Showing posts with label Du Ký. Show all posts
Showing posts with label Du Ký. Show all posts

Màu tím của đồng chí gái

 Màu tím hoa sim


Tháng trước đi viếng villa Pisani ở vùng Veneto, Ý Đại Lợi  thấy có trưng bày cái áo đầm dài lễ hội của bà chủ màu tím khiến mình nhớ đến màu tím mà người Âu châu rất ưa thích khi xưa. Màu tím tiếng anh gọi là “perplexity”, xuất xứ từ tiếng Latin “purpura”, có nghĩa là nhuộm tím. Từ purpura đến từ tiếng hy-Lạp “porphyra”, đồng nghĩa. Muốn nhuộm màu tím , khi xưa người ta phải bắt cả ngàn con sên đặc biệt ở vùng Địa Trung Hải. (Xem hình dưới).


ÁO CỦA Bà cung phi, màu hơi tím mà giới quý tộc thường bận vì rất hiếm và đắt tiền

Cách nhuộm màu tím khởi đầu rất xưa, mấy ngàn năm về trước nhất là tại thành Tyre, thuốc xứ Liban ngày nay. Từ đó người ta hay gọi màu “Tyrian purple” để chỉ định màu đặc biệt của vùng này. Vì rất đắt tiền để nhuộm màu tím nên chỉ có giai cấp vua chúa mới sử dụng màu này. Họ cho biết trong cựu ước có nói đến vấn đề này.


Các vua chúa bận trang phục màu tím này như đại đế Alexander, và các hoàng đế la mã thủa xưa.

Đến thế 15, khi quân Ottoman chiếm thành Constaninople, thì ngưng nhuộm màu tím khiến các giới lãnh đạo phương Tây ngưng dùng màu tím, tương tự các Hồng y của Vatican cũng ngưng và dùng y phục màu scarlet đến ngày nay. 

Không nhưng ở Tây phương mà ở Á đông, người ta cũng sử dụng màu tím với công nghệ khác như tại Nhật Bản, các lãnh chúa cũng bận y phục màu tím.

Vùng Tyre khi xưa, nơi họ tìm các loại thuỷ sản để làm màu tím


Giới quý tộc Nhật Bản 
Màu tím là “non-spectral color”, không có làm sóng riêng biệt mà luôn luôn là tổng hợp của những màu như đảo và xanh. Sự khác biệt cho thấy các cấu trúc thiên nhiên phản chiếu ánh sáng màu đỏ và xanh nhạt giúp chúng ta nhìn thấy màu tím. 
Do đó màu tím rất hiếm trong thiên nhiên và rất khó để tạo nên khiến người ta yêu thích màu này. Các màu đỏ, xanh, vàng, cam hay những màu bình thường dễ sát nhập. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Paris không có gì lạ?


Đi Tây về, Đồng chí gái hỏi dạo này Paris có gì lạ. Mình nói là thời trang của mấy cô đầm trẻ ngày nay bận váy còn ngắn hơn mini-jupe ngày xưa, đại loại là ngắn đến tận háng. Ngồi xuống là mấy ông sẽ xem cặp giò đi lên. Kinh. Mấy cô mang giày cao gót khi xưa nay bắt chước phụ nữ Mỹ mang giày bata cho tiện, đi bộ ngoài đường nên phải làm ngắn lại cái váy, giúp khoe bộ chân dài.

Có lẻ nhờ thế vận hội 2024 nên không thấy cứt chó như xưa, đi ngoài đường không thấy chó, chỉ thấy một ông vô gia cư xin tiền ôm con chó. Đường phố nay ít xe lại, có đường dành cho người đi xe đạp. Màu xanh lá cây trở thành mầu của Paris, vì đi đâu cũng thấy hình ảnh “tái sinh”, bảo vệ môi trường. Du khách vẫn nhiều, có thể đông hơn xưa dù là mùa thu. Bên dòng sông Seine, nay họ cho đi bộ, xe cộ hình như bị chận lại. Mình đi hôm cuối tuần nên chắc họ chận xe, để làm phố đi bộ. Tinh thần Écolo dân Tây khá cao, nói chuyện với cô bạn, cô ta nói đi xe lửa thay vì đi máy bay dù nhanh hơn để giảm tải thán khí này nọ. Khi xưa, ở Paris, có ông Tây tên Bruce Lalonde, ứng cử tổng thống, Đảng môi trường xanh, không ngờ 40 năm sau dân Tây ủng hộ nhiều. Vấn đề là dân Tây uống CoCa cola nhiều nên không biết họ tái sinh chai CoCa nhựa ra sao. Tây bắt đầu ăn thực phẩm made in USA. 

Rất ngạc nhiên là ngày nay người Pháp cho phép xây dựng các lối kiến trúc này. Khi xưa là cấm tiệt

Hôm ở Quartier Latin, mình đi bộ về Champs Elysees nhưng đến Khải hoàn môn thì cô em kêu mệt rồi, đành lấy xe điện ngầm về nhà. Lý do là khi xưa, mỗi lần đi làm bồi về khuya vì khách còn nên khi ra về, Métro đóng cửa. Làm được trả 100 quan và được chủ quán bồi dưỡng cho tô bún thịt nướng mỗi tối từ 6 giờ chiều đến 11:00-12:00 tối nhưng khách vào thì bà chủ kêu ở lại phụ mà đi taxi, họ chặt 120 quan nên lần sau phải cuốc bộ từ Boul Miche về đến Neuilly Sur Seine, mất 7 cây số, mất độ 90 phút. Nhất là vào mùa đông, trời tuyết lạnh, để xem lại con đường xưa sơn đi, để nhớ lại một thời sinh viên làm bồi, phục vụ Tây đầm.


Hôm ghé thăm cô bạn đầm, ở trong khu Le Marais. Cô ta cho biết căn hộ 50 mét vuông mà giá 650K. Khu vực Le Marais, khu người gốc do thái khi xưa. Còn sớm nên mình và cô em rãi bộ đến Place des Vosges mà khi xưa, hay ghé đây để tập vẽ. Quảng trường được xem là đẹp nhất về thiết kế đô thị tại Paris.

4 tầng thay vì như các dãy phố kiểu Haussmann đến 7 tầng. Cho nên đi đến quảng trường này thấy thoải mái, không bị ngộp như các đại lộ lớn.
Cây cối, bể nước đèn điện khá dễ thương
Các cổng và hàng rào không cao lắm
Các dãy chung cư nối liền với nhau
Các vòm nay bị nức vì lâu năm với sức nặng, có thể đất bị di chuyển nên họ phải dùng gỗ để chấn lại trong khi sửa chửa phía trên.
Các vòm che nắng mưa
Place des Vosges nhìn từ trên 

La Place des Vosges là một kiệt tác kiến trúc và quy hoạch thành phố, quảng trường này không do một kiến trúc sư duy nhất thực hiện. Thay vào đó, đây là thành quả của một nhóm các kiến trúc sư và kỹ sư dưới sự giám sát của vua Henri IV. Một trong những người đóng vai trò quan trọng nhất là Louis Métezeau, một kiến trúc sư tài năng của thời kỳ đó. Anh trai ông, Clément Métezeau, cũng có đóng góp trong quá trình thiết kế. Mình nghĩ dạo đó, chưa có trường Mỹ thuật, đào tạo kiến trúc sư nên một số người xây dựng họp nhau mà làm. Rồi tự gọi là kiến trúc sư.


https://en.wikipedia.org/wiki/Louis_M%C3%A9tezeau


Louis Métezeau là người chịu trách nhiệm chính cho thiết kế quảng trường. Ông đã áp dụng các nguyên tắc đối xứng và hài hòa của kiến trúc cổ điển, mang đến một vẻ đẹp rất “thuần Pháp” mà ta vẫn thấy ở đây ngày nay. Métezeau chọn một bố cục vuông vức và đồng nhất cho tất cả các dãy nhà, điều này tạo nên vẻ uy nghiêm và thống nhất cho toàn bộ quảng trường.


Mặc dù Métezeau có công lớn, nhưng chính vua Henri IV là người đứng sau ý tưởng tạo ra quảng trường này. Nhà vua không chỉ muốn một nơi đẹp, mà còn muốn khẳng định quyền lực và sức mạnh của hoàng gia. Ông cũng muốn quảng trường này giúp hồi sinh khu vực Marais, đồng thời tạo ra một nơi cư trú danh giá cho giới quý tộc. Henri IV đề ra một phong cách kiến trúc đồng nhất cho toàn bộ quảng trường, giúp tạo nên vẻ đẹp hài hòa mà ta thấy ngày nay.

Hình này cho thấy thời mình đi học và ngày nay


Place des Vosges đã trở thành một biểu tượng của quy hoạch đô thị có trật tự và là nguồn cảm hứng cho nhiều quảng trường hoàng gia khác ở Pháp và châu Âu. Những quảng trường với kiến trúc đối xứng và đồng nhất như Place Dauphine tại Paris sau này cũng chịu ảnh hưởng từ mô hình của Place des Vosges. Tỏng các sách báo vè thiết kế đô thị, quảng trường này được xem là một trong những điểm nhấn của Pháp quốc.


Chỗ này, nay vẫn đẹp, cây cối mọc um tùm, tạo bóng mát, có vòi sen bể nước, có băng ghế cho thiên hạ ngồi đọc sách hay tán chuyện. Chỉ có mỗi điểm lo là các dãy nhà nhiều tầng, lâu năm bị nức nẻ nên họ phải trùng tu. Ai làm chủ mấy căn hộ này thì hơi mệt, không biết có được chính phủ tài trợ hay không. Mình đi ngang nơi ông Victor Hugo thường cư ngụ để viết những cuốn sách danh tiếng, nay là viện bảo tàng. Mình có vào khi xưa nên không trở lại.


Thấy họ chêm cây gỗ để chống đỡ sức nặng của căn phố mấy tầng trong khi sửa sang lại. (Còn tiếp)



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao các công ty hàng không phá sản

Đi máy bay thấy dạo này báo chí cho biết nhiều công ty hàng không có thể bị phá sản hay phải thay đổi cách làm việc như Southwest bỏ vụ muốn ngồi đâu thì ngồi và sử dụng biện pháp như các công ty khác điển hình công ty Norse mình đi qua pháp. Vé máy bay không thì rẻ nhưng nếu hành khách muốn chọn ghế hay được vào máy bay trước thêm mang hành lý nói tóm đủ trò là thêm tiền như mình bay đi từ paris đến Venezia giá 44 Euro mà nếu đem theo 1 Vali nhỏ như carry on là trả thêm $49.99. Thấy giá biểu thôi mình không đem Vali gì cả, chỉ cái Balô dùng leo núi gần nhà cho khỏe. Không cho ăn không cho uống. ở Hoa Kỳ thì máy bay còn cho bịch đậu phụng và ly nước. Đây phải trả tiền một ly nước. May mình đem theo bình nước leo núi nên sau khi qua kiểm soát an ninh thì lên phòng đợi American express ăn uống rồi lấy một bình nước đem lên máy bay. Được cái là không cho nước nên thiên hạ bớt đi tìm nhà vệ sinh.

Mình tò mò là các công ty nhỏ như Spirit kêu sẽ khai phá sản nhưng các công ty lớn thì lại kêu kiếm được tiền. Tò mò mình kiếm tài liệu được thì khám phá ra các công ty lớn này trở thành ngân hàng nên lời mấy tỷ mỗi năm. Họ dùng hệ thống điểm thưởng qua các thẻ tín dụng để ăn tiền lời và khuyến khích thiên hạ được thêm điểm để mua vé máy bay đi chơi.

Có lần có tên Mỹ bác sĩ quen, thấy hắn cứ đi hỏi bạn bè để mua điểm thưởng lại để dùng mua vé máy bay nên tò mò . Hóa ra mua điểm lại của bạn bè hay thiên hạ là một cách làm tiền rất hay mà ít ai chú ý. Hình như nay họ hết cho chuyển điểm.

 Các chương trình điểm thưởng của thẻ tín dụng hàng không là một ngành kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la cho các hãng hàng không. Dưới đây là chi tiết và ví dụ cụ thể hơn về cách họ kiếm lợi nhuận từ các chương trình này:

1. Bán điểm thưởng cho các tổ chức phát hành thẻ tín dụng


Các hãng hàng không bán điểm thưởng cho các ngân hàng như Chase, American Express hoặc Citibank, là các tổ chức phát hành thẻ tín dụng đồng thương hiệu. Ngân hàng sử dụng các điểm thưởng này để tặng khách hàng của họ khi mua sắm hàng ngày. Ví dụ:

Delta Air Lines có thẻ tín dụng đồng thương hiệu với American Express. American Express mua số lượng lớn SkyMiles từ Delta để phân phối cho chủ thẻ. Năm 2022, Delta đã kiếm được khoảng 5,5 tỷ USD từ mối quan hệ với American Express, chủ yếu từ việc bán dặm bay cho họ. Mình thấy Centurion club của American Express đang được trang hoàng lại đẹp để câu khách. 

United Airlines hợp tác với Chase. Chase mua số lượng lớn điểm MileagePlus của United để tặng làm phần thưởng cho khách hàng sử dụng thẻ United Explorer.

Các hãng hàng không bán điểm thưởng này với mức giá thấp hơn giá trị mà khách hàng nhận được. Ví dụ, một hãng hàng không có thể bán điểm với giá 1-2 cent mỗi điểm, nhưng khách hàng có thể đổi chúng với giá trị 1,5-2 cent khi đặt vé máy bay. Cho nên mình cứ lấy tiền tươi sau đó lùng vé rẻ mà mua, không nên tìm cách mua đồ để được điểm. Họ cho mình sử dụng để trả tiền các đồ vật mua trong tháng. Mình ăn chắc mặc bền cứ lấy tiền tươi cho chắc ăn. 


2. Phí giao dịch


Các hãng hàng không kiếm một phần nhỏ từ mỗi giao dịch thực hiện bằng thẻ tín dụng đồng thương hiệu. Ví dụ, mỗi khi ai đó sử dụng Thẻ AAdvantage của American Airlines (phát hành bởi Citibank) tại siêu thị hoặc mua sắm trực tuyến, Citibank thu phí giao dịch từ người bán, và một phần trong đó được chuyển cho hãng hàng không.

Mặc dù phí này chỉ là một tỷ lệ nhỏ (1-3% của mỗi giao dịch), nhưng với số lượng giao dịch lớn, con số này cũng rất đáng kể. Thường có nhiều tiệm không chịu lấy thẻ American Express vì tiền phí đắt.  


3. Breakage (Điểm chưa đổi)


Các hãng hàng không hưởng lợi từ “breakage,” tức là những điểm hoặc dặm bay đã được cấp nhưng không bao giờ được khách hàng đổi thưởng. Trung bình khoảng 10-20% điểm trong các chương trình khách hàng thân thiết không được sử dụng. Nguyên nhân bao gồm:

Khách hàng không tích lũy đủ điểm để đổi thưởng.

Điểm hết hạn trước khi khách hàng sử dụng (mặc dù một số hãng hàng không đã loại bỏ hạn sử dụng).

Các hãng hàng không thu được lợi nhuận từ số điểm này mà không phải cung cấp dịch vụ. Ví dụ, Alaska Airlines trong các báo cáo tài chính của mình ước tính rằng tỷ lệ breakage từ chương trình Mileage Plan đóng góp hàng triệu đô la mỗi năm.


4. Tăng cường sự trung thành của khách hàng


Thẻ tín dụng hàng không giữ chân khách hàng trung thành với hãng hàng không phát hành thẻ. Khách hàng muốn kiếm thêm điểm trên thẻ để đổi lấy vé miễn phí, nâng hạng ghế, hoặc đạt trạng thái ưu tiên, từ đó dẫn đến việc họ quay lại sử dụng dịch vụ. Ví dụ:

Người sở hữu Thẻ Southwest Airlines Rapid Rewards Visa có khả năng ưu tiên đặt vé Southwest hơn các đối thủ để tiếp tục tích lũy điểm. Lòng trung thành này càng mạnh mẽ hơn khi khách hàng đang cố gắng đạt trạng thái ưu tiên hoặc nhận các phần thưởng lớn.

Chủ sở hữu Thẻ Delta Reserve American Express được khuyến khích bay với Delta vì họ nhận được các lợi ích như nâng hạng ghế miễn phí và vào phòng chờ Delta Sky Club. Điều này làm tăng khả năng khách hàng chọn bay với Delta, ngay cả khi giá vé của Delta cao hơn một chút so với các đối thủ.


5. Bán thêm các dịch vụ cao cấp


Thẻ tín dụng đồng thương hiệu thường đi kèm với các lợi ích khuyến khích chủ thẻ chi tiêu nhiều hơn hoặc đặt các vé hạng cao cấp. Ví dụ:

Thẻ United Explorer cung cấp quyền miễn phí hành lý ký gửi cho hai túi. Mặc dù lợi ích này không trực tiếp khiến hãng hàng không mất chi phí, nhưng chủ thẻ vẫn có thể mua thêm các sản phẩm du lịch khác như bữa ăn trên máy bay hoặc nâng hạng chỗ ngồi, từ đó tăng doanh thu phụ.

Chủ sở hữu Thẻ Delta Platinum American Express có thể kiếm thêm điểm nếu họ đặt vé hạng nhất hoặc hạng thương gia, thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho hãng hàng không. Điều này khuyến khích chủ thẻ nâng cấp hạng ghế để nhận thêm phần thưởng và dặm bay.


6. Đối tác và doanh thu bổ sung


Các hãng hàng không mở rộng chương trình điểm thưởng của mình bằng cách hợp tác với các công ty ngoài lĩnh vực hàng không. Khách hàng có thể sử dụng dặm bay không chỉ để đặt vé máy bay mà còn để đặt khách sạn, thuê xe, hoặc mua hàng tiêu dùng Các hãng hàng không mở rộng chương trình điểm thưởng của mình bằng cách hợp tác với các công ty ngoài lĩnh vực hàng không. Khách hàng có thể sử dụng dặm bay không chỉ để đặt vé máy bay mà còn để đặt khách sạn, thuê xe, hoặc mua hàng tiêu dùng. Các hãng hàng không thường kiếm được hoa hồng khi khách hàng đổi dặm qua các đối tác này. Ví dụ:

American Airlines cho phép các thành viên AAdvantage đổi dặm tại khách sạn Hyatt hoặc thuê xe với Avis. Khi khách hàng đổi dặm để lưu trú tại khách sạn, American Airlines sẽ nhận được doanh thu từ đối tác khách sạn cho việc sắp xếp đặt phòng.

Southwest Airlines Rapid Rewards hợp tác với các chương trình ăn uống và mua sắm, cho phép khách hàng kiếm và đổi điểm tại nhà hàng hoặc các cửa hàng trực tuyến. Southwest kiếm hoa hồng từ các đối tác này khi quảng bá dịch vụ của họ và thúc đẩy doanh thu.


7. Lãi suất và phí từ chủ thẻ


Mặc dù các ngân hàng thường thu được phần lớn lãi suất và phí trên các số dư thẻ tín dụng chưa thanh toán, nhưng các hãng hàng không cũng có thể chia sẻ lợi nhuận này. Lợi nhuận từ các thẻ đồng thương hiệu được tăng cường bởi:

Phí thường niên: Nhiều thẻ hàng không thu phí thường niên từ 95 đến 550 USD hoặc hơn, tùy thuộc vào các ưu đãi kèm theo. Ví dụ, Thẻ Delta Reserve American Express có mức phí thường niên 550 USD, mang lại quyền lợi vào phòng chờ và lên máy bay ưu tiên. Các hãng hàng không có thể nhận được một phần phí này.

Phí lãi suất: Chủ thẻ tín dụng mang số dư chưa thanh toán sẽ phải trả lãi suất. Mặc dù ngân hàng hưởng lợi chính từ điều này, nhưng hãng hàng không cũng có thể nhận được một phần doanh thu từ các khách hàng trả lãi trên số dư thẻ của họ.


Ví dụ về chương trình thẻ tín dụng đồng thương hiệu thành công


Mối quan hệ giữa Delta Air Lines và American Express là một trong những ví dụ thành công nhất về cách một chương trình thẻ tín dụng đồng thương hiệu hoạt động:

Mối quan hệ giữa Delta và American Express đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của hãng hàng không. Thỏa thuận này sinh lợi đến mức Delta dự đoán vào năm 2022 rằng họ sẽ kiếm được 7 tỷ USD mỗi năm từ mối quan hệ với Amex vào năm 2024.

Delta và American Express cung cấp nhiều cấp độ thẻ, từ các lựa chọn không có phí thường niên đến các phiên bản cao cấp với phí cao và lợi ích phong phú, chẳng hạn như Thẻ Delta Reserve. Các cấp độ này thu hút các phân khúc khách hàng khác nhau, tối đa hóa sự tiếp cận và mức độ tương tác của chủ thẻ.

Tóm lại, các hãng hàng không kiếm tiền từ các chương trình điểm thưởng thẻ tín dụng bằng cách bán điểm cho các ngân hàng, kiếm phí giao dịch, hưởng lợi từ số điểm chưa đổi, và khuyến khích lòng trung thành của khách hàng cũng như chi tiêu cao hơn. Các mối quan hệ đối tác và lãi suất từ chủ thẻ cũng góp phần vào lợi nhuận của các chương trình này.

Đầu tháng 2 năm 2025, mình sẽ viếng thăm hỏi hàng ở Úc đã mua vé rồi 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Suy Giảm Dinh Dưỡng Trong Rau Củ (1920 - 2020)

Đi Ý Đại Lợi thì mình được ăn thức ăn như rau quả rất tươi so với Hoa Kỳ nên tò mò tìm tài liệu đọc thì bên Pháp cho biết là có sự suy giảm chất dinh dưỡng trong thực phẩm người Pháp dùng hàng ngày đến 40% trong khi tại Hoa Kỳ thì có đến 90% khiến mình thất kinh. Người ta đổ lỗi cho ngành canh nông hiện tại, tìm cách gia tăng các sản lượng với các chất hóa học cũng như thay đổi hạt giống. Họ cho biết khi xưa, cây lúa rất cao gần bằng người Mỹ, nay chỉ còn 1 mét để cho ra nhiều hạt lúa đã được thay đổi GMO.


Nhiều người lên án nông dân ham lợi nhưng trên thực tế, các hổ trợ của chính phủ Mỹ cho nông dân thường là cho các nông trại lớn do các công ty thực phẩm làm chủ vì nông dân sống khó khăn nên con cháu không muốn tiếp tục nghề nông và được các công ty thực phẩm mua lại. Điển hình là Monsanto mua mấy chục triệu mẫu đất trồng trọt ở Ukraine hay ông Bill Gates là người sở hữu nhiều đất canh nông nhất ở Hoa Kỳ. 

Ai đến Hoa Kỳ đều nhận ra người Mỹ ăn rất nhiều nhưng lại to béo, và bệnh hoạn nhiều hơn người ở Âu châu. Lý do là chế độ dinh dưỡng của họ rất ít chất dinh dưỡng, vì trong thực phẩm có đến 90% chất dinh dưỡng suy giảm so với 100 năm trước. Thêm vào thực phẩm đã được chế biến, công nghệ hoá.


Mình nhớ có lần mua một pizza to đùng về ăn với mấy đứa con. Hỏi chúng thì chúng đi chơi với bạn nên mình ăn, lúc đầu 1 lát rồi từ từ nguyên cái bánh to đùng nhưng vẫn còn đói. Đọc tài liệu thì được biết khi chúng ta ăn thì cơ thể tiếp thu chất dinh dưỡng nhưng vì các chất dinh dưỡng bị suy giảm nhiều nên chưa đủ nên cơ thể cứ gào thét thêm là cần thêm chất dinh dưỡng nên tiếp tục ăn.


Qua Âu châu thì mình ăn rau cỏ, bánh trái thì khám phá là mau no. Có lẻ vì thực phẩm bên đó tươi và hái trễ nên có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cà chua của họ cho ăn màu đỏ rực trong khi cà chua bên Mỹ, được hái non nên khi mua chỉ còn màu xanh hơi màu hường thì chắc không có đủ chất dinh dưỡng.


Hôm trước, có người quen đến nhà tặng cho mấy trái bơ nhà họ. Có lẻ chưa tới mùa nên ăn rất nhạt, toàn nước không. Một phần họ không bón phân vì bao nhiêu chất tốt ở đất đã theo năm tháng được hút bởi cây. So với bơ vườn của mình thì hàng năm phải theo chu kỳ để bón phân. Mình bón phân năm nay là để cho mùa sang năm, chớ không phải mùa năm nay.


Sự Suy Giảm Dinh Dưỡng Trong Rau Củ (1920 - 2020)


1. Sự Suy Giảm Canxi

Canxi rất quan trọng cho sức khỏe xương, chức năng cơ và tín hiệu tế bào.

Vào những năm 1920, các loại rau thường chứa khoảng 60 mg canxi (Calcium) mỗi 100 gram. Đến những năm 2000, con số này giảm xuống còn khoảng 15 mg mỗi 100 gram.

2. Sự Suy Giảm Magiê

Magiê cần thiết cho hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm sản xuất năng lượng và tổng hợp DNA.

Dữ liệu lịch sử cho thấy hàm lượng magiê (magnesium) giảm từ 30 mg mỗi 100 gram vào những năm 1920 xuống khoảng 8 mg mỗi 100 gram vào đầu những năm 2000.

3. Sự Suy Giảm Sắt

Sắt rất cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy trong máu và đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.

Hàm lượng sắt trong rau củ đã giảm đáng kể, từ 3 mg mỗi 100 gram vào những năm 1920 xuống chỉ còn 0.5 mg mỗi 100 gram ngày nay.


Biểu Đồ 1: Tỷ Lệ Suy Giảm Hàm Lượng Dinh Dưỡng (1920 so với 2000)


Dưới đây là bảng so sánh tỷ lệ suy giảm canxi, magiê và sắt từ những năm 1920 đến những năm 2000:


Chất dinh dưỡng 1920s-1930s (mg mỗi 100g) 2000s (mg mỗi 100g) Tỷ lệ suy giảm (%)

Canxi 60 mg                                                         15 mg                             75%

Magiê 30 mg                                                         8 mg                                73%

Sắt         3 mg                                                         0.5 mg                             83%


Những con số này cho thấy sự sụt giảm đáng kể ở cả ba khoáng chất, có nghĩa là chế độ ăn hiện đại cần được bổ sung hoặc đa dạng hơn để đáp ứng mức độ dinh dưỡng như trước đây.


Biểu Đồ 2: Hình Ảnh Suy Giảm Khoáng Chất Theo Thời Gian (Biểu Đồ Đường)


Dưới đây là biểu đồ minh họa xu hướng suy giảm khoáng chất từ những năm 1920 đến những năm 2000:


1. Trục X: Năm (từ 1920 đến 2020).

2. Trục Y: Hàm lượng khoáng chất tính bằng mg mỗi 100g.


  60 |                                   *

     |                                  *

     |                                 *

     |                               *

  30 |               *

     |              *

     |             *

     |           *

     |         *

   8 |       *

     |     *

     |   *

     | *

     -------------------------------------------------

     1920s    1940s    1960s    1980s    2000s   2020s


Nguyên Nhân Gây Ra Sự Suy Giảm Dinh Dưỡng

1. Suy Kiệt Đất: Việc canh tác đất liên tục mà không nghỉ ngơi hay luân canh cây trồng làm cạn kiệt khoáng chất trong đất. Khi xưa học địa lý với ông Tây, ông ta giải thích là bên Mỹ, đất rộng nên người ta luân canh, trồng trọt năm nay rồi sau khi gặt hái thì bỏ trống để nuôi bò. Phân của chúng ị sẽ giúp bón phân đất tốt nên năm sau trồng thì sẽ tốt lúa.

2. Sử Dụng Phân Bón Hóa Học: Các loại phân bón hiện đại chỉ tập trung vào N-P-K (Đạm - Phốt-pho - Kali) mà bỏ qua các khoáng chất khác như magiê và canxi. Khi đi viếng Ai Cập, thì khám phá ra dòng Nile đã nuôi dân tộc Ai Cập suốt thấy ngàn năm. Hằng năm, phù sa từ miền nam chảy về Địa Trung Hải kéo theo phù sa từ các vùng Nam Phi châu, giúp bồi đắp thung lũng Nile, giúp người trồng trọt gặt hái được nhiều lúa và thực phẩm khác. Ông Nasser chơi cha thiên hạ, kêu Liên Sô xây một cái đập to đùng và chận hết phù sa khiến nông dân Ai Cập phải mua phân hoá học để trồng trọt. 

3. Các Giống Cây Trồng Năng Suất Cao: Chọn lọc giống cây trồng ưu tiên năng suất và ngoại hình hơn là mật độ dinh dưỡng, điều này có thể làm giảm hàm lượng khoáng chất trong cây trồng.

4. Mức CO₂ Tăng Cao: Mức độ CO₂ trong không khí cao có thể làm tăng sự phát triển của cây nhưng lại làm giảm nồng độ dinh dưỡng trong mô thực vật.

Giải Pháp Cải Thiện Dinh Dưỡng

1. Nông Nghiệp Tái Tạo: Sử dụng luân canh cây trồng, cây che phủ và giảm cày xới để phục hồi dinh dưỡng trong đất.

2. Canh Tác Hữu Cơ: Các phương pháp hữu cơ chú trọng sức khỏe của đất có thể giúp cải thiện sự giữ lại khoáng chất trong đất và trong cây trồng.

3. Đa Dạng Hóa Chế Độ Ăn: Vì các loại rau củ hiện đại có thể không đáp ứng được mức độ dinh dưỡng trước đây, việc đa dạng hóa bữa ăn bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng (như hạt, quả và ngũ cốc nguyên cám) và xem xét việc bổ sung thực phẩm chức năng có thể giúp lấp đầy khoảng trống.

Ngày nay, chúng ta có thể trồng trọt ở nhà, với phân hữu cơ tự làm để nấu ăn. Vấn đề là ở trong thành phố, khó có chỗ để trồng trọt cũng như đi làm không có thời gian để trồng trọt.

3 tuần ở Âu châu, phải công nhận ăn uống thấy khác với tại Hoa Kỳ. Nhớ hôm đến nhà anh bạn ở trong một cái làng ý nhỏ, cho một cái tô toàn là rau, cà chua tươi, chang thêm dầu ô líu ăn hết xẩy. Thịt bò ở đây, được nuôi trên cánh đồng bán giá đắt hơn bò được nuôi trong nông trại. Hôm ăn steak tartare ở Paris, thì phải công nhận thịt bò ăn nức nở. Kiểu này cứ mỗi năm qua Âu châu ở 1 tháng ăn đồ bên ấy cho dưỡng thèm, thêm chất dinh dưỡng.

Người ta cho biết các chất bổ sung được bán trong tiệm, không đủ hay không hiệu lực. Tốt nhất phải ăn rau cải, thịt,… để cơ thể thanh lọc tạo các sinh tố với ánh mặt trời này nọ. Xong om


Hồi đầu tháng, hai cô con gái dẫn V đi hội chợ của thổ dân da đỏ. Có ghé hàng quán của họ. Thức ăn rất ngon. Bắp, khoai, trái bơ ... tất cả đều ngon hơn, thơm hơn, bùi hơn những thứ bán ở chợ, cả loại organic. Hiểu rằng đất trồng được họ chăm bón theo phương pháo của họ, không lệ thuộc hóa chất. Phương pháp canh tác của họ có theo một hệ thống giúp cho việc khai thác tối ưu chất màu mỡ trong đất. Ví dụ như người Cherokee có hệ thống đậu, bắp, bí (squash) mà họ gọi là 3 chị em bởi vì 3 giống cây này nương nhau mà sống như người một nhà. Họ chọn đất đồi trồng bắp, xung quanh cây bắp thì gieo hạt trồng đậu, trồng xen bí . Lý do là đậu hấp thụ nitrogen trong không khí rồi chuyển hóa khí này ra nitrate, bón cho đất trồng để nuôi bắp và bí. Còn bắp thì làm chỗ dựa cho đậu và bí leo . Lá của bí phủ đất không để đất trống cho cỏ dại mọc. 

Viên suplement thấy vậy chứ không thực sự tốt bằng dinh dưỡng từ thiên nhiên.

Nhìn họ, vóc dáng tráng kiện, linh hoạt trong lúc làm việc cả lúc nhảy múa thì biết có phần đóng góp không nhỏ của chế độ dinh dưỡng. (Tường Vân)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn