2 cuộc viếng thăm lịch sử đã làm sụp đỗ Liên Xô

Sau đệ nhị thế chiến, chủ nghĩa cộng sản như tiếng sáo Trương Chi, gặt hái được nhiều ảnh hưởng khắp thế giới, thêm được sự tiếp sức của Hồng quân Liên Xô chiếm đóng Đông âu. Các nước ở Nam Mỹ, Á Châu chạy đua theo phong trào xây dựng quốc gia họ theo chủ nghĩa xã hội khiến Hoa Kỳ và Anh quốc lo ngại, tìm cách chận đứng làn sóng đỏ vì chết biết bao nhiêu người để Liên Xô của Stalin hưởng lợi. Chỉ có Pháp, Ý Đại Lợi, Tây đức, Hoà Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo và các nước bắc âu trong khi Liên Xô gom hết từ đông sang tây, từ Bắc chí nam. Ở Nam Mỹ, các chế độ quân phiệt từ từ được dựng lên nhằm chống lại thuyết cộng sản, ở Nam Dương tỏng vài ngày, có đến gần 1/2 triệu người theo cộng sản bị giết và bị thương.

Hôm nào mình buồn đời, sẽ tóm tắc cuốn này vì nói đến các nước nghèo đói và muốn phát triển. Lý do thất bại và thành công. Sự việc này cũng áp dụng cho cá nhân luôn.

Trong cuốn “Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty”, tác giả cho hay sau đệ nhị thế chiến, các kinh tế gia mát xít tiên đoán vào năm 1984, lợi nhuận người dân của liên xô sẽ qua mặt Hoa Kỳ. Thế giới được chia làm hai phe, thậm chí các nước Tây Âu cũng có đảng cộng sản và đảng xã hội như tại Pháp có đến 25% cử tri, Ý Đại Lợi thì có đến 36% bầu cho đảng cộng sản khi mình còn sinh sống tại âu châu.

Đến năm 1985, khi ông Gorbachov lên ngôi thì có vài cố vấn được phái đi viếng thăm Anh quốc để xem sự cách biệt giữa hai hệ thống sản xuất về kinh tế. Mình đang đọc nhật ký của một cựu cố vấn của Gorbachov, khá hay để hiểu lý do Liên Xô sụp đỗ. Phái đoàn này được chở đi thăm viếng London Stock Exchange và London Economic School đến khi một người trong một phái đoàn kêu muốn đi viếng xưởng làm bánh mì thì phía Anh quốc nhìn ông ta như bò đội nón. Ông ta nhận thấy xe chạy khắp Luân Đôn nhưng không thấy người Anh quốc xếp hàng để mua bánh mì như ở Liên Xô nên muốn gặp người có trách nhiệm về sản xuất bánh mì để học hỏi cách sản xuất bánh mì. Các bộ óc thông minh nhất của Liên Xô vẫn chưa tìm ra cách sản xuất bánh mì theo hệ thống tốt nhất để người dân không phải xếp hàng mỗi ngày để mua. Các người Anh quốc kêu không có trung tâm hãng xưởng nào làm bánh mì khiến ông ta kêu họ muốn dấu. Ông ta nói ngày mai, bỏ hết các viếng thăm, tôi chỉ muốn thăm những nơi sản xuất bánh mì.

Siêu thị nhỏ Randall nơi được ông Yeltsin đột suất viếng thăm đã thay đổi lịch sử của Liên Xô

Hôm sau, phái đoàn Liên Xô được đưa đi viếng các tiệm làm bánh mì bán trong các khu vực của thành phố Luân Đôn. Các chuyên gia kinh tế của Liên Xô khám phá ra tại mỗi khu vực, có vài tiệm bánh mì tư nhân, được mở rải rác đều khắp khu vực, làm bánh mì mỗi ngày, dựa theo nhu cầu của người ở tại nơi đó tương tự bên pháp. Mình nhớ ở Pháp, mua bánh mì là phải đến sớm vì trễ thường là hết vì họ làm có giới hạn, bánh mì còn dư phải cắt ra từng miếng để làm bánh mì khô, crouton.


Lối sản xuất theo nhu cầu từng địa phương thay vì từ trung ương rất uyển chuyển. Trong khu vực của mình ở đều có vài tiệm bán bánh mì và bánh. Họ thay phiên đóng cửa trong tuần. Nếu hôm thứ hai tiệm A nghỉ thì các tiệm kia làm thêm bánh mì để bù cho tiệm đóng cửa. Cuối tuần đóng cửa thì thứ 7 hay thứ 6 họ phải làm thêm để người Pháp mua để dành ăn trong ngày cuối tuần.


Mình có anh bạn du học sinh tại Liên Xô, nay ở Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ nhưng vẫn còn cơ sở làm ăn tại Nga. Anh ta giải thích hệ thống tập trung của Liên Xô và ngày nay vẫn tiếp tục được quản lý như trước 1991. Lấy thí dụ sưởi ấm các chung cư. Họ chia ra từng khu vực trong thành phố được sưởi ấm trong tuần vì không đủ nhiên liệu cho toàn thành phố. Nhiều khi nóng quá mà không thể tắt nên phải mở cửa sổ thì tốn phí nhiên liệu sưởi ấm, mùa đông lạnh mà chưa đến phiên sưởi ấm là bận áo ấm vào. Đó là tập trung, còn tại Hoa Kỳ, anh ta cho thấy tại địa phương, tại căn nhà hay căn hộ, có máy tự động điều chỉnh nhiệt độ, không phung phí khí đốt. Đi viếng Georgia người dân kể là điện chỉ có 4 tiếng mỗi ngày.

Ông Yeltsin bắt tay quản lý của tiệm Randall

Đó là một trong những viếng thăm tại một xứ tư bản đang dẫy chết, phồn vinh giả tạo khiến cho Đế chế Liên Xô rạng nức, thêm cuộc viếng thăm lần đầu Hoa Kỳ của ông Boris Yeltsin mà trong hồi ký của cựu ngoại trưởng Condi Rice kể, bà ta bắt ông này viếng thăm toà bạch ốc bằng cửa sau vì ông ta viếng thăm bán chính thức. Một đối thủ chính trị của Gorbachov nên không muốn phật lòng tổng bí thư Liên Xô.

Công ty ADM đã mua lại kho hàng của tổng thống Jimmy Carter sau khi ông ta nhậm chức, chắc cũng đóng góp nhiều cho việc tranh cử thắng Reagan.
ADM bán lúa thóc cho Liên Xô rất nhiều. Nghe nói là chuyên cơ của ông ta có thể bay khắp nơi tại Liên Xô không cần phải có công an đi theo
ADM một trong những công ty mỹ bán thực phẩm cho Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh. Khi xưa mình không hiểu lý do nào Hoa Kỳ bán cho Liên Xô, đối thủ địa chính trị.

Theo một tờ báo Texas, kể vụ chuyến viếng thăm của đô trưởng Mạc Tư KHoa, Boris Yeltsin 2 tháng trước khi tường Bá Linh sụp đỗ. Ông này được một đại tư bản Hoa Kỳ, chủ công ty ADM cho chuyên cơ, chở ông ta và phái đoàn viếng thăm các thành phố và chặn cuối đến Texas tại thành phố Houston, cơ quan NASA, bổng nhiên ông Yeltsin kêu xe cho ngừng trước một một siêu thị mang tên Randall (nay gọi là Food Town). Ông quản lý siêu thị hôm ấy chỉ nhận được điện thoại báo tin có một khách quý từ Liên Xô ghé thăm độ 10-15 phút trước khi ông Yeltsin xuất hiện. Không có báo chí và an ninh nhiều lắm.


Ông quản lý cho biết là một ngày thứ 7 bình thường, ông ta nhớ ông Yeltsin đi vòng vòng, tự do hỏi thăm các nhân viên, xem các thức ăn đông lạnh. Sau này ông Yeltsin cho rằng cuộc viếng thăm đột suất này đã khiến ông ta suy nghĩ về cách sản xuất của Liên Xô đã khiến Liên Xô thua Hoa Kỳ về mặt sản xuất khiến nhân dân của Liên Xô đói nghèo hơn người Mỹ và tìm cách đưa đất nước ra khỏi chế độ cộng sản.

Một tiệm nhỏ mà có đến trên 30,000 món hàng khiến ông Yeltsin kêu là ngay tổng bí thư Liên Xô cũng chưa chắc có đủ loại thức ăn này.
Củ hành tư bản còn to hơn khoai tây của Liên Xô

Người ta cho hay lý do ông Yeltsin hay cố vấn của ông Gorbachov muốn viếng thăm bất thình lình các cửa hàng vì không muốn bị Pokazuha. Theo mình hiểu là trong các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, từ Pokazuha để nói đến sự việc như staging, dàn cảnh trước một cuộc viếng thăm của cán bộ lớn. Vụ này xẩy ra từ thời bà hoàng hậu Catherine the Great mà người nga gọi là ngôi làng Potemkin. Bà đi viếng thì họ cho xây một ngôi làng chỉ có bề ngoài, mặt tiền như các phim trường Hồ Ly Vọng. Dưới thời Stalin cũng vậy.

Điển hình khi ông Nixon viếng thăm Kiev vào năm 1972, người dân ở đây đội ơn ông này vì trước khi ông này đến thì chính quyền cho người đến xây một xa lộ 4 làn từ phi trường dẫn đến thành phố này. Các nhà cửa 2 tầng. Bổng nhiên đuổi người dân ra rồi. họ xây cấp tốc mấy chung cư để trình diễn đời sống văn hoá của Liên Xô. Tương tự khi được tin tức cán bộ trung ương đi công tác ghé thăm là cán bộ địa phương phải sơn phết nhà cửa, trường học, bắt học sinh phải thế này thế nọ. Cho thấy sống trong chế độ cộng sản, con người sống trong sự giả dối, bề ngoài. Mình nhớ có lần ở Pháp, xem đài truyền hình nói về các trại cải tạo ở Việt Nam và phục hồi nhân phẩm, thấy họ dàn cảnh cho các tù cải tạo hát hò ăn uống ngon trong tiếng hát như có bác hồ trong ngày vui đại thắng.

Họ xây xa lộ 4 làn đề đón tiếp tổng thống Nixon năm 1972 tại Kiev

Do đó ông Yeltsin biết rõ Pokazuha nên không báo trước, chỉ muốn viếng thăm đột suất để xem tình hình hư thật thay vì nghe báo cáo láo. Ông ta hỏi nhân viên, người đi mua hàng qua thông ngôn viên khơi khơi để không bị dàn cảnh như tại các nước cộng sản.

Quản lý chợ được trao tặng bằng khen đã đón tiếp ông Yeltsin cách đây đâu mấy năm khi về hưu

Nghe một người tháp tùng ông Yeltsin kể là sau cuộc viếng thăm đột suất cửa tiệm Randall khiến ông Yeltsin chới với, kêu là ngay tổng bí thư Gorbachov ở LIên Xô cũng chưa có đủ các lựa chọn thức ăn như tại siêu thị nhỏ bé ở ngoại ô Houston này. Ông ta hỏi một nhân viên là trong cửa tiệm có bao nhiêu món đồ bầy bán thì bà này trả lời trên 30,000 món hàng khiến ông ta tưởng nghe lầm hay thông dịch sai nên hỏi lại. Tưởng tượng ông ta viếng thăm Costco ngày nay hay Walmart. Ông ta hỏi một bà mỹ thất nghiệp, hỏi đi chợ mấy lần trong tuần, bà ta cho biết 1 tuần chỉ đi có một lần trong khi các bà ở Liên Xô đi hàng ngày để xem có gì để mua. Lương chồng đâu $3,000/ tháng, đi chợ mỗi tuần tốn $150 cho gia đình 4 người.


Đừng có nói người đến từ Liên Xô, ngay mình đã từng sống tại âu châu, khi đến mỹ mình còn bị choáng ngợp khi vào siêu thị tại đây, thức ăn thức uống. Ở Việt Nam khi xưa, 10 anh em được uống một chai xá xị hay nước cam vàng BGI, sang tây đã thấy sang uống một chai coca cola nhỏ còn qua mỹ thì uống cái ly cối chưa hết, phụ vụ viên đã đỗ thêm nước ngọt uống thả dàn, khi về kêu họ bỏ vào ly giấy đem theo. Kinh


Sau thế chiến thứ 2, người ta tiên đoán Liên Xô sẽ bỏ xa Hoa Kỳ vào năm 1984, ai ngờ khi ông Gorbachov lên ngôi vào năm 1985 thì khởi đầu cho sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản. Sau này, có vài nghệ sĩ làm một ca nhạc kịch kể chuyện ông Yeltsin đi Mỹ như ông Nixon đi tàu.

Ông ta viếng thăm thành phố Nữu Ước, thấy tượng nữ thần tự do, Trump tower nhưng không thấy có gì đặc biệt. Ông ta được một tỷ phú Hoa Kỳ của công ty ADM, vua bán lúa thóc cho chuyên cơ chở viếng thăm NASA nhưng cũng không thấy gì đặc sắc lắm nhưng khi ghé đột suất siêu thị nhỏ ở vùng ngoại ô Houston, đã khiến ông ta suy nghĩ và chấp nhận thay đổi cách quản lý Liên Xô đưa đến sự xụp đỗ của đế chế này.


Súng đạn, bom nguyên tử không làm người cộng sản chùng bước nhưng chỉ có viếng thăm tiệm bánh mì tại Luân Đôn và một siêu thị nhỏ của Hoa Kỳ tại hOuston, đã đốt cháy chủ nghĩa cộng sản và làm tan rã đế chế liên Xô. Trung Cộng sẽ có một ngày như Liên Xô nhưng chắc chắn người Tàu phải đổi lấy mạng sống của họ rất nhiều vì kẻ cầm quyền sẵn sàng giết như Đặng Tiểu bình khi xưa. Ai rảnh xem video tại một siêu thị ở Liên Xô thời bao cấp. 


https://youtu.be/t8LtQhIQ2AE?si=bucAdQauslCKjz-u


Theo tài liệu mình đọc, Liên Xô tan rã là nhờ ông Yeltsin, tìm cách đưa nước Nga thoát vòng cộng sản. Ông ta chỉ có một tội là không dẹp bỏ KGB khi cầm quyền, sau này giao quyền cho pUtin. Mình đoán ông ta bị bắt buộc vì khi xưa có làm gì không trong sạch, KGB còn giữ tài liệu. Người ta nói muốn giải thể một chế độ thì phải giải thể luôn ngành công an. Trong một chế độ độc tài thì ngành công an rất quan trọng, bảo vệ chế độ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn