Hôm nay ngồi xem lại mấy tấm ảnh xưa Đà Lạt thấy mấy tấm ảnh hồ Xuân Hương, chỗ Thuỷ Tạ. Cứ mỗi lần tự nói sẽ chọn các hình ảnh cũ vào các thể loại nhưng rồi khi xem hình lại khám phá ra nhiều chi tiết khác nên ghi lại. Có gần 3,000 tấm ảnh Đà Lạt xưa mà chưa có dịp thanh lọc. Có lần bác nào nói ở Bôn Sa nên có thể giúp mình thanh loại các tấm ảnh cũ Đà Lạt nhưng bặt tin. Chán Mớ Đời
Tấm này chắc chắn được chụp trước năm 1932, trước trận bão tháng 5 năm 1932. Đã cuốn trôi mấy căn nhà ở hạ lưu của người Việt khiến 15 người chết khiến người Pháp không cho xây cất ở đây nữa và dời khu phố việt lên khu Hoà Bình ngày nay. Trận bão này đã làm vỡ cái đập chận nước lại của hồ Lớn mà người Pháp gọi là Grand Lac, dùng cho người tây phương sử dụng còn vùng hạ lưu có một hồ nhỏ (Petit lac) gần khu người Việt. Địa điểm ngày nay là Ấp Ánh Sáng.Đây là tấm không ảnh của Google chụp sau 75, khi họ cho vét bùn của hồ Xuân Hương. Nếu để ý bên trái cạnh Thuỷ Tạ là có một dấu tích con đường vừa là cái đập từ đường Trần Quốc Toản chạy qua bên kia hồ Xuân Hương, đường bÀ Huyện Thanh Quan, chỗ câu lạc bộ của hướng đạo Lâm Viên. Con suối Cam Ly, vẫn thấy chảy nhỏ nhắn. Người Pháp cho đào cái hồ nhân tạo này mà họ gọi là Hồ Lớn (Grand LAc).Chúng ta thấy khách sạn đầu tiên tại Đà Lạt, mang tên Hotel du Lạc với các bungalows bên cạnh trước khi khách sạn Palace được xây cất. Chỗ khu vực Thuỷ Tạ sau này có một căn nhà nhỏ một tầng nhưng không nhớ để làm gì trong tài liệu mình đọc về Đà Lạt khi người Pháp thành lập thị xã này làm nơi nghỉ dưỡng cho người Tây phương. Đối diện qua đường Thống nHất là một tiệm ăn mà nó gọi La Chaumière sau này dưới thời Việt Nam Cộng Hoà gọi nhà hàng Đào Nguyên. Mình có tấm ảnh cũ hơn nhưng lười đi tìm quá.
Trước khách sạn Palace, có một dãy nhà thấp là nơi để nuôi ngựa cho du khách đi săn và nhà đậu xe của du khách. Phía câu lạc bộ thể thao chỉ một sân quẩn vợt được xây dựng còn lại là đất đã được ban đều.
Phía sau khách sạn Palace thấy một nhà nhỏ. Đó là nhà thờ đấu tiên tại Đà Lạt ngày khuông viên của trường Trí Đức. Nhà thờ này được xây dựng trước khi nhà thờ Con Gà được xây cất. Sau này bị phá bỏ để làm rộng trường học Trí Đức. Khách sạn du Parc chưa được xây cất vì sau đã che mất nhà thờ đâu tiên ở nhà chung.
Sân vận động là nơi mình đá banh với đám kho bạc mỗi chiều và học sinh Văn Học và việt anh. Nhớ mỗi lần có đại hội thể thao là học sinh diễu hành trên đại lộ thống nhất. Năm mình đi diễn hành lớp 11 B, trời lạnh mưa lơi mơi, lại phải bận áo đồng phục quần đen và vét trắng của thầy Chử BÁ Anh mượn của ty thanh niên Đà Lạt. Khán giả đứng hai bên đường kêu giống bồi Chic Shanghai. Chán Mớ Đời
Tấm này do ông Bill Robbie chụp vào năm 2968 khi ông tham chiến tại Việt Nam. Hình ảnh này cho thấy cảnh quang vẫn tiếp tục đến năm 1974 khi mình đi Tây. Cận cảnh là sân vận động bên cạnh đường Thống Nhất. Nhớ có lần đang chạy Jeep trên đường này bổng nhiên cái capot của xe ông cụ bị gió bật lên. Sáng đó mình mở capot xem nước và dầu quên cài đồ khóa lại. May mình thắng lại rồi đậy nắp capot lại. Dường vắng chớ như ngày nay là tông thiên hạ rồi. Hú vía.
Thường đoàn lực sĩ đi vào cổng sân vận động, rồi theo con đường chạy đua xung quanh sân đá banh. Đi từ bên phải đến qua khán đài, che bằng tôn xi măng. Thường ông đại tá tỉnh trưởng có cái ghế ngồi còn thiên hạ ngồi trên các bục xi măng. Bên phải của khán đài danh dự, có hai cái talus bằng đất để khán giả bình dân như mình đứng xem. Khi đá banh thì khán giả đứng xung quanh sân nên cầu thủ khó chạy đường biên lắm. Được cái là khỏi phải đi lượm banh. Có hai trận bạnh khiến mình nhớ nhất là hồi nhỏ đi xem đội tuyển Việt Nam đội A và đội B đá tại đây. Thấy cầu thủ Đổ Thới Vinh lừa bóng, còn nhỏ nhưng nghe người lớn chỉ chỏ còn hai ông thủ môn tên Đực 1 và Đực 2 cứ đá banh cho mạnh qua bên sân kia chớ chả đưa banh gì. Không nhớ tỷ số bao nhiêu nhưng hôm đó vui vì mấy cầu thủ quốc gia đá tại Đà Lạt.Hình chụp khách sạn palace về hướng đối cù. Chúng ta thấy cái đập đầu tiên chận hồ lớn lại. Nhìn tấm ảnh hồ không có nước sau 75, khi họ vét hồ thì thấy lòng suối Cảm Lý ở ngay giữa hồ nhưng họ lại làm cái chỗ thoát nước xã xã cạnh đường Đinh tiên Hoàng. Rất hay mấy căn nhà ngay đường Trần Quốc Toản đều bị phá vỡ sau tháng 5 năm 1932. Xa xa là núi Lâm Viên
Hình ảnh chụp ngày 4 tháng 5 năm 1932 khi cơn bão lớn làm ngập nước hồ và nước thoát không kịp đã làm vỡ cái đập chận nước khiến khu vực người Việt sinh sống ở hạ lưu bị ngập và cuốn trôi. Nhà làm bằng gỗ nên không chắc chắn. Sau đó họ mới cái hồ ra đến chỗ cầu Ông đạo và xây cái đập bằng xi măng cốt sắt. Nhờ tấm ảnh này mình mới hiểu được và định vị những tấm ảnh trên với cái đập xưa thay vì đường Lê Đại HÀnh và cái cầu Ông Đạo ngày nay. Trước đây mình không định vị được mấy căn nhà bên trái vì có mấy tấm này ở góc độ khác.
Hình ảnh chụp ngày 4 tháng 5 năm 1932 khi cơn bão lớn làm ngập nước hồ và nước thoát không kịp đã làm vỡ cái đập chận nước khiến khu vực người Việt sinh sống ở hạ lưu bị ngập và cuốn trôi. Nhà làm bằng gỗ nên không chắc chắn. Sau đó họ mới cái hồ ra đến chỗ cầu Ông đạo và xây cái đập bằng xi măng cốt sắt. Nhờ tấm ảnh này mình mới hiểu được và định vị những tấm ảnh trên với cái đập xưa thay vì đường Lê Đại HÀnh và cái cầu Ông Đạo ngày nay. Trước đây mình không định vị được mấy căn nhà bên trái vì có mấy tấm này ở góc độ khác.
Theo tài liệu tây thì họ làm hồ Lớn và hồ Nhỏ như để chia hai khu vực của người Pháp và người địa phương (endigenes). Hồ lớn để người Pháp chơi thuỷ thao và bơm nước sử dụng còn hồ nhỏ phía hạ lưu, có nhiều tấm ảnh cho thấy cạnh đường Trần Quốc Toản, chỗ đường Lê Đại Hành chạy lên nhà thờ COn Gà. Ai tò mò thì tìm mấy bài mình viết về khu người Việt đầu tiên tại Đà Lạt.
Hình này chụp từ khách sạn Palace, Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Chỗ sân quần vợt họ có xây một quán nghỉ giải khát, còn nhà hàng Đào NGuyên thì chưa được xây. Có thấy cái Bungalơw bên phải không biết nay còn hay không. Lúc này Grand Lycee chưa được xây cất
Hình này thấy rõ là Thuỷ Tạ chưa được xây, chỉ có khuông viên hình chữ nhật đã được hình thành. Mình có mấy tấm ảnh khác, cho thấy mấy cái chòi được xây cất trước khi Thuỷ Tạ được xây cất. Nơi thuỷ tạ mình đoán vì quá mờ, cái cầu để ca-nô đậu ghé lại, lúc này cái đập chạy xe qua bên kia hồ chưa bị vỡ, xem như được chụp trước tháng 5 năm 1932. Bên kia hồ cây thông chưa được trồng. Theo mình thì dưới thời ông Diệm mới có phong trào trồng cây nên đồi CÙ mới có cây thông.
Hình này chụp từ khách sạn Palace, Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Chỗ sân quần vợt họ có xây một quán nghỉ giải khát, còn nhà hàng Đào NGuyên thì chưa được xây. Có thấy cái Bungalơw bên phải không biết nay còn hay không. Lúc này Grand Lycee chưa được xây cất
Hình này thấy rõ là Thuỷ Tạ chưa được xây, chỉ có khuông viên hình chữ nhật đã được hình thành. Mình có mấy tấm ảnh khác, cho thấy mấy cái chòi được xây cất trước khi Thuỷ Tạ được xây cất. Nơi thuỷ tạ mình đoán vì quá mờ, cái cầu để ca-nô đậu ghé lại, lúc này cái đập chạy xe qua bên kia hồ chưa bị vỡ, xem như được chụp trước tháng 5 năm 1932. Bên kia hồ cây thông chưa được trồng. Theo mình thì dưới thời ông Diệm mới có phong trào trồng cây nên đồi CÙ mới có cây thông.
Thuỷ Tạ được người Pháp thiết kế theo một câu lạc bộ nổi tiếng ở thế kỷ 19, mang tên La Grenouillère gần thủ đô Paris, nơi 2 hoạ sĩ tây Auguste Renoir và Claude Monet đến vẽ vào thời La Belle Époque. người Pháp ra đi mang theo hình ảnh quê hương cua thọ nên tạo dựng lại hình ảnh của quê mẹ như ngày nay chúng ta thấy các quán ăn Việt Nam mang tên Phở Hiền Vương, hủ tiếu thanh Xuân,…tại Bôn sa.
Thủy Tạ trước ngày 4/5/1932, chỉ là con ốc đảo mới được thực hiện. Theo mình đoán ký đi cái đạo bị vỡ vì xây cái ốc đảo này khiến nước mưa chảy về áp suất dồn về phía này cạnh cái đập bởi nước bị dồn xoáy theo hình tròn khiến vỡ đập ngay góc này.
Có lẻ trận đấu chung kết vô địch quân khu 2 giữa đội banh Đà Lạt và Phan Thiết khiến mình nhớ đời. Trên nguyên tắc đội Phan Thiết đá hay hơn, vô địch mấy mùa liên tiếp, đứng thứ 2 quốc gia sau Sàigòn Gia Định. Năm đó không hiểu sao bà rá đội tuyển của Đà Lạt đá thắng hình như 1-0. Đội Phan Thiết tấn công như điên nhưng đá không lọt lưới thủ môn Lực. Sau này họ thương lượng cho họ đá và kèm thêm vài cầu thủ Đà Lạt đá đại diện Cao Nguyên, đá vô địch quốc gia nhưng thua mệt thở. Đội tuyển có anh Paul là thủ môn, ông Thanh là bầu của đội banh. Sau này hai người này bị Việt Cộng nằm vùng gài lựu dạn nơi xe của họ. Khi ăn cơm tại nhà hàng Nam Sơn ra, mở cửa, lựu đạn nổ giết cả hai nên đội tuyển Đà Lạt xuống chân. Nhớ có hai anh em Xuân và Liêm ở cư xá Địa dư hay đá banh ở sân ấp Cô Giang. Mấy người kia thì không nhớ nữa. Khi Đà Lạt thắng trận này, chạy xe về nhà với ông cụ, nhìn hai bên đường ai nấy đều vui vẻ, Hân hoan, không đi bão như ngày nay.
Thấy đường mòn từ kho bạc đi xuống hồ Xuân Hương mà mình hay đi qua khi xưa. Đi học vào Bá Đa Lộc không được đi ngang Khách sạn Palace nên dân tình đi tắt kiểu này. Thấy nhà hàng Đào Nguyên. Bên phải có cây xăng Esso. (Còn tiếp)
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn