Người Mỹ và lính Mỹ

Có lần mình đi ăn cơm với ông thợ Mỹ. Thường là mình trả tiền, bổng nhiên mình thấy ông ta đi lại quầy trả tiền thì mình chạy lại. Ông ta nói mày trả cho tao nhưng tao trả cho mấy ông lính Mỹ, chỉ một bàn có 4 ông lính Mỹ, (bận đồ lính.) Từ đó mình bắt chước, khi vào tiệm ăn thấy lính Mỹ thì mình xin phép trả tiền cho họ. Không tốn bao nhiêu nhưng giúp họ có chút tình nhân ái, biết ơn của người hậu phương, để thi hành nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nước mỹ trên thế giới. Hoa Kỳ có trên 770 căn cứ trên thế giới.

Có lần mình đọc một bài viết của một ông mỹ nào đi máy bay trong một chuyến bay xa. Ông ta vừa ngồi vào chỗ, lấy cuốn sách ra để đọc thì thấy mấy người lính đi vào, ngồi mấy ghế bên cạnh. Máy bay vừa cất cánh thì ông ta hỏi ông lính bên cạnh, các anh đi đâu vậy. Anh lính nói Petawana để theo khóa tập luyện đặc biệt, sau đó sẽ được gửi đi chiến trường Á Phủ Hãn.


Máy bay cất cánh hơn 1 tiếng thì tiếng chiêu đãi viên trưởng cho biết sẽ bắt đầu bán những túi ăn trưa với giá $5. Ông ta lấy ví để mua buổi ăn trưa thì nghe hai anh lính ngồi bên cạnh nói $5 hơi đắt mà chắc không ngon. Thôi đợi đến căn cứ ăn luôn. Anh lính đồng hành đồng ý. Ông ta nhìn xung quanh thì thấy các quân nhân khác cũng không mua thức ăn trên máy bay. Ông ta bước về phía sau, đưa $50 và nhờ cô chiêu đãi viên đem thức ăn cho 10 người lính trên máy bay.

Bà chiêu đãi viên hàng không, nắm tay ông ta và cảm ơn, nói con tôi cũng đang đóng quân ở Iraq. Cử chỉ của ông như đã giúp con tôi. Sau đó bà ta đem các hộp ăn trưa đến cho mấy người lính, bà ta ghé lại hỏi ông ta “thích gà hay thịt bò”, ông ta trả lời gà nhưng phân vân vì không hiểu câu hỏi của bà ta. Bà ta quay đi về phía trước rồi sau đó đem lại một khay cơm của hạng thương gia. 

Sau khi ăn xong, ông ta đi viếng nhà vệ sinh, có một ông hành khách chận ông ta lại và nói tôi thấy việc ông làm, nghĩa cử tốt. Đây cho tôi đóng góp và đưa cho ông ta $25. Sau đó ông phi công đến bắt tay ông ta và nói tôi cũng từng đi ở trong quân ngũ. Có một lần, khi về phép, ai đó mời tôi bữa cơm. Cử chỉ nhân ái đó khiến tôi không bao giờ quên được.

Một lúc sau, ông ta đứng dậy đi tới đi lui cho máu lưu thông cơ thể thì có một ông ngồi cách đó vài hàng ghế. Ông ta đưa tay ra bắt tay và dúi trong tay của ông $25.


Khi máy bay đáp xuống phi trường, ông ta đứng dậy, lấy hành lý chuẩn bị đi ra cửa thì gặp một hành khách như đợi ông ta, bỏ cái gì trong túi áo. Hoá ra thêm $25. Khi vào phi trường, ông ta thấy 10 người lính đang đứng như tập họp, trước khi đi ra khỏi phi trường. Ông ta bước lại, đưa cho mấy người lính $75, nói là từ đây đến căn cứ còn xa, mấy anh kiếm cái gì ăn cho no bụng trước khi lên đường. Thượng lộ bình an.

Một phụ nữ đức trở về nhà

Ông ta bước ra lấy xe ở phi trường, ông ta nghĩ một người cựu chiến binh là một người trong quá khứ đã từng sẵn sàng hy sinh mạng sống của họ cho Hoa Kỳ hay để cứu một đồng đội mà nhiều khi ít ai hiểu được. Mình không bao giờ đi lính, chỉ có 3 ngày trình diện khi bị gọi đi khám sức khoẻ trước khi đi quân dịch bên Pháp. Trong buổi phỏng vấn để xem mình muốn làm sĩ quan trừ bị thì mình lắc đầu và được miễn dịch. Mình thấy quân nhân mỹ về hưu hay bị bệnh tâm lý cho nên có gặp binh sĩ mỹ về phép thì chào họ như cảm ơn sự hy sinh. Có thể mình bắt tay họ hay mua bữa cơm sẽ giúp họ nhận ra hậu phương vẫn ủng hộ họ, giúp họ vững niềm tin khi ở biên Thùy.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nghèo là một cái tội?

Cách đây 4 năm có một ứng cử viên tổng thống, gốc tàu, tên Andrew Yang, với chương trình Universal Income, nghĩa là mỗi tháng chính phủ trả tiền tối thiểu cho người Mỹ để họ có thể có một cuộc sống tương đối đỡ hơn nhưng bị các giới truyền thông đánh xập nên rút lui. Lúc đầu mình cũng thấy chương trình của ông ta viễn vông, kiếm phiếu, xu nịnh cử tri nhưng gần đây thấy vấn nạn, người Mỹ như ở Philadelphia, San Francisco, chạy vào các tiệm lớn hôi của mà cảnh sát đứng nhìn. 

Tò mò mình đọc một cuốn sách của một ông người Hoà Lan nói về vấn đề cho mỗi người công dân tiền tối thiểu hàng tháng lại giúp chính phủ bớt tốn tiền, xã hội lành mạnh hơn thay vì trộm cướp xẩy ra. Đây không phải lần đầu tiên người ta nói đến vấn đề này mà trước đây người ta đã thực hiện các thử nghiệm rồi và có kết quả khả quan như về y tế, giảm xuống đến 8.5%,…

Giai cấp thống trị đều sợ những người muốn thay đổi dưới bất cứ chế độ nào. Ở nhà mụ vợ bằng mọi cách ngăn trừ mọi khả kháng của mình


Ra phố, chúng ta thường thấy các người vô gia cư. Việc đầu tiên là chúng ta ngại tránh xa họ, thứ hai chúng ta đánh giá họ là những người rượu chè chích hút hay xa hơn là không có ý chí. Ít ai hỏi lý do tại sao họ đã lấy những quyết định không tốt khiến cuộc đời của họ đi xuống như hôm nay. Có lần người ta phỏng vấn một thanh niên gốc việt, vô gia cư tại Bolsa, được anh ta cho biết, có công ăn việc làm rồi mất việc, bị tai nạn. Sau kiếm việc lại không được rồi gia đình từ bỏ nên ra đường đứng.

Ông bán kẹo kéo đã dạy mình bài học từ bé là không bao giờ mua đồ khi trong túi không có tiền 


Nhớ hồi nhỏ, học tư ông giáo Kim, cạnh khách sạn Mimosa, đường Phan Đình pHùng, có một ông bán kẹo kéo. Cứ ra chơi là thấy ông ta đến mời mọc, kêu không có tiền thì ông ta cho bán chịu. Khi mình có tiền trả thì ông ta kéo kẹo dầy, có đậu phụng ở trong còn khi bán chịu, ông ta kéo dài thiệt dài, mỏng le bán. Cho thấy nếu bán chịu, ông ta bán nhỏ, lỡ mình không trả thì ông ta xí cô hồn, còn mình thì thấy nhỏ thiệt nhưng không dám nói vì ăn được kẹo là vui. Khi nghèo, không có tiền chúng ta lấy quyết định không khôn lắm để rồi khiến mình nghèo hoài.


Vấn đề khi ăn kẹo kéo thì hạnh phúc tràn trề, những ngày sau đó không có tiền để trả thì bị ông ta dí đòi mình phải trốn. Lúc đó mình hiểu cái nhục trốn nợ như thế nào nên sau này hết dám ăn chịu ai nữa. Không ăn chịu thì mình làm cách khác để có tiền. Nhớ có lần học tư với chị tên Huy Hà học chung lớp, nhà ở đường Duy Tân. Mình thèm có tiền đi ăn hàng, đánh bi da nên nghỉ học luôn, cứ lấy tiền của bà cụ đưa đi trả tiền học, đi chơi bi da hay ăn hàng. Xui cái là chị ta đi chợ gặp mẹ mình nên bị đòn mệt thở. Kết luận là nghèo thì học dốt lại dốt hơn vì lấy tiền trả học tư để ăn chơi. Khi không có tiền người ta hay lấy quyết định ngu ngu như mình.


 Có chị bạn làm việc xã hội tại Việt Nam kể, có nhiều người cha, chở con gái qua biên giới Cao Miên, bán cho thiên hạ 1 hay 200 đô la. Chắc ông bố đánh bạc nên cần tiền trả nợ, bán con làm Thúy kiều thời đại.


Nhớ có lần, mới sang Hoa Kỳ làm việc, mình hỏi 1 ông mỹ, làm thế nào để thành công trên xứ này. Ông ta hỏi muốn bao nhiêu tiền là mình xem như thành công. Mình nói đại $100,000. Ông ta hỏi mình lương bao nhiêu hiện nay, mình nói $40,000. Ông ta giải thích mày là trung bình của 5 người mày thân nhất. Nếu mày muốn làm 100,000/ năm thì phải tìm những người làm 100,000 hay hơn để học hỏi họ, họ có bạn khác với giai cấp của mày, họ đọc sách khác với những sách mày đọc. Họ suy nghĩ khác với mày. Không tin mày xem những tên bạn thân của mày đều làm tiền ngang ngửa với lương của mày. Ông ta lại đưa cái vấn nạn là rất khó thoát khỏi môi trường của mày hiện tại vì mày không muốn bỏ bạn quên bè, chúng như mấy con cua kéo mày lại. 

Như đoán sự ngố của mình, ông ta nói lần sau mày đi chợ, đến chỗ họ bán cua sống, mày sẽ thấy họ bỏ mấy con cua bò trong mấy cái chậu lớn, nhưng không con nào chui ra khỏi mấy cái chậu. Lý do là con nào muốn thoát ra khỏi chậu thì có con khác lấy càng kéo lại. Quả nhiên mình đi chợ việt với vợ ở Bolsa, đến chỗ bán cua cá thì y chang như ông ta nói về mấy con cua. Sau này mình nổi hứng, đọc quảng cáo Seminar làm giàu, mua nhà trên đất mỹ, có gọi mấy anh bạn thân, rủ đi học chung vì được 10% khuyến mải nhưng ai nấy đều từ chối. Kêu mày mới sang mỹ không biết gì, sẽ bị chúng dụ. Mình vẫn còn liên lạc với mấy người bạn này qua điện thoại, lâu lâu hỏi thăm tình hình chớ ít gặp. Họ cáo bận khi mời họ đến nhà ăn cơm như xưa.


Theo thống kê thì người nghèo mượn tiền nhiều hơn, ít tiết kiệm, họ hút nhiều hơn, tập thể dục ít hơn, uống rượu nhiều hơn và ăn uống dinh dưỡng không được chuẩn lắm. Làm sao ăn uống điều độ khi một cái hamburger giá $0.99 trong khi 1 cân xà lách giá $3.99. Không có tiền, họ không có chọn lựa.


Người ta cho rằng lý do họ nghèo là vì không biết quản lý tài chánh, tiền bạc. Nhưng nếu mở các lớp về tài chánh, người nghèo ít ai tham dự. Anh có tiền thì mới nói đến tiết kiệm đầu tư còn tháng nào cũng thiếu hụt thì tiền đâu mà mua cổ phiếu. Như nói chuyện cõi trên.


Bà cựu thủ tướng Anh quốc Margaret Thatcher, định nghĩa nghèo khó là  “personality defect.” (khiếm khuyết về nhân cách). Trên thế giới, người ta đều cho rằng, muốn thoát nghèo thì con người phải tự thoát thân khỏi môi trường, nơi mình sinh ra như ông bIll Gates từng tuyên bố: “anh sinh ra trong hoàn cảnh nghèo, không phải lỗi của anh nhưng chết trong trong sự nghèo hèn là lỗi tại anh”. Hay trong phim The Slumplord  Millionaire. Do đó họ đưa ra các chương trình xã hội, học đường, bắt buộc giới trẻ phải đi học miễn phí đến năm 18 tuổi vì họ nghĩ khi có bằng cấp tối thiểu hay thậm chí đại học sẽ giúp chúng ta có một tương lai sáng sủa hơn. Có nhiều người có bằng cấp nhưng vẫn vô gia cư, nghèo khó.

Bà Thatcher cho rằng nghèo là sự khiếm khuyết nhân cách. Bà này không phải quý tộc nhưng bố là người làm bánh mì thì phải.

Năm 2013, có 2 vị giáo sư Princeton và Harvard tên Eldar Shafir, và Sendhil Mullainathan, phát hành một nghiên cứu về cái nghèo. Họ nói theo quan điểm của một kinh tế gia, lý do của nghèo khó là sự khan hiếm. Đối với các nhà kinh tế, mọi thứ đều xoay quanh sự khan hiếm. Sự khan hiếm ảnh hưởng đến tâm trí của bạn. Mọi người hành xử khác nhau khi họ nhận thấy một thứ gì đó khan hiếm. Mình bị chiêu dụ bởi ông bán kẹo kéo trong khi mấy tên bạn học chung thì không có tiền nhưng chúng không ăn chịu. Có lẻ bố mẹ chúng dạy khác. 


Cho dù là quá ít thời gian, tiền bạc, tình bạn, thức ăn - tất cả đều góp phần tạo nên “tâm lý khan hiếm”. Những người trải qua cảm giác khan hiếm rất giỏi quản lý các vấn đề ngắn hạn của họ. Người nghèo có một khả năng đáng kinh ngạc – trong ngắn hạn – để kiếm sống, giống như cách mà các tổng giám đốc làm việc quá sức có thể đạt được để chốt được một thương vụ. Như mình lấy tiền của bà cụ trả tiền học tư để đi ăn và đánh bi da, thà học ngu còn hơn là thiếu tiền ăn hàng như chúng bạn. Sau này lớn lớn một chút, mấy đứa em xin bánh mì, phần ăn sáng của mình thì mình đều cho chúng chia nhau. Mình không muốn em mình trải qua tình trạng đói, bạn bè có đồ ăn, rồi phải đi ăn chịu. Đi học bụng đói nhưng rồi quen nên không thèm thức ăn khi ra chơi, không thèm đồ ăn vặt.


Tuy vậy, tâm lý khan hiếm khiến chúng ta chỉ tập trung vào hiện tại, những gì cần được giải quyết ngay tức khắc, buổi họp sắp tới hay các biên lai tiền điện nước, bảo hiểm cần được trả trước thời hạn ngày mai. Chúng ta không nghĩ đến viễn kiến tương lai như câu chuyện hai người thợ cưa. Một người cứ cưa cả ngày, còn người kia thì lâu lâu, ngưng cưa để mài lưỡi cưa. Cuối ngày thì người luôn mài lưỡi cưa, cưa được nhiều gỗ hơn người cứ lo cưa. 

Mình không nghĩ người mẹ này khiếm khuyết nhân cách. Nói lên sự hy sinh của người mẹ.

Lấy thí dụ một máy điện toán chạy cùng một lúc 10 chương trình, sẽ chạy chậm lại và cuối cùng có thể bị đứng hình luôn. Máy điện toán không phải loại xấu nhưng vì phải chạy nhiều thứ cùng một lúc như người nghèo phải lo toan mọi việc trong cùng một lúc. Gia đình đón tiếp hai vợ chồng mình tại Los MOchis, họ có người giúp việc, 2 người bảo vệ và một người gác dan nên họ không phải lo giặt quần áo, nấu ăn, dọn nhà, cắt cỏ, tưới cây cỏ,…như những người không có tiền. Do đó họ có thời gian để lo cho con, đầu tư cho tương lai.


Những câu hỏi như "tối ăn gì?" Hay "Làm cách nào để có thể trả tiền nhà cuối tháng?" Rất quan trọng trong cuộc sống, từng giây phút của người nghèo mà 2 ông Shafir và Mullainathan gọi là “Băng thông tinh thần,” Họ viết: “Nếu bạn muốn hiểu người nghèo, hãy tưởng tượng tâm trí của bạn ở nơi khác”. “Việc tự chủ giống như một thử thách. Bạn bị phân tâm và dễ bị bối rối. Và điều này xảy ra hàng ngày.” Đây là lý do tại sao sự khan hiếm – dù là về thời gian hay tiền bạc – đều dẫn đến những quyết định thiếu khôn ngoan. Trong lớp mình cứ nghĩ đến ông bán kẹo kéo sẽ đòi nợ khi bước ra khỏi lớp thì khó mà chú tâm đến nghe ông thầy giảng bài.


Hai ông này làm thử nghiệm về trí thông minh thì kết quả cho biết, người nghèo kém 13-14 điểm IQ. Người ta làm thử nghiệm về con nít. Ở tuổi 2-5 tuổi thì 90% con nít có thể được xem là thiên tài như 5 năm sau đi học thì còn lại 50%, lên đến trung học thì chỉ còn độ 1%.


Họ nghiên cứu hai địa điểm bên Ấn Độ, Vilupuram và Tiruvannamalai, nơi vùng quê trồng mía. Tại đây nông dân lãnh 60% lợi nhuận của năm ngay sau khi gặt hái Mía, nghĩa là 1 phần trong năm của họ rủng rỉnh tiền bạc và một phần đói. Cái này mình nhận ra vì vào tháng 4,5,6 mỗi năm đến mùa hái bơ thì thấy có tiền rồi đến tháng 12 là hết. Nhưng phải đợi thêm mấy tháng nữa mà tiền nước trả mệt thở, tiền thợ,…lo lắng đầy vơi.


Nhớ khi xưa ở Đà Lạt, các nhà làm vườn trồng rau, đâu có tiền nên họ phải bán trước mùa hái rau cải cho các chủ thầu như vợ ông Marcel ở đường Phan Đình Phùng, thường là giá hời vì họ cần mua phân bón, chuẩn bị cây con cho vụ tới. Tới ngày, bà Marcel cho người đến hái xú rồi quăn lên xe hàng chở về Sàigòn hay Nha Trang bán. Vào tháng 12 trở đi là tháng cần bón phân mà phân rất đắt nhưng lúc đó thì tiền cạn. Mình mới thấm tinh thần của người làm vườn khi xưa tại Đà Lạt. Vườn nhà mình trong Suối Tía thì không bị vụ này vì bà cụ buôn bán nên có đồng vô đồng ra, có thể trả tiền phân bón trước. Tương tự ngày nay, mình có thể châm chước mua phân bón trả lương thợ từ cuối năm đến khi hái trái bơ. 


Ở Hoa Kỳ có chương trình mua bảo hiểm do chính phủ hổ trợ. Mình mua bảo hiểm cho vườn, nếu mùa không gạt hái như trung bình 10 năm qua thì công ty bảo hiểm sẽ cho người xuống vườn mình để thẩm định và đền bù sự thiếu hụt. Họ đền cho 75%. Nếu không gặp năm thất mùa là nông dân như mình ngọng. Điển hình hôm nay ở Cali có gió Santa Ana rất mạnh, chắc chắn một số trái sẽ rụng mà mỗi năm có nhiều trận gió kiểu này trái rụng nhiều sẽ bị lỗ.


Câu hỏi là có cách nào để thay đổi vấn nạn. Người ta có thể cho sinh viên tiền học bổng để giúp đỡ họ tốt nghiệp, hy vọng kiếm được công ăn việc, thay đổi cuộc đời họ và hy vọng cả dòng họ. Phụ giúp người nghèo tiền mướn nhà.

Nghèo lũng đít Chán Mớ Đời 

Như trường hợp máy điện toán, chạy chậm hay bị ngưng. Chúng ta có thể, clean disk hay gì đi nữa cũng trở lại tình trạng như cũ. Có người cho rằng thay vì clean disk, chúng ta nên mua thêm memory để gắn thêm vào máy điện toán, sẽ giúp chạy nhanh hơn và ít bị trục trặc. Hay đúng hơn là tặng tiền tươi cho người nghèo. Họ tính là mỗi năm chính phủ Hoa Kỳ tốn độ 175 tỷ đô la để xoá đói giảm nghèo. Vì nếu người Mỹ sống trong tâm trạng nghèo đói thì càng tốn nhiều hơn. Nội tiền mua súng đạn tiếp tế cho Ukraine và do thái là đủ nuôi dân mỹ cả năm.


Điển hình là $500 tỷ mỗi năm. Trẻ em lớn lên trong nghèo đói sẽ mất 2 năm học vấn, làm việc ít giờ hơn 450 tiếng cho mỗi năm, và có gấp 3 lần bị bệnh hơn trẻ em sinh trong gia đình trung lưu. Đầu tư vào giáo dục ít đem lại kết quả. Họ thử nghiệm dạy 201 người nghèo về chi thu tài chánh, quản lý gắt gao tiền bạc cũng không đưa đến kết quả tích cực như dạy họ bơi nhưng rồi thả họ bơi trong bão tố.


Do đó các chính trị gia như ông Andrew Yang đưa ra chương trình Universal Income để câu phiếu. Làm sao chúng ta có thể thuyết phục người Mỹ là nên tặng tiền tươi cho người nghèo khi đa số kêu mình đi làm mệt thở, đóng thuế trong khi mấy người ít lợi tức, được chính phủ trả 75% tiền thuê nhà, được welfare, được foods stamps,… còn người giàu có thì lo sợ chính phủ đánh thuế họ để cho người nghèo. Hồn ai nấy giữ và cuộc đời vẫn tiếp tục nhiều khác biệt. 


Chưa nói đến hoàn cảnh người Mỹ không bận tâm về cơm áo sẽ nổi loạn, xuống đường đòi hỏi đủ trò như thập niên 60 của thế kỷ trước khi Hoa Kỳ là ngọn đuốc cách mạng, giấc mơ của mọi người dân trên thế giới. Chúng ta thấy thanh niên sung sướng không lo ngại kéo nhau đến Woodstock, xuống đường đòi hỏi quyền dân sự, quyền phụ nữ. Tốt nhất là cứ để họ nghèo te tua, lo cho ngày mai. Không bạo động khiến giới cai trị lo sợ.


Trên thực tế, chương trình này đã được áp dụng từ thế kỷ trước tại thành phố Dauphin, Gia-nã-đại. Hôm nào rãnh mình sẽ kể thêm (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hưu trí cần bao nhiêu tiền cho đủ

 Hưu trí thường được lãng mạn hoá cho người Mỹ, làm việc chăm chỉ rồi khi về hưu, tha hồ đi chơi, biết đây biết đó để thỏa chí tang bồng, không còn lo ngại hay bị stress như thời gian đi làm. Nhớ có bà làm tại công ty escrow mờ tham dự buổi tiệc tiễn bà ta về hưu, mình hỏi bà ta sẽ làm gì. Bà ta kêu sẽ đi đánh cù mỗi ngày. 2 tháng sau mình trở lại, thấy bà ta tiếp tục làm việc. Mình hỏi thì bà ta kêu Chán Mớ Đời khi về hưu. Anh muốn đánh cù thì phải gia nhập hội, nhiều khi tốn mấy chục ngàn mỗi năm.

Vấn đề là khi về hưu, chúng ta không biết sống đến bao lâu, bệnh tật ra sao vì khó mà định đoạt được đời mình khi sức khoẻ kém, những ảnh hưởng của đời sống. Do đó khó mà biết số tiền chúng ta cần hàng năm để xài trong thời gian hữu trí. Dạo này mình kể chuyện hưu trí nên khi lên mạng là thấy quảng cáo của mấy công ty tài chánh về hưu trí. Họ nồ sẽ hết tiền khi hưu trí, họ sẽ có cách để giúp mình nên mình nhấn để ghi danh gặp mặt họ. Vấn đề là họ chỉ nhận nói chuyện với mình nếu có tài khoản hưu trí trên 1 triệu. Thế là mình ngọng. Họ sống nhờ vào tiền huê hồng 2-3% hàng năm. Như luật sư, thua hay thắng họ đều lĩnh tiền cả.

Mình có cặp vợ chồng hàng xóm, về hưu từ 18 năm qua. Cả hai đều làm cho chính phủ nên cuộc sống hưu trí của họ khá ổn. Ông chồng là cựu cảnh sát viên còn bà vợ là giáo viên tiểu học nên về hưu thì được tiền  hưu trí và bảo hiểm y tế của chính phủ. Họ mua chiếc xe van, biến phía sau làm giường ngủ rồi lâu lâu, chạy đi chơi, ngủ trong xe van. Hôm qua, thấy xe cứu thương đến chở ông chồng đi bệnh viện. Ông ta mỗ tim năm ngoái. Nghe bà vợ kêu là còn nằm trong bệnh viện vì cái máy hổ trợ tim không hoạt động nên bác sĩ đang quan sát.


Vấn đề là không phải người Mỹ nào về hưu đều có cuộc sống an nhàn như cặp vợ chồng công chức đối diện nhà mình. Lý do là có rất nhiều người không làm việc cho chính phủ nên khi về hưu không có pension và bảo hiểm y tế của chính phủ. Đa số ít để ý và chuẩn bị kỹ trước khi về già. Người Việt mình có tư duy , trời sinh voi thì trời sinh cỏ. Ở Hoa Kỳ thì không có voi.

Khi nào đi nhảy đầm về khuya, mấy bác chạy xe vào Walmart hay tiệm ăn MacDonalds vào ban đêm, hay 2 giờ sáng, sẽ thấy nhiều nhân viên rất lớn tuổi làm việc. Lý do là họ không muốn hàng xóm biết họ tiếp tục làm việc sau khi về hưu. Mình nhớ có một ông mỹ, hàng xóm khi xưa, mỗi lần gặp là ông ta kể khi xưa làm giám đốc công ty này nọ, bị sa thải sớm và đi xuống từ đó. Khi xưa, hay thấy mấy người lớn tuổi ở các siêu thị, hỏi mình khi trả tiền ở quầy “plastic or paper”. Nay họ cho làm tự trả tiền. Hay vào Walmart ban ngày, thấy ông già đeo cái tròn tròn với cái mặt có nụ cười.


Có lần mình thấy quảng cáo bán nhà nên chạy lại xem thì hoá ra là Mobile home. Người bán tự giới thiệu là giám đốc công ty nào đó nổi tiếng miền nam Cali khi xưa. Về hưu, ly dị, mua cái Mobile home nợ $8,000, đòi bán giá $18,000. Cuối cùng thì mình mua với giá $10,000. Ông ta được $2,000, trả nợ $8,000 rồi bay về New York, ở với em trai với số tiền an sinh xã hội của ông ta. Người mỹ hay nói “you don’t Plan to fail but you Fail to Plan”. Hai tuần sau mình bán giá $19,000.


Người ta cho rằng nguyên do chính khiến chúng ta không có tiền nhiều khi về già vì không có một số tài chánh để dành cho trường hợp khẩn cấp (emergency fund), để dựa vào khi gặp trường hợp bất trắc như trường hợp các người làm cho công ty Enron, bổng chốc số tiền trong tài khoản hưu trí biến theo mây khói. Hay phải thay mái nhà vì mái nhà trung bình ở Cali là 20 năm còn mái ngói thì 40 năm nhưng độ 35 năm là phải thay. Trong khu vực mình thấy thiên hạ bắt đầu thay mái ngói. Giá $50,000 nên đợi thêm vài năm rồi tính. Kinh tế suy thoái nhất là lạm phát.


Võ sĩ John Foreman vì nghe lời cố vấn đầu tư khiến tiền bạc bao nhiêu triệu biến theo mây khói, phải lên đài lại hay quảng cáo bán đồ nướng thịt tương tự ông Mike Tyson,… hay Dennis Rodman,… Chúng ta tin tưởng vào các cố vấn tài chánh mà không kiểm soát để rồi khi xẩy ra chuyện thì chỉ biết cãi nhau với krẻ nội thù.


Cách đây đâu 15 năm, có mấy phụ huynh trong đoàn hướng đạo, rủ vợ chồng mình đi nghe nói về đầu tư. Mình kêu không có tiền nên không đi. Bà này ăn huê hồng với tên cố vấn tài chánh. Mình lên mạng tìm kiếm không thấy tin tức công ty này. Mình lại nghe bà bác sĩ nhãn khoa này mất bằng, mướn bác sĩ khác làm cho bà ta. Cách cố vấn tài chánh chiêu dụ nhóm phụ huynh theo lời kể lại của mấy người đi dự rồi hỏi mình.


 Bỏ 200k tiền lời mỗi năm là 20%, xem như 40k, cho con vào đại học Harvard hay Stanford khiến ai nấy cũng nhảy vào. Tái tài trợ căn nhà để nộp cho hắn. Theo luật đầu tư của SEC thì không ai có thể nói đến tiền lời trên 12% cả. Sau này mấy người nghe theo, mượn tiền tái tài trợ căn nhà rồi giao cho hắn rồi một ngày đẹp trời hắn biến mất. Ai buồn đời nên xem chương trình American Greed. Để xem họ mánh mung ra sao. Ngày nay muốn vào đại học lớn thì tốn tối thiểu $60,000/ năm.

Nhiều người đi làm muốn về hưu sớm hay công ty cho về vườn và cho họ chọn cách lấy tiền của pension như lump-sum hay annuity. Nếu họ chọn không khéo thì có thể đưa đến khó thở sau này như trường hợp một trong hai vợ chồng lăn đùng ra chết sớm. Vì dựa trên số tuổi và khả năng sống lâu. Anh bị bệnh ung thư hay gì đó, họ cho anh pension về hưu nhưng vài năm sau anh chết thì vợ anh ngọng khác với tiền an sinh xã hội, người còn lại vẫn được lãnh. Cho nên phải điều nghiên cho kỹ dựa trên sức khoẻ của mình.


Trường hợp khá phổ thông đối với người Việt là bao nhiêu tiền đỗ vào căn nhà như kiểu ở Việt Nam. Họ muốn trả hết nợ căn nhà cho nhanh. Để rồi khi về hưu không có tiền xài nhưng của ngầm trên căn nhà thì không đụng tới. Giá nhà ở cali trung bình là 1 triệu. Có 1 triệu nhưng không đi chơi được. Lỡ căn nhà bị hư hao là khóc. Căn nhà không cho chúng ta tiền xài mà mình cúng thêm vào mỗi khi cái bếp phải sửa, lợp mái nhà, đóng thuế hàng năm cứ lên giá,.. họ cứ nghĩ trả hết nợ căn nhà nên bao nhiêu tiền dồn vào trả nợ nhà như theo chương trình 15 năm nên không có dư tiền để đầu tư vào quỹ hưu trí,… ngoài ra khi trả hết tiền nợ mua nhà thì không được khấu trừ thuế khiến đóng thuế cao hơn. Mình nói đây cho tưởng hợp những ai có nhà có cửa, có quỹ hưu trí còn ai không có gì thì chính phủ trả tiền Housing, và SSA rồi. Ít nhất là nên làm một HEloc để lỡ có chuyện gì, có thể rút tiền ra để trang trải chi phí cho căn nhà hay đi chơi, thăm viếng đây đó. 


Mình có người cháu, được xem là đại gia tại Việt Nam, cho cô con gái sang mỹ học. Cô con gái không muốn về Việt Nam nên học hết cái này đến học thêm cái khác, chờ đợi giấy tờ bảo lãnh của người thân trong gia đình, vượt biển khi xưa nên đợi cả chục năm. Cuối cùng thì được gia đình bảo lãnh sang nên bán nhà bán cửa tại Việt Nam rồi di dân đây. 


Mua được 2 căn nhà. 1 để ở và một để cho thuê. Hôm trước anh ta hỏi mình là muốn có tiền để xài vì bà vợ qua đời trong vụ đại dịch. Anh ta không bán nhà sau khi người vợ qua đời để hưởng được luật 121, không phải đóng thuế tiền lời $250K cho mỗi người hay là $500,000 cho cả hai vợ chồng. Nay bán thì phải đóng thuế tiền lời, và chỉ khấu trừ được có $250,000 của anh ta. Không biết anh ta có làm Living trust chuyển tên qua trust, vì trước đây có hỏi mình đủ trò nhưng không thấy nói là đã làm. Mình cũng không thắc mắc. 


Mình nói thì bán căn nhà cho thuê thì anh ta lại cho biết có cái nợ vì trả tiền cho con đi học nha sĩ. Tổng cộng cho con đi học đủ thứ tốn trên 1 triệu đô. Bây giờ phải làm sao. Mình thì ngọng vì không biết tình hình của anh ta ra sao, nên chỉ kêu bán nhà cho thuê hay nhà đang ở rồi cho vay lại để tránh phải trả thuế một lần. Như ông mỹ mới bán mình khu thương mại, cho vay lại $3.2 triệu trong vòng 25 năm, để khỏi phải đóng thuế capital gains trên $3.2 triệu 1 lần. Lấy tiền đặt cọc 1 mớ để tiêu xài, đi Cruise với bạn bè trong buổi hoàng hôn của đời người. 


Có một chị quen, có lần cũng than về hưu nhưng không có tiền đi chơi. Hai vợ chồng có căn nhà đã được trả nợ hết. Lâu lâu phải sửa cái bếp, mua cái bếp mới, phòng tắm hư, thay mái nhà vì sau 30 năm thì cũng rệu hết. Nên nhớ căn nhà được ty thuế vụ cho phép khấu trừ 27.5 năm. Nay chỉ hưởng tiền an sinh xã hội. Mình có chỉ nhiều cách nhưng không thấy chị ta làm gì cả. Lý do về già chúng ta đâm lo sợ, không muốn làm gì cả.


Có lần người cháu rể của mình hân hoan kêu mới tái tài trợ lại và đóng thêm $250 mỗi tháng để trả căn nhà trong vòng 20 năm. Mình dặn mấy đứa con mình là không bao giờ làm việc này. Lúc nào cũng phải có một hay hai cái nợ trong căn nhà của mình để khấu trừ thuế và bảo vệ tài sản. Thay vì đóng thêm tiền mỗi tháng để trả nợ sớm hơn 5 năm. Vợ chồng cháu  mình có thể làm cái HELOC, miễn phí, có $250,000 trên căn nhà để lỡ bị hư nhà, sửa mái ngói,.. thậm chí bị mất việc thì vẫn sử dụng được tiền equity của nhà mình.

Mình nhớ có một bà mỹ mất căn hộ đẹp lộng lẫy ở Long Beach, ngay biển. Hai vợ chồng về hưu nên mua căn hộ sang trọng, đâu $300k, nợ đâu $240k. Một ngày dẹp trời ông chồng lăn đùng ra chết, thế là bà được tự do, không phải cãi lộn với kẻ nội thù. Lãnh tiền tử của ông chồng được $100k. Lo ma chay xong xuôi, lại nghe ai nên lấy số tiền còn lại của tiền tử là $60,000 đóng thêm cho ngân hàng, xem như còn thiếu ngân hàng $180,000. Năm 1995, nhà cửa xuống te tua, giá căn hộ (condo) xuống còn $150K. Nên nhớ condos khi nhà xuống là mấy loại này xuống te tua vì ngân hàng không cho vay, thêm tiền lời rất cao hơn căn nhà.


Xui một cái là bà ta bị bệnh, nằm nhà thương, không trả tiền nhà được nên ngân hàng xiết, mất luôn căn hộ. Nếu bà ta đừng nghe thiên hạ bàn tới bàn lui. Giữ $60,000 tiền tử của ông chồng thì khi bị lộn xộn, vẫn còn tiền để trả. Cho nên chúng ta cần thêm ý kiến của người khác nhưng phải biết nghe ai. Khi xe bi hư thì chúng ta hỏi ông thợ máy, khi đau răng thì hỏi ông nha sĩ. Còn khi nói đến tài Chánh thì nên hỏi các chuyên gia về tài chánh. Đừng có hỏi mấy ông kêu làm miễn phí. Trả tiền mấy ông nổi tiếng rồi mình xem nên làm cái gì. Sau đó mình tự quyết định. Điển hình là tài trợ căn nhà, máy người làm nợ, nói miễn phí. 


Miễn phí thì làm sao họ sống. Thí dụ mình còn nợ căn nhà $300,000, tiền lời 5%, người làm nợ (Loan Broker) đến dụ dỗ là tái tài trợ lại $300,000 miễn phí với 4%. Nếu nhìn kỹ thì tính thêm 3% của $300,000 tiền nợ xem như mình có cái nợ mới $309,000. Đa số thiên hạ chỉ nhìn tiền trả mỗi tháng mà không để ý đến tiền nợ chồng thêm. Người Broker vớt $9,000 lệ phí. Thường thì mình trả tiền $9,000 để khấu trừ thuế. Có dịp, buồn đời mình sẽ làm bài tính , giải thích rõ hơn vụ tái tài trợ. Thường thì không nên làm. Đừng nghe lời dụ dỗ của người quen làm ”loan”. Họ đến nhà dụ dỗ vớ vẩn. Khi xưa mình bị 2 lần đến khi đi học về tài chánh thì mấy người bà con này hết ăn tiền của mình.


Anh không biết gì, tìm đi gặp cố vấn tài chính, họ cho anh ăn cơm tiệm sang trọng, hay trong khách sạn lộng lẩy rồi anh để họ chuyển tiền đủ thứ. Mấy tên này chỉ nghĩ đến tiền hoa Hồng của họ. Cứ lấy 2% mỗi năm. Lâu lâu cần tiền họ kêu mua cổ phiếu công ty này công ty nọ. Anh không có thêm tiền thì phải bán cổ phiếu đang có để mua thế là hắn có 2 hoa hồng, bán và mua. Tốt nhất là tự tìm tòi, học hỏi để giữ tiền của mình. Không tin thằng nào cả. Mấy năm trước tiền lời rẻ vì lạm phát thấp nay lạm phát cao thì số tiền mình lãnh hàng tháng chả ăn nhập gì cả. Ra bolsa ăn phở là thấy tốn $15 chưa kể uống cà phê gì thêm là $5 nữa. Chúng ta phải xem lại chương trình để dành cho hưu trí.


Tương tự đi mua nhà, chuyên viên địa ốc chở anh đi trên xe xịn để tạo cho anh cảm giác giàu có để ký giấy tờ mua nhà. Nhiều chuyên viên địa ốc, mua xe xịn chở thiên hạ đi xem nhà để rồi họ mua nhà qua người khác. Cuối cùng bỏ nghề.

Khi mình sang Hoa Kỳ, mấy tên cố vấn tài chánh nói là đi làm để dành quỹ hưu trí 1 triệu đồng là sống thoải mái đến khi chết. Ngày nay một triệu đồng sống được bao nhiêu năm. Nội tiền mướn đất Mobile home ở vùng Bolsa là $1,500/ tháng hay $18,000 một năm. Đi chơi Cruise không là một ngày tốn mỗi người $150, 2 vợ chồng $300 chưa kể tiền tiêu vặt hay máy bay đủ trò.


Vợ mình về hưu từ năm ngoái, mình kêu cẩn thận tiêu tiền vì hết đi làm rồi nhưng mụ vợ không nghe. Mụ chả biết mỗi tháng chi tiêu trong nhà bao nhiêu. Mình mới mua một khu thương mại, hiện thời mình để cho bà kế toán viên của Chủ cũ tiếp tục nhưng qua năm thì mình sẽ để mụ vợ lo trả tiền điện nước để mụ vợ học từ từ. Khi thấy tiền ra tiền vô mụ mới hiểu được. Lỡ mình có chuyện gì thì có thằng con lo với mụ. Mình đang truyền nghề cho thằng con. Vợ mình thích mua giày cao gót 20 phân vì muốn ra đường cao hơn mình để thiên hạ nghĩ mình có vợ chân dài là đại gia. Chán Mớ Đời 


Tóm lại không ai lo lắng chăm sóc tiền bạc của mình bằng chính mình. Phải tìm tòi, học hỏi, đi Seminar để hiểu thêm về tài chánh. Chớ để mấy tên cố vấn tài chánh bao thầu đầu tư cho mình. Nên trả tiền cho những tay giỏi để hiểu thêm nhưng không bao giờ để họ đầu tư cho mình. Đừng có hỏi em. Em chỉ nhắc để các bác tự tìm lấy. 


Tháng 2 này em đi du thuyền với đám quen đầu tư vào địa ốc. Bác nào thích thì đi theo nghe họ nói chuyện về thuế má, đầu tư năm 2024. Có thể em sẽ bay đi Atlanta để dự Seminar vào tháng giêng tới. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Vì đó là vợ

 Cuối tuần này, đồng chí gái tổ chức hát hò ăn uống nhân mùa Halloween rồi mụ đi Florida chơi với bạn. Ai ngờ gió Santa Ana từ sa mạc thổi mạnh quá nên máy bay không đáp, trễ nên cuối cùng bỏ đi thăm bạn bè luôn.

https://youtu.be/07x2_TPQch4?si=h6rnnprPiTIK61Do


Mụ vợ rất thích bản nhạc elle était si jolie của Alain Barrière từ khi quen nhau nhưng mụ không hát được tiếng pháp. Khi mình sang THuỵ Sĩ và Ý Đại Lợi thì họ cũng có chuyển ngữ qua đức ngữ và tiếng ý với "Du gingst fort ohne Abschied" và "Era troppo carina". Ông này có lần qua Gia-nã-đại sống đợi 20 năm sau mới về lại pháp vì trốn thuế. Hình như mụ vợ thích mình hát nhạc tây và Tây Ban Nha còn nhạc việt có lẻ mình không hiểu rõ lời việt cũng như không có kỷ niệm về những bản nhạc việt. Bài elle était si jolie là bản nhạc hai vợ chồng hay nghe và hát trong thời kỳ đả thông tư tưởng, xét lý lịch trích dọc trích ngang.

Mỗi lần nghe bản nhạc này mình lại nhớ đến mua thu Paris, thời sinh viên. Sáng chạy bộ ở rừng Boulogne vì mình ở Neuilly sur Seine, métro Les Sablons nên đi bộ độ vài trăm thước là đến. Đúng hơn, từ Avenue du Roule mình bắt đầu chạy rồi. Qua vườn Acclimatation xong là đến rừng Boulogne. Rừng này lớn nên chỉ chạy độ một vòng 2, 3 cây số, đứng tập võ một tí rồi về đi học. Cuối tuần thì đi kiếm mấy nhóm tây, xin đá banh ké rồi về. Chạy bộ trong khi gió thổi lá vàng rơi nhẹ nhẹ xuống đất trước mặt mình rất đẹp. Tưởng tượng đối tượng một thời đã biến mất khi gió cuốn lá bay theo mù khơi hay khi tuyết rơi như Adamo rên rỉ bài Tombe la neige. Tại Cali thì mình thấy thiếu vụ 4 mùa thay lá nhưng bù lại thì khí hậu quá đẹp.


Aujourd'hui c'est l'automne et je pleure souvent

Aujourd'hui c'est l'automne qu'il est loin le printemps
Dans le parc où frissonnent, les feuilles au vent mauvais
Sa robe tourbillonne puis elle disparaît...

Elle était si jolie que je n'osais l'aimer
Elle était si jolie, je ne peux l'oublier
Elle était trop jolie quand le vent l'emmenait
Elle était si jolie, je n'oublierai jamais


Trong mấy nhạc phẩm pháp ngữ, hầu như không có bản nhạc nào nói về người phối ngẫu. Có lẻ khi chưa lấy nhau, người ta còn mơ còn mộng nên làm nhạc, làm thơ ca tụng người mình yêu đến khi lấy nhau rồi thì Chán Mớ Đời. Georges Moustaki có làm bản nhạc kêu “la femme qui est dans mon lit”, nói lên sự già nua, thời gian đã tàn phá sắc đẹp của người bạn đời.

La femme qui est dans mon lit

N'a plus vingt ans depuis longtemps

Les yeux cernés

Par les années

Par les amours

Au jour le jour

La bouche usée

Par les baisers

Trop souvent mais

Trop mal donnés

Le teint blafard

Malgré le fard

Plus pâle qu'une

Tache de lune


Mình thích nhất bản nhạc "Pour toutes ces raisons je t'aime" (tôi yêu em vì những lý do này) của ca nhạc sĩ Enrico Macias mà trước 75, ở miền nam giới trẻ thích nhất bản nhạc của ông ta hay hát “l’ amour, c’est pour rien”. Qua Pháp thì mình khám phá ra bản nhạc “Adieu mon pays”, nói lên tâm trạng của ông ta bị đuổi khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của ông ta là nước Algerie. Gần đây, đọc báo tây thấy xứ này vẫn cấm ông ta trở lại xứ này dù đã quá 60 năm rồi. Ông ta gốc Kabil và Do Thái sinh tại Algerie. Sau khi Pháp quốc trao trả lại nền độc lập cho Algerie, thuộc địa của họ thì chính quyền mới của Algerie đuổi các người nào có liên quan đến chính quyền thuộc địa trước đây ra khỏi xứ này còn không thì sẽ bị giết. Những người này người Pháp gọi là “chân Đen” (pieds noirs) vì sinh trưởng tại Phi Châu. Mình có quen vài gia đình gốc Algerie, họ giúp mình lúc mới đến Pháp vì đồng cảnh ngộ.


Toi tu m'as donné ton sourire de femme

Tes larmes sucrées que je n'oublie pas

Avec toi j'ai eu des années lumière

Des châteaux de cartes et des feux de bois

Pour toutes ces raisons, je t'aime

Les nuits de l'exil, on était ensemble

Mon fils et ma fille, ils sont bien de toi

Tu es comme moi et je te ressemble

Je suis orphelin quand tu n'es pas la

Pour toutes ces raisons, je t'aime

Je n'ai pas de médaille, je suis venu comme ça 

Mais j'ai gagné l'amour de toi

Pour toutes ces raisons, je t'aime


Je suis un homme un fou d'amour, un fou de toi

J'ai passé ma vie, ma vie à t'attendre

Mais j'ai gagné l'amour de toi

Pour toutes ces raisons, je t'aime

Les bouquets de fleurs semblent dérisoires

Je ne chante plus dès que tu t'en vas

Tu connais par cœur ma vie, mon, histoire

Mes chansons d'amour parlent encore de toi

Pour toutes ces raisons; je t'aime

Je n'ai pas de médaille, je suis venu comme ça

Je suis un homme un fou d'amour, un fou de toi

J'ai passé ma vie, ma vie à t'attendre 


Bài này nói rõ hơn về cuộc sống, mối tình hữu nghị sông liền sông, 30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày của hai vợ chồng trong nhưng năm tháng dài của đời lưu vong, chia xẻ ngọt bùi. Cùng một lứa bên trời lận đận. Không đau thương như người tình 100 năm của ông Georges Moustaki. Mình có làm một video kỷ niệm về mụ vợ đã đồng hành với mình suốt bao nhiêu năm tháng trên con đường lưu vong.




Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn