Showing posts with label Giáo dục. Show all posts
Showing posts with label Giáo dục. Show all posts

Thiếu niên Hoa Kỳ tự tử gia tăng


Hôm nay, xem một tài liệu về thiếu niên Mỹ tự tử gia tăng. Cứ 13 phút là có một nam thiếu niên tự kết liễu cuộc đời của mình. Buồn đời mình tìm hiểu thêm thì thất kinh. Xã hội chúng ta chuyển động thay đổi nhanh chóng vô hình trung chúng ta không nhận ra điều đó. Đó là hệ luỵ của nữ quyền ngày nay.


Thế kỷ 20 cho ta thấy sự thay đổi, đúng hơn là một cuộc cách mạng toàn diện vô tiền khoáng hậu. Người phụ nữ tự giải phóng kinh tế, không phụ thuộc vào người đàn ông như xưa. Phụ nữ được xã hội và luật pháp Hoa Kỳ che chở, cho phép được bầu phiếu từ 100 năm nay. Được đi học lên đại học. Có bằng cấp nên họ có thể tự chủ, độc lập về tài Chánh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào người chồng như các thế hệ đi trước. Khi xưa, ở Việt Nam, hay trong bất cứ một xã hội nào, tỷ lệ phụ nữ thường cao hơn đàn ông nên nhiều người phụ nữ phải chịu làm lẻ chồng người ta để có mụn con, về già có con cháu nuôi. Chỉ đến thời đệ nhất cộng hoà, mới có luật cấm đa thê. Nay thì mình đoán là không có vụ này, ngoại trừ về điều kiện tài Chánh. Nhiều em chân dài làm Bồ nhí cho đại gia còn hơn lấy chồng thất nghiệp.


Có anh bạn kể, ở New York, anh ta quen vài cô gốc Hà Nội. Họ lấy chồng Mỹ già, được bảo lãnh sang Mỹ. Rồi họ ly dị, hay mấy ông già, đổi Bồ nhí với nhau. Đến nhà mấy cô chơi, thấy họ bận áo quần rất thoáng khiến anh ta chới với.

Từ ngàn năm qua, trong chế độ phụ hệ, con trai lớn lên được nuôi và huấn luyện trở thành một người đàn ông với tinh thần bao bọc người phụ nữ nhất là tại Việt Nam, với tinh thần nhất nam viết hữu thập nữ viết vô. Nói theo văn hoá việt là chồng chúa vợ tôi. Tại phương Tây theo tinh thần người kỵ sĩ, gentlemen này nọ. Lâu ngày, tinh thần này có thể nằm trong DNA của đàn ông, nhưng ngày nay với nữ quyền tuyệt đối, người con trai lớn lên bị khủng hoảng tinh thần. Không biết xử sự ra sao đối với phái nữ.


Mình nhớ lần đầu tiên qua Hoa Kỳ, lên xe buýt đi, đang ngồi thì thấy một bà Mỹ bước lên thì tự động như ở pháp, mình đứng dậy nhường chỗ cho bà ta thì bị bà ta chửi cho một tăng, kêu mình là misogynist này nọ nên từ đó hết dám làm galant. Năm ngoái, mình đi UZbekistan, lần đầu tiên lên xe điện ngầm của họ, thì bổng nhiên thấy mấy người hành khách trẻ đang ngồi đứng lên, nhường chỗ cho mình mới khiến mình trở về 40-50 năm trước đây khi mới sang pháp.


Trong những thành công của nữ quyền là phụ nữ được đi học như đàn ông con trai vì xưa kia, con gái có thể được đi học vài năm để biết đọc rồi ở nhà với mẹ học nấu ăn, trồng rau cải ngoài vườn. Đợi một ngày đẹp trơi, một hòang tử như trong truyện cổ tích, đến đánh thức cô bé ngủ trong rừng. Và sinh con, đẻ cái hạnh phúc suốt cuộc đời.


Trước nhất nên nói về sự khác biệt giữa con trai và con gái tại học đường. Khoa học gia cho rằng; não bộ con trai chậm phát triển hơn não bộ con gái. Mình nhớ đi học tiểu học, mấy cô trong lớp viết luận văn như gió, đọc bài pháp ngữ như a na mít, trả bài về thi ca rất hay. Mình thì đánh vần từng chữ. C’est le cái mâm! Lên trung học cũng vậy, thấy họ rất giỏi về văn chương, thuộc truyện Kiều, thơ của Lamartine, Racine, Alfred de Musset, Baudelaire,… thậm chí mấy thơ tình yêu trong khi mình đọc tới câu đầu tiên là ngọng chả hiểu gì. Như khi học về Apollinaire bài gì “sous le Pont Mirabeau coule la Seine et nos amours..” được cái là sau này qua Paris, đi chơi với mấy cô đầm, mình hay xổ câu này.


 Chỉ khi đậu B.E.P.C. Xong, sang học ban toán thì mình ít thấy mấy cô rồi lên lớp 12 thì độc nhất có một cô rớt năm ngoái nên ở lại cho vui lớp. Từ bé mình chỉ thấy đa số mấy cô học giỏi hơn con trai, đúng hơn là giỏi hơn mình. Mình thuộc loại ngu lâu dốt bền vững đến nay, vẫn bị đồng chí gái chửi là ngu. Đồng chí gái hay than chồng người ta thì thông minh này nọ, còn Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen.

Khi xưa, các trường học nội trú, thường chỉ dành riêng cho con trai hay con gái nên con trai dù não bộ chậm nhưng học chung với con trai nên vẫn phát triển bình thường. Ngày nay trai gái học chung, con gái với não bộ phát triển sớm hơn con trai, bắt buộc trội hơn con trai trong lớp. Được cái là ngày xưa, thầy giáo nhiều, còn ngày nay thì thầy giáo ít nhất là về môn anh ngữ mà đa số học sinh nam tại Hoa Kỳ hơi bị chậm hơn các nữ sinh. Tại Phần lan, lương giáo sư rất cao nên thường các thầy giáo rất giỏi được đào tạo rất chuẩn mực về ngành và tâm lý học để giảng dạy.

Trước hết chúng ta nên nhắc lại là 50% các cuộc hôn nhân tại Hoa Kỳ đều có kết cuộc là ra toà ly dị. Luật pháp bảo vệ phụ nữ nên đa số con cái được mẹ nuôi và người cha mất quyền thăm viếng con cái nếu bà vợ đắp mộ cuộc tình mà vẫn hận kẻ nội thù, tìm mọi cách để con cái không gặp người cha. Cha mẹ ly dị sẽ gây ảnh hưởng tâm lý cho con cái. Con gái thì đỡ hơn vì sống với mẹ nên bớt lo, ngược lại con trai lớn lên, thiếu vắng bóng người cha, không có ai nương tựa, như một người mẫu để bước theo bước chân.


Mình nhớ ở New York, có nhóm Mỹ lai, sang Hoa Kỳ không có ai nương tựa nên hay gặp cảnh Giang hồ. Có một nhóm trẻ ở New York, tìm cách giúp đỡ họ, diều dắt họ học hành, chỉ làm bài tập để hy vọng họ có một tương lại tươi sáng hơn.


Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ ở cấp trung học thiếu vắng nam giáo sư. Ở nhà, con trai đã thiếu hình bóng người cha thì tại học đường, nam giáo sư sẽ là người truyền đạt mô hình của người đàn ông, người cha. Vì lẻ nào đó, ít đàn ông theo nghiệp làm thầy giáo, có thể lương bổng thấp. Rất khó cho các nam sinh học tập tốt ở trường nếu vắng các nam giáo sư, những mẩu người đàn ông cho chúng nương theo. Mình nhớ khi xưa đi học, mấy thầy dạy, gây nhiều ảnh hưởng cho mình. Những câu chuyện hay câu nói vẫn theo mình đến ngày nay. Điển hình, có lần một anh bạn học xổ tiếng Tây trong lớp thầy Thạc. Thầy bực mình kêu gặp Tây thì nói tiếng Tây, còn người Việt thì nói tiếng Việt. Chớ gặp Tây nạy không ra một chữ ú ớ, còn gặp người Việt thì cứ xổ tiếng Tây cho biết ta đây biết tiếng Tây. Từ đó đến nay khi mình gặp người Việt thì mình nói toàn tiếng Việt, còn gặp Tây đầm Mỹ thì mình không sợ thằng Tây nào cả, chả ú ớ ú Á.


Thực trạng ngày nay, con gái bỏ xa con trai tại học đường, và phụ nữ bỏ xa đàn ông trong cuộc sống kinh tế. Mọi người đều đặt mục tiêu để đạt sự bình đẳng của hai giới trong xã hội. Vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, người ta khuyến khích cổ vỏ phụ nữ học lên cao với những chính sách ưu tiên phụ nữ và da màu. Ngày nay thì chúng ta thấy hiện tượng con trai lại bị lép vế, bị bỏ rơi tại học đường.


Ngày nay, người ta nhận xét nữ sinh trung bình về môn anh ngữ thì vượt xa nam sinh một lớp. Xét về thi cử GPA, thì trong số 10% đứng đầu lớp có đến 2/3 là nữ sinh, và nếu chúng nhìn các điểm thấp thì 2/3 là nam sinh. Tương tự tại đại học, phụ nữ có bằng đại học lại nhiều hơn đàn ông. Kinh

Năm 1972, Title IX được ra đời để giúp sự bình đẳng nam nữ về giáo dục. Dạo ấy có sự khác biệt là nam giới có bằng đại học nhiều 13% nữ giới. Ngày nay thì ngược lại nữ giới có bằng đại học 15% nhiều hơn nam giới. https://en.wikipedia.org/wiki/Title_IX


Người ta giải thích vỏ não trước trán là tổng giám đốc của não bộ chúng ta. Đầu óc chúng ta nói là phải làm bài tập cho ngày mai thay vì đi chơi. Não bộ cho biết nếu học khá, đậu tú tài sẽ giúp chúng ta vào đại học, có bằng cấp sẽ giúp tương lai sáng lạn hơn. Vấn đề là não bộ của nam sinh chưa được phát triển nhiều nên ham chơi, phá làng phá xóm. Trong khi não bộ của nữ sinh thường phát triển sớm hơn 1, 2 năm trước nam sinh vì đến tuổi dậy thì sớm hơn nên họ chú tâm học hành hơn là phá làng.


Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ được thành lập để trọng thưởng những ai chuyên cần làm bài tập, chăm học để chuẩn bị vào đại học. Mình nhớ khi xưa thích đi đánh bi da hay đá banh, đánh bóng bàn, tập võ hơn là học hành. Đến khi muốn đi du học mới lo học cong đít cà cuống. Cho thấy cấu trúc của hệ thống giáo dục hiện nay không giúp nam sinh, vì thời điểm não bộ phát triển chậm hơn nữ giới. Nhờ sự phát triển của nữ quyền từ 50 năm qua, người ta mới nhận ra sự việc vì nếu xã hội Hoa Kỳ cứ tiếp tục như trước đây thì khó nhận diện sự phát triển chậm của nam giới và bị thụt lùi sau nữ giới.


Các chuyên gia đề nghị nên để con trai đi học chậm hơn 1 năm để khi vào học với nữ sinh kém mình một tuổi thì não bộ phát triển giống nhau. Họ cho biết cần thêm nam giáo viên vì ngày nay theo thống kê thì 24% giáo viên là nam thay vì 33% ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Học đường trở thành môi trường của phụ nữ, chiếm lợi thế, chưa kể về nhà ở với mẹ khi bố mẹ ly dị. Dó đó con trai cảm thấy lạc lõng, có thể vì vậy mà ngày nay chúng ta thấy hiện tượng đồng tính rất nhiều. Trẻ em lớn lên với mẫu người mẹ, phụ nữ xung quanh trong khi hình ảnh người cha không có. Nếu có hỏi mẹ kêu chết rồi.


Ra xã hội, đàn ông ngày nay gặp nhiều vấn nạn. Vấn nạn thứ nhất là lương bổng. Đa số đàn ông ngày nay làm ít tiền hơn năm 1979, 8% đàn ông không có công ăn việc làm, xem như 9 triệu người. Trước khi đắc cử tổng thống, ông Obama và Clinton lãnh lương ít hơn vợ. Đàn ông nay làm việc nhiều trong những môi trường thường được xem là hạ cấp. Lý do là con trai không học khá, không học nghề, cứ mơ làm cầu thủ nổi tiếng như mấy triệu người Mỹ mới tìm ra được một Kobe Bryant, thì rất khó tìm việc. Xem như trong vòng 50 năm qua, chúng ta tìm cách nâng cao vai trò phụ nữ trong xã hội vô hình trung không để ý đến phát triển nam giới, khiến họ dần dần mất đi chân đứng trong xã hội.


Chúng ta cứ nghe các chính trị gia kêu gọi bình đẳng lương bổng đủ trò nhưng không ai xét đến sự thụt lùi của nam giới bị ảnh hưởng từ học đường. Đưa đến các vấn nạn của xã hội như sì ke ma tuý, trộm cướp, này nọ. Các nhà tù tại Hoa Kỳ chứa tù nhiều nhất thế giới.

Ngày nay, người ta gọi sự suy thoái của người cha trong xã hội Hoa Kỳ. 25% đàn ông Mỹ không sống với con của họ. Nếu cha mẹ ly dị, 1/3 giới trẻ mất liên lạc với cha chúng. 40% trẻ em ngày nay sinh ra ngoại hôn, đa số trẻ em có cha mẹ ít học được sinh ra không có giấy hôn thú. 


Chúng ta cần phải định nghĩa lại hình ảnh người cha trong một xã hội đã thay đổi. Trong khi đó họ vẫn dạy chúng ta hình ảnh một người cha thành công của các thế kỷ trước. Rất khó cho trẻ em, nam giới bắt chước khi chúng thấy nữ giới tiến xa về mặt tài chính cũng như quyền lực trong xã hội.


Nữ quyền trong 50 năm qua được xem là một trong những cuộc giải phóng lớn nhất của nhân loại trong một thời gian ngắn. Chúng ta đã làm được những gì mà mấy ngàn năm qua, phụ nữ chỉ đóng vai trò sinh con, nấu ăn, nay giúp họ có thể học cao, làm những gì họ yêu thích, ước vọng của họ. 40% gia đình ngày nay, người vợ làm tiền nhiều hơn người chồng, tương tự 40% phụ nữ tại Hoa Kỳ lãnh lương cao hơn đàn ông trong khi đó họ cứ kêu gào bình đẳng lương bổng lợi tức này nọ. 

Họ cho biết 1/3 nam sinh chỉ học xong trung học thì không có việc làm. Xem như 10 triệu người. Rất nhiều nên vấn nạn tội phạm sì ke ma túy mọc lên khắp nơi. 


Vấn đề là con trai trong một gia đình thiếu bóng người cha chịu tổn thất nhiều nhất. Lại học hành không khá rồi ra đời với những thiếu sót về bằng cấp, phải chịu thêm thiệt thòi.


Người ta lý giải lý do con trai ngày nay tự tử nhiều và đàn ông tại Hoa Kỳ cũng vậy, sử dụng thuốc sì ke ma tuý vì cảm thấy mình mất hướng đi trong cuộc đời. Người ta tìm thấy trong lá thư tuyệt mệnh của thiếu niên hay đàn ông viết trước khi qua đời, 2 từ "worthless" và "useless." (Vô giá trị hay vô dụng).


Đề tài này còn nhiều vấn đề, mình phải đi vườn, sẽ kể tiếp nếu các bác thích. Em chỉ viết theo yêu cầu (còn tiếp)


Chồng nuôi vợ như biển hồ lai láng

Vợ nuôi chồng chửi từ sáng đến chiều 


Dó đó đàn ông uống rượu cho quên đời.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nên đồng ký tên mượn nợ?

 Tuần này đọc một câu hỏi trên chương trình về tài chính, thấy là lạ nhưng có khả năng xầy ra cho chúng ta nên mình ghi lại đây. Một ông Mỹ hỏi sự việc ông nội của ông ta muốn giúp một người cháu nội, bằng cách đồng ký tên mượn nợ học đại học của 

Massachusetts Educational Financing Authority như một nợ cho gia đình, không phải là nợ của liên bang giúp sinh viên.

Vấn đề là người cháu kia biệt tăm và không trả và ông nội ông ta mới qua đời. Món nợ bây giờ bị “defaulted”vỡ nợ và ông ta không biết người em họ ở đâu. Câu hỏi của ông ta bây giờ món nợ đại học phải làm sao? Cái Estate của ông nội phải trả hay xem như ông nội xù nợ.

Ông này cầm cái biên lai đi chợ năm 2019, nay đem ra chợ mua lại y chang thì thấy giá cả lên 40%

Sau đây là câu trả lời của chuyên viên tài Chánh.

Khi qua đời thì người mượn nợ của MEFA, không phải là sinh viên, thì người ký giấy nợ chung và Estate của người đó không còn bị liên luỵ về món nợ này nữa. Estate của người qua đời cần báo cho MEFA để được biết cần nạp hồ sơ, giấy tờ nào để thoả mãn vấn đề người chết không còn dính dáng đến món nợ và hát trả lại em yêu món nợ này. 

 

Khi người co-Borrower qua đời, thì người sinh viên (cháu nội) mượn nợ vẫn còn trách nhiệm về món nợ. Cứ sau 180 ngày mà món nợ không được trả theo thoả thuận thì được xem là “defaulted” và sẽ được giao cho văn phòng “Collection” để họ đòi. Sẽ được ghi vào Credit của người sinh viên kia.


Nếu người vay bỏ lỡ các khoản thanh toán (Payments), ngay cả khi sau đó họ bắt kịp  các khoản thanh toán bị bỏ lỡ có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng (Credit score) của người đồng ký tên, điều này sau đó có thể đẩy chi phí cho các khoản vay và thế chấp xe, cá nhân lên cao đối với người vay đó hoặc thậm chí dẫn đến đơn xin vay tiền bị từ chối.


Trên thực tế thì người ký tên chung mượn nợ cũng bị ảnh hưởng nếu người mượn không trả. Họ khuyên người mượn nợ nên liên lạc với chủ nợ để thoả thuận thanh toán mỗi tháng ít hơn, có thể trả nhưng có lẻ lâu hơn. Đừng có nghe mấy ông thần sửa chửa Credit rồi tốn tiền vẫn mang tật.

Theo nguyệt san Forbes, mới được người Tàu mua cho biết. Từ 30 năm qua, với lạm phát, tiền học đại học công tại Hoa Kỳ đã gia tăng từ $4,160 đến $10,740 cho 4 năm đại học, và từ $19,360 đến $38,070 tại một đại học tư. Không kể các đại học danh tiếng. Forbes reported in April. 


Sinh viên nay ra trường, tìm việc không có nên trốn nợ. Ngày nay, nợ sinh viên lên đến $1.75 ức, với nợ liên bang cho sinh viên chiếm 90% con số này. Vấn đề là khi tìm việc, 95% các công ty đều sưu tra các người nạp đơn (HR.com và National Association of Professional Background Screeners). Khi thấy họ không trả hay bị trễ thì khó mà kiếm được việc.


Nay ông Biden muốn xoá nợ đại học để được phiếu. Hình như tối cao pháp viện kêu vi hiến. Nếu không lại phải in tiền nữa, lạm phát gia tăng. Có ông Mỹ mua thức ăn tất cả những món ở siêu thị năm 2019 và năm nay mua lại y chang để so giá thì lên 40%. Dạo này xem tin tức về địa ốc thấy Florida đang te tua có nơi giá nhà hạ 45% so với mấy năm trước. Arizona cũng đang te tua. Không biết khi nào đến Cali. Chính quyền cứ bơm tin kinh tế tốt để qua mùa bầu cử. 


Mình lo cho thế hệ con cháu sau này với tình hình, cứ in tiền ra cho thiên hạ, rồi còn cháu sau này phải cày đóng thuế. Một căn nhà bây giờ nghe nói ở Garden Grove giá $1 triệu mà thiên hạ sắp hàng để đợi vào xem open house. 1 triệu thì phải đặt cọc tối thiểu $200,000. Con cháu sẽ phải đi làm $400,000, đóng thuế $200,000 còn lại $200,000 để đặt cọc.  Giá nhà ở Florida đang xuống 40%. Hy vọng sẽ đến Cali sau bầu cử. 


Mua nhà hay xe cộ thường người ta hay ký tên chung cho con hay bạn bè. Cái này rất nguy hiểm cũng như “assume” cái nợ của người bán. Có một ông bạn quen kể, khi xưa ông ta mua nhà rồi “assume”, xem như tiếp tục trả cái nợ của người bán. Vấn đề là khi làm giấy tờ để tiếp tục trả món nợ này thì bao nhiêu Credit score của người bán, sẽ được trao lại cho người mượn mới. Bao nhiêu điểm xấu của người bán là ông ta thầu hết gom hết châu về hiệp phố nên Credit score xuống te tua. Phải mất mấy tháng để xóa sổ. 

Mình mua nhà hiện nay là tìm các căn nhà có nợ với 3% hay 2.75% tiền lời để mua. Điển hình, 1 căn ở Cerritos giá $935,000, có cái nợ $750,000 với tiền lời 2.75%. Mình trả họ $900,000 trừ cái nợ $750,000. Đưa họ $100,000 và nợ họ $50,000. Lý do mình giữ $50,000 vì nếu họ báo cáo với ngân hàng thì họ sẽ mất $50,000. Nhưng 10 năm sau mình sẽ trả họ $50,000. Lý do là khi xưa mình bị một lần. Họ cho mình tiếp tục trả cái nợ, chuyển sổ đỏ sau đó họ viết thư cho ngân hàng bảo là đã bán căn nhà thì ngân hàng nay có tiền lời lên 7, 8% nên họ dùng Due on Sale Clause để bắt mình trả họ ngay cái nợ.

Mình không assume cái nợ. Chỉ kêu họ sang tên vào cái Trust rồi bán cho mình 100% benefiary Interest cho mình. Phương cách này gọi là “subject to the existing loan “.

Khi xưa, thấy một chị quen mua nhà đứng tên dùm cho ai đó, được trả mấy ngàn vì có Credit tốt nhưng rất nguy hiểm vì nếu người mua nhà không trả là chị ta lãnh nợ.

Trở lại vụ ông Mỹ già mới qua đời, đồng ký tên mượn nợ cho thằng cháu. Làm ông bà hay cha mẹ, ai cũng muốn giúp đỡ con cháu. Khi con cháu còn trẻ chưa có Credit thì khi mua xe hay mượn nợ đại học, tiền lời rất cao. Do đó chúng có khuynh hướng là đồng ký tên để mượn nợ, giúp con cháu mình mua xe với tiền lời rẻ. Vấn đề là nợ phải trả lâu dài không như nợ xe độ 5 năm. Mà nếu con cháu không trả là mình ngọng.

Có điểm này nên chú ý là nếu chúng ta muốn giúp con cháu mua nhà thì nên bắt chúng ký một giấy nợ. Thí dụ: một cặp vợ chồng quen, muốn giúp đứa con mới lập gia đình, mua căn nhà. Lương bổng hai vợ chồng mới cưới thì đủ trả tiền nhà, vấn đề là chúng có nợ đại học và nợ xe nên không có tiền đặt cọc. Điển hình mua một căn nhà 1 triệu dô. Theo nguyên tắc, phải đặt cọc 20% hay $200,000 và ngân hàng cho mượn $800,000. Con không có tiền đặt cọc nên hai vợ chồng kêu, mình già, chết thì cũng để lại cho con. Thay vì đợi mình chết, nay cho con trước. Vấn đề là mai sau, khi vợ chồng canh không ngọt, cơm Khê.

Mình có ông bạn người Mỹ, nha sĩ nên tiền nhiều. Con gái muốn mua nhà, ông ta trả luôn $600,000 tiền mặt (cáCH ĐÂY 15 NĂM).  Một hôm thằng rể buồn đời, vác chiếu ra toà muốn ly dị, hát bài Capri! C’est fini ! Thế là bán căn nhà chia đôi. Ông ta mất trắng $300,000. Do đó cho con đã lập gia đình, cần bắt chúng ký một giấy nợ với tiền lời 12% nhưng không trả. Nếu sau này chúng có ly dị, chia tài sản thì số tiền $600,000 với tiền lời 12% lên khá khủng nên bán nhà là chúng chả còn đồng xu nào. Mình làm tờ giấy reconveyance xem như món nợ đó không còn, bỏ trong tủ, lỡ khi mình qua đời thì con cháu có thể đem ra mà nộp cho thành phố để xóa nợ. 

 (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Điều ngu xuẩn nhất mà đất nước này từng làm

 Điều ngu xuẩn nhất đất nước này từng làm'

Tháng 4 vừa rồi, tướng Stephen Whiting, chỉ huy trưởng của U.S. Space Command, tuyên bố rằng chương trình không gian của Trung cộng đang “tiến triển với tốc độ chóng mặt”. Năm nay, nước này đã hạ cánh một phi thuyền lên vùng tối của Mặt trăng, điều mà Mỹ chưa bao giờ làm được. Trung Cộng có kế hoạch thực hiện tổng cộng 100 lần phóng vào quỹ đạo trong năm nay, ít hơn một nửa tổng số lần phóng trên toàn cầu vào năm 2023.

Sự phát triển nhanh chóng của chương trình không gian của Trung Quốc có nghĩa là sự thống trị không gian của Mỹ và Nga không còn nữa. Ấn Độ cũng bắt đầu phóng hoả tiễn, vệ tinh lên không gian. Chưa kể ông thần họ Kim ở Bắc Triều Tiên.

Vô số sự kiện trong những thập kỷ trước đã dẫn đến cuộc đua không gian mới của thế kỷ 21 này, nhưng nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ hơn 70 năm cho đến một thời điểm quan trọng. Hồi đó, trong Nỗi sợ hãi chủ nghĩa cộng sản vào những năm của thập kỷ 50 của thế kỷ trước, nổi tiếng với thượng nghị sĩ McCarthy và đồng nghiệp ra sức truy lùng cộng sản nằm vùng, những nhân vật nổi tiếng bị theo dõi và những người nghệ sĩ như Charlie Chaplin phải sang Thụy Sĩ sinh sống đến chết. Hình như mình có kể vụ này rồi. Ai tò mò, có thể kiếm trên bờ lốc của mình. Có thể trong tương lại, Hoa Kỳ sẽ lâm vào trường hợp này lại, với chiêu bài tống cổ người ngoại quốc về nước.

Trong khoảng thời gian này nước Mỹ đã quay lưng lại với một nhà khoa học lỗi lạc gốc Trung Hoa, người đã định cư ở Mỹ gần 20 năm. Ông đã trở thành "Cha đẻ của ngành không gian của Trung Cộng".


Nhà khoa học đó là Qian Xuesen. Năm 1935, 24 tuổi sau khi lấy được bằng kỹ sư cơ khí đại học ở Trung Hoa, ông du học tại Hoa Kỳ để lấy bằng thạc sĩ về kỹ thuật hàng không tại đại học MIT và sau đó tốt nghiệp tiến sĩ về hàng không và toán học tại đại học CalTech. Được xem là đại học số một về khoa học tại Hoa Kỳ ngày nay.


Ông trở thành phụ tá giáo sư, ở đó bốn năm, dưới quyền của giáo sư gốc Hung Gia Lợi, Von Karman, một người di dân đã đóng góp vào nền khoa học Hoa Kỳ. Lâu lâu chạy xuống vùng IRVINE, cứ thấy đường mang tên ông này. Sau đó, ông ta đồng sáng lập Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực được ca ngợi của NASA Jet Propulsion Laboratory. JPL sau đó đã chế tạo và vận hành một số phi thuyền không gian mang tính biểu tượng nhất từng được phóng, bao gồm phi thuyền ​​đổ bộ Mars InSight, phi thuyền thăm dò Dawn, Cassini-Huygens và tất cả các phi thuyền thám hiểm sao Hỏa của NASA. Lúc đầu, chương trình này được xem là vớ vẩn những sau đệ nhị thế chiến thì trở thành ngành quan trọng nhất mà quốc phòng Hoa Kỳ muốn phát triển.

Tiến sĩ Qien khi còn được sử dụng và không nghi ngờ là Đảng viên cộng sản

Trong Thế chiến thứ hai, tiến sĩ Qian làm việc với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ với tư cách là chuyên gia cố vấn cấp đại tá, giúp phát triển nhiều loại hoả tiễn hiệu quả cao được quân Đồng minh sử dụng trong Chiến tranh. Sau khi Đức quốc xã đầu hàng, ông được cử sang Đức quốc  để thẩm vấn các nhà khoa học Đức, bao gồm Wernher von Braun (sau này là kiến ​​trúc sư trưởng của Apollo Saturn V của NASA), và tuyển dụng họ cho chương trình khoa học của Mỹ. Hai năm sau, ông Qian được cấp giấy phép thường trú tại Mỹ.

Fraser Macdonald, tác giả cuốn sách về lịch sử hoả tiễn không gian (escape from Earth) cho biết: ông Qian là công dân Trung Hoa, nhưng Cộng hòa Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch là đồng minh của Hoa Kỳ, vì vậy “không có nghi ngờ lớn nào về một nhà khoa học Trung Quốc ở trung tâm nỗ lực không gian của Mỹ”. Qian đã được cấp giấy phép an ninh để nghiên cứu vũ khí mật và thậm chí còn phục vụ trong Ban cố vấn khoa học của chính phủ Hoa Kỳ.

Vào cuối thế chiến thứ 2, ông là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về phản lực cơ, và được cử cùng với Theodore von Karman thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt tới Đức, giữ cấp bậc trung tá tạm thời. Mục tiêu của họ là phỏng vấn các kỹ sư Đức Quốc xã, trong đó có Wernher von Braun, nhà khoa học tên lửa hàng đầu của Đức; Mỹ muốn tìm hiểu chính xác những gì người Đức khám phá về khoa học hiện đại.

Nhưng đến cuối thập kỷ này, sự nghiệp lẫy lừng của Qian ở Mỹ đột ngột dừng lại. Xong om

Ở Trung Hoa, sau khi đánh đuổi quân đội của Tưởng giới Thạch ra đảo Đài Loan, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân cộng sản vào năm 1949, và người gốc Tàu nhanh chóng bị coi là “những kẻ xấu xa” ở Mỹ vì được xem là người cộng sản.

Trong khi đó, một giám đốc mới của JPL tin rằng có một vòng gián điệp ở phòng thí nghiệm và chia sẻ những nghi ngờ của ông về một số nhân viên với FBI. “Tôi lưu ý rằng tất cả họ đều là người Trung Quốc hoặc người Do Thái,” Fraser Macdonald kể.

Chiến tranh Lạnh đang diễn ra và các cuộc săn lùng phù thủy chống cộng thời McCarthy. Chính trong bầu không khí này, FBI đã cáo buộc Qian, Frank Malina và những người khác là những người cộng sản và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Phóng hoả tiễn bên tàu. Phía trên là cụ từ “Trung Cộng vượt xa về công nghệ và khoa học”. Hình bên trái là thiếu chip chụp ngẫu nhiên, còn bên phải là “ảnh chụp nhanh”. Chán Mớ Đời 

Một sự chuyển đổi đột ngột do sự trỗi dậy nhanh chóng của chủ nghĩa cộng sản dưới thời Mao Trạch Đông vào năm 1949. Một năm sau, chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc ông có cảm tình với cộng sản và làm gián điệp. Qian đã tham dự một cuộc họp của Đảng Cộng sản Pasadena vào năm 1938 và dường như đã tham gia cùng với nhiều học giả CalTech khác, như ông Malina nhưng ông hầu như không tham gia trong những năm sau đó. Không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy ông ta từng làm gián điệp cho Trung Quốc hoặc Nga. Qian phủ nhận mọi cáo buộc chống lại mình. Cách đây mấy năm, Hoa Kỳ có kết tội một khoa học gia gốc Đài Loan, làm gián điệp cho Trung Cộng nhưng ông ta nhờ luật sư kháng kiện và thành công. Gần đây, các tin tức cho thấy có rất nhiều người Tàu từ Trung Cộng sang du học hay làm việc và ăn cắp tài liệu cho Trung Cộng.


Các cáo buộc ông Qian dựa trên một tài liệu năm 1938 của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ cho thấy ông ta đã tham dự một cuộc họp mặt mà FBI nghi ngờ là cuộc họp của Đảng Cộng sản tại thành phố Pasadena, nơi trường đại học Caltech tọa lạc. Mặc dù ông Qian phủ nhận việc là đảng viên, nhưng nghiên cứu cho thấy ông gia nhập cùng lúc với Frank Malina vào năm 1938. 

Nhưng điều này không nhất thiết ông ta là một người theo chủ nghĩa Marx. Fraser Macdonald nói, trở thành một người cộng sản vào thời điểm này là một tuyên bố chống phân biệt chủng tộc. Ông nói, nhóm muốn nêu lên mối đe dọa của chủ nghĩa phát xít cũng như nỗi kinh hoàng của nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Chẳng hạn, họ đang vận động chống lại sự phân biệt chủng tộc ở bể bơi Pasadena ở địa phương và sử dụng các cuộc họp của Đảng cộng sản để thảo luận về vấn đề đó. Mình nghĩ Đảng cộng sản rất khôn ngoan, sử dụng tất cả những quan tâm của giới trí thức, để dùng vào việc chống lại chủ nghĩa tư bản. Tương tự ngày nay, họ dùng bảo vệ môi trường để chống lại các công ty đa quốc gia đại diện chủ nghĩa tư bản.

Tiến sĩ Qian với luật sư khi chờ đợi tại toà


Zuoyue Wang, giáo sư lịch sử tại Đại học Bách khoa Pomona, California, nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy Qian từng làm gián điệp cho Trung Cộng hoặc từng là điệp viên tình báo khi ở Mỹ. Không hiểu lúc này, ông ta mang quốc tịch nào, của Đài Loan hay Trung Cộng, dù đã có thẻ xanh. Tài liệu không cho biết rõ.

Tuy nhiên, ông ta đã bị tước quyền kiểm soát an ninh và bị quản thúc tại gia. Các đồng nghiệp của Caltech, bao gồm cả Theodore von Karman, đã viết thư cho chính phủ cầu xin sự vô tội của Qian, nhưng vô ích. Hoa Kỳ lúc đó, dưới thời hội chứng lo sợ Đảng viên cộng sản, thà bắt lầm còn hơn thả lầm. Tương tự người Việt tỵ nạn lúc đầu mới sang đây, cứ thấy ai nói khác mình là chụp mũ Việt Cộng. Chán Mớ Đời 


ông Qian và gia đình bị quản thúc tại gia và bị chính phủ giám sát. Mình nghe Bác Huỳnh sanh Thông kể là sau khi thất bại khi làm việc tại Việt Nam, bác trở lại Hoa Kỳ thì có tên trong sổ đen nên khó kiếm việc đúng nghề. Cuối cùng thư viện đại học Yale cho bác làm việc, và dịch truyền Kiều ra anh ngữ. Nhờ đó mà sau này mới đoạt giải thưởng của MacArthur Foundation. 

Năm 1955, ông cùng gia đình được thả và bị trục xuất sang Trung Cộng. Nhà khoa học rời Hoa Kỳ bằng thuyền cùng vợ và hai đứa con sinh ra ở Mỹ, nói với các phóng viên đang chờ đợi rằng ông sẽ không bao giờ đặt chân đến Mỹ nữa. Ông ta đã giữ lời hứa. Tại sao chính phủ Tưởng Giới Thạch không đón ông ta về Đài Loan, lại để Mao thị đón gia đình ông ta về Trung Cộng. Ai có tin tức vụ này thì cho mình xin.

Mình nghĩ dạo đó, lính Mỹ chết nhiều tại chiến trường Triều Tiên, bởi lính của Mao Trạch Đông đánh biển người nên dân chúng Hoa Kỳ không thích người Tàu lắm. Bị ruồng bỏ bởi đất nước nơi ông đã sống và làm việc suốt hai thập kỷ, ngôi nhà duy nhất mà các con ông từng biết đến. Ông trở thành giám đốc của đơn vị non trẻ hiện nay là Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, được giao nhiệm vụ phát triển hoả tiễn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, đồng thời giúp khai sinh ra chương trình không gian của Trung Cộng.


Ông Qian không bao giờ tha thứ cho chính phủ Mỹ. Sau khi qua đời vào năm 2009 ở tuổi 97, ông đã từ chối đến Hoa Kỳ, bất chấp rất nhiều lời mời làm như vậy và từ chối mọi yêu cầu phỏng vấn từ các nhà báo phương Tây. 

Mới xem phỏng vấn của một nhân viên ngoại giao Trung Cộng, ông ta cho biết là năm 1992, tiến sĩ Qian đã nói chính quyền Trung Cộng là sản xuất xe điện. Ngày nay Trung Cộng được xem là tiến mạnh nhất về xe hơi chạy bằng điện.  Chán Mớ Đời 

Ông là một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất ở Mỹ. Ông ấy đã đóng góp rất nhiều và có thể đóng góp nhiều hơn nữa. Vì vậy, đó không chỉ là sự sỉ nhục mà còn là cảm giác bị phản bội”, nhà báo và nhà văn Tianyu Fang nói.

Ông Qian đến Trung Cộng như một anh hùng nhưng không được kết nạp ngay vào Đảng Cộng sản. Lý lịch của ông ấy không hoàn hảo. Vợ ông là con gái quý tộc của một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa Quốc dân đảng. Sau 1949, chạy sang Hoa Kỳ sinh sống.

Cuối cùng, khi trở thành đảng viên vào năm 1958, ông đã chấp nhận điều đó và luôn cố gắng đứng về phía của chế độ. Ông sống sót sau các cuộc thanh trừng và Cách mạng Văn hóa, và do đó có thể theo đuổi một sự nghiệp khoa học. 

Khi đến Trung Cộng, ông có rất ít hiểu biết về khoa học hoả tiễn, nhưng 15 năm sau, ông giám sát việc phóng vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc vào không gian. Trong nhiều thập kỷ, ông đã đào tạo một thế hệ nhà khoa học mới và công trình của ông đã đặt nền móng cho Chương trình Thám hiểm Mặt trăng của Trung Cộng.

Trớ trêu thay, chương trình hỏa tiễn mà ông Qian giúp phát triển ở Trung Quốc lại dẫn đến việc tạo ra vũ khí sau đó được bắn trả lại Mỹ. Fraser Macdonald cho biết, tên lửa tằm của Qian đã được bắn vào lính Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, và vào năm 2016 nhằm vào tàu USS Mason của phiến quân Huti ở Yemen. 

Ông cho rằng, khi thực hiện đường lối cứng rắn chống lại chủ nghĩa cộng sản trong nước, Hoa Kỳ đã trục xuất “các phương tiện mà một trong những đối thủ cộng sản chính của họ có thể sử dụng để phát triển hoả tiễn và chương trình không gian của riêng họ - một sai lầm địa chính trị rất lớn”. 


Dan Kimball, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ thứ 51 và Chủ tịch hãng sản xuất động cơ hỏa tiễn Aerojet của Mỹ, đã cố gắng giữ Qian ở lại Hoa Kỳ trong nhiều năm. Về cách chính phủ đối xử với Qian, sau này ông ấy đã nói điều này:

"Đó là điều ngu xuẩn nhất mà đất nước này từng làm. Ông ấy không phải là người cộng sản hơn tôi và chúng tôi đã buộc ông ấy phải ra đi." Chán Mớ Đời 

Khi chúng ta dùng ý thức hệ và chính trị để chọn lựa người làm việc sẽ đưa đến những sai phạm, vô hình trung mất đi những người tài giỏi. Nếu mình không lầm, đã đọc đâu đó, bà vợ thứ của ông Albert Einstein, là gián điệp, đánh cắp tài liệu chế bom nguyên tử cho Liên Xô.

Người Việt mình ghét Trung Cộng nhưng nếu chúng ta cố gắng xem một cách khách quan thì sự phát triển của Trung Cộng rất đáng quan tâm và hiểu thế nào trong vòng 40 năm, họ đã thay đổi vận mệnh của đất nước họ. Có thể đương đầu với Hoa Kỳ. Họ không tin ông Qian nhưng vẫn cho vào Đảng để sử dụng vì biết ông ta rất giỏi. Các khoa học gia chỉ chú tâm đến nghiên cứu môn ngành của họ, không dính dáng gì đến lý lịch, chính trị. Thử tưởng tượng Hoa Kỳ không trục xuất ông ta và để ông ta làm việc tự do tại xứ này. Cục diện thế giới có thể thay đổi.

Mình nhớ có anh bạn gốc đại Hàn, bố anh ta là giáo sư đại học tại new York. Khi ông ta gần hưu trí, chính phủ Nam Hàn mời ông ta về để giảng dạy cho sinh viên nam Hàn. Trả lương hậu còn cung  cấp nhà cửa để chiêu dụ các người tài giỏi chất xám tại Hải ngoại giúp đất nước họ phát triển. 

Mình rất ngạc nhiên là Bắc Triều Tiên có khả năng chế tạo hoả tiễn tầm xa, cho thấy họ cũng biết sử dụng các người giỏi và không có tiến sĩ trùng tu tại chức. Nhiều khi chúng ta bị tuyên truyền nên quên vấn đề này. Mình tìm trên mạng để xem Triều Tiên có bao nhiêu tiến sĩ thì không thấy dữ liệu. Việt Nam nghe nói có đến 24,000 tiến sĩ. 

Không có con số chính xác về sinh viên Bắc Triều Tiên du học ở nước ngoài vì ông Kim chủ tịch từng du học tại Thuỵ Sĩ nên khuyến khích các sinh viên giỏi được xét nghiệm để cho du học. Nhưng một báo cáo của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho thấy tính đến năm 2012, hơn 1.400 du học sinh người Bắc Triều Tiên ở nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, điểm đến ưa thích nhất của du học sinh Bắc Triều Tiên là Nga, tiếp theo là Ấn Độ, Pháp, Australia và Canada. Nhưng trên thực tế, Bắc Triều Tiên gửi sinh viên đến Trung cộng nhiều nhất, mặc dù việc này không được ghi rõ trong báo cáo. Năm ngoái, trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên thống kê có khoảng 400 người Bắc Triều Tiên đến Trung cộng mỗi năm để học các chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, hoặc tham gia một số khóa đào tạo. Có vẻ nhiều người Bắc Triều Tiên đi du học hơn chúng ta tưởng tưởng.

Tiêu biểu trong các sinh viên du học ở Liên Xô chính là nhà vật lý hạt nhân So Sang-guk, một trong những nhân vật quan trọng dẫn dắt sự phát triển hạt nhân của miền Bắc. Ông So Sang-guk nhận bằng tiến sĩ trước năm 30 tuổi. Sau khi từ Liên Xô về nước, ông đã viết khoảng 40 cuốn sách và 100 bài báo. Ông đóng vai trò then chốt trong vụ bắn thử hoả tiễn tầm xa đầu tiên mang vệ tinh Kwangmyongsong-1 của Bắc Triều Tiên năm 1998. Với thành tích này, ông đã nhận được Giải thưởng Kim Nhật Thành danh giá nhất toàn quốc. Nhiều người khác từng học ở các nước xã hội chủ nghĩa, gồm cả Liên Xô cũ, đã nắm giữ những vị trí chop bu của Bắc Triều Tiên. Trên thực tế, một số lượng đáng kể các quan chức cấp cao miền Bắc có kinh nghiệm học tập ở nước ngoài, trong đó phải kể đến cựu Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội đồng Nhân dân tối cao Kim Yong-nam và cựu Bí thư đảng Lao động Kim Ki-nam. Mò tin tức thì thất kinh, chúng ta bị tuyên truyền nên cứ tưởng Triều Tiên này nọ. Mình rất ngạc nhiên và tự hỏi làm sao họ có thể bắn hoả tiễn tầm xa. Tin tức đọc về Triều Tiên rất ít. Bác nào có tài liệu thì cho em xin.


Theo tin tức đọc được thì Trung Cộng mỗi năm sản xuất 3,000,000 cử nhân, Ấn Độ sản xuất trên 1,500,000 kỹ sư, còn tiến sĩ thì mình chưa có dữ liệu. Mỗi năm có đến 286,000 du học sinh (2023) đến Hoa Kỳ từ Trung Cộng, và 275,000 đến từ Ấn Độ. Nếu có độ 5% du học sinh của hai nước này ở lại làm việc cho Hoa Kỳ thì xem như Hoa Kỳ lấy chất xám của các nước này. Các du học sinh Ấn Độ, một số ở lại Hoa Kỳ và làm lớn trong các công ty lớn Hoa Kỳ. Trong khi đó Hoa Kỳ chỉ sản xuất có 600,000 cử nhân hàng năm. Cho thấy ai sẽ thua trong cuộc chạy đua về khoa học trong tương lai. Tuần báo The Economist tuần qua cho rằng Trung Cộng có đến 80% bằng sáng chế về khoa học ngày nay.

Tuần rồi một nhân viên bộ ngoại giao Kurt Campbell, đúng hơn là thứ trưởng, tuyên bố chỉ cho phép du sinh viên của Trung Cộng học các môn khoa học nhân vấn và cho thêm sinh viên ấn độ vào học khoa học toán. 

Nếu Hoa Kỳ tiếp tục chiêu dụ các chất xám ở lại phục vụ quốc gia này, như chương trình chiếu khán HB1 thì sẽ giúp Hoa Kỳ tránh những trường hợp để các nhân tài thế giới như ông Qien ra đi. Trong lịch sử, nhiều đế quốc đã tiến lên rồi dập tắt như đế chế La MÃ, Anh quốc, nay Hoa Kỳ nhưng biết đâu vài chục năm nữa hay 100 năm nữa Hoa Kỳ sẽ không còn là miền đất hứa của nhân loại nữa. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn