Giúp kẻ vô gia cư

 Tình cờ đọc được một bài kể về một người Mỹ mua xe tải và tôn tạo lại để giúp người vô gia cư có nơi tắm rửa. Đi viếng trên 60 quốc gia, mình nhận thấy mọi nơi đều có người vô gia cư sống lê lết ngoài đường. Ngày tại Sàigòn độ 100 mét trên đường Trường Chinh gần khách sạn  

Lần đầu qua pháp, thấy dân vô gia cư thì mình ngạc nhiên vì nghĩ xứ này giàu có hơn Việt Nam. Tây gọi clochards. Sau này thì biết được đa số vô gia cư vì hoàn cảnh, bệnh tật. Ngay tại bộnsa người Việt mình cũng có một số vô gia cư. Nếu họ không được giúp đỡ thì khó thoát được vì tinh thần rất yếu kém hay nghiện ngập. Có người lên án họ không có ý chí này nọ nhưng cuộc đời muốn thành công chúng ta cần có người giúp đỡ. Mình chưa thấy ai tự một thân một mình làm nên 

Phía sau xe được chia ra hai phòng tắm và hai bồn nước với kính. 
Ông Austin ở Saint Louis tự làm việc này. Tư nhân làm tốt hơn là công chức chỉ lo ngại trách nhiệm mất lương của họ và hưu trí 

Mình thích đọc những câu chuyện nhân văn để giúp mình, cấy chút gì nhân văn trong đầu mình, bù lại tình người trong cuộc chạy đua tiền bạc của xã hội Mỹ. 


Ông Jake Austin ở St Louis mua chiếc xe tải giá $5,000 và tôn tạo lại thành một phòng tắm di động. Ông ta thiết kế hai phòng tắm cho những người không nhà. Mình có thấy những người đi làm ở vùng silicon valley, nhà quá đắt nên họ ngủ trong xe của họ. Sáng dậy đi làm, tắm rửa thì kiếm chỗ nào để tắm. Mình khi xưa, ở Paris phải vào trường tắm tại hồ bơi hay đi chơi đá banh rồi tắm chớ chỗ ở đâu có nhà tắm, chỉ có cầu tiêu ngoài hành lang. Nghèo nên ở phồng ô sin.


Mình thấy người vô gia cư đứng đường, ai có lòng hảo tâm, cho vài đồng để họ có thể ăn bữa cơm hay mua thuốc hút nhưng ý tưởng của ông Austin rất hay. Mình nhớ có lần gặp một ông Mỹ vô gia cư, cho biết là cựu quân nhân. Mình hỏi ông nhận được tiền của quân đội. Ông ta cho biết là chỉ được mỗi tháng $1.000 nên đầu tháng nhận tiền thì ông ta vào motel ngủ, tắm rửa rồi đến khi hết tiền thì ra đường ngủ lều mà mình tặng vì con hết đi hướng đạo. 


Phần này mình đoán là các tỷ dựng áo quần hay khăn tắm. Lên xe bên hông. 

Thấy thương, đi đánh trận rồi về lại đời sống dân sự, bị khủng hoảng tinh thần, không tìm được việc làm. Sống cù bơ cù bất. Tương tự mình đoán những người lính xưa hay những người bị tù cải tạo chắc chắn có chán thương tâm lý sau nhiều năm. 


Có cuốn phim Shawshank redemption, có kể đến một người tù mấy chục năm. Khi được tha thì ông ta không hội nhập vào đời sống ngoài tù nên cuối cùng tự tử. Các binh lính Mỹ sinh sống trong một xã hội sung túc nên khi ra trận, giết bắn thiên hạ nên khi về lại Hoa Kỳ, bị khủng hoảng tinh thần. Có ông lính Mỹ ở hội toastmasters từng tham gia chiến trường Á phủ hãn kể là 17 tuổi đăng lính rồi bắn giết người địa phương, không biết là kẻ thù hay người dân vô tội. Về nhà số lượng cựu quân nhân Mỹ tự tử rất nhiều. 


Ông Austin đã giúp người vô gia cư từ mấy năm qua nhưng gần đây ông ta nhận ra phương cách giúp người vô gia cư với ý tưởng mới. Ông ta mua chiếc xe tải cũ và tân trang thiết kế thành nơi để người vô gia cư có thể tắm rửa. Chiếc xe có trang bị tất cả những gì một người vô gia cư cần, dễ dàng sử dụng. Xà bông, cạo râu đủ thứ. Cần nhất là có người giúp đỡ với tất cả tấm lòng. 


Ông Austin hy vọng ý tưởng này sẽ lan khắp Hoa Kỳ. Ở vùng Los Angeles để chuẩn bị cho thế vận hội. Họ tìm cách tống cổ người vô gia cư đi. Nhớ sau vụ bạo loạn ở vùng này. Họ tống cổ mấy người vô gia cư ra thành phố San Bernardino vô hình trung biến khu vực này thành thánh địa vô gia cư của miền nam cali. 

Sau này dân vô gia cư chạy về los Angeles thì thành phố này cho $50, rồi tống họ lên xe buýt chở về chốn cũ. Hiện nay, đi vào các thành phố lớn như Los Angeles hay San Francisco thì thấy lều người vô gia cư khắp nơi. Các Đảng phái đỗ lỗi cho nhau để lấy phiếu nhưng không có kết quả. Tốn tiền mướn khách sạn đủ trò thì phải đền vì họ phá phách ăn cắp đồ đem đi bán. 


Nạn vô gia cư thì khó có thể giải quyết được vì họ không thích ở trong các trại tập trung. Nghe kể đập lộn, cướp hiếp dâm đủ trò nên họ thích sống lề đường. Nhớ có lần hội Lions quốc tế xin mình chiếc xe Van cũ, để họ chở các em nhà nghèo lên núi nghỉ hè nơi được một nhà hảo tâm mua tặng. Nhìn mấy đứa bé con nhà nghèo được vui chơi nghỉ hè lần đầu tiên trong đời, quá hạnh phúc. Cha mẹ chúng được thản thơi một tuần lễ.


Chỉ trích hay phê phán không cải thiện được vấn nạn này. Chỉ có mọi tầng lớp đồng giúp thì mới tìm ra giải pháp. Về Sàigòn được tin tức thấy có nhiều nhà hảo tâm nấu cơm làm nước đá cho người nghèo dùng trong cái nóng khát nước. Cho thấy tình người vẫn còn ở Sàigòn. 


Mình lấy xe grab đi có 30.000 đồng chạy cả hơn 30 phút từ Tân Bình ra Lê Thánh Tôn. Thấy anh bạn trẻ chạy bận áo blouson xanh của công ty trong khi nóng bên ngoài nghe nói lên 30° C


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Sàigòn ngày trở lại

  


Mình về Sàigòn đúng vào dịp Hà Nội làm lễ 30/4 nên buồn. Mai sẽ bay sang Phi Luật Tân chơi vài ngày rồi về Hoa Kỳ. Nói chung mình không có kỷ niệm gì với Sàigòn ngoài mấy tuần lễ sau khi đậu Tú tài, từ Đà Lạt xuống đây làm thủ tục xin đi du học. Sau này về Sàigòn, cũng ở một vài ngày thăm bạn bè, họ hàng rồi đi. Đối với mình chỉ biết Sàigòn qua văn chương, những truyện của Duyên Anh, Dung Sàigòn,…


Năm 1992, mình về lần đầu thấy Sàigòn vẫn như trước 75, cỏ vẻ cũ kỹ hơn, ít xe taxi hay xyxlo máy. Mấy lần sau thì công nhận Sàigòn thay đổi ào ào nhà cửa xây do ngoại quốc đầu tư vào nhất là khi Clinton bỏ lệnh cấm vận. 


Người dân tứ xứ vào Sàigòn kiếm cơm nên càng ngày càng đông hơn xưa. Nghe nói nay lên đến 20 triệu dân. Mình đoán lý do họ sắp nhập quê mình và các vùng lân cận với Hà Nội, để thu góp tiền bạc của dân Sàigòn đóng để xây cất các hạ tầng cơ sở cho Hà Nội dù ít dân hơn. Đi đâu cũng thấy toàn dân từ bắc vào làm ăn. Để dành tiền gửi về bắc xây nhà to đùng ở quê, đối với họ, miền nam chỉ là nơi kiếm tiền rồi mai sau họ về quê. Nhà cửa ở tạm nên bộ mặt Sàigòn khó thay đổi hoàn toàn đúng nghĩa sự phát triển, ở cali, mấy người thợ gốc Mễ, đi làm mướn nhà ở lụp xụp, để dành tiền đem về quê họ bên Mễ xây nhà to đùng. Lâu lâu là thấy có anh đưa hình mình xem. Họ không nghĩ đến tương lai tại Mỹ nên không mua nhà ở Hoa Kỳ. Hàng tháng biết bao nhiêu tỷ đô được gửi về Mễ Tây Cơ và các xứ khác ở Trung MỸ. Làm sao giữ đồng tiền tại địa phương đó là cách hay nhất để bảo vệ môi trường và tương lai.

Nhìn từ khách sạn

Kỳ này về thì đi xe Grab, thấy tài xế than quá vì bị xe điện của VinFast mới ra độ một năm làm giảm khách hàng. Lý do là xe điện mới êm có máy lạnh, giá như nhau. Xe grab của tư nhân nên mấy ông lái hà tiện xăng nhớt nên mở rất khiêm nhường. Mình thấy xe họ găn quạt máy nhỏ chạy bằng pin, thổi cho khách ngồi phía sau. Mình tính cài ứng dụng Xanh sờ mó của Vinfast nhưng mụ vợ kêu đi gờ ráp để giúp tài xế có công ăn việc làm. Ngồi xe Vinfast thì công nhận êm vì mới và có máy lạnh nhưng thôi nghe lời mụ vợ nếu không mụ chửi banh xác, kêu mình phản động. Thật ra xe Gờ ráp có loại xịn nhưng gái cả đắt hơn nên kêu xe giá tiết kiệm vì mình thuộc hàng keo kiệt.


Tâm mụ vợ mình tốt nên hay thương người, không gian ác như mình. Mình đi bộ lòng vòng Sàigòn trong khi vợ đi gặp bạn học xưa. Có thấy mấy chỗ chạc điện của xe Vinfast khi đi bộ. Đi đường thấy chỉ có mình là đi bộ. Không hiểu ông NGuyên Sa khi xưa, từ Paris về, gặp ai đi bộ, mà làm nên bài thơ Áo Lụa Hà Đông. Có dịp mình hỏi cô Liên hay vợ ông ta, mẹ chồng với bạn đồng chí gái. Ngày nay chắc khó có thể làm được bài thơ hay như vậy vì ra đường, có mực áo lụa Hà Đông đi nữa, mặt các cô đều đeo khẩu trang nên chả nhận ai ra ai. Cháu mình đến chào mình kêu con chào cậu Sơn mà mình chả nhận ra đứa nào cả vì đeo khẩu trang.


Có thể ngày nay, ông ta sẽ làm bài thơ nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em bận quần bò, xách ví Louis Vuiton. Hôm qua về khách sạn thấy mấy cô bận đồ ngủ đứng ngoài cầm điện thoại đợi xe grab mang đồ ăn tới. Dịch vụ này khá phổ thông ở đây. Bên Thái Lan năm ngoái mình thấy xe Grab chạy giao đồ cho thiên hạ nhiều. Vợ mình theo dõi tin tức Việt Nam nhiều hơn mình nhưng không hiểu mấy vụ này. Mụ chỉ biết ca sĩ này lấy ca sĩ nọ hay ly dị. Mình thì mù tịt vì không có trong danh sách ca sĩ karaoke tuổi hạc.


Nói chung đời sống tại Việt Nam thay đổi theo công nghệ thông tin. Em mình bán ngoài chợ Đà Lạt rên là ngày nay người ta không đi chợ nữa. Họ gọi mua bán trên mạng rồi người ta chở lại nhà. Ăn uống cũng kêu xe thồ đem lại nhà. Không ai như mình, bò ra đường ngồi ăn cơm lề đường rồi mua một hộp về cho vợ. Vợ đi chơi hát hò mút chỉ thợ mộc nên mình ăn luôn phần vợ rồi đi ngủ. Về Sàigòn kỳ này, mình chả muốn gặp ai cả. Chỉ gặp hai người em họ và mấy đứa cháu. Có nhắn tin anh bạn nưhng anh ta bận nên thôi. Có lẻ mới chia tay với bà cụ nên mình hơi buồn.

Trạm chặt điện của xe Vinfast. Mình lang thang đi bộ trong cái nóng thiêu lửa nên mới thấy mấy vụ này. Ngồi xe thì chả thấy thằng tây nào cả.

Mấy năm trước chợ ế ẩm mà nhà cầm quyền bắt đóng thuế rồi kêu xây chợ mới đủ trò nên 1 cô em bỏ chợ về nhà, mở tiệm cà phê bán từ 6:30 sáng đến 11:00 sáng rồi đóng. Lo chuyện khác giúp đầu óc bớt xì trét chớ mở cả ngày chỉ có vài người đến uống cà phê mất thì giờ. Mình có cô em gái khác bán ngoài chợ, kêu là còn các khách hàng lớn như nhà hàng nên cầm cự được. Cũng mở bán từ 12:00 trưa đến chiều. Cũng kêu xe thồ chở cho khách. Ngày xưa, bà cụ kêu mình chở lại nhà người mua. Hóa ra mình đã chạy xe Grap khi xưa. Nhất là mấy bao gạo. Cho thấy xây ào ào chợ là coi như thất sách. Amazon đã giết biết bao nhiêu tiệm bán lẻ tại Hoa Kỳ. Có điểm hay là họ cho gỡ bỏ mấy tấm quảng cáo, phản cảm man rợ trên mặt tiền của chợ. Chợ Big C đã giết nhiều người bán lẻ tại Đà Lạt. Nay đến bán trên mạng thì phải thay đổi cách buôn bán.


Mình thấy chỗ nhà nhỏ của thằng Vui trên đường Thi Sách, cho mướn để rửa xe, xà bông xăng nhớt chảy đầy ra đường, không có ống cống không biết đi về đâu. Năm ngoái mình về thấy hắn đang trao đổi với cặp vợ chồng vì cái quán của hắn đóng cửa mấy năm trước.


Có lần về thì thấy công ty xe taxi Mai Linh làm chủ thị trường taxi, đi đâu cũng thấy xe màu xanh. Sau đó thì xe VinaSun rồi đến xe Grab nay thì xe Vinfast. Cho thấy sự tiến bộ, cập nhật hóa chạy theo công nghệ thông tin của đời sống Việt Nam. Nghe nói xe Vinfast không đi ngoài thành vì không có chỗ sạt điện nhiều.


Ngày đầu tiên đến Sàigòn, sau khi máy bay đến trễ một tiếng, mụ vợ bổng nhiên thèm bánh cuốn nên hỏi người em chú bác lại, gặp lần đầu tiên xem tiệm nào ngon, cậu em họ kêu grab đến một tiệm gần nhà. Ăn xong mình trả tiền nhưng không xét biên lai. Sáng ra tình cờ thấy trong túi thì thấy họ chặt gấp đôi. 3 người uống ba chai mà họ tính 6 chai. Chán Mớ Đời 


Sáng hôm sau mình đưa đồng chí gái đến tiệm ăn vì có hẹn với mấy người bạn gốc hội an rồi đi với cậu em họ khác, có gặp lần trước mình về. Cậu em chở mình vòng vòng Sàigòn rồi ghé tiệm phở ăn. Nói chung thì thức ăn tại Việt Nam mình thấy không ngon bằng tại Bolsa. Các nơi khác thì khó so với Việt Nam. Còn ngon nhất là tại khách sạn MArriotts bên HònTre Khánh Hoà. Các món việt rất ngon. 


 Chiều lại lấy grab đưa đồng chí gái đến nhà chị bạn Trưng Vương rồi lấy xe grab gắn máy ra VinCom ăn lẫu tàu với mấy đứa cháu ruột, sinh viên tại Sàigòn. Thấy anh chạy xe grab gắn máy, trời nóng mà phải bận áo xanh, chạy một cuốc có 30.000 đồng nên kêu anh ta khỏi thối tiền. Ở chốn đông người, mình chắc chắn không nhận ra cháu. May chúng nhận ra mình kêu cậu Sơn cậu Sơn. Mình có mấy đứa cháu khá xinh và hiền. 

Mình hỏi một cô cháu, thằng Bồ đâu không kêu nó đến cho vui vì lần trước về đi ăn, thằng Bồ đi theo. Cô cháu kêu tụi con thôi không yêu nhau nữa, hết hợp đồng rồi. Mình nhớ năm ngoái nói với anh ta là phải điều nghiên kỹ lưỡng đối tượng lý lịch ba đời trích dọc trích ngang cháu mình vì ông ngoại thuộc thành phần phản động. Có một người em rể phấn đấu vô Đảng nhưng không được và phải về hưu. Anh chàng kêu chắc cháu không vô Đảng đâu. Dân bến tre quê hương đồng khởi. Về thăm nhà, chắc ông già chửi banh xác, quen con cháu phản động nên hát lời giả biệt sau khi điều tra lý lịch. 


Một cô cháu khác có vẻ lanh lợi như bố. Gọi xe cho mình đủ thứ lại học kiến trúc. Mình có 2 đứa cháu theo ngành kiến Trúc. Một cậu cháu thì học ở Bình Dương, công nghệ thông tin, hiền lành. Nói chung dân Đà Lạt hiền lành, chưa bị tiêm nhiễm cái Xô Bồ của thành phố lớn, bán 1 tính 2.


Sáng qua mình có gặp vài sinh viên dấn thân, nhận học bổng của Lửa Việt. Lễ nên đa số về quê tiếp tế lương thực từ quê nhà nên chỉ gặp có vài em. Có một em đã ra trường nhưng nghe tiếng gọi của Bề trên nên đi tu, làm sơ nhưng vẫn sinh hoạt với các sinh viên mới. Cảm nhận đang cống hiến cho đời chút gì. Có cô chạy giữa đường bị xì bánh xe, không biết có phải bị đinh tặc, tốn 100k nên mình đưa lại. Nghe kể có anh xe ôm, dừng xe lượm đinh rãi trên đường và lắc đầu, con người hại người để sống.

Mình đổi tiền tại Đà Lạt đưa cho mụ vợ. Mới có một ngày mụ kêu hết tiền phải đi đổi. Cách tốt nhất là cho mụ vợ vào khu nghỉ dưỡng. Mụ lo chụp hình quên tiêu xài. Mụ kêu đi chợ Đà Lạt ế như chùa bà đanh, mấy cô bán hàng quần co nàng mệ thở nên mua cho họ cả tội. Về nhà quăn một đống. Có lần, một chị bạn bên Gia NÃ Đại sang chơi, phải ở lại cả tháng mới phụ giúp mụ vợ xếp áo quần. Và cho những thứ không cần thiết. Chán Mớ Đời 

Ngồi nói chuyện thì khám phá ra chỉ có một sinh viên gốc Sàigòn còn bao nhiêu là từ ngoài Bắc vào hay Bắc di cư. Họ kể gia đình vào Tây nguyên rồi về Sàigòn. Có người học về dinh dưỡng, người học công nghệ thông tin, người học quản trị kinh doanh, người học anh văn. 


Mình hỏi tại sao sinh viên dấn thân thì được trả lời. Họ nhận học bổng nhưng không muốn thụ động nên gia nhập các chương trình xã hội từ thiện như chia sẻ những hiểu biết thay vì chỉ nhận tiền học bổng. Nói chung thì học bổng không nhiều nên họ phải đi làm thêm. Tính độ $400 cho một sinh viên mỗi năm. Lửa Việt lựa chọn kỹ lưỡng các sinh viên. Tụi này có người làm toàn thời gian tại Việt Nam để lo liệu các hồ sơ, chương trình ,…


Lửa việt có chương trình khoan giếng cho người ở vùng Tây nguyên, người dân tộc. Nghe nói một cái giếng sẽ giúp trung bình 100 hộ có nước sạch để dùng. Mình nhớ có lần đi viếng một bệnh xá được Lửa Việt hổ trợ thì được biết suối mà người dân tộc uống bị ô nhiễm vì người kinh lên chặt rừng khai phá rồi bỏ thuốc sâu phân bón khiến nước suối ô nhiễm. Giá khoan một giếng nước cũng tùy theo độ sâu khoảng trên $4,000. Con chim đầu đàn của Lửa Việt đã về thiên quốc nên gây quỹ ít lại nên Lửa Việt cũng giảm bớt hổ trợ người nghèo. 


Có một trường học tình thương cho trẻ em nghèo được Lửa Việt bảo trợ lâu nay nhưng mình không thăm được vì lễ nghỉ nên hẹn lần sau. Trước kia LV có bảo trợ trường Nhân Hoà nhưng sau này trường đó được nhiều nơi giúp đỡ nên Lv hổ trợ trường Ái linh. 


Lý do hổ trợ các trường học và sinh viên dấn thân. Nếu các em có khả năng học tập mà gia cảnh nghèo đi lao động thì khó mà đổi đời mình và gia đình và thế hệ mai sau. Nhất là vùng đồng bằng nay thiếu nước và tương lai còn tệ hại hơn. Có lần mình gặp các em Chú Ru gần Đà Lạt, đi bộ 5-10 cây số nên LV có hổ trợ xe đạp cho các em. Mỗi năm, bố mẹ các em ký giấy mượn xe đạp rồi cuối năm học đem lại cho các cha để sửa chửa lại. Một cha nói với mình là chỉ hy vọng một đứa chịu học lên cao rồi trở lại làng của nó và giúp đỡ lại hay làm gương để họ bắt chước. Lý do cho mượn vì cho học sinh thì bố mẹ nghèo, đem bán. 


Có một viện mồ côi ở Song Pha mà LV có bảo trợ. Có mấy người đậu vào đại học và lấy nhau, có tương lai khá hơn xưa. Hy vọng sẽ giúp đỡ các trẻ mồ côi khác. Lần sau mình về sẽ ghé lại thăm vì cũng đã 10 năm rồi. 


Trong tương lai, sau khi leo mấy cái núi mà mình ưa thích, mình sẽ tham gia vài chương trình do Lửa Việt hổ trợ như đào giếng, xây nhà tình thương cho các người dân tộc. Họ như bị bỏ quên trong cuộc phát triển vùng kinh. 


Đồng chí gái đi chơi với bạn học Trưng Vương, mình lội bộ dưới cái nóng của Sàigòn. Mình không thấy ai mà chợt mát vì không thấy áo lụa hà đông như ông Nguyên Sa từ bên Tây về Sàigòn. Nếu ông nGuyên Sa về lúc này chắc sẽ không có bài thơ Áo Lụa Hà Đông. Mấy cô bắc kỳ vào nam, vừa ăn vừa quẹt điện thoại vừa chửi thề. Nhìn quanh không thấy ai lội bộ mấy cây số như Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. Dân tình rên nóng 30 độ nhưng minh thấy có gì đâu. Ở vườn nhiều khi nóng đến 40 độ nên chỉ biết lắc đầu.


Ghé bên đường ăn đĩa xôi thịt heo quay. Hôm trước ở NhaTrang, khách sạn cho ăn heo sữa quay, ngon kinh hồn. Lần đầu ăn heo sữa quay năm 1995 tại Sàigòn xem như 30 năm sau mới ăn lại. Gặp mấy ông công an kêu chú qua đường vì đèn xanh cho bộ hành được bật lên rồi. Mình giang hồ quen nên ăn uống lề đường khi không có vợ. Vợ mình thì lo ngại dơ bẩn đủ thứ. Mình thích thu gọn, chìm vào không gian đang sống, không thích chọn lựa. Kỳ này về có đồng chí gái nên ở khách sạn khá khá một tí còn thường mình ở khách sạn rẻ tiền cho đúng chất nông dân. 

Nói chung kỳ này về thấy cờ xí cho ngày 30/4 không nhiều lắm. Gặp ai cũng kêu xứ mình lạ, mấy ông lớn từ chức như sung rụng. Chỉ hy vọng đất nước thay đổi theo chiều hướng tốt. Đà Lạt có một tiểu đoàn bán vé số. Đi đâu cũng thấy người bán vé số. Chắc du lịch nhiều. Có người cho biết toàn dân xứ khác đến bán vé số. 


Điểm lạ không thấy thùng để bánh mì tặng không tại khu Hoà Bình như xưa nhưng lại thấy video mấy người làm cơm tặng người nghèo ở Sàigòn và Đà nẳng. người Việt vẫn giúp đỡ nhau như xưa khi mùa lụt đến. 


Hôm nay là ngày cuối, có cuộc họp mặt bạn học đại học tổng hợp của đồng chí gái khi xưa rồi sáng mai ra sân bay sớm đi phi luật Tân. Kết thúc chuyến đi. 


Nhiều khi mình muốn quên Việt Nam, Đà Lạt nhưng rồi mỗi lần về Việt Nam, nhìn dân nghèo khổ cực lại xót xa. Một cậu thanh niên, gầy còm, đứng bán một trái dừa 20,000 giữa cái nóng trên 30 độ trong khi giá xăng là 1 đô/ lít. Có người gửi video của ai đó mình không quen, kêu bà vợ này nghèo, muốn mình giúp đỡ, chỉ biết lắc đầu. Lại muốn làm gì cho Việt Nam. Hôm qua có nói chuyện với các sinh viên. Chỉ có học mới giúp chúng ta hiểu biết rộng hơn và tự tìm con đường mình đi, làm gì mình đam mê và có thể cống hiến chút gì cho đời. Mình chỉ muốn giúp học bổng chớ còn người nghèo khổ thì thua. Chỉ muốn giúp một vài em sinh viên học ra trường là cảm thấy đã làm chút gì để cảm ơn những người đã giúp mình còn sinh viên. Còn nghèo thì mình biết giúp sao cho họ giàu vì trong thánh kinh có nói đến dạy câu cá hay cho con cá. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những trận đòn tuổi thơ

Đi chơi với mấy người em, thấy các cô ăn cơm từ tốn khiến mình buồn cười nhớ khi xưa nhà đông anh em. Mỗi khi ăn là ai nấy đều phải chánh niệm không nói chuyện, mắt nhìn vào thức ăn và nồi cơm, trong đầu tính nhẩm gắp được bao nhiêu, tập làm tính nhẩm rất nhanh, không có cảnh như ngày nay kêu mấy đứa con ăn như hầu vong. Mọi người mời bố mẹ xong là đợi bố mẹ gắp thức ăn xong mới dám cầm đũa. Xoay qua xoay lại là hết cơm hết thức ăn. Đó là hình ảnh của gia đình mình khi ăn cơm trưa chiều ngày xưa. Anh em mình có tính lạ là khi ăn không ai nói chuyện chỉ nghe tiếng nhai và chanh húp xì xụp nhưng đến khi hết cơm thì ai nấy như về tới địch trong cuộc đua đường trường thì mới nghe tiếng nhau. 

Hôm nay, ngồi ăn cơm mình nhắc lại chuyện xưa. Như khơi lại dòng suối đã lâu nay đã được lấp kín như trong truyện của Marcel Pagnol, Manon des sources. Mấy cô em than ngày xưa anh đi du học, ở nhà ăn độn khoai, bị mấy anh (em trai của mình) đánh tơi bời hoa lá khiến một cô sợ quá hết dám lấy chồng. Lấy về gặp một tên thích bạo hành như anh trai là đời em cô đơn yêu ai cũng ăn roi. Đến nhà bạn thấy anh chúng sao thương, chăm sóc cho em gái còn ở nhà anh mình khệnh như bao cát. 


Nhìn lại thì thấy bạo lực gia đình khi xưa ở Đà Lạt khá phổ thông. Mình nhớ hàng xóm có lần ông anh khệnh cô em gái. Cô em gái chạy qua nhà mình trốn vì ông anh kêu cô chăm thằng con nhưng cô đi chơi. Về nhà thấy thằng con đái ỉa đầy nhà nên ông anh khệnh cô ta một trận rồi lấy giày dép gì ra lấy cái rựa chặt hết, thêm lấy kéo cắt áo quần của cô ta hết. Nhớ cô em ngồi thúc thít khóc trong khi bà cụ an ủi và thở dài. Khi nóng giận khiến con người mất khôn, lại tốn tiền đi mua lại nên chả bao giờ giàu. 

Khi xưa mình cũng có đánh mấy đứa em, hai người em trai là chính. Nhưng có lẻ một em trai bị mình khệnh nhiều vì ham chơi, phá làng như mình. Mình thì đi phá xóm bị thiên hạ đến nhà mách thì bị ông cụ khệnh mệt thở. Kỷ niệm mình về ông cụ là những trận đòn nhất là những trận đòn oan. Ông cụ đánh bài thua về buồn đời thấy mình nên đem ra khệnh như Lý Tiểu Long trong Mãnh Long Quá Giang. Không tội đánh cho có tội, có tội đánh cho chừa. Mình đoán em út mình khi xưa chắc cũng nhớ về những trận đòn của mình. Có cô viết thư khi mình còn sinh viên bên Tây, kể là nào bây giờ mới biết anh thương em mới khệnh cho em nên người bán cà phê. Vớ vẩn. 


Mình nhớ có lẻ trận đòn cuối cùng nhận được từ ông cụ. Tết năm nào đó, sáng ra mình có nhiệm vụ châm nước, xem nhớt xe ông cụ. Khi xưa, ông cụ có chiếc xe cũ nên mỗi ngày phải châm thêm nước trong bình để làm nguội máy. Bên mỹ thì họ có loại chất hóa học bỏ vào trong bình để làm giảm sức nóng để máy khỏi bị hỏng mà chúng ta thường thấy mấy xe cũ nằm đường khói bay nghi ngút đầu ghềnh xa lộ toả khói hương nhất đi về vùng sa mạc, người ta sử dụng máy lạnh liên tu ti dễ bị làm máy nóng. Khi xưa thì chỉ có nước lạnh. Đi xe xa thì phải đem theo can xăng và thùng nước để châm nếu không là bể máy. 


Hôm đó như thường lệ mình thay nhớt thì thằng Bi Hàng xóm chạy qua kêu đi đánh bi da. Mình lật đật đi quên đem chìa khoá máng vào nhà, bỏ trong áo đi. Chạy ra Hồng Ngọc, thấy thiên hạ đứng ngồi chực bàn nên bò lên Duy Tân, cũng vậy, chạy qua đường Hàm Nghi tương tự, ngày tết thiên hạ có tiền nên đứng đợi đông như quân Nguyên. Cuối cùng hai thằng chạy lên Số 4, chỗ đường La Sơn Phu Tử mà hôm trước, về Đà Lạt mình có chạy ngang, cố tìm đâu dấu tích của tiệm bi da một thời. May quá khu dân Huế lo đổ Sâm Hương nên không có ai đánh nên hai thằng đánh 2 tiếng luôn vì có tiền lì xì. Dạo đó trả 100 hay 120 đồng đánh một tiếng. 

Ở nhà ông cụ sai mấy đứa em đi kiếm mình khắp Đà Lạt, không thấy vì mình ở Số 4. Thế là ông cụ khệnh cho một trận, lấy dây nịt quất như mưa vì cái chổi được bà cụ đem dấu. Đau quá, và sợ vì cái đầu dây nịt bằng sắt nên mình bỏ chạy, xuống nhà Bà Duy. Ngồi ngoài cửa. Ông bà Duy kêu mình vào nhà cho ăn bánh tét rồi kêu ngủ lại với thằng Dũng. Lần đầu tiên mình ngủ nhà lầu trong đời, trên cái nệm với cái mền bông ấm không thể tả. Mình từ bé đến lớn chỉ đắp cái mền nhà binh màu cứt ngựa của ông cụ khi xưa đi lính, đem về khi giải ngủ. Trời Đà Lạt về đêm lạnh cũng chỉ có cái mền này, nằm co ro. Giường thì có chiếc chiếu trải trên mấy thanh nẹp gỗ, ngủ lăn qua lăn lại là nghe kẹt kẹt. Giường thì 3 anh em ngủ, xếp theo diện cá hộp sumaco. Giường lâu lâu phải đem cái chiếu ra phơi nắng vì có đứa đái dầm ban đêm. Nhớ có cô em gái hay đái dầm, nghe thiên hạ bầy cho ăn cóc đủ trò nhưng sáng nào cũng phải đem chiếu ra phơi và ăn đòn. Nay nhớ lại thấy thương em vì đó là bệnh chớ cô em đâu cố ý tè ban đêm. 


Mình nhớ ơn ông bà Duy đã cho mình tá túc đêm đó, hình như mồng 2 tết. Sau này về thăm Đà Lạt, người đầu tiên mình ghé thăm là gia đình ông Duy.


Nhưng có lẻ trận đòn đáng nhớ nhất đời mình là từ bà cụ. Hôm trước về Đà Lạt, anh bạn chở mình đi xuống chỗ am Sohier rồi chạy về Phan CHu Trinh, NGuyễn Du thì có chạy ngang đường nGuyễn Trãi xưa, mình nhìn qua bên đồi bên kia thấy cái chùa to đùng được xây cất trên đồi thông, nơi mình và người em trai chơi với hai anh em tên Phi lOng, học trường Thanh NGọc ở đường Huyền Trân Công CHúa.


Cũng tết, xem ra mình có duyên ăn đòn vào các dịp tết. Hôm đó ông bà cụ kêu xe Lam chở xuống nhà ông bà Hai ngay góc lên trường Grand Lycee và Nguyễn Trãi. Người lớn người ta nói chuyện đâu đâu mà mình ngồi nghe thì hay bị ăn tát vì mình hay hỏi những câu cực ngu. Mình nhớ anh em Phi Long học chung với mình nên xin phép chạy qua nhà chúng chơi. Chúng rủ hai em mình lên đồi nơi có cái chùa vàng bây giờ chơi, núp dưới rừng thông. Mãi chơi mình quên phải về nhà bà 2. Đến khi đói bò về nhà bà hai thì ông bà cụ đã ra về. 


Thế là mình và thằng em chạy về nhà từ đó đến nhà lại phải đi qua cái am khét tiếng linh thiêng Đà Lạt, thiên hạ không ngã mũ chào khi đi ngang. Khi xưa, toàn là cây và có cái am nhỏ chớ không như bây giờ. Đi ngang qua cái am, mình sợ quá cở, nghe gió hú từ mấy cây thông, nhất là từ đồi thông nhà ông Sohier bên phải. Trong cái am có cái đèn cầy thắp và hương khói vì ngày tết thiên hạ đi cúng am. Tối thì họ về hết nên chả có ai ở đó, dạo ấy ông Phác chưa làm ông từ của cái am này. Sợ quá, cứ lâm râm cầu nguyện phật tổ chi đủ loại phù hộ cho mình qua cơn này. Qua khỏi cái cầu chỗ ngã ba Thống Nhất, Nguyễn Trãi và Bà Huyện Thanh Quan là hai anh em bỏ chạy mệt thở. 


Về tới nhà thấy mấy đứa em ra báo cáo tình hình chiến trường An Lộc. 

Ngày thường mình hay khệnh mấy người em nên hôm nay là ngày vui trong ngày đại thắng của chúng, thấy kẻ bạo quyền sắp sửa bị ăn đòn nên mấy người em mình có vẻ vui như ngày tết, được lì xì. Có đứa kêu má qua chúc tết hàng xóm về là ăn đòn. Mình ngồi khấn phật cho tai qua nạn khỏi. Mình lên bàn thờ khấn tổ tiên ,rồi quay qua bàn thờ phật khấn đủ loại, con thề con không dám tái phạm. Nhưng rồi giờ hành hình cũng đến, chẳng có phật phiếu gì phù hộ. Bà cụ về thì kêu thằng sơn đâu ra đây. Mấy người em đồng thanh gọi anh sơn má kêu với một lòng kiêu hãnh của người điều khiển chương trình người cày có ruộng. Mình như ông giê su đi chậm chậm lên đồi Calgary với cái thật tự giá trên vai nặng trĩu với lòng u uẩn đôi mắt người Sơn đen. 


Bà cụ hỏi biết tội gì chưa? Mình ầm thầm dạ biết, con xin lỗi má lần sau con không dám nữa nhưng mặt bà cụ như hải quan ở phi trường Tân Sơn Nhất, không chút từ bi gì cả. Bà cụ kêu nằm lên giường. Mấy đứa em bổng nhiêu đồng loạt chạy đi lấy cái chổi lông gà dù bà cụ chưa nói, dành nhau xí trước rồi một đứa hãnh diện tiến về pháp trường đưa cái chổi lông gà cho bà cụ.


Mình bổng tư duy đột phá, nhớ đến mấy bài học trong sách giáo khoa và nhị thập tứ hiếu. Có câu chuyện một ông già không có vợ, nhưng vẫn ra sân chơi với đám con nít hàng xóm để bố mẹ  tưởng ông ta còn trẻ và bố mẹ vẫn chưa già. Một hôm bà đánh ông ta thì ông ta khóc rống to như cha chết. Bà mẹ hỏi trước đây mẹ đánh con sao con không khóc mà hôm nay lại khóc. Ông ta tình thật nói là khi xưa mẹ đánh đau nên con hổng khóc, nay thấy mẹ đánh không đau, lo âu mẹ đã già yếu, con sắp mất mẹ nên Con mới khóc.


Khi bà cụ quất roi đầu tiên thì mình dẫy đứng lên khóc như chưa bao giờ được khóc. Khóc lên đi cho những Vơi sầu. Mình tưởng bà cụ sẽ như bà mẹ trong sách giáo khoa , ngưng tay rồi hỏi mình như sách giáo khoa. Mình sẽ nói hết những lo sợ của mình khi thấy mẹ già, đánh không đau. Ai ngờ, đúng là sách vỡ khác với ngoài đời. Bà cụ nghe mình khóc thì kêu khóc hả, lại khệnh thêm. Thường đứa lớn nhất bị ăn đòn nhiều nhất để làm gương cho em út sau này. Mình nghĩ chắc khóc chưa to nên hét lên cho hết nổi nhục hình. Vấn đề là càng khóc to chừng nào thì bà cụ càng quất cái chổi lông gà vào mông mình. Thế là mình đột phá tư duy, câm cái mồm, cắn răng chịu đựng rồi ngày mai tươi sáng. 


Từ đó mình không tin vào nhị thập tứ hiếu, sách giáo khoa mà thầy giáo dạy ở trường.


Về Đà Lạt, mình như tắm gội trong dòng sông ký ức của thời xưa, nay nghĩ lại phải công nhận mình khi xưa thuộc dạng học sinh có cá tính, chớ không hiền như mình thường nghĩ.

Hôm qua, Đi ăn cơm với mấy đứa cháu học đại học Sàigòn. Ra đường, chúng nhận ra mình chớ mình không nhận ra chúng. Nhìn chúng lại nhớ đến mẹ chúng bị mình đánh khi xưa.  Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nha Trang ngày về

 Sáng nay tạm biệt Đà Lạt chạy về NhaTrang với bà cụ và mấy người em. Trên đường đi thì thấy hồ Than thở đang bị rào để sửa sang chi đó rồi xuống đèo thấy người ta phá rừng làm nhà lồng trồng rau quả, bơm hóa chất như ở Thái Phiên thấy xót xa nhưng người Đà Lạt vẫn phải sống, hy sinh đời con củng cố đời bố. Thế hệ mai sau sẽ được hưởng một môi trường ô nhiễm bởi thế hệ đi trước, khai thác vô tội vạ. Mình nghĩ một phần dân tứ xứ vùng khác đến Đà Lạt làm ăn, không am hiểu Đà Lạt nên cứ khai thác vô tội vạ không như người Đà Lạt xưa nay. Sau này về già họ bán nhà vườn rồi trở về quê họ xây biệt phủ bỏ mặc dân Đà Lạt chết dỡ với môi trường ô nhiễm. Nhớ trước 75, có thời kỳ người ở các vùng bị chiến tranh tàn phá, bỏ chạy từ quê vào Đà Lạt, cũng xây nhà cửa lung tung xẻng nhưng không như hiện trạng ngày nay vì dân xứ khác nhiều hơn Đà Lạt chính gốc. Ra đường ít nghe người nói giọng Đà Lạt.

Lâu lắm mới thấy lại chiếc xe Lambretta của Ý Đại Lợi  dạo mình đang Ý Đại Lợi làm việc ít khi thấy loại này 

Nhớ khi xưa về đi chơi cùng với đại gia đình xuống Nha Trang cũng đi qua con đường này thì đậu xe bên đường, để đái đường. Nay thì có những điểm dừng như Tea Point, để hành khách vào đi vệ sinh đàng hoàng. Bù lại thì ngồi xả hơi uống nước. Mình thấy họ trưng bày chiếc xe Lambro như cậu 3 Thành, người cũng làng với bà cụ, ở trên đường Hai Bà Trưng, cạnh bà Cáp, gần đến La Sơn Phu Tử. Dạo ấy Đà Lạt có hai loại xe Lam, loại Lambro nhỏ hơn đầu hơi bầu bầu và Lambretta được chế tạo cùng hãng xe nhưng đời cũ. Mình có tấm ảnh xưa, thấy một đoàn xe Lam tại Đà Lạt chạy trên đường Trần QuôcToản ngay cây xăng Esso, nhưng không biết lý do. Có thể đám tang của ai.

Tên xe được đặt theo con sông Lambro ở ngoại ô của thành phố Milano mà mình có đến đây thăm người bạn sau này người ấn độ, Đài Loan và các xứ khác mua bản quyền rồi chế tạo loại xe này tiện lợi cho việc đi chuyển rẻ tiền. Xem phim Ấn Độ hay thấy mấy loại xe này, chở hành khách và một phim James Bond có chiếu chiếc này, được tôn tạo. Thời nào xe nấy.

Điểm đáng nhớ là ông chủ và ông kỹ sư chính bất đồng ý kiến nên ông kỹ sư bỏ đi đầu quân cho công ty khác mang tên Piaggio và cho ra đời Vespa, cạnh tranh với Lambretta và đẹp hơn có dịp mình kể vụ này. Mình hỏi một anh bảo vệ của Tea Point là nhà ở gần đây, anh ta cho biết là ở xa mấy trăm cây số nhưng đến đây làm, có chỗ ăn chỗ ngủ luôn lâu lâu về thăm nhà  

Chỗ ngồi nơi quán ăn Suối đá Hòn Giao nhìn ra sau nhìn sông Giao 

Sau khi đi vệ sinh uống nước thì xe chạy xuống đèo, dừng lại tại một quán ven đường nhưng to lớn, mang tên suối đá hòn giao,  đi ra phía sau thì thấy con suối hay sông vì nước ít mình thấy dân địa phương phục vụ thấp người lại nói phương ngữ thì tò mò hỏi mới biết là họ người Giấc Rây mà ông Trần Tiến có kể là sau 75, đi với một nhóm chạy xe jeep lên đồi núi gặp một ông bộ đội lấy vợ người giác rây, tặng ông ta cây đần chapi giúp ông ta ngẫu hứng làm bản nhạc tiếng đàn chapi.

Ai lên rừng sâu nhưng không dám ăn rau của họ dọn vì sợ đau bụng. Mình thấy họ làm cơm lam nên ăn thử vì có nghe nói đến món này từ vùng Tây Bắc Việt Nam. Hóa ra là họ lấy nếp bỏ vào ống tre với nước dừa và gừng để nướng. Sau đó lóc cây tre rồi lấy ăn với muối vừng. Em mình gọi món canh chua rất ngon và món cá bớp chiên rất ngon. Mình kêu thêm trái dừa tươi. Ở đây họ bỏ thêm chút muối vào nước dừa. Chắc nóng quá nên cần thêm muối. 

Xe xuống đèo thì thấy bò gầy. Chắc nóng quá. Nghe nói vùng này chỉ có nuôi dê mươi chịu được sức nóng khô khan của vùng Khánh Hòa. Xe chạy vào NhaTrang rồi đến bến Vinpearl, lấy tàu qua đảo. Cô em mướn cái villa của Marriott bao ăn luôn. Có hồ bơi và bãi biển thì ngay bên cạnh nhà. Nhưng biển ở phía bên MArriotts không đẹp như bên vinpearl, đá hơi nhiều. Được cái thức ăn ngon hơn và chất lượng hơn bên vinpearl mà gia đình mình có mời ông bà cụ đi hai lần trước đây. 

Từ giả gia đình bay vào Sàigòn, mỗi lần lại buồn vì xa bà cụ. Chắc mẹ mình cũng buồn, nghe nói về Đà Lạt nằm vì mệt. 

Mấy ngày đi chơi với bà cụ và em út, ăn đến tận cổ dù thức ăn ngon. Mấy món phở, bún, bánh xèo đều có làm rất cực ngon. Mình chỉ ăn không bánh phở, và bún. Cứ bỏ rau vào nhiều không tả. Cả gia đình kêu lễ tân đem xe lại Villa chở lên chùa Trúc Lâm mà 8 năm về trước hai vợ chồng có leo bộ lên đây. Nay họ cho làm đường nhựa đàng hoàng, không phải đi bộ như xưa. Chùa đều làm xong hết và to lớn. Họ thờ đủ thứ vua (vương), không thấy đề Bồ Tát nên không hiểu nhiều. Chắc thuộc phái Trúc Lâm của người Việt xuất phát từ núi Yên Tử. Thấy hình tượng hơi giống ở CHùa Thầy, ngoài quê mình. Chắc ông nào gốc bắc vào đây xây chùa vì chùa ở miền Nam khác.

Sau đó thì đi chơi lặn nước, loại họ bỏ cái mũ tròn nặng 37 ký gắn ống dẫn oxy truyền vào giúp nước không lọt vào, đi bộ dưới nước xem cá bơi xung quanh đẹp như thủy cung. Hai cô em kêu không đi, sau đó đi về mê quá cở thợ mộc còn em rể thì sợ lắm, không quen bơi dưới nước thì sợ. Lần đầu tiên thấy em gái cười như La Joconde. Ở chơi vài hôm rồi mình từ giã gia đình, hai vợ chồng bay vào Sàigòn. Đồng chí gái bổng nhiên thèm ăn bánh cuốn nên nhờ cậu em chú bác lại đưa đến tiệm. Hai vợ chồng kêu 2 chai nước đậu đen và cậu em chai nước sâm họ tính 5 chai nước đậu đen. Sáng nay mới khám phá biên lai lần sau đi ăn phải xét biên lại cho kỹ bị dân Sàigòn chặt chém. Chán Mớ Đời 

Mẹ già yếu rồi so với năm ngoái đi Thái Lan bơi lội kỳ này chân yếu.

Sáng nay đồng chí gái có hẹn với mấy người bạn gốc Hội An, mình lấy xe grap cho cô nàng đến rồi kêu người em họ bên ngoại đến chở đi ăn phở. Người em kêu anh về mà không báo trước lễ nên thiên hạ đều chơi hết rồi.  lần sau về báo cho em hay, tổ chức để cả họ bên ngoại gặp nhau, không ai biết anh cả ngoài trừ mấy người lớn tuổi. Thôi thì Tết về mình sẽ báo cho biết trước để họ hàng biết nhau. Kỳ này mình gặp được hai người bà con bên ông ngoại và mấy người khác bên mệ ngoại. Giọt máu đào vẫn hơn. Tối nay đi ăn cơm với mấy đứa cháu học tại Sàigon.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn