Về thăm Đà Lạt 2024

 


Mình về Đà Lạt được vài ngày thăm gia đình rồi đi Nha Trang với mẹ và mấy người em, ghé Sàigon, đi Phi Luật Tân với đồng chí gái rồi về Hoa Kỳ. Trong chuyến viếng thăm đột suất Đà Lạt mình có duyên gặp mặt lần đầu vài  người sinh sống tại Đà Lạt. Nói chung là có duyên vì những người mình muốn gặp thì không được mà những người chưa biết lại gặp. Ngoài ra có gặp bà con từ 55 năm qua không gặp lại. 

Chụp trên sân thượng khách sạn Ngọc Lan mình ngụ lại

Trước nhất phải nhắc đến một anh bạn học cũ cách đây 50 năm. Lần nào về Đà Lạt anh ta nghỉ làm, đem xe đến nhà chở mỗi ngày, đi viếng Đà Lạt cũng như đón ở phi trường. Về già mà có được một người bạn như thế dù ít liên lạc hay gặp nhau từ 50 năm qua xem như cũng là một hạnh phúc đời người. Có người vẫn nhớ đến những kỷ niệm xưa và giữ tình bạn ban sơ. Vợ chồng anh ta buôn bán làm ăn với mấy người em của mình từ sau 75 đến khi anh ta về hưu. Anh ta là Đảng viên mới 15 tuổi Đảng nhưng mình không ngại nói chuyện với anh ta. Về có gặp bạn học xưa nay là cán bộ Đảng viên thì mình chỉ chào hỏi thăm nhưng không liên lạc. Sau 75, anh ta không được tiếp tục đi học đại học nhưng vẫn học lén anh ngữ qua đài ngoại quốc, làm công nhân đến khi đổi mới thì chế độ cần người biết anh ngữ nên phải dùng anh ta. Anh ta kể các thông dịch viên của chế độ dạo ấy trình độ anh ngữ bết lắm. Anh ta dù sao cũng học 6năm anh ngữ và mấy năm Hội Việt Mỹ. 

Nothing, in truth, can replace that companion. Old friends cannot be created out of hand. Nothing can match the treasure of common memories, of trials endured together, of quarrels and reconciliations and generous emotions. ~Antoine de Saint-Exupéry


Có anh bạn kể là khi xưa ở Vũng Tàu anh ta sống như vua vì có mác dân trường Tây Yersin Đà Lạt. Lúc đổi mới họ cần học anh ngữ thay vì tiếng nga nên kêu anh ta dạy anh văn. Anh ta tìm một cuốn sách cũ học anh văn thời Việt Nam Cộng Hoà rồi dạy cho thiên hạ học anh văn. Thế là sống sung sướng. Họ kêu đi nói chuyện với các tàu vào mua dầu. Anh ra chỉ xì lô xì la một tụ là lãnh 50 đô thời đó. Sau cô em được bà dạy Mỹ dạy đàn ở đường Minh Mạng, gần hẻm Sông Lô, tiệm kem Thủy Tinh thương tình dẫn theo năm 75 qua Mỹ, sau đó bảo lãnh gia đình anh ta sang Hoa Kỳ. Anh bạn mình kể khi xưa đến học anh văn với bà ta. Lúc chộn rộn bà ta có đi kiếm anh ta để giúp rời khỏi Việt Nam nhưng không gặp. Lúc đó gia đình anh ta cũng phân tán. 


Anh ta vào Đảng làm ăn nếu không thì cũng mệt. Lên xe mình thấy sách báo đề cương của đảng khiến mình cũng giật mình. Anh ta nói để công an chận xe xét thấy vậy không đòi hỏi lộn xộn. Có anh bạn học xưa có nhiều tuổi Đảng xin nghỉ hưu sớm và đi Gia-nã-đại. Anh ta kể là các anh lớn kêu anh ta ký nhiều dự án có tầm mà lỡ có chuyện gì thì anh ta đi tù dùm cho các anh nên cho vợ con sang học ở Gia-nã-đại rồi mua nhà cửa bên đó hạ cánh an toàn quên ngày xưa chính anh ta khuyên bạn bè phấn đấu vào đoàn và Đảng. Có người cố xin vào Đảng nhưng là hậu duệ của chế độ cũ nay kêu mày quá nếu không cũng đi tù như vài người bạn một thời.  


Mình có duyên gặp 3 anh cựu lính trinh sát 302. Có người ở tù chung trại Đại Bình với ông cụ mình khi xưa, nghe mình về Đà Lạt thì họ muốn gặp. Có lẻ nhờ mình viết mấy bài về đại đội này khi xưa. Nhắc đến các người xưa ở Đà Lạt như Cò Giao, anh Paul và ông Thanh. Hóa ra trong tấm ảnh chỗ cây xăng sau lưng khách sạn Palace có dãy nhà cho thuê là của nhóm làm việc cho chương trình Phượng Hoàng khi xưa cư ngụ. Kinh

Qua họ thì mới hiểu là trận đánh chiếm lại Di-Ring khi xưa là cách thí chốt để mấy ông lớn có đường chạy về Song Pha. Mình nghe Hùm Xám Đà Lạt kể là tổn thất gần phân nữa. Họ cho biết là khi thấy T54 của Hà Nội thì ngạc nhiên vì chưa bao giờ đụng trận với chiến xa. Chỉ có Biệt Cách nhảy dù quen trận An Lộc mới biết bắn chiến xa mà nghe nói sau vụ Bình Long, Liên Xô đã điều chỉnh lại chiến xa của họ nên năm 1975 khó hạ chiến xa của họ như xưa. Mình đoán họ như lính Mỹ đóng ở đồn Làng Vệ ở miền trung khi đồn thủy quân lục chiến này bị chiến xa Hà Nội tấn công. Ngay cấp chỉ huy của họ ở đệ thất hạm đội cũng kêu là bố láo. Mình có kể trận đánh này rồi. Pháo binh Mỹ bắn luôn vào đồn mới phá hủy được chiến xa và khiến quân Hà Nội rút lui đêm đó. Đài quân sử Hoa Kỳ có thực hiện cuốn phim tài liệu và phỏng vấn các lính Mỹ sống sót trận đánh đó. 


Họ kể bị sư đoàn 7 Hà Nội tấn công mà chỉ có tiểu đoàn 204 và tiểu đoàn nào đó nhưng không nhớ rõ. Toán viễn thám phải bò lại gần và kêu pháo binh của nhảy dù bắn yểm trợ. Trái đầu tiên là trái khói để chỉnh tọa độ rồi mấy trái sau thay phiên dập. Đó là cách chống phá lại chiến thuật biển người của Hà Nội. Có một anh kể là lính 302 bắt được một trung tá bộ đội khiến ông này sợ quá tưởng sẽ bị giết khi gọi trực thăng chở ông ta về hậu cứ để khai thác. Ông ta tưởng đem lên trực thăng rồi quăn xuống đất như nghe đồn đại. Anh ta giải thích là nếu giết thì bắn ngay đây chớ tốn xăng chở về hậu cứ làm gì. Nghe nói sau này con của ông trung tá Hà Nội có đi tìm anh ta cảm ơn sau khi anh ta ở tù ra. Và nhắc đến chuyện xưa. Hai anh mời mình về nhà dùng cơm do vợ nhà nấu. Ngon cực đỉnh


Mình có hỏi đến vụ lính 302 khi xưa về Đà Lạt đánh lộn. Mấy ông này cho biết họ thuộc toán viễn thám nên đi hành quân Hoài. Về Đà Lạt đi tắm xong ăn uống rồi ngủ thì đã có người gọi kêu đi hành quân tiếp chở đến căn cứ rồi ai đó đã xếp lương khô ba lô sẵn, chỉ lên trực thăng rồi nhảy toán. Còn đám kia ở hậu cứ thì hơi kiêu binh. Có nhiều thành phần đào ngủ từ các binh chủng khác rồi làm giấy tờ khác đi lính 302 cho gần nhà. Mình hỏi họ có biết anh này anh nọ thì không nhưng sau mới lòi ra họ đều lính dưới tên giả nhiều. Mấy ông chủ tịch khu phố ở Tuyên Đức tha hồ mà làm tiền khi ký giấy khai sinh giả. Họ cho biết hùm xám nhận mấy người này vì họ có chút gì kinh nghiệm chiến trường rồi hùm xám tuyển họ từ từ đi hành quân. Ai mà trốn hành quân là bị đòn như học sinh trốn học đi đánh bida là bị thầy Chử Bá Anh lái xe vòng vòng phố bắt đem lên xe chở về trường đánh roi mây. 


Họ có nhắc đến một anh chàng ở trong xóm mình khi xưa hay chơi bắn bi với nhau. Anh ta đi Biệt Động quân. Xong ra trận một lần thì đào ngủ luôn. Nay về già sống với con cháu trồng rau quả qua ngày để quên đi nổi buồn tháng tư. 


Gặp một anh bạn học chung khi xưa kể ông thầy dạy anh văn khi xưa ở cạnh nhà là nhân viên của CIA nên khi di tản có lấy gia đình anh ta tiền để cho đi theo chung nhưng cuối cùng ở Phú Quốc thì bà mẹ tiếc căn nhà nên không muốn đi, và trở lại Đà Lạt. 

Quảng cáo của thầu khoán Võ Đình Dung khi xưa. 10,000 đồng Đông-Dương xây được căn nhà ở Đà Lạt . Đà Lạt dạo ấy đã có trên 40 đường dây điện thoại. Cũng nhờ ông này làm đại diện người Việt trong hội đồng thị xã, phản đối việc người Pháp đưa những hạn chế nhà cửa của người Việt so với người Pháp nên mới xây được khu phố Hoà Bình, to và rộng hơn. Cứ xem chu vi các nhà trong khu vực dành cho người Pháp, xây biệt tự và khu người Việt và người Tàu.


Mình có ra cà phê Tùng lần đầu tiên trong đời. Mới đến cửa thì gặp tên Thông khi xưa học Yersin đi ra. Hỏi hắn thì hắn không nhận ra và chào đi. Mình đi vào với anh lính 302. Khi xưa ra đường đi với một anh lính 302 thì đố thằng nào dám đụng tới mình. Thiên hạ hút thuốc trong tiệm nên mình thở không nổi khói thuốc lá nên ngồi nói chuyện xong thì mình chào anh ta đi. Anh ta có mời lại nhà ăn cơm nhưng mình nói tối thì ăn cơm với gia đình vì có mấy người em qua nhà bà cụ ăn cơm. Hẹn lần sau về sẽ gặp lâu hơn để nghe họ kể về Đà Lạt xưa. Mình định Tết này về ăn Tết ở quê và Đà Lạt sau 50 năm. 


Chạy vòng vòng thì thấy chỗ am Sohier nước suối từ hồ Than THở và Mê Linh khi xưa chảy xuống bị đọng lại đen xì như kinh nước đen của Nguyễn Thụy Long, hôi lắm. Nghe nói họ chặn lại không cho nước ở đây thông qua hồ Xuân Hương. Hôm qua chạy xuống Nha Trang, đi ngang hồ Than Thở thì thấy họ rào lại để vét hồ hay sao đó. Vấn đề môi trường ở Đà Lạt khá phức tạp vì dân cư đến sinh sống quá tải thêm họ chặt cây thông để làm nhà lồng trồng rau quả. Thấy cá chết nổi lên mặt hồ Xuân Hương.


Hôm trước, mình có ghé trung tâm pháp ngữ (Centre francophone) thăm ông Nicolas Leymonerie. Ông ta có lập một nhóm quan sát về di sản Đà Lạt. Ông ta muốn bảo tồn các di sản của người Pháp để lại nên rất quan tâm đến sự phát triển Đà Lạt. Mình muốn đi bộ nhưng cô em kêu lên xe em chở phóng ào ào lên dốc ngã ba chùa. Khi xưa mình chạy Honda lên đây xe 50 phân khối nên chạy chậm như rùa nay thì xe đời nay chắc 90 phân khối bay ào ào. Khám phá đường Tăng Văn Danh được đổi tên là Nguyễn Thị Nghĩa. Mình hỏi lòng vòng bà này là ai nhưng dân Đà Lạt ngơ ngác lắc đầu.

Có ra đường Phan Bội Châu vì nghe nói cháu ngoại của ông Faraut về đây mở quán cà phê nhưng chắc dọn về khách sạn nào cho tươm tất hơn
Đà Lạt xưa thời mình còn nhỏ. Dãy phố một tầng bên phải được dẹp bỏ sau khi xây chợ Mới. Lý do là sợ đất trùi nên họ xây talus to đùng. Rác rưỡi khắp nơi chưa đúng tiêu chuẩn một thành phố du lịch đẹp của thế giới. 

Được biết là tòa đại sứ pháp không để ý lắm về công việc của nhóm ông ta muốn bảo tồn di sản của Pháp quốc tại Đà Lạt. Nhiều người Đà Lạt muốn học pháp văn nhưng thiếu người dạy nên ít lớp pháp văn. Nên họ phải kinh doanh ở dưới lầu buôn bán các hàng hóa từ Pháp quốc và lầu hai thì tiệm ăn pháp còn tầng 3 thì dạy pháp văn theo tôn chỉ người Việt có thực mới vực được đạo. Ông ta theo dõi các bài mình viết về Đà Lạt xưa, kêu mình có nhiều tư liệu của người đã từng sống tại xứ này. Vợ ông ta du học tại pháp rồi ông ta theo về Hà Nội. Rồi dắt nhau vào Đà Lạt dạy pháp văn kiếm sống. Lạ đời có nhiều người ngoại quốc thương Đà Lạt, muốn bảo tồn di sản của Đà Lạt trong sự phát triển man dại của Đà Lạt. Thấy họ phá biệt thự Trang Hai để xây bãi đậu xe buýt. Rồi chình ình hai tòa nhà đang xây dỡ ở trên Sân Cù. Ông ta mới gửi mình danh sách các người Pháp chết và chôn tại Đà Lạt. Sau này họ dẹp mả thánh để làm sân đá banh và ông ta có lập một danh sách các mồ người Pháp tại Đà Lạt. Không thấy tên ông cha nhà thờ CamLy. Có thể ông cha được chôn tại nhà thờ. Bài này mình viết lâu rồi nên không nhớ rõ. Để về Mỹ mình đọc lại danh sách để xem có chi tiết gì lạ. Đi chơi viết trên iPhone nên khó đọc. 


Năm nay ai cũng ngạc nhiên là hoa mai nở trễ. Thay vì nở vào Tết như mọi năm, năm nay trễ đến hai tháng. Chắc ít mưa. Dân Đà Lạt xưa gọi là hoa Mai vì sau đó ra trái ăn đắng nghét còn hoa Anh Đào của Nhật Bản thì không có trái. 

Mình chơi ba đĩa bánh căn cho đã thèm. Quán ở ấp Mỹ Lộc xưa ngon nhất. Mình thích cách người Đà Lạt  làm ăn. Sáng họ nấu nồi bún bò hay phở,… bán hết thì họ nghỉ, lo chuyện trong nhà. Không buôn bán cả ngày cả đêm như bên Hoa Kỳ.

Trước khi đi thì mình mới để ý đến một tấm ảnh hồ Xuân Hương được chụp trước tháng 5 năm 1932 thấy ốc đảo Thủy Tạ đã được thành hình nhưng Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Mình tìm không ảnh của hồ Xuân Hương được chụp khi hồ này cạn để vét bùn thì mới hiểu lý do cái đập khi xưa gần Thuỷ Tạ bị vỡ khi cơn lũ tháng 5 1932. Lý do khu vực thủy tạ là đất bồi cạnh con đê, có con đường chạy từ cây xăng Esso qua vùng vịnh Đinh tiên Hoàng mà lòng suối Cam Ly thì gần đấy nên khi mưa thì nước dưới hồ vẫn bị xoáy về phía đất bồi mà chỗ này họ cho phá đất bồi để làm ốc đảo thủy tạ nên bao nhiêu áp suất của nước lũ đều dồn về phía này, xoay quanh ốc đảo tạo ra sức ép khiến cái đập bị vỡ. Tương tự mình thấy người ta xây cái cầu mới từ đất liền qua ốc đảo. Chắc chiếc cầu đầu tiên đã bị nước lũ cuốn trôi.


 Do đó kỹ sư pháp mới dời cái đập đến chỗ cầu Ông Đạo ngày nay để tránh tình trạng này xảy ra lại. Mình có tấm ảnh này từ lâu mà không để ý và tự hỏi tại sao người Pháp dời cái đập nước qua phía cầu ông Đạo tốn tiền. Nay đã thỏa mãn câu hỏi của mình. Nếu không có mưa thì hồ Xuân Hương xem như bị đọng lại, cá chết mệt thở. Đi bộ thấy cá nằm trên bờ và trên hồ. Bản cấm câu cá và bơi. Giới trẻ Đà Lạt không còn chỗ để tập bơi như xưa kia. Chỗ cầu Ông Đạo mình thấy họ có làm công viên. Lần trước về thấy có gắn mấy cái dù nhưng không thấy ai xuống đây xeo phì, cỏ thì cao đến đầu gối. Mình nghĩ ý tưởng hay nhưng cách họ thiết kế thì không chuẩn cho một công viên nên du khách không xuống. 

Viếng thăm am Mệ Cai một thời kỷ niệm ấu thơ

Chạy ngang khách sạn mang tên Merperle khiến anh bạn hỏi có đúng tiếng Tây. Khách sạn này mới được xây xong, thêm mấy ngàn thước vuông ngoài quy trình. Mình nói thường người ta gọi là Perle de mer, hạt Ngọc của biển hay Ngọc Hải. Nên mình không hiểu lý do họ viết sai hay muốn Mỹ hóa các từ pháp. Anh ta nói nhà hàng Thanh Thủy được dịch thành Blue Water là sai. Thanh Thủy nghĩa là nước sạch còn Blue water là nước dơ. Nói chung thì phố xá mang tên ngoại quốc nhiều mà được dịch sai hoặc không hiểu họ viết tiếng Tây hay tiếng Mỹ. Có khi người kẻ bảng hiệu không rành sinh ngữ khiến du khách ngoại quốc ngọng còn người Việt thì chắc không để ý. 


Hôm qua mình nhờ anh bạn chở ra am mệ cai Thỏ đường Nguyễn Công Trứ xưa. Hỏi cháu của mệ đang cai quản đền thì được biết ông Cai Thọ ở Huế khi xưa nhưng họ gọi Cai Thỏ cho khỏi bị huý chi đó. Ông cai có vợ hầu nên mệ Cai mới vào Đà Lạt sinh sống rồi bệnh tật được ông thầy ở chùa Linh Phong chữa hết bệnh nên lập cái am để thờ. Chú của anh bạn có đất trồng rau bên cạnh nhưng đi xem thầy thì nói không xây nhà được, chỉ có xây chùa đền nên đổi đất với mệ cai. Mình hồi nhỏ hay bệnh tật nên bà cụ bán vía mình cho am mệ cai được ông Chín đeo nơi cái gùi quỳ lạy trước bàn thờ. Trước khi đi Tây mình có ra đây lạy tạ. 50 năm sau mới trở lại. Mình thấy lạ vì mặt đường cao hơn đất của am ngày xưa. Hóa ra họ làm đường cứ đắp thêm đất cao hơn 3 mét. Mưa nước trên đường chảy xuống là mệt. Đà Lạt chỉ nên mua đất và nhà ở trên đồi cao. 

Bơ ra trái tại nhà chú của bà cụ trong ấp Xuân An. Mình có thấy một cây chỗ cà phê Thì Tuấn đường Yagout. 

Mình có ghé nhà ông Dụ, em ông ngoại mình trong Nhà Chung, ấp Xuân An. Không nhận đâu là đâu. Vườn chỉ có cây bơ mới trồng sau này còn mận và ổi khi xưa đều biến mất. Mình cũng ghé thăm mấy người con dì dượng Ba Ca trên Số 4. Năm 1992 về mình có ghé thăm nhưng sau này ít thời gian bên không đi thăm ai cả. Chỉ gặp được chị Hoa, Cường và cô út sinh sau Mậu Thân. Anh Việt thì đã qua đời. Gặp người thân mới nghe lại tên những người bà con khi xưa như bà Tôn ở gần nhà ông Ba Đà. Được biết thêm tin tức là vợ ông Phạm Thiên Thư là bà Võ Thị Mỹ Ngọc, khi xưa là quản lý của ông bà Võ Đình Dung. Mỗi tháng bà ta đều lấy tiền thuê đất nhà của thiên hạ mướn đất làm vườn hay nhà ở rồi gửi tiền qua pháp cho ông bà Võ đình Dung ở Pháp. Ông bà lại gửi về Hà Nội cho con gái tập kết. Bà này sau 75, có về Đà Lạt sinh sống rồi qua đời. Không biết sau này Việt Nam Cộng Hoà cấm đổi ngoại tệ thì sao. Chỉ biết là sau 75 nhà và đất của gia đình này bay hết. 


Đến thăm mấy người con của dì Ba Ca mới nhớ là chùa Linh Phong có thờ ông 30. Anh bạn kể khi xưa khi mấy người lớn tuổi kể chỗ này có cọp vồ nhiều người đi rừng nên dân địa phương lập bàn thờ ông ba mươi. Chỗ nhà thờ Domaine de Marie gần nhà mình nghe nói cũng có cọp. Hồi nhỏ bạn đêm mà phải ra ngoài là sợ bị cọp vồ. 

Máy Teac giống như máy khi xưa nhà mình có. Sưu tầm của ông Thi Đà Lạt. Rất cảm động khi nhìn lại cái máy băng nhạc một thời 

Mình có ghé tiệm cà phê Thi Tuấn thăm ông thần sưu tầm đồ cổ tại Đà Lạt. Anh ta cho xem các máy móc băng nhạc khi xưa và sách báo. Anh ta có một số hình ảnh cũ do ông bố chụp khá tốt về Đà Lạt xưa. Bà cụ anh ta đã 97 tuổi vẫn còn minh mẫn. Ai thích xem hình ảnh xưa Đà Lạt thì ghé tiệm này. Anh ta có nguyên mấy phòng triển lãm đồ cỗ. Mình tiếc là không có nhiều thì giờ để xem kỹ các tài liệu về Đà Lạt xưa. Hy vọng lần sau sẽ có thời gian nhiều. 

Ai khi xưa ở Đà Lạt đều biết tiệm mướn sách này ở đường Phan Đình Phùng. Tiệm này lấy hết tiền ăn hàng của mình. Mình có lẻ đọc hết sách của họ có cho thuê ngoại trừ mấy truyện kiếm hiệp. Để hôm nào kể về các nơi cho mướn sách tại Đà Lạt. 
Mình không biết đây là cây xăng Ngọc Hiệp hay Ngã Ba Chùa, cong cây xăng. Kim Cúc chắc cũng của bà này. Hình như khi xưa nhà mình cũng được tặng lịch này. Không biết in từ Sàigòn hay nhà in Lâm Viên.

Mình thấy có điểm lạ là lề đường cho bộ hành thì đậu xe đầy, người bộ hành phải xuống đường đi bộ lại sợ xe đụng. 

Còn tiếp 

Trong vòng 22 năm vợ chồng ông. Này trồng mấy ngàn cây xung quanh nhà


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn