Những con đường Trường Sơn đặc biệt


Đọc mấy bài viết của ông Mỹ, cựu phi công tham chiến tại Việt Nam, kể lại các điệp vụ, nhảy toán, thám thính của ông Nguyễn Văn Cư, thuộc lực lượng đặc biệt của Việt Nam Cộng Hoà. Kể về những vụ nhảy toán vào con đường Trường Sơn, để thâu thập tin tức để thả bom. Người Mỹ bỏ bom không biết bao nhiêu tấn, thậm chí còn thải bột da cam mà ngày nay các cựu chiến binh Hoa Kỳ, vẫn còn bị ảnh hưởng. Nhưng tại sao không chận được đường tiếp tế của Hà Nội vào nam. Tò mò mình đọc được cuốn sách của ông Đặng Phong, giáo sư viện Kinh Tế Hà Nội. Nói thêm những con đường Trường Sơn khác thì mới hiểu thêm chút gì về cuộc tiếp liệu của Việt Cộng trong chiến tranh Việt Nam.


Chỉ tìm thấy bản đồ đến vùng Pleiku, chưa tìm ra bản đồ đến miền Tây nam bộ. Ai có cho em xin để bổ túc.


Mình thấy quan trọng nhất, hiểu lý do ông Hoàng Thân Sihanouk cho phép Việt Cộng chuyển tiếp liệu qua Hải cảng của xứ Khờ Me đưa đến sự thất bạo chống cộng sản của Việt Nam Cộng Hoà.

Sau hiệp định Geneva, Việt Nam bị các nước lớn chia làm đôi như xứ Triều Tiên, Đức quốc. Cựu ngoại trưởng Trần Văn Đổ kể là hai phái đoàn người Việt đại diện tham dự hội nghị cho vui vì một hôm, ông Trần Văn Đồng, gọi điện thoại ở khách sạn cho ông Đổ, cho biết phái đoàn Liên Sô cho biết họ đã thống nhất với Hoa Kỳ, Pháp chia cắt Việt Nam ở vũ tuyến 17. Thế là ngọng. Người Việt không có quyền nói gì cả về sinh mệnh của quốc gia họ. Sau đó, hai phe người Việt, đại diện cho hai khối đánh nhau chí choé cho ngoại bang từ 1954 đến 1975. Tương tự ngày nay, mấy nhóm như Hezbollah, Houthi, Hamas,..đánh dùm cho Ba Tư này nọ. Dân chết chớ chả ăn nhập gì đến tương lai của họ.


Họ kêu 2 năm sau, tổng tuyển cử để thống nhất lại Việt Nam. Vấn đề là ngoại bang chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17, lại quên chú ý đến số người dân vì tính ra người dân ở Bắc Việt từ Cửa Tùng trở lên có 3 triệu người dân hơn miền Nam sau khi có 300,000 người miền Nam tập kết ra Bắc và 1 triệu người di cư vào nam. Ngoài ra Đảng cộng sản còn cài đặt lại miền nam nhiều cán bộ, để tạo dựng cơ sở đánh phá miền nam. Cho thấy họ không chủ trương thống nhất đất nước bằng hoà bình mà bằng quân sự.


Ông Diệm về nước làm thủ tướng rồi truất phế ông Bảo Đại, đắc cử tổng thống của đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà. Có thi hành chương trình Ấp Chiến lược, bắt chước của người Anh quốc tại Mã Lai. Mình đọc đâu đó thì ông Phạm Ngọc Thảo được cử thực hiện vụ này. Ông này lại là tình báo của Việt Cộng nên huề cả làng. Sau đó người Mỹ phải bỏ vụ này. Nhìn lại thì ông Diệm, phải lo giặc trong thù ngoài. Bình định nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn, Ba Cụt,… một mặt phải truy lùng Việt Cộng nằm vùng. Một mặt có nhóm thành phần thứ 3, chống đối, giựt dây bởi Hà Nội. 

Trong cuốn sách, kể là những năm 1960, nhu cầu chi viện cho miền Nam gia tăng. Dạo ấy, sau khi Stalin bị KHruschov lên án  Mao Trạch Đông nổi điên nên hai nước có lộn xộn nên đường tiếp tế của Liên Xô qua ngõ Trung Cộng hơi gặp khó khăn. Do đó họ tìm đường khác, con đường Cao Miên.



Hà Nội cử ông Ca Văn Thỉnh làm đại sứ tại Cao Miên. Ông này khi xưa có dạy học tại Sàigòn và hoàng thân Sihanouk là học trò nên giúp quan hệ hai nước thắt chặt hơn và cho phép Hà Nội chuyển vũ khí của liên Xô đến Hải cảng Sihanoukville. Nghe nói khi xưa ông Sihanouk qua Sàigòn học ở trường Chasseloup-Laubat, họ không nói ông Thỉnh có làm giáo sư ở trường này. Nhiều khi Việt Cộng cứ nói đại cho vui. Mình có ghé lại Hải cảng này mấy năm trước. Toàn là tàu và người Tàu. Họ xây cất sòng bài khắp nơi, nghe nói nay te tua vì người Tàu hết tiền đi chơi. Xây cất bú xua la mua. Từ Hải cảng này họ chuyên chở đến mật khu gần biên giới Việt Nam Cộng Hoà.


Dạo này Cao Miên và Thái Lan muốn đánh nhau. Điểm đặc biệt là ông Hun Sen là gốc tàu, mà bà thủ tướng thái lan cũng gốc tàu. Không biết khi điện đàm, họ nói tiếng gì, tàu hay anh ngữ.


Họ thành lập Đoàn Hậu Cần 17, chuyên tổ chức tiếp nhận từ miền Bắc qua cảng Sihanoukville , rồi từ đó chuyển vận đến B2, Nam Bộ, vùng tạm chiếm.


Người phụ trác là ông Nguyễn Gia Đằng, Tự Tư Cam, lót đường hối lộ mấy tướng tá Cao Miên hay giao 1/3 khí tài cho quân đội Cao Miên. Từ năm 1966 đến 1975, họ đã tiếp nhận 20,478 tấn vũ khí, 1,284 tấn quân trang, 731 tấn quân y, 65,810 tấn gạo, 5,000 tấn muối.


Họ thành lập công ty thương mại Hắc Lỷ, có giấy phép kinh doanh khắp Cao Miên, mua hàng hoá của người cao miên và tiếp nhận hàng hoá từ Hải cảng rồi chuyển vận đến bưng, chiến trường. Công ty khá lớn vì có đến 564 nhân viên, đa số là Việt kiều và người cao miên làm việc cho công ty. Họ chuyển vận với 150 xe vận tải, có thuê thêm của người cao miên, và ca-nô để vận chuyển hàng hoá đến các chiến trường tại Việt Nam.


Họ kể đưa ông Đức Phương làm chủ hãng. Hà Nội chuyển tiền và vàng cho ông này hoạt động. Ông ta kết thân với tư lệnh Nam Vang, Unxiut nên có thể thuê xe vận tải của quân đội Cao Miên để chuyển vận khí tài. Ông ta tặng bộ trưởng an ninh cao miên một chiếc xe Mercedes và ông thần này tặng lại ông chiếc xe cũ của ông ta. Thế là cứ chạy xe này phong phong khắp cao miên, không ai chận hỏi.


Từ biên giới họ chuyển vận về Tây Ninh, Long An, đồng Tháp, miền Tây,… họ thành lập đoàn thanh niên xung phong để lo công việc tải đạn được này. Nói là xung phong nhưng trên thực tế họ bắt xung phong như sau 75, họ đem thanh niên miền nam xung phong nghĩa vụ quốc tế qua Cam bu chia. Họ dùng thuyền để chuyển vận quân trang qua kinh Vĩnh Tế, sau này Việt Nam Cộng Hoà khám phá nên chận đánh khá nhiều. Máy bay bỏ bom cũng nhiều và năm 1969, gần như không còn vận tải qua đường ngày nữa vì Việt Nam Cộng Hoà càn quét nhiều.


Tổng kết từ năm 1967 đến 1974, họ đã vận chuyển cho miền Tây 13,650 tấn vũ khí, đưa người về miền Tây hơn 30,000 gồm bộ đội và cán bộ. Sau Hoa Kỳ kêu tướng Lonnol lật đổ ông Sihanouk thì con đường này bị chặn. Việt Nam Cộng Hoà đánh qua Cao miên khiến bọ đội bỏ chạy rút lui  về hứng Hạ Lào, ông tướng Đổ Cao trí muốn truy sát nhưng Hoa Kỳ không cho, buồn đời trực thăng ông ta nổ trên trời. Sau đó Việt Cộng sử dụng đường khác. Nếu người Mỹ cho phép thì có lể đã truy kích đến Hạ Lào thì có lẻ mấy năm sau không có sự thất bại của Làm Sơn 719. Khi Việt Cộng đã cũng cố lực lượng và chờ đợi phe ta. (còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc sơn tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét