50 năm sau (1975-2025)
Tuần này giỗ ông cụ mình, buồn nhớ lại thời xưa nhất là những 15 năm dài ông cụ bị đầy đọa nơi trại cải tạo. Bi kịch lịch sử của 20 triệu dân miền nam phải chịu đựng sau ngày 30/4/75. Hàng triệu người bỏ nước ra đi, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc thì có đến phân nữa bỏ mình trên đại dương.
Nghe nói ở Việt Nam đang chuẩn bị ăn mừng lớn sau khi bị áp thuế 149%.
Bổng mình nhớ đến bài ca « 20 năm » của nhạc sĩ Phan Văn Hưng một thời du học tại Paris, vẫn hiện thực sau 50 năm. Những bài hát của anh ta và ca đoàn Lam Sơn đã giúp mình vượt qua những gian nan thời sinh viên, tỵ nạn ở Paris. Mất liên lạc với gia đình sau ngày Đà Lạt bỏ ngõ, suốt 3 năm liền. Nghe nói anh ta nay đã định cư tại Úc Đại Lợi.
Nhạc sĩ Phan Văn Hưng, gần đây mới biết là em trai của ông Phan Văn TrườngAnh này mình chưa bao giờ gặp ở Paris, chỉ thấy hát ở hội chợ Tết của tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris. Dạo đó có văn đoàn Lam Sơn có nhiều bài hát truyền cảm hứng của Khúc Lan, Phan Văn Hưng, Đinh Anh Tuấn,… rất hay. Nghe nói Khúc Lan, Khúc minh và Đinh Anh Tuấn nay định cư tại Hoa Kỳ. Mình có mua tập nhạc này với mấy băng cassette nhưng dọn nhà bao nhiêu nước nên lạc đâu mất. Anh Phan Văn Hưng có phổ thơ của cô Minh Đức Hoài Trinh, bài ‘Ai Về Xứ Việt,” rất nổi tiếng nhưng có lẻ bài “Tiễn em rời K18” khiến mình khóc rất nhiều. Mỗi lần nghe: “về đi em, đừng lên thăm nữa em ơi, còn thương nhau thì xin sống nuôi con…, nơi chồng đi chẳng có ngày về, nhà cách ly chờ chôn người tù K 18, nhắn mẹ già anh vẫn nhớ đến me. Về đi em đừng lên thăm nữa em ơi. ….” Mỗi lần nghe, khóc như một dòng sông của Đức Huy.
Mình nghe, học đánh đàn để hát bài này mường tượng đến cảnh mẹ mình đi thăm nuôi ông cụ suốt 15 năm, hy vọng một ngày nào đó, cách mạng khoan Hồng cho trở về với vợ con. Có lẻ bài hát này theo mình suốt thời gian 20 năm đến khi về lại Đà Lạt lần đầu sau gần 20 năm, gặp được ông cụ vừa ra trại cải tạo. Mỗi lần ăn, lại nhớ ông cụ trong tù nên nuốt không không vô. Tương tự khi nghe bài “một chút quà cho quê hương” của Việt Dũng, khi gói quà cho nhà đem gửi ở Paris, Torino, Luân Đôn, New York, Cali,…
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
Cuộc đời tỵ nạn của mình gắn liền với những bài ca như “Sàigòn niềm nhớ không tên” của ông Nguyễn Đình Toàn.
Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như giòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
ta hỏi thầm em có nhớ không
Sài Gòn ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao
trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
nay còn gì đâu...
hình như ông Võ Văn Ái ở Paris có làm thêm mấy câu trong tạp chí Quê mẹ:
Sàigòn ơi! Ta sẽ về tay cầm súng bên em
Lâu quá không nhớ lời bài hát
TIỄN EM RỜI K18
[Phan Văn Hưng - Nam Dao]
Em về đi, thôi đừng lên thăm trại K18
Anh ngoài đây như chết thật rồi
Đừng xót thương đời một tên tù K18
Nhắn mẹ rằng anh vẫn nhớ đến me.
Về đi em, đừng lên thăm nữa em ơi
Còn thương nhau thì xin sống nuôi con
Đừng đến nữa, van em đừng đến em ơi
Đường gian lao, vùi mạng dốc Ô Ba.
Anh ở lại, giam đời mình trong trại K18
Chồng Lồ Ô liệm kín đời người
Nhà Cách Ly, chờ chôn người tù K18
Mỗi lần nghe tới đây là mình lo sợ vì đọc các hồi ký của những người thoát được trại tù kể thì rợn tóc gáy. Họ kể về những cảnh chết trong tù rồi được bạn tù chôn ở đâu đó. Có lẻ hồi ký “Thép Đen” của Đặng Chí Bình khiến mình ớn lạnh nhất. Không ai kể rõ và vẽ lại trong nhà giam như ông này.
Dạo ấy, bà nội mình còn sống. Ông nội vào Nam thăm gia đình mình đúng lúc ông cụ bị bắt, không được thăm viếng. Ông nội về lại quê rồi qua đời. May sau này, ông cụ mình được thả về quê, sau 40 năm, sống với bà nội được vài năm rồi bà qua đời. Mình nghĩ người Việt ở Việt Nam có rất nhiều gia đình đồng cảnh ngộ. Nhớ lời ông cụ dặn, mẹ mình ra Bắc, thăm quê chồng, lo chăm sóc ông bà nội đàng hoàng.
Hình như trong phần văn nghệ của Tổng Hội Sinh Viên Paris có hoạt cảnh khi họ hát bài này. Tiễn em K18.
Chết vội vàng, manh áo rách bó thây.
Về đi em, đừng lên thăm nữa em ơi
Gặp nhau thêm, càng đau đớn cho nhau
Đừng khóc nữa, van em đừng khóc nữa em ơi
Tình đôi ta đành hẹn lại kiếp sau.
Em trở về, với cuộc đời cô phụ trông mòn mắt
Nơi chồng đi, không có ngày về
Đời nát tan chờ mong người tù K18
Sống dật dờ năm tháng úa héo tàn
Giờ chia ly, lòng ta trăm mối đau thương
Ngoảnh trông theo, nào em quá xa ta
Còn nước mắt, tuôn rơi nào tiễn chân em
Đành xa nhau chờ hẹn lại kiếp sau.
Về đi em, đừng thăm nữa em ơi
Gặp nhau thêm, càng đau đớn cho nhau
Đừng khóc nữa, van em đừng khóc nữa em ơi
Tình đôi ta đành hẹn lại kiếp sau.
Nghe kể bà cụ mình khi xưa, hay hát bài “Ngày Trở Về” mà khi xưa ông Duy Khánh hát trong băng nhạc Trường Sơn. Ngày trở về anh bước lê, mẹ mình lần mò ra trước ao để nắm tay ông cụ ngỡ trong giấc mơ…. Những người nghe rất cảm động, thương cho bà cụ lặn lội thăm nuôi chồng suốt 15 năm.
Trại tù K18, sau này được đổi tên Kim Sơn ở Bình định mà Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm hoành tráng 60 năm thành lập trại giam này. Lạ chỉ có Việt Nam mới tổ chức ăn mừng kỷ niệm xây tù nhốt thiên hạ. Hóa ra nhà tù này vẫn còn. Lần trước về Việt Nam, mình có đi ngang vùng này mà không biết, để ghé xem nhà tù danh tiếng này. Nơi chôn biết bao nhiêu người Việt ở tù cải tạo.
20 năm sau biến cố 30/4/1975, nhạc sĩ Phan Văn Hưng có làm bản nhạc 20 năm (1995) nhưng nếu cộng thêm 30 năm nữa (2025) thì vẫn thấy không khác chút nào nên mình tải lại đây do ca sĩ Nguyên Khang trình bày.
https://youtu.be/2EGBKQUE0Wo?si=BD41N9FPsV7ME9i1
Hai mươi năm,
đàn trẻ thơ nay đã lớn
và chàng trai nay đã già
Những người xưa đã nằm xuống,
và rừng núi đã héo nhoà.
Hai mươi năm,
người cụt chân trên hè phố,
kẻ quyền uy trong căn nhà,
Người nằm rên trong hộ xá,
là người sáng hay đã loà,
Người bỏ thây nơi trùng dương,
mộng nhổ neo trên sóng gầm,
Những hồn ma sau hàng kẽm,
những con mắt sâu trừng trừng
Người nằm chết trên núi sông,
người đào sắn trên ruộng đồng,
Người lặn lội vẫn đi tìm,
bao con đường dấu quê hương.
Hai mươi năm,
những người đi đã về bến,
một vùng quê hương không còn,
Những người điên trong ngục khám,
một đoàn quân trong khách sạn.
Hai mươi năm,
nhiều kẻ gian trong làng xóm,
người hiền khô mang gông cùm
Kẻ mộng du lên bạo chúa,
người ngồi khóc trên sân chùa.
Người hùng xưa nay giầu sang,
một thằng bé đứng trần truồng,
nhìn người qua buôn và bán,
kẻ gian ác đi nghêng ngang.
Người già nua có nhớ không,
hay đã quên những mối tình,
người đập đá trên nông trường,
trơ lưng còm giữa gió sương.
Hai mươi năm,
những nụ hoa cho người hái,
những thể xác cho ai đày,
một thầy cô trong nhà chứa,
gặp trò xưa bỗng khóc oà.
Hai mươi năm,
người còn tâm hay còn trí,
lòng sục sôi như vỡ bờ,
đàn lạc giây đã bỏ xó,
còn vọng nghe tiếng nức nở.
Người chạy quanh theo thời thế,
ruồi nhặng xanh bu lối về
Mẹ lặng im bên mồ đá,
nào có biết gió thu qua?
Một người đi trong đám ma,
mặc người vui trong xa hoa.
Người tù tội trước quan toà,
chỉ gục đầu giấc mơ xa!
Hai mươi năm,
triệu người đi trong cuộc sống,
mà thể xác như không hồn
Triệu người lao trong cùng khốn,
và buồn vui như bao lần.
Hai mươi năm,
Người hiền lương dẫu còn sống,
phải cật lưng trong thiên đường,
Những vệt nhăn trên vầng trán,
và hòn than nung trong lòng.
Người còn yêu hay còn nhớ,
phải vượt qua những bến bờ,
phải tìm sâu trong hồn nước,
những thôi thúc những mong chờ,
Người còn tha thiết núi sông,
thì sẽ thấy cơn mưa nguồn
Người lặn lội vẫn đi tìm,
sẽ thấy đường dấu quê hương!
Phan Văn Hưng - Nam Dao
50 năm sau, người Việt vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi, lao động quốc tế hay có chút tiền thì đi lậu qua biên giới Mễ để vào Hoa Kỳ. Ai có tiền thì đi theo diện đầu tư hay lấy vợ chồng giả như khi xưa nhận con lai để đi Mỹ. Kẻ ác vẫn quảng cáo bán sữa thuốc giả cho dân mình.
50 năm sau thì mình cũng gần 7 bó, con cháu đều lớn. Việt Nam đối với chúng rất xa vời. Những người lớn tuổi xưa đã được đi theo diện bảo lãnh về chốn xa xăm, đoàn tụ với ông bà. Chúng ta đã quên những mối tình của tuổi niên thiếu. Bạn bè không nhận ra nhau, ký ức đã trôi theo những con thuyền viễn xứ, của dòng sông không trở lại.
50 năm để thấy Tân Gia Ba trở thành một nước giàu có nhất Đông Nam Á. Lợi tức hơn cả người Mỹ. Người Việt qua xứ này đứng đường. Mà xưa kia trước 30/4/75, người giàu xứ này chạy qua Sàigòn để được chữa bệnh tại bệnh viện Chợ Rẫy. Nay thì người giàu Việt Nam chạy qua đây chữa bệnh.
50 năm ta còn gì? Chúng ta còn tha thiết với núi sông? Người lặn lội đi tìm sẽ thấy đường dấu quê hương.
Chân trời trước mặt của quê hương ta sẽ nở hoa, những đôi mắt này còn nhìn nhau còn hẹn một ngày. Có bài hát do Khúc Lan và Phan Văn Hưng trình bày mà mình rất yêu thích:
Tôi sẽ hát xuyên qua đỉnh núi, xin mặt trời soi lại ngục tối, tôi sẽ hát xuyên qua biển xanh, ngọn sóng ơi thôi gieo bão bùng, tôi sẽ hát cho người vùng dậy, to sẽ hát to đập tan xích xiềng. Hát lên đi thơm lời tự do. Hát lên đi cho dân tôi thôi tù tội. Hát lên đi cho một ngày về.
Bài ca này đem lại cho mình một niềm tin, tương lai sẽ gặp lại gia đình. Vì dạo ấy mình mất liên lạc với gia đình đến 3 năm. Nếu không có mấy bài hát của sinh viên Paris thì chắc khó mà giữ được niềm tin ngày mai tươi sáng. Hát cho một niềm tin, hát cho một ngày về. Nếu không có những bài hát này, có lẻ mình và nhiều bạn sinh viên việt khi xưa đã bỏ học.
Ngồi viết lại đôi dòng sau 50 năm, nghe Charles Aznavour hát “Hier encore” thấy thấm thía nỗi buồn mất quê hương, Việt Nam Cộng Hoà sau 50 năm.
Mình có nhiều mộng ước, hoài bảo khi đi du học nhưng không thực hiện được. Nay thì cuộc sống ổn định bên đồng chí gái, cùng một lứa bên trời lận đận. Cuối tuần vừa rồi, họp mặt thân hữu, có anh bạn kể đi vượt biển, bị bể ở tù ở Cà Mau, muỗi to như con ruồi đốt. Đứng chào cờ trước khi được thả, thề với cán bộ không bỏ nước ra đi, về đến nhà là có người móc nối đi vượt biển nữa, lại gật đầu, đi tiếp. Nhìn lại anh ta nói nếu phải làm lại, anh ta vẫn quyết ra đi dù có bỏ thây trên biển cả.
Tôi sẽ hát xuyên qua biển xanh, ngọn sóng ơi thôi gieo bão bùng…
50 năm sau, người Việt vẫn ra đi. Thế hệ cháu của mình lại tiếp tục ra đi. Chán Mớ Đời
Đọc bài viết của Ôn, tui đã khóc...và chia sẽ cho những người bạn của mình. Có những bài hát, có những chuyện sảy ra bên kia đại dương tui và những người ở lại chưa biết...nhưng vẩn rất xót xa...
Đọc và buồn. 30-4 như mới hôm qua mà đã 50 năm...Một đời người, chỉ còn lại tình yêu và nổi nhớ, ai còn, ai đã bỏ lại ta nơi đây,...Thành phố càng rộn ràng bao nhiêu, trái tim ta càng thắt lại, ... Ôi! Nhớ da diết những tháng ngày xa xưa ấy... Nhớ...nhớ...làm sao cho ta quay lại NGÀY XƯA.(1 thân hữu)
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn