Mình nói đối với thế hệ của mình cái gì hư thì bố mẹ sửa chửa còn thế hệ của con cứ hư là quăng, mua cái khác như chơi game. Nhấn nút reset. Xã hội Hoa Kỳ rất ưa thích những anh hùng, điện ảnh, cầu thủ thể thao, họ luôn luôn đề cao dành thắng lợi khiến chúng ta tin tưởng chỉ có chiến thắng mới là thành công. Từ đó, chúng ta lúc nào cũng nghĩ là mình đúng, giỏi hơn người khác, lỗi là người kia. Từ đó chúng ta tu theo phái đổ thừa. Hạnh đấu đá.

Khi mình sang Hoa Kỳ, có tên đồng nghiệp rủ đi dự một hội thảo miễn phí. Cuối tuần buồn đời mình bò đi theo. Dạo đó tiếng anh cũng chưa rành lắm nên không hiểu họ nói về cái gì. Bổng nhiên thấy tên nha sĩ của mình, đứng dậy và lên tiếng là đang tìm cách cưới lại bà vợ thứ 3 đã ly dị nhưng khám phá ra là hắn vẫn thương bà vợ thứ 3 này. Mình như bò đội nón, mình kiếm không ra một cô, để mời đi ăn phở mà tên này có đến 3 đời vợ. Có lẻ hắn là nha sĩ, có tiền nhiều. Kinh


Mình hỏi ra thì người Mỹ nói là trung bình 50% hôn nhân tại Hoa Kỳ đưa nhau ra toà. Mình thất kinh vì tưởng là thiên chúa giáo không cho phép ly dị. Sau gần 40 năm sinh sống tại Hoa Kỳ thì những gia đình quen, đi ăn đám cưới con cháu họ này nọ thì trung bình 1/3 ly dị. Mới thấy ăn đám cưới linh đình cả 1,000 người rồi năm sau nghe bỏ nhau rồi năm sau làm đám cưới lại. Mình trốn không đi đám cưới nữa vì tốn tiền.


Thế kỷ 20 nhất là sau đệ nhị thế chiến, tỷ lệ hôn nhân tại Hoa Kỳ rất cao đã tạo ra một thế hệ gọi là baby boomers. Lý do là lính chiến trở về sau 4 năm tại mặt trận, mấy cô gái suốt 4 năm không được cặp kè, rượng đực nên khi có trai từ mặt trận về, lập gia đình rất nhanh. Ngày nay, thế hệ trẻ ít nghĩ đến hôn nhân, họ nghĩ đến nghề nghiệp, công ăn việc làm trước. Nhất là thấy thế hệ cha mẹ ly dị như cơm bữa. Ngược lại, số người sống chung gia tăng không cần phải đám cưới. Thậm chí có con.


Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, đa số người Mỹ lập gia đình ở lưới tuổi 20, ngày này thì trung bình đàn ông lập gia đình ở tuổi 30 và phụ nữ thì ở tuổi 28. Lý do là người Mỹ muốn học cho xong, muốn nghề nghiệp, tài chính ổn định.

Ngày nay, chúng ta phải kể thêm các hôn nhân đồng giới tính, thay vì chỉ có nam nữ. Nhất là các hôn nhân đa chủng, càng ngày càng đông hơn, điển hình ông Vance, được chọn làm ứng cử viên phó tổng thống Đảng cộng hoà, lấy vợ người gốc Ấn Độ. Bà Harris nghe đâu cũng Ấn Độ và da đen. Một luật sư chuyên về ly dị cho biết. Trước đây, khi hôn nhân đồng tính chưa được hợp thức hoá bởi luật, các cặp đồng tính rất kiên định với mối tình hữu nghị của họ, cùng một lứa bên đời lận đận như chuyện tình Romero và Juliet, bị gia đình, tôn gái, xã hội cấm nên sẵn sàng chết vì tình yêu. Ngày nay sau khi được hợp thức hoá thì giới đồng tính lấy nhau bắt đầu ly dị đủ trò cũng không khác gì các cặp vợ chồng bình thường. Vẫn hát bài ca tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ. Chán Mớ Đời 

Theo thống kê Census 2018 thì dân Á đông có lợi tức trung bình cao hơn người da trắng. Trong số Á đông thì người Việt đứng cuối bảng, sau người Mường, và cam bốt.

Một trong những yếu tố chính cho cuộc hôn nhân bền vững là tài chính. Người ta nhận thấy khi kinh tế xuống thì số ly dị gia tăng.


Lý dị gia tăng đến cao điểm những năm cuối thế kỷ 20, sau khi các luật lệ về ly dị và cái nhìn của xã hội về ly dị thoáng hơn trước. Ngày nay tỷ lệ ly dị cũng cao nhưng bớt hơn trước. Có lẻ người Mỹ lập gia đình muộn nên chín chắn hơn, ít gây đổ vỡ. Cũng có thể họ sống chung với nhau nhưng không làm đám cưới. Xã hội cởi mở hơn về sống thử, hay có con trước khi làm đám cưới. Đặc biệt là 86% những người ly dị, tái hôn lại và vẫn kêu lần này, tôi đã tìm ra người đã yêu tôi thật lòng này nọ để rồi vài năm sau cũng vác chiếu ra toà.


Các nhà xã hội học cho rằng những nguyên nhân chính đưa đến ly dị tại Hoa Kỳ: tài chính, thiếu cảm thông, ngoại tình, và những mục tiêu nhìn về tương lai khác nhau. Đặc biệt là các cuộc hôn nhân sớm, những người ít bằng cấp, và những người có hoàn cảnh kinh tế thấp thì tỷ lệ ly dị rất cao. Ngược lại các người có trình độ học vấn cao, tài chính khá hơn thì tỷ lệ ly dị ít hơn. 


Tài chính rất lớn vì đời sống càng ngày càng đắt đỏ. Trước kia, một công nhân đi làm, có thể nuôi vợ con, mua nhà, mua xe. Người vợ không cần đi làm nhưng ngày nay, đời sống đắt đỏ, người vợ phải ra ngoài làm việc, xem như lương mình làm ra để đóng thuế cho chính phủ. Bị áp lực công việc, về nhà cả hai đều lo Âu đến công việc nên gây gỗ với nhau, đưa đến ly dị. Ra ngoài nhiều khi gặp đồng nghiệp mỗi ngày nhiều hơn chồng vợ, đâm ra so sánh vợ mình hay chồng mình với đồng nghiệp, đưa đến ngoại tình.


Ra ngoài đi làm, chúng ta quen biết những người bạn, đồng nghiệp không cùng chung sở thích, nhân sinh quan với chồng hay vợ. Họ có những suy nghĩ khác về cuộc sống, tương lai nên từ từ mình sẽ thấy nhân sinh quan của vợ hay chồng khác với mình, đưa đến mâu thuẫn rồi ly hôn.


Có lần, một chị bạn ở miền đông Bắc, gọi hỏi muốn nói chuyện với mình. Chị ta hỏi về chồng và mẹ chồng làm chị ta nhức đầu. Mẹ chồng cứ hục hặc với chị ta từ 20 năm nay. Ông chồng thì về nhà gặp cảnh mẹ vợ đấu tố nhau nên đi nhậu, hát đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng bị mẹ la. Mình nói tốt nhất là dọn ra riêng vì ở chung cứ lộn xộn, đầu óc căng thẳng sẽ hại đến sức khoẻ vì mình biết chị ta hay bị bệnh. 


Thường các vụ lục đục hôn nhân hay đưa đến ung thư. Chị ta dọn ra riêng, hai đứa con thì cứ tuần ở với chị tuần về bên chồng. Sau 1 năm thì chị ta cho biết hai vợ chồng quyết định sống lại với nhau. Anh chồng phải mời bà mẹ ra ở riêng. Mấy đứa con cũng kêu nhà đang yên vui mà bà nội phá đám. Lâu lâu mình hỏi thăm thì chị ta kêu chồng bây giờ tốt lắm, đi làm về là không đi nhậu với bạn bè. Chở vợ đi chợ này nọ. Có lần chị cho biết đi khám bác sĩ thấy cục u nên được giải phẫu. Mình đoán là 20 năm qua, sống chung với mẹ chồng kiểu ngày xưa nên đầu óc căng thẳng đưa đến cục u. Nay thì đời sống vợ chồng thoải mái nên bình phục.


Mình kể có lần, con gái hỏi “what’s your best deal?”, mình trả lời “married your Mom” khiến các hội viên cười. Mình giải thích lấy vợ như mua vé số. Nếu may mắn thì gặp người vợ không vị kỷ. Tại học đường Hoa Kỳ, người ta dạy con tôi tôn thờ những kẻ chiến thắng. Chơi thể thao phải thắng, nên con nít tại Hoa Kỳ được cấy trong đầu là thất bại là khi về nhì. Trên thực tế, ngoài đời, khi làm ăn chúng ta phải để cho đối tác vui vẻ thì mới khiến họ tiếp tục buôn bán, làm ăn với mình còn nếu không thì sẽ kiện nhau ra toà này nọ.

Anh muốn trở nên giàu có, thành triệu Phú thì có 1 triệu hay 100 triệu thì anh cũng mang tên triệu Phú, anh chỉ bận áo quần, ăn uống mỗi ngày như nhau. Tại sao phải muốn cho nhiều để rồi mất thời gian mất gia đình. Phật THích Ca có dạy chúng tôi, cái dục là khởi đầu cho sự đau khổ của chúng ta. Muốn hạnh phúc thì bớt tham, sân, si.


Sau đó thì mình mời người Table topic Maáter của buổi họp, lên để đặt câu hỏi. Ông này đưa những câu hỏi về xứ Sri Lanka chỉ có 1/100 ly dị này nọ. Sau đó ông ta lại trả lại diễn đàn cho mình. Để mình lồng ý tưởng của mình thêm trước khi trả lại diễn đàn cho bà chủ tịch mới lên. Cứ mỗi 6 tháng, thì hội bầu lại các người trong ban quản trị. Mình có chân trong ban quản trị cũng mấy năm nay, nhưng kỳ này xin từ chức vì đi chơi với vợ nên không đảm trách được nhiều phần mình được giao phó. Chỉ đến sớm, phụ xếp bàn ghế rồi khi xong thì xếp lại, và giúp đỡ trong các buổi họp.


Đa phần, mình thấy người ta gia nhập hội được vài tháng rồi họ nghĩ vì tưởng là đã biết cách nói chuyện trước công chúng. Nói cho ngay họ cũng bận công ăn việc làm nên không có nhiều thời gian. Thật ra mình học rất nhiều điều, nhất là khi làm evaluator , người đánh giá về bài nói chuyện của diễn giả, hoặc General evaluator, người đánh giá chung của buổi họp. Có một phương thức mà người Mỹ hay dùng, gọi là sandwich. Họ mở đầu bằng cách khen này nọ, rồi đề nghị những điểm cần trau dồi, cuối cùng thì khen những điểm này nọ. Mới đầu khen rồi đưa những lý do cần sửa đổi khiến thiên hạ buồn rồi khen lại nên sau đó, người nghe không bị dị ứng hay bực mình và nhận lấy khuyết điểm cần sửa đổi.

Khác với người Việt mình, khi nghe ai đọc diễn văn hay viết gì, cứ chê kêu nói như kít hay viết như cục kít này nọ, mà không đưa ra lý do, lý lẻ. Không đưa ra những luận điểm để giúp người viết có thể nhận ra để họ cố gắng tránh những điểm khi viết hay nói lầm sau. Một cách đóng góp tích cực. Chán Mớ Đời 


Có lẻ mình tìm tin tức về ly dị tại Hoa Kỳ nên hôm qua mở you tu be thì thấy có cuộc phỏng vấn một ông luật sư Mỹ chuyên về ly dị nên nhấn xem gần 2 tiếng đồng hồ. Dài quá nên mình có thiếp ngủ đi. Chỉ nhớ ông ta kêu là tình yêu là cảm xúc, là một động từ, là kinh tế. Ông ta nói đến trường hợp mấy cô gái trẻ đào, mỏ các ông nhà giàu.


Ông ta cho biết một khách hàng rất giàu có, mới ly dị mất mấy năm, ly dị khá ồn ào nhưng rồi ông ta làm đám cưới với một người thua 30 tuổi. Ông ta hỏi thì khách hàng kêu không lần này là tốt, không như lần trước. Thế lần trước, đám cưới không phải vì tình yêu.


Ông ta khuyên là nên làm Prenuptial, hợp đồng tiền-hôn-nhân. Lý dó là khi bàn đến những việc lỡ sau này cơm không chín, canh không ngọt thì mới hiểu được rõ ràng tình cảm có đủ lớn để làm đám cưới như ông Trịnh Công Sơn gọi tình yêu như trái phá con tim mù loà. Nhớ nhạc sĩ Paul MacCartney không chịu ký hợp đồng tiền hôn nhân, ông ta cho rằng sẽ làm mất lãn mạn tính đến khi ông ta muốn ly dị thì mất trên 600 triệu, trả cho bà Linda. Trong khi ông Mick Jagger làm hợp đồng tiền hôn nhân nên khi cô vợ người mẫu Jerry Hall bỏ ông ta thì chỉ nhận được 1 triệu. Cô ta quên là đã ký hợp đồng tiền hôn nhân.


Ông ta cho biết là có nhiều hợp đồng tiền hôn nhân rất là quái. Có ông nhà giàu kêu nếu bà vợ gia tăng cân nặng mỗi 10 cân anh thì sẽ bị giảm  $10,000 tiền cấp dưỡng hàng tháng. Thông thường sau 10 năm lập gia đình người Mỹ lên cân độ 10 cân anh, 20 năm là 20 cân anh. 


Ông ta nói trước đây, thì tiền trợ cấp cho vợ chồng cũ và con thì được miễn thuế nhưng khi ông Trump lên thì bãi bỏ vụ đó. Do đó bác nào mà muốn léng phéng bỏ vợ thì không nên. Thí dụ bác nào làm 100k / năm. Tiền trợ cấp là $4,000/ tháng 1 năm là $48,000. Khai thuế là lấy 100,000 - 48,000, bác chỉ đóng thuế số tiền lợi tức là $52,000 nhưng nay thì bác không được trừ nên đóng thuế trên 100,000 thì xem như banh ta lông mất $38,000, đưa cho vợ cũ $48,000 vị chị còn lại $24,000 hay $2,000/ tháng. Xem đường dẫn của sở thuế.

https://www.irs.gov/taxtopics/tc452


Sống chung mà không lấy nhau, mà sau này bỏ nhau cũng gặp rắc rối. Ở Cali có nạn Palimoney, cũng trả tiền trợ cấp cho Bồ cũ mệt thở. Mình có chị bạn, ly dị chồng nhưng lương chị ta cao hơn ông chồng nên mỗi tháng phải trả chu cấp cho chồng cũ đâu $850 đến khi mấy đứa con đủ 18 tuổi. Khi đã lấy nhau, yên mồ yên mả thì không nên đào sới lên nữa. Chả đưa đến đâu lại còn mất công vác chiếu hầu toà, tổn hại sức khoẻ. Tốt nhất là cứ làm ô sin cho vợ đến suốt đời.


Chồng thương vợ như biển hồ lai láng

Vợ thương chồng chửi từ sáng đến chiều


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  

  

Vợ cũ lãnh tiền già theo diện chồng cũ sau khi ly dị

 Vợ cũ lãnh tiền già theo chồng cũ sau khi ly dị


Hôm nay đọc câu hỏi về tài Chánh thấy lạ nên kể lại đây cho mấy bác nào nằm trong trường hợp này. Một bà Mỹ hỏi là bà vợ cũ của chồng bà, đã chung sống trên 10 năm và ly dị. Sau đó bà ta đi thêm bước nữa rồi cũng ly dị và lấy chồng khác cũng ly dị. Xem như 3 đời chồng. Thắc mắc của bà này là bà vợ trước vẫn lãnh được tiền già (an sinh xã hội ké theo diện của chồng bà.) Bà ta tưởng một người lập gia đình lại thì không có quyền hưởng phần an sinh xã hội của người chồng trước. Đúng hay sai. 

My husband was married to his first wife for 10 years. His ex-wife remarried and divorced twice since. She is collecting spousal benefits on my husband’s Social Security record. I thought if a person remarried, they were not eligible to collect on the first spouse’s record. What is correct?”

Sau đây là câu trả lời của chuyên gia tài Chánh.

Những gì bà đã trình bày chỉ có một phần đúng. Thông thường, một người đã ly dị và lập gia đình lại, thì không có thể lãnh phần an sinh xã hội của người phối ngẫu cũ, thường được gọi  “divorced spousal benefits” hay “ex-spousal benefits.” 


Nhưng có những trường hợp ngoại lệ cho những người lập lại gia đình nhưng lại ly dị và hiện nay vẫn độc thân, đơn côi. Trong trường hợp bà vợ cũ của chồng bà, nếu bà ta còn chung sống với những người chồng sau này thì không được lãnh tiền an sinh xã hội dựa theo chồng của bà. Trong trường hợp này, bà ta đã ly dị người chồng thứ 2 và thứ 3 nên bà ta có quyền hưởng 50% tiền an sinh xã hội của chồng bà. Mình đoán là mấy người chồng sau chắc sống ít hơn 10 năm, cũng có thể ít lương hơn chồng đầu tiên nên bà ta lãnh cái nào nhiều nhất. Ông bạn gửi cho thể lệ về vụ này.


Andy Nguyen

Admin

Top contributor

A divorced spouse may be eligible to receive Social Security benefits based on their former spouse's record if they meet certain criteria:
Age
The divorced spouse must be at least 62 years old
Marriage length
The divorced spouse must have been married to their former spouse for at least 10 years
Former spouse's eligibility
The former spouse must be eligible for Social Security retirement or disability benefits
Remarriage
The divorced spouse cannot have remarried, unless their subsequent marriage ended in annulment, divorce, or death
Benefit amount
The divorced spouse's benefit amount must be less than what they would receive based on their own earnings record

Điều kiện tiên quyết để nhận quyền lợi về an sinh xã hội là cuộc hôn nhân phải trên 10 năm tối thiểu. Xem như bà vợ cũ của chồng bà đạt được chỉ tiêu này. Số tiền bà ta lãnh được là 50% số tiền của chồng bà lãnh hàng tháng. Chắc số tiền bà ta có thể lãnh dựa trên lợi tức hàng tháng của bà ta đã đóng, kém hơn số tiền 50% lợi tức của chồng bà nên bà ta mới lãnh theo quy chế  “divorced spousal benefits” hay “ex-spousal benefits.” 


Các hôn nhân hữu nghị sau của bà ta đều tan vỡ và mối tình hữu nghị với chồng bà trên 10 năm nên bà ta có quyền để lãnh tiền an sinh xã hội dựa trên người chồng đầu tiên.

Có thể bà và chồng cảm thấy cảm thấy khó chịu vì đã đắp mộ cuộc tình rồi, vợ cũ của chồng bà không cần phải phải báo cho ông bà biết hay cần sự đồng thuận của ông bà khi khai báo lãnh tiền an sinh xã hội theo diện  “divorced spousal benefits” or “ex-spousal benefits.” Lý do là không ảnh hưởng gì đến số tiền của chồng bà hay bà lãnh dựa theo lợi tức khi xưa còn đi làm.

Social Securitry Adminstration website.


Trường hợp này khá hay. Bác nào cứ lấy vợ hay chồng, ráng sống quá 10 năm 1 ngày với kẻ nội thù (cứ đợi đến thời hạn này mới ký thủ tục ly dị). Sau này, về hưu lãnh tiền già phân nữa tiền của kẻ nội thù cũ cho hắn hay ả căm thù mà chết sớm giúp các bác rữa hận một đời. Chỉ có vấn đề là khi người phối ngẫu cũ qua đời không hiểu người chồng hay vợ ly dị khi xưa có được lãnh 100% số tiền thay vì phân nữa như khi còn sống. 

Có thể khi chồng cũ hay vợ cũ chết thì mình có thể lãnh 100% số tiền của họ như vợ chồng còn sống với nhau. Em nghĩ chắc không được chớ nếu không mấy bác gái cứ lấy chồng rồi sau 10 năm, bắt chước Trần Quảng Nam hát 10 năm tình cũ, đi lấy chồng khác rồi ly dị đến năm 65 tuổi có độ 3, 4 đời chồng, ca bài 30 năm ta trả lại người, lãnh 50% tiền an sinh xã hội của mấy ông chồng cũ, đủ sống thoải mái đến khi đi Tây phương. Chồng cũ mà đơn côi thì khi chết chắc cũng vớt 100% của họ. 3 đời chồng lãnh mỗi người $2,500 là được $7,500/ tháng. Khỏe đời gái đơn côi, hát bài đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng có an sinh, cũng có tiền. Em chỉ đùa chớ không lãnh cả 3 được. 1 là may rồi. 

Ai rảnh thì xem thêm đường dẫn vì có nhiều trường hợp. Đây em chỉ kể chuyện bà nào đó hỏi.


https://blog.ssa.gov/ex-spouse-benefits-and-how-they-affect-you/


Lý do người vợ hay chồng chỉ lãnh được 50% tiền an sinh xã hội của người phối ngẫu. Khi 2 vợ chồng về hưu, thì người nào đóng tiền an sinh xã hội nhiều nhất thì chính phủ chỉ cho người kia chỉ lãnh được 50% số tiền của người lãnh an sinh xã hội nhiều nhất. Như trường hợp vợ em lãnh an sinh xã hội nhiều hơn em nên em lãnh được 50% tiền an sinh xã hội của đồng chí vợ. Bà chị vợ là nha sĩ, ông chồng cũng là nha sĩ. Hai vợ chồng đóng an sinh xã hội như nhau, đến khi về hưu trên nguyên tắc thì cả hai đều lãnh như nhau nhưng 1 người chỉ được lãnh 50% số tiền của người kia. Em có biết một cặp người Việt, về hưu, ly dị để lãnh trọn 100% an sinh xã hội của mỗi người nhưng vẫn chung sống dưới một mái nhà. Em thấy ý tưởng hay.

Lý do là khi họ thành lập quỹ an sinh xã hội thì đa số phụ nữ Mỹ không đi làm nên không đóng tiền an sinh xã hội. Khi về già không được lãnh tiền an sinh xã hội thì gian ác quá, lỡ chồng bỏ này nọ hay chết do đó họ mới ra những quy luật như người phối ngẫu có thể lãnh 50% tiền an sinh của chồng hay vợ. Và khi ông chồng qua đời thì lãnh trọn 100% tiền an sinh xã hội của người chồng, hát karaoke người đi qua đời tôi.

Dạo đó, một công nhân đi làm, có thể nuôi vợ và 4 đứa con, có nhà có xe hơi, tủ lạnh khiến khắp thế giới, thèm khát giấc mơ Hoa Kỳ nhưng dần dần vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, vật giá leo thang, lạm phát tiền lời lên đến 21% nên dần dần phụ nữ phải đi làm thêm, nên phải đóng tiền an sinh xã hội và thuế. Xem như họ đi làm để đóng thuế cho chính phủ và xài tiền lương của chồng. Thuế hai người cộng lại thường bị đóng độ 30-40%. Nhưng họ không thay đổi luật lệ của an sinh xã hội.

Ngày nay, vợ chồng đi làm cũng chưa đủ nên phải làm thêm 1, 2 Job bán thời gian khác để chi tiêu cho nên giấc mơ Hoa Kỳ trở thành đầu tắt mặt tối. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn