Showing posts with label Những mảnhnhớ. Show all posts
Showing posts with label Những mảnhnhớ. Show all posts

Thế vận hội thể thao hay thế vận tiền

 Hồi nhỏ đọc báo chí về thế vận hội Mexico năm 1968, có tay đua Trần Văn Nên và Trương Kim Hùng lên Đà Lạt để tập trước khi tham dự. Mình có tấm ảnh tay đua Trương Kim hÙng đang tập ở bờ hồ. Có lẻ thế vận hội Munich 1972 là để lại dấu ấn nhất khi nhóm người khủng bố tự gọi Tháng 9 đen (black September), đột nhập vào làng thế vận hội, đến nơi ngụ của phái đoàn lực sĩ do thái và bắt con tin để thương lượng. Kết cuộc trực thăng nổ rồi một số người chết đưa đến cuộc săn lùng của Mossad, để ám sát tất cả thành viên chính của cuộc bắt cóc này. Ai tò mò thì xem phim “Munich”.

Mình không nhớ học anh ngữ trong cuốn nào hay lớp nào nhưng có bài nói về ông Tây Pierre Coubertin đã khởi xướng đại hội thể thao được gọi là thế vận hội tại Athens nên khi mình đi viếng thăm Hy Lạp với cô bạn, việc đầu tiên là phải đến thành phố và viếng thăm vùng Olympia nơi khi xưa người Hy Lạp tổ chức đại hội thể thao tại đây. Dạo đó ít du khách nên chỉ có loe hoe vài người, cỏ mọc tùm lùm. 


Thế vận hội (Olympic Games) là một đại hội thể thao quốc tế có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Các Thế vận hội đầu tiên, được gọi là Olympia, diễn ra tại thành phố Olympia, Hy Lạp vào năm 776 TCN. Đại hội thể thao cổ đại được tổ chức để tôn vinh thần Zeus, vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp. Diễn ra 4 năm một lần, thu hút các vận động viên từ nhiều vùng Hy Lạp.

 Lúc đầu các môn thi đấu gồm:

   - Chạy bộ: Các cuộc thi chạy bộ bao gồm chạy ngắn (stadion), chạy dài (dolichos) và chạy đua hai lần chiều dài sân vận động (diaulos). Có lẻ vì vậy mà vận động trường được người Tây phương gọi là stade hay stadio hoặc stadium dựa theo từ stadion. 

   - Đấu vật và quyền anh.

   - Ném đĩa, ném lao.

   - Đua xe ngựa. Môn này chắc ngày nay bị bãi bỏ, có lẻ ít ai có khả năng để chơi môn này. Chỉ có cởi ngựa chạy cà rọc cà rệt, nhảy qua mấy hàng rào tốn biết bao nhiêu tiền. Nội mua con ngựa không, còn phải có chuồng cho nó rồi đi tập. Khu gần nhà em, có làm đường cho thiên hạ cởi ngựa đi lừng khừng, đi bộ lạng quạng là đạp cứt ngựa, bị tetanos.

   - Năm môn phối hợp (pentathlon): bao gồm chạy, nhảy xa, ném đĩa, ném lao và đấu vật. Nay có đến 10 môn phối hợp (decathlon).

Ngày nay thì đủ loại môn thể thao. Môn nào mà có thể bán áo quần, quảng cáo là cho thi đấu. Có lần con gái mình thi đua 3 môn phối hợp. Bơi, xe đạp và chạy bộ, khiến mình thất kinh. Phải công nhận ý chí của nó khá mạnh. Sau này mình nói thôi, khỏi phải vào đội này nữa. Nội chở đi bơi là oải rồi, nay còn phải chở đi tập xe đạp, và chạy bộ việt dã.

Ông thần nào ở Zimbabwe gửi tấm ảnh này kể 1 lực sĩ xứ này đi tham dự thế vận hội có đến 9 đày tớ nhân dân chăm sóc

Ảnh hưởng

   - Thế vận hội cổ đại không chỉ là đại hội thể thao mà còn là dịp để người Hy Lạp cổ đại tôn vinh các vị thần và thể hiện sự đoàn kết giữa các thành thuộc liên bang. Ngày nay là để quảng cáo làm tiền và chính trị. Đội tuyển của nước nga không được tham dự năm nay vì Putin chiếm đóng Ukraine. Tương tự khi thế vận hội tại Liên Xô năm 1980, Hoa Kỳ tẩy chay vì liên Xô xâm chiếm Á Phú hãn và để đáp lễ liên Xô tẩy chay năm 1984, được tổ chức tại Hoa Kỳ. Còn Hoa Kỳ xâm chiếm Á Phú hãn hay mấy xứ khác, dưới danh nghĩa mang lại nền dân chủ này nọ nên không ai phản đối, kêu chính trị không nên xen vào thể thao. 


Sau này nền văn minh Hy Lạp tàn lụi nên các cuộc tranh tài thể thao không còn được tổ chức đến cuối thế kỷ 19, thì có ông Tây mang tên Pierre de Coubertin, đột phá tư duy, thành lập uỷ ban thế vận hội. Nên nhớ là Hy Lạp bị đế chế Ottoman chiếm đóng suốt gần 5 thế kỷ, chỉ được độc lập nhờ các nước Tây phương vào năm 1848. Cho nên ai đi chơi ở Hy Lạp thì đừng bao giờ khen người Thổ Nhĩ Kỳ.

Mục tiêu của ông là tạo ra một đại hội thể thao quốc tế nhằm thúc đẩy hòa bình và sự hiểu biết giữa các quốc gia. Đây mới là lần đầu thi đấu giữa các nước. Dạo ấy là từ Âu châu. Lúc đầu ông Coubertin muốn được tổ chức tại Paris nhưng cuối cùng chấp nhận được tổ chức đầu tiên tại Athens, thủ đô của Hy Lạp. Có 14 nước tham dự và chỉ có đâu 267 lực sĩ tham dự. 


Có một môn mà mình tò mò vì khi xưa đọc câu chuyện trên báo Tuổi Hoa, mượn mấy cô hàng xóm, chuyện một anh lính tên Pheidippides chạy từ mặt trận Marathon về đến thủ đô để báo tin chiến thắng sau đó mệt quá lăn đùng ra làm liệt sĩ. Sau này người ta đặt tên chạy đua đường trường 40 km mang tên địa danh này. Khi làm việc tại Torino Ý Đại Lợi, luân đôn và nữu ước mình có tham gia chạy 10 cây số với đồng nghiệp. Tuy là về đích nhưng thở như bò rống. Đây thiên hạ chạy gấp 4 lần. Khi đến Hy Lạp, mình tìm đến viếng thăm thành phố Marathon nhưng chả có gì đặc sắc cả nên chỉ đi lòng vòng rồi chạy đi chỗ khác. Chán Mớ Đời 

Đây là danh sách lực sĩ Việt Nam tham dự thế vận hội. Chỉ có 4 nam và 12 nữ. Cho thấy đàn ông Việt Nam theo môn thể thao dzô dzô đông hơn

Nghe kể thế vận hội đầu tiên tại Athens, có môn này và người về đầu là một ông Hy Lạp mang tên Spyridon Louis. Buồn đời là khi chạy đua tuyển để được chọn tham dự, ông ta về thứ 5. Có lẻ ít người tham dự chạy môn này nên họ cho ông ta chạy ké, chạy nền. Ai ngờ sáng đó chắc vợ ông ta nấu cho ông ta ăn nhiều souslaki hay uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nổI hứng chạy thắng mọi lực sĩ quốc tế còn người được tuyển thứ nhất về hạng nhì vì thiếu ăn hay bị vợ la hôm ấy. Sau đó người ta tiêu chuẩn hóa môn chạy bộ này là 42.196 cây số hay 26.2 dậm thay vì 40 cây số. Phụ nữ được tham gia chạy môn này lần đầu tiên năm 1984, được tổ chức tại Hoa Kỳ. 


Sau này người ta tổ chức thêm các môn thể thao mùa đông nên các quốc gia miền nhiệt đới hết cơ hội tham dự, chỉ dành cho các nước có tuyết lạnh. Cứ hai năm họ luân phiên thế hội mùa đông và mùa hè. Trên nguyên tắc là chỉ có lực sĩ tài tử mới được tham dự nhưng vì tiền hái nhiều quá nên họ phải cho các lực sĩ nhà nghề tiền nhiều tham dự để các công ty bán quảng cáo. Thường thì quốc gia tổ chức là lổ chỉ có các công ty mới giàu có. Chỉ có tại Hoa Kỳ mới lời còn các quốc gia tổ chức thường ăn cám. Các cơ sở được xây cất để tranh tài sau đó bỏ không. Đến thăm Athens với vợ sau này thấy làng thế vận hội cũng ngọng, bỏ hoang. Bên Trung Cộng cũng vậy sau 2008 hay thế vận hội Montreal 1972 có cùng số phận nhất là phi trường. Muốn nước nào nghèo đói muôn đời thì xúi họ tổ chức thế vận hội thể thao.


Ngọn cờ thế vận hội,

   - Biểu tượng 5 vòng tròn Olympic tượng trưng cho sự đoàn kết của 5 châu lục.

   - Ngọn đuốc Olympic được thắp sáng tại Olympia và di chuyển đến nơi tổ chức Thế vận hội. Năm nay có màn ông nào đoạt huy chương vàng 100 tuổi, ngồi xe lăn cầm ngọn đuốc , khá cảm động.

Thế vận hội là biểu tượng của sự hòa hợp, tinh thần thể thao và sự cố gắng không ngừng của con người trong việc vượt qua giới hạn bản thân. Các giá trị này đã và đang được duy trì qua hàng ngàn năm lịch sử từ Hy Lạp cổ đại đến hiện đại. Mình xem đá banh, các cầu thủ nam cũng như nữ khệnh nhau, dùng giày đinh dẫm lên chân đội bạn, chửi nhau là phản động. Đó là tinh thần thể thao khi để cho các lực sĩ nhà nghề tham dự. Họ không bảo vệ màu cờ nước họ mà giúp công ty quảng cáo làm giàu.

Olympia là một thành phố cổ đại ở Hy Lạp, nằm ở bán đảo Peloponnese, được biết đến như nơi tổ chức Thế vận hội cổ đại. Mình nhớ khi lái xe qua con kênh của bán đảo này. Hình ảnh vẫn đẹp vẫn giữ lại đến ngày nay. Nay thì du khách đông quá nên hết muốn đi lại. Mấy năm trước dẫn vợ đi thì hơi chán vì du khách đông hơn dân sở tại.  Olympia không chỉ là trung tâm thể thao mà còn là một địa điểm tôn giáo quan trọng, với nhiều đền thờ và công trình kiến trúc nổi tiếng.

Cho nên lễ khai mạc tại Paris bị thiên hạ chửi, công ty rút lui không quảng cáo vì mấy ông Tây bà đầm, kêu tự do, bình đẳng này nọ nên cho ông thần nào lòi buồi ra, đủ trò. Họ muốn diễn lại phim “la Grande bouffe” của đạo diễn Marco Ferreri.


Mình nhớ khi sang Tây, thích xem thế vận hội mùa hè. Thế vận hội đầu tiên được xem là tại Montreal, Gia-nã-đại năm 1976. Sau đó thì tẩy chay thế vận hội Mạc Tư KHoa. Năm 1984 thì tại Hoa Kỳ, 1990 thì mình đã sang Hoa Kỳ, hình như được tổ chức tại Barcelona. Mình làm việc cho văn phòng kiến trúc sư I.M.Pei nên có tham gia thiết kế 1 công trình cho thế vận hội, trung tâm tài Chánh quốc tế và bến tàu. Mấy năm trước có đi chơi với vợ, dẫn đến cho vợ xem. Đồng chí gái thích tạo dáng hơn là xem công trình của chồng thiết kế. Chán Mớ Đời 

Olympia ngày xưa

Ngày nay với tiền bạc tham gia nên mất hẳn tinh thần thể thao. Các lực sĩ chơi xấu nhau, mất đi tinh thần thượng võ truyền thống khi xưa. Chưa kể vụ đổi giới Tính, một ông nào ở xứ Algerie, buồn đời bị vợ la nên chuyển giới tính, tham dự thế vận hội, lên võ đài đấm đối thủ gãy mũi sau 46 giây. Nghe kể là phụ nữ nhưng lộn xộn XY chromosome chi đó.


Mình hỏi thằng con lý do môn bóng rổ 3x3 của Hoa Kỳ chơi không hay, thua Hoài. Nó trả lời là không có tiền nên không ai chơi. Chơi 5x5 thì có tiền còn 3x3 thì không có tiền quảng cáo.


 Mình nghĩ nên cấm các lực sĩ nhà nghề tham dự, tranh tài vì các cầu thủ nước nghèo khó có thể tranh tài lại với những người có tiền, để giúp lực sĩ họ đoạt nhiều huy chương. Nhiều nước tham dự nhưng chả đi tới đâu vì trình độ quá thấp. Vấn đề là không có tiền thì sẽ không xem được truyền hình. Thật sự mấy người này cũng không muốn tham dự vì bận rộn nhưng các công ty quảng cáo bắt họ tham gia để bán quảng cáo. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nên bỏ vợ to béo?

 

Có tấm ảnh của vợ chồng ông tài tử Anh quốc Pierce Brosnan lưu hành trên mạng khiến nhiều người chê bà vợ thứ 2, tên Keely Shade Smith to béo. Có người kêu ông ta bỏ vợ chạy theo mấy cô trẻ nhưng ông ta lại bảo vệ, khen bà vợ. Mình xem phim đầu tiên do ông này đóng khi làm việc tại Anh quốc đâu năm 1985. Ông ta thủ vai một điệp viên của Liên Xô, xâm nhập vào khu vực cấm của NATO để đánh cắp và phá hoại.


Sau này lại thấy ông ta đóng phim James Bond.

Đăng hình này vì không nêu rõ thân hình của bà vợ
Khi xưa, còn trẻ chưa béo phì ra

Vợ đầu ông Brosnan qua đời năm 1991, ông ta chung sống với bà vợ thứ 2 trên 2 thập kỷ có mấy người con. Pierce Brosnan từng chia sẻ rằng ông yêu bà Keely vì tính cách, sự thông minh, và sự hỗ trợ không ngừng nghỉ của bà dành cho ông và gia đình. Ngoại hình không phải là yếu tố quan trọng nhất trong tình yêu của họ. Họ đã trải qua nhiều thử thách cùng nhau và vẫn duy trì được một tình yêu mạnh mẽ và chân thành.

Thường thường người ta thấy các tài tử điện ảnh thay chồng đổi vợ như thay áo nhưng cũng có nhiều người sống chung thuỷ với người bạn đời đến khi qua đời như ông Paul Newman,… cho thấy không nên vơ đũa cả nắm. 

Khổng Minh được đề cao như một người đẹp, thông minh, tài giỏi lại đi lấy một người vợ cực xấu, A Nữu. Ông ta giải thích là vợ ông ta đẹp hơn các cô gái đẹp khác và giải thích như sau: «Ngồi trong sân vắng vẻ, tách trà như tâm tình của cô gái. Xuân qua thu lại, thế sự như mây. Người đời hay nói: rượu, thuốc lá, trà là ba báu vật của đàn ông. Tài nữ như thuốc lá, mỹ nữ như rượu nồng, còn phụ nữ xấu chỉ lặng lẽ như trà tỏa hương. So với hương trà man mác, vô luận khói thuốc đắng cay hay men rượu nồng nàn, đều thành dung tục. Song người đời lại say mê sự kích thích của rượu và thuốc lá, ít ai thư thái để tận hưởng vị thanh khiết của trà”.

Những người nổi tiếng, giàu có thường có rất nhiều người ái mộ, đầy cám dỗ nên phải có một tình cảm rất sâu đậm với vợ nhà hay người chồng của mình để có thể gắn bó lâu năm. Mình nhớ có đọc cuốn sách về ông Swarzernegger cựu tài tử, khi ra tranh cử thống đốc tiều bang Cali. Họ kể có lần ông ta đang ngồi ăn với vợ trong một tiệm ăn, bổng nhiên có một cô đến bàn đưa số điện thoại rồi cởi áo ra, đưa bộ ngực vĩ đại trước mặt ông ta rồi bỏ đi trong khi bà vợ trố mắt. Sau này người ta khám phá ra ông ta có con riêng với bà ô sin.

Hôm trước, xem một đoạn video của một lập trình viên quay khi tình cờ gặp Phật sĩ Minh Tuệ, mấy tháng trước khi các youtuber bám theo ông ta và nhiều người đi theo làm tùm lùm. Cứ thấy thiên hạ đến cúng dưỡng thức ăn và tiền bạc thì ông ta không nhận, kêu đã thọ trai và không nhận tiền bạc. Những hình ảnh của người lạ đưa tiền hay thức ăn hàng ngày như cám dỗ đưa trước mặt nhưng phải có một bản lĩnh rất cao cũng như nhân sinh quan để từ chối.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Bàn phá lưới trị giá tỷ đô la

 Quả phạt đền danh tiếng



Đến hè là có nhiều chương trình thể thao để khiến người dân chăm chú xem tại các quán, hay đi xem, tham dự để không bạo loạn. Tại Hoa Kỳ, con nít được gửi đến các trại huấn luyện thể thao vào mùa hè. Bên Âu châu có Euro2024, ở Mỹ châu thì có Copa del America tại Hoa Kỳ. Ngoài ra tháng 8 sẽ có thế vận hội tại Paris. Xem truyền hình thấy các cổ động viên túc cầu mà ớn. Nhớ lần đầu tiên đi xem đá banh tại vận động trường Wembley, 45 năm về trước mà còn sợ, với hooligan la hét bên cạnh.


2 năm nữa giải túc cầu thế giới sẽ được tổ chức chung tại bắc Mỹ, 3 nước tổ chức chung là Gia-nã-đại, Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ. Cứ mỗi lần có giải túc cầu là mình và mấy tên bạn ở Âu châu, cứ nhắn tin nhau khi đội banh của xứ họ đá. Như anh bạn từ Hoà Lan nhắn tin kêu “Holland wieder kaputt” hay anh bạn Bồ Đào Nha rên là cầu thủ già quá khi đội tuyển Georgia thắng đội tuyển Bồ Đào Nha. Ronaldo chỉ chạy lơ ngơ không bờ không bến. Sáng nay thì đội tuyển Ý Đại Lợi đá Chán Mớ Đời khiến mấy tên bạn bên Ý Đại Lợi cứ fanculo mệt thở. Khi xưa, ai mà đụng đội tuyển italia là sợ, nay nước nhỏ xíu bên cạnh, chả sợ gì cả, đá lọt 2-0. Có thể còn ghi thêm.

Cầu thủ Antonin Panenka của xứ Tiệp Khắc khi xưa, nay ông ta sống ở Prague, xem như công dân Tiệp.

Trên Paramount + có cuốn phim tài liệu nói về bàn thắng trị giá 1 tỷ đô la khi một cầu thủ Mỹ, gốc Ý Đại Lợi, tên hơi dài dòng, đá lọt giúp Hoa Kỳ đoạt vé thi đấu giải túc cầu thế giới, giúp môn túc cầu được phát triển nhanh chóng tại xứ này. Ngày nay, có rất nhiều cầu thủ Mỹ đá cho các đội tuyển lớn tại Âu châu.

Nhớ lần đầu tiên xem trực tiếp qua truyền hình màu giải túc cầu Âu châu lần đầu năm 1976. Giải túc cầu thế giới năm 1974 được tổ chức tại Tây Đức, mình ở Việt Nam, có xem mấy trận đá do đài truyền hình Tây đức cho đài Sàigòn mượn phát hình. Hình ảnh đen trắng mờ vì đài truyền hình tiếp vận lên Đà Lạt, rất xa nên hình ảnh không rõ lắm. Mình nghe nói đến Johann Cruiff, Beckenbauer,Johnny Rep,… chớ chưa xem họ đá lần nào. Sau này, sang Pháp, cứ đến trung tâm văn hoá Pompidou, xem lại trận đá Tây đức và Hoa Lan. 

Hè năm 1976, mình đi làm hè tại ngân hàng. Về là ghé ra đại lộ Champs elysees, đến tiệm Locatel, cho mướn máy truyền hình, coi cọp ngoài đường mấy trận đá. Trận chung kết giữa Tây Đức và Tiệp Khắc rất ấn tượng. Mới từ Việt Nam sang nên mình ủng hộ Tây Đức còn Tiệp Khắc là thuộc khối cộng sản thì không ưa. Điểm mình nhớ đời là cú phạt đền của cầu thủ Antonin Panenka của Tiệp Khắc rất lạ lùng. Ông ta chạy ào ào rồi đá nhẹ nhàng vào khung thành trong khi thủ môn Sepp Maier được xem là thủ môn số một thế giới đã bay xuống đất. Từ đó ai đá phạt đền nhẹ nhàng vào khung thành, người ta gọi cú phạt đền Panenka.

Panenka, là trung vệ, chơi cho đội Bohemians của Prague. Ông ta đã khoác áo đội tuyển quốc gia 59 lần, tung lưới 17 lần. Ông này kể là sau khi tập dợt với đội bóng Bohemians, ông ta và thủ môn cá độ về đá phạt đền. Ông Panenka phải đá lọt hết 5 lần trong khi thủ môn chỉ cần đỡ được một cú sút. Ai thua thì trả tiền bao uống bia.

Ông Panenka kể trong một phim tài liệu, phỏng vấn mà mình xem lâu rồi. Ông ta cho biết là cứ thua và phải bao thủ môn uống bia Hoài nên Chán Mớ Đời . Khi thua Hoài, bị vợ chửi thì ông ta đột phá tư duy là khi ông ta chạy lại quả banh để sút thì thủ môn đợi đến giây phút cuối mới quyết định nhảy qua trái hay phải. Nếu vậy ông ta cứ đá banh vào giữa khung thành. Cách đá này khiến thủ môn chới với và đã khiến ông ta phải bao ông Panenka uống bia.

Khi được uống bia Hoài thì ông Panenka chợt suy nghĩ là sao không nghiên cứu kỹ thêm về kỹ thuật đá phạt đền. Sau đó trong suốt hai năm, ông ta thử tại các trận đấu địa phương. Mỗi lần như vậy ông ta đều đá thủng lưới khiến ở Tiệp Khắc, ai cũng biết cách đá luân lưu của ông ta.

Tại Tây Âu thì không ai để ý đến túc cầu Tiệp khắc, các huấn luyện viên ở Tây Âu, không biết về kỹ thuật đá phạt đền của ông ta, để báo cho Sepp Maier, thủ môn của đội tuyển Tây đức trước trận chung kết. Đội Tiệp Khắc dẫn đầu 2-0, rồi Tây Đức gỡ đều 2-2. Và cuối cùng phải đá luân lưu. Dạo ấy chưa có màn đá luân lưu, nếu huề thì đá lại tỏng 3 ngày. Nhưng dạo đó thì gia đình các cầu thủ Tây đức đã đặt chỗ đi nghỉ hè rồi, không ngờ lại được vào chung kết nên họ bàn tính với đội tuyển Tiệp Khắc là đá luân lưu. Đội tuyển Tiệp Khắc thấy chẳng gì quan trọng, vô được chung kết lần đầu tiên trong lịch sử túc cầu của họ nên chấp thuận.

Mình nhớ ông Uli Hoeness, người hùng của giải vô địch túc cầu 1974, đá trái banh cái vèo bay trên khung thành. Đến phiên ông Panenka đá. Nếu ông ta đá lọt vào thì Tiệp Khắc đoạt giải vô địch. Mình lúc đó chỉ cầu cho tên cộng sản Tiệp khắc đá ra ngoài. Khi thủ môn Tây đức đối diện ông Panenka thì chỉ nghĩ đến lao về phía bên nào theo bản năng và linh tính. Không như sau này thủ môn đội tuyển Đức quốc phải viết trên giấy để trong vớ của mình để nhớ cầu thủ nào hay đá bên trái hay bên phải.

Mình thấy ông Panenka chạy cái vèo rất nhanh như lấy trớn để sút cho mạnh. Ông Maier, thủ môn Tây đức đã bay sang bên trái, bổng nhiên trái banh như một phim chiếu chậm, từ từ bay lên và bay vào giữa khung thành thay vì bên trái hay phải trong khi ông Panenka đã giơ tay lên trời chạy reo mừng dù trái banh chưa bay vào khung thành. Ai nấy cũng buồn vì toàn là dân di dân đứng xem. người Pháp thì mừng rỡ vì người đức thua, do sự thù hận của họ qua những năm tháng đánh nhau. Mình cứ nhớ mãi cú sút phạt đền này hoài. Rất mới lạ mà sau này nhiều người đã bắt chước đá.

Đoạt giải vô địch giúp dân Tiệp khắc vui mừng vì trước đó 8 năm là Mùa Xuân Prague, bao nhiêu xe tăng của Liên Xô đã chạy vào thủ đô của xứ này, chấm dứt mọi cải tổ của chế độ cộng sản.

Bức tường John Lennon

Vấn đề là cách đá phạt đền của ông Panenka, không giống ai khiến ông ta trở thành cái điểm chú ý của mọi người, đám đông nhưng khiến bộ chính trị cũng phải quan tâm đến ông ta. Nếu ai đi viếng Prague, sẽ thấy khi đi ngang chiếc cầu danh tiếng để lên cái lâu đài trên đồi, sẽ thấy một bức tường bên đường, có vẽ hình các bang nhạc như Beatles,… dân địa phương gọi là bức tường John Lennon. Trước giải Euro 76, công an Tiệp khắc đã vây bắt các ban nhạc rock, với tóc dài bú xua la mua hippie ýe ýe thời đó. Vì sợ sẽ trở thành cuộc cách mạng nên công an phải dẹp trước.

Mùa Xuân Prague năm 1968, có đến 4,500 chiến xa Liên Xô xâm phạm lãnh thổ Tiệp khắc nên cú đá phạt đền của ông Panenka không chính thống khiến công an chính trị tò mò, cho đây là một dấu hiệu phản kháng, mầm mống chống lại chế độ.

Khi viếng thăm xứ này, mình có đi lại con đường ngày đứng đây nhìn để hiểu thêm về lịch sử của dân tộc này

Ông Panenka cho biết, không ngờ cách đá phạt đền của tôi lại liên quan đến chính trị. Cũng may là tôi đá lọt vào chớ nếu đá ra ngoài chắc có thể bị đưa đi cải tạo. Kinh

Vấn đề là thủ môn Sepp Maier, được xem là số một thế giới, bị ông Panenka đá lọt như trò đùa. Theo truyền thống, người đức rất xem thường người Tiệp khắc. Các nhà báo Tây Âu kêu ông Panenka chọc quê ông Maier khiến ông ta không nói chuyện hay bắt tay ông Panenka trong suốt 35 năm.

Mình nhớ cầu thủ Ý Đại Lợi Andrea Pirlo cũng đá phạt đền kiểu Panenka ở giải Âu châu trước thủ môn Hart của Anh quốc. Ông ta giải thích là thấy ông Hart hăng say, gào hét này nọ nên đá kiểu Panenka. Điểm lạ lùng là ông thủ môn Hart sau trận này hình như bị chấn thương tâm lý nên bắt dỡ, phải đi đá ở các xứ khác vì các đội Anh quốc không mướn. Có nhiều cầu thủ nổi tiếng đá kiểu này như Zidane, Ronaldo,…

Ông Panenka cho biết là rất hãnh diện đã khám phá ra cách đá phạt đền, được mệnh danh tên ông ta nhưng thế giới chỉ nhớ có mỗi cách đá phạt đền của ông còn về sự nghiệp túc cầu thì không ai để ý đến dù ông ta đá rất hay. Dạo viếng Prague, mình định đi kiếm ông ta để chụp hình nhưng tìm không ra địa chỉ, hỏi vòng vòng không ai biết.

Túc cầu nay phát triển rất mạnh tại Hoa Kỳ, được thương mại hoá rất sâu. Một vé tứ kết của Copa America giá trên $1,500. Chung kết chắc còn đắt hơn. Kinh. Hỏi ra thì mấy loại vé của các môn thể thao khác cũng tương tự rất đắt. Mình mới hiểu mấy cầu thủ danh tiếng Âu châu, Nam Mỹ như Messi nay về già đến Hoa Kỳ làm tiền.

Cách đây 15, mình có ông bạn gốc Ai Cập, giáo sư tỏng đại học cộng đồng ở vùng này. Đại học có mua một phòng để xem đá banh của đội Galaxy. Lâu lâu ông ta hú mình đi xem vì không ai xem. Mình đi ké mới khám phá ra nhà giàu họ xem đá banh khá với dân nghèo, la hét, gọi là đi bão. Vào phòng ngồi, có đài truyền hình mỗi góc phòng, có bàn ghế để ăn. Có bồi, đẫy xe đem thức ăn nóng đến, phục vụ cho thiên hạ. Ăn xong muốn ngồi tỏng phòng thì ngồi, còn không thì mở cửa phòng đi ra ghế bên ngoài nhìn xuống sân cỏ xem.

Năm 1989, khi cầu thủ Paul Caligiuri đá lọt lưới, giúp Hoa Kỳ đoạt vé dự giải túc cầu thế giới năm 1990, sau 40 năm vắng bóng đã thay đổi bộ môn túc cầu tại Hoa Kỳ. Người Mỹ gọi môn này là Soccer còn một bóng bầu dục là FOOTball. Điểm đặc biệt là túc cầu nữ của Hoa Kỳ thì phát triển nhanh hơn phái nam. Đoạt giải vô địch thế giới, thế vận hội nhiều lần còn túc cầu nam thì èo ọt nhưng lại có nhiều người đi xem hơn là khi phái nữ đá nên họ đòi lương bổng trả cao hơn, bình đẳng với đội nam.

Vấn đề là Hoa Kỳ là một hợp chủng quốc nên mỗi lần có trận đá banh thì đội tuyển bạn được cổ động viên nhiều hơn nhất là khi đá với đội tuyển Mễ Tây Cơ. Cứ tưởng tượng như đang ở Mexico vì toàn là cờ Mễ. Cầu thủ Mỹ bị huýt gió, chửi bới đủ trò. Sau này thì thấy có cờ Hoa Kỳ nhiều nhiều.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen b

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hậu quả sơ khởi lương tối thiểu $20/ giờ

 Tuần trước mình có kể vụ tiểu bang Cali ra luật phải trả cho công nhân viên của nhà hàng thức ăn nhanh lương tối thiểu là $20/ giờ thì hôm nay đọc nghiên cứu sau 9 tháng thi hành luật này. 

Nguyên lý của kinh tế là nếu vật giá gia tăng thì khách hàng thắt lưng buột bụng, mua ít lại như khi xưa thời kiệm ước ở Việt Nam. Dân tình của tiểu bang Cali đang học một bài học kinh tế khi áp dụng luật $20/ giờ cho lương tối thiểu cho nhân viên các nhà hàng thức ăn nhanh. Từ ngày thấy vật giá leo thang mình cũng ít đi ăn ngoài, ngoại trừ sinh Nhật của đồng chí gái cuối tuần rồi.


Tháng 9 năm vừa rồi, ông thống đốc tiểu bang Cali, một ứng cử viên tương lai sáng giá của Đảng dân chủ cho cuộc chạy đua vào tòa bạch ốc kỳ sau, ký luật tăng lương tối thiểu từ $16/ giờ lên $20/ giờ xem như 25%. Thường thì đi làm, cuối năm chủ hay xem lại quá trình làm việc của nhân viên, rồi vỗ vai kêu nhân viên làm việc ráng chịu khó một tí rồi kêu tăng tiền lương năm tới thường 2, 3% khiến nhân viên mừng, không ngờ xếp mình thương mình quá, nguyện năm sau sẽ làm việc cật lực hơn nhưng họ không biết chủ tăng lương vì chạy theo lạm phát mỗi năm chớ chả có yêu thương gì mình cả nhưng luận điệu của kẻ tư bản là nói sao cho hay, như mình thương yêu nhân viên như con ruột. Rất tình nghĩa.


Ngược lại quốc hội Cali đang chuẩn bị ra luật chỉ cho tăng giá tiền thuê nhà lên 3% thay vì 5% như hiện nay.


Thực tế cho thấy là hàng ngàn nhân viên các nhà hàng thức ăn nhanh bị nghỉ việc sau khi luật này được áp dụng. Điển hình chuỗi nhà hàng Rubio’s Coastal Grill khai phá sản sau khi đóng cửa 48 tiệm ăn của họ. Nói cho đúng thì tiệm ăn này đã bị lộn xộn về tài Chánh trước đó nhưng khi luật này được thi hành thì họ lợi dụng trường hợp này để khai phá sản, cho rằng lương lên thì khó mà xoay sở. 


Có hai franchisees (những người mua quyền được bán thức ăn của những công ty như MacDonald ) của nhà hàng pizza hut cho biết sẽ hủy bỏ dịch vụ giao pizza tại nhà vì không đủ sở hụi để trả và sa thải hàng ngàn tài xế giao pizza. Ai muốn ăn thì gọi Uber Eats thì tốn tiền nhiều hơn. Khách hàng phải trả tiền nhiều hơn sẽ mua ít lại. Một franchisee có trên 140 nhà hàng của Burger King cũng tuyên bố sẽ trang bị máy gọi thức ăn tự động và nhà hàng El Pollo Loco cũng trang bị máy làm salsa thay vì dùng nhân viên. 


Các tiệm ăn cho biết là đã sa thải 9,500 nhân viên trước khi luật được thi hành chưa kể đến sau khi luật được thực thi. Con số này chưa được chính phủ công bố. Muốn lương nhiều mà không được thuê thì bù trớt. Nguy hiểm hơn là khi những người thất nghiệp làm việc cho Uber eats thì sẽ không có bảo hiểm y tế, tự làm cho mình, khi đau ốm là khổ cho gia đình. Các công ty như Uber hay Grab lấy phần trăm rất nhiều. Ở Sàigòn mình nói chuyện với một anh tài xế Grab, được biết Grab lấy 33% giá cuốc xe, chỉ có nhiệm vụ đưa mối cho anh ta còn xe cộ xăng dầu anh ta trả hết. Bên Phi luật Tân cũng tương tự. Tài xế sẽ Grab bị vớt 32%.


Trong khi đó thì giá biểu của nhà hàng thức ăn nhanh gia tăng như Wendy’s lên 8%, Chipotle 7.5% hay Taco Bell lên 3%. Mình nay hết dám ra Bolsa ăn phở vì quá đắt. Đi ăn mà ly trà nóng họ chặt $2.5 chả có mùi vị gì cả, nước cũng tính vì họ bỏ vào cái ly giấy. Một tô phở nay phải trả $20.


Thường giới truyền thông hay Đảng dân chủ xem các nhà hàng thức ăn nhanh là các công ty đa quốc gia, biểu tượng của giới tư bản bốc lộc giới lao động. Cần phải triệt hạ trong cuộc đấu tranh giai cấp. Trên thực tế các nhà hàng này đều do những cá nhân mua franchise và buôn bán lẻ như tiệm ăn gia đình, dưới dạng tiểu thương. Ai để dành chút tiền mua franchise rồi mượn ngân hàng để mở tiệm. Làm cực lắm vì có thể lỗ. 


Các người theo Đảng dân chủ hiểu lầm về tư bản. Ông Ray Kroc, người mua lại thương hiệu MacDonalds từ hai em nhà này và biến thành một công ty đa quốc gia. Một hôm, ông ta được mời nói chuyện tại đại học Harvard cho các sinh viên MBA. Ông ta hỏi sinh viên cách làm ăn, Business của MacDonalds là gì. Sinh viên chưng hửng kêu bán hạm Butler, CoCa cola,… anh ta giải thích MacDonalds làm giàu là nhờ đầu tư vào địa ốc khiến mọi người cảm thấy ngu lâu vững bền.


Ông ta giải thích mở tiệm ăn bán hamburger, khoai Tây chiên, họ chỉ lời có chút xíu thì sao giàu. Business của họ là xây các quán ăn ở mọi góc phố rồi cho các franchisee mướn với giá cắt cổ. Họ được trừ thuế vì depreciation trong khi franchisee làm chết cha để đóng tiền nhà cho họ. Có người kêu bán cho mình một tiệm ăn pizza hút ở Texas. Người mướn làm pizza trả cho mình tiền nhà nhưng xa quá. Chỉ cần có tiệm cho thuê ở bốn rồi cho thuê sống phè phởn thay vì làm việc.


Nay cho phép thành lập công đoàn lao công cho các nhân viên chuỗi cà phê Starbucks, thì họ sẽ thay nhân viên bằng máy làm cà phê. Mình thấy trong các trung tâm bán xe, có máy to đùng, muốn uống loại cà phê nào là bấm, ly lớn ly nhỏ hay đậm Lạt. Lại thất nghiệp, tạo dựng một giai cấp vô dụng vì không có việc, bị máy thay thế.


Tiểu bang Cali hiện nay dẫn đầu Hoa Kỳ về thất nghiệp đâu 5.3% theo chính phủ cho biết nhưng trên thực tế còn số này cao hơn. Tháng 9 năm ngoái khi luật được ban hành thì chỉ 4.7%. Trong khi Florida chỉ có 3.3% thất nghiệp. 


Thực tế cho thấy hậu quả của luật lao động không dựa trên nguyên lý kinh tế thị trường. Các chính trị gia muốn đắc cử phải câu phiếu bằng những đạo luật mị dân. Người dân nghe cũng ham nên bỏ phiếu rồi mình tự hại mình. Tháng 11 này có dự luật để dân cư Cali bỏ phiếu là lương tối thiểu là $18/ giờ sẽ có ảnh hưởng trong các ngành kỹ nghệ khác. Thất nghiệp sẽ lan rộng. 


Theo kinh nghiệm của mình là mướn thợ giỏi thì phải giữ họ. Muốn giữ họ thì phải trả tiền lương cao hơn. Nay thợ dỡ được luật lệ bảo vệ thì phải lấy tiền người xây nhà nhiều hơn trước đây. Vậy ai là người thiệt thòi? Những người đi bầu cho những tên chính trị gia không hiểu luật kinh tế thị trường, cung và cầu. Mình là nông dân nên rất sợ các trí thức chưa bao giờ làm kinh tế.

Thật ra thì luật lệ rất cần thiết để giúp môi trường làm việc cũng như lương bổng của nhân viên cần được để ý nhưng phải để kinh tế thị trường định đoạt. Nếu mình không trả thêm cho thợ giỏi thì họ sẽ kiếm việc khác nhiều tiền hơn. Mình đối xử với họ tốt, tăng lương hay bonus thì họ chịu khó làm việc tốt cho mình. Khách hàng vui, được giới thiệu thêm thì có nhiều việc hơn, lợi tức gia tăng cho mình cũng như cho thợ và khách hàng vui vẻ khiến kinh tế lên. Ai cũng có phần trong khi đem tinh thần đấu tranh giai cấp vào thì không ai hưởng lợi ngoại trừ các tên chính trị gia.


Tại Âu châu các cuộc bầu cử vừa qua cho thấy phe cực hữu đạt nhiều phiếu khiến mình lo ngại sẽ trở lại thời sau đệ nhất thế chiến. Chính trị như cái quả lắc cảm đồng hồ, khi nó ở bên phải thì bên trái là ó, kêu gào, kéo về phía họ rồi khi quả lắc chạy qua bên trái thì bên phải là ó. Gây thêm phiền phức, xứ để kinh tế thị trường định đoạt. Anh bán đắt thì người ta kiếm chỗ rẻ mua, do đó anh phải hạ giá nếu không thì banh ta lông.


Người dân bất mãn với những luật lệ ép buộc do hậu quả các cuộc đấu tranh giai cấp. Xã hội dần dần sẽ bị các nhóm phát xít cầm đầu và sẽ gây thiệt hại cho người di dân như người Việt tỵ nạn. Quyền lợi bị mất. Mình nghe kể thằng cháu mình sinh tại pháp mà ra đường trong vụ covid bị Tây trắng chửi kêu cút về nước mày. Hôm trước thấy nó kêu gọi nghệ sĩ gia nhập công đoàn lao động CGT. Bố mẹ nạn nhân của Việt Cộng vượt biển để rồi con theo cgt. Chán Mớ Đời 


Mình đoán bầu cử năm nay sẽ có nhiều thay đổi, kết quả sẽ như ở Âu châu.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn