Mùa này, vào xuân, hoa bắt đầu nở thì có khá nhiều người bị dị ứng. Người ta khuyên uống mật ong làm trong vùng vì ong bay lượn các hoa của vùng nên tạo ra mật ong, giúp trị dị ứng. Đừng có mua mật ong của vùng khác hay xứ khác thì rách việc. Nhất là gặp mật ong pha là Chán Mớ Đời .
Mật ong về mùa đông, lạnh mà bị kết tinh là mật ong chính hiệu con Nai vàng, còn loại mà không bị thì xem như mật ong được pha với đường nên lỏng le. Muốn hết bị crystallized thì bỏ vào lò nướng nóng độ 5 phút hay bỏ máy vi sóng.
Sáng mình hay ăn 2,3 trái bơ, đến mùa thì ăn nhiều hơn với mật ong vườn nên không sợ mật ong pha chế. Tết vừa qua về Đà Lạt, mấy người em có cho lọ mật ong rừng. Đà Lạt có người nuôi ong để lấy mật nguyên chất nhưng cũng có người đi vào rừng tìm mật ong rừng. Loại này nghe nói được mua từ Lào Cai rất đắt nhưng do các phấn hoa rừng và ong rừng cấu tạo, màu đen như bánh ít, màu da của mình, không đặc quẹo như mật ong trong vườn bơ mình. Được cái ăn rất ngon. Đúng hơn là cực ngon.
Cậu em tưởng mình sẽ ăn ở Sàigòn nên gửi xe đò xuống một lọ nhỏ nếu không đã gửi một lít. Thôi lần sau về mình sẽ đem hai lít qua ănMở nắp ra là thơm lừng lựng không như mật ong thườngTháng trước, đi Tân Tây Lan, mình có ghé tiệm bán mật ong Manuka, vì nghe quảng cáo rất nhiều và rất đắt. Khi hỏi cô bán hàng, du học sinh từ Trung Cộng thì được biết có 4 loại mật ong này và tuỳ loại sẽ có các tố chất gì và giá cả leo thang theo từng cấp. Cô ta đưa mình tờ rơi, giải thích đủ trò. Thế là ngọng nên mình không mua. Xin ghi lại đây cho ai thích tìm hiểu.
Mật ong Manuka đắt tiền vì một số lý do liên quan đến nguồn gốc, quy trình sản xuất của nó:
- Mật ong Manuka chỉ được sản xuất từ phấn hoa của cây Manuka (Leptospermum scoparium), một loài cây bản địa chủ yếu mọc ở Tân Tây Lan và một phần nhỏ ở Úc. Do đó, sản lượng bị giới hạn bởi vùng địa lý và mùa hoa ngắn (thường chỉ vài tuần mỗi năm). Vấn đề làm sao để biết chỉ làm bằng phấn hoa của cây Manuka vì con ong có thể bay rất xa, khỏi vùng trồng cây Manuka. Độ 4 cho đến 12 cây số. Ăn cơm Manuka hoài cũng ớn nên nhiều khi ong bay đi xa để ăn phở bơ.
- Để được gọi là mật ong Manuka chính gốc, nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, như chỉ số UMF (Unique Manuka Factor) hoặc MGO (Methylglyoxal), đo lường mức độ hoạt tính kháng khuẩn. Việc kiểm tra, chứng nhận và đóng gói theo tiêu chuẩn này tốn kém chi phí. Vụ này thì mật ong bán trên thị trường Hoa Kỳ không có ghi rõ vì 90% là được sản xuất từ Trung Cộng, nhập cảng vào qua các cửa khẩu khác, kiểu đóng chai dán nhãn như họ tìm thấy trong mật ong xuất cảng từ Việt Nam, Mã Lai Á toàn là phấn hoa có ở bên Trung Cộng.
- Mật ong Manuka nổi tiếng với tính kháng khuẩn mạnh mẽ, vượt trội so với các loại mật ong thông thường, nhờ hợp chất Methylglyoxal. Nó được sử dụng trong y học và chăm sóc sức khỏe (ví dụ: chữa lành vết thương, hỗ trợ tiêu hóa), làm tăng giá trị và nhu cầu trên thị trường. Vụ này thì mật ong nào loại chính gốc đều có. Ông nuôi ong trong vườn mình, không pha chế gì cả. Có sao chỉ lọc ra vào bình. Ngoài ra có Propolis, một loại keo do con ong sản xuất để hàn kín các tổ ong vào mùa đông. Người nuôi ong lấy để bán hay làm thuốc. Mình có ở nhà mỗi lần cổ hơi bị khét khét là dùng cái này là hết ho ngay.
- Sự phổ biến toàn cầu của mật ong Manuka, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp, khiến nhu cầu vượt xa nguồn cung, đẩy giá lên cao. Vụ này thì mình thấy họ quảng cáo rất nhiều nên tò mò đến Tân Tây Lan đi tìm hỏi nhưng khi được giải thích thì Chán Mớ Đời.
- Vì phần lớn mật ong Manuka đến từ New Zealand, chi phí xuất cảng và bảo đảm chất lượng trong quá trình vận chuyển cũng góp phần vào giá thành. Nội bơ gửi cho thiên hạ bằng máy bay là sơ sơ lên $50 cho 2 ký.
Còn mật ong tại Việt Nam thì pha chế cũng nhiều, học nghề mấy anh ba tàu. Họ có nuôi ong nhưng cũng cho ong ăn đường nhiều. Em mình có giới thiệu mật ong rừng Lào Cai và nói các loại mật ong được sản xuất tại Đà Lạt cũng tốt nhưng phải biết người nuôi ong để mua loại có chất lượng, mật ong Đà Lạt không bằng Lào Cai. Mình đem về đi qua mấy nước như Úc và Tân Tây Lan, rất kỹ lưỡng trong việc kiểm soát lương thực mang vào nước họ nên khi qua quan thuế cũng hơi sợ. Về nhà gần một tháng mới đem ra ăn thì phải công nhận mật ong rừng quá ngon, khác với vị mật ong thường hữu cơ. Nếu ai đã ăn mật ong mua từ Costco và mật ong trong vườn mình thì thấy sự khác biệt rõ ràng. Nhưng khi mình ăn mật ong Lào Cai thì phải công nhận quá ngon. Hình như khi ở Ba Vì, mình có ăn mật ong nuôi tại vùng nầy khi uống trà họ cho cái ly nhỏ mật ong. Rất khác so với mật ong nuôi ở Đà Lạt. Hỏi nhân viên khách sạn, họ cho biết là mua từ người nuôi ong ở vùng Ba Vì.
Mật ong rừng Lào Cai, Việt Nam rất đắt, có những đặc điểm nhờ vào điều kiện tự nhiên và nguồn hoa phong phú của vùng núi Tây Bắc. Đây là loại mật ong được thu hoạch từ các đàn ong hoang dã sống trong những khu rừng nguyên sinh hoặc trên các vách đá ở Lào Cai. Em mình cho biết vợ anh ta đẹp và da mịn là nhờ uống biết bao nhiêu lít mật ong rừng.
- Mật ong rừng Lào Cai được ong lấy từ nhiều loại hoa dại trong rừng, không qua nuôi dưỡng hay can thiệp của con người. Điều này mang lại hương vị nguyên sơ, đậm đà và khác biệt so với mật ong nuôi. Mình có xem video bên Ấn Độ, họ leo lên vách đá để cắt các tổ ong, thấy mật ong nhiễu xuống thấy phê.
- Mật ong có vị ngọt thanh, đôi khi hơi khé cổ, mùi thơm nồng nàn tự nhiên, không cố định vì được làm từ nhiều loại hoa khác nhau. Mình mở nắp ra là ngửi thấy mùi không như mật ong thường. Tùy mùa và khu vực, màu sắc có thể dao động từ vàng nhạt đến nâu sẫm. Để xem mụ vợ có chịu uống loại này hay không.
- Do được lấy từ môi trường hoang dã, không chịu ảnh hưởng của hóa chất hay thuốc trừ sâu, mật ong rừng Lào Cai thường được đánh giá là tinh khiết và giàu dinh dưỡng hơn so với mật ong nuôi ở các vùng khác. Vườn mình cũng không xịt thuốc sâu nên không sợ chớ nhiều nơi họ xịt đủ loại. Ong bay tới xơi đem về tổ ong là mệt.
- Mật ong rừng thường có khí ga tự nhiên, khi lắc chai sẽ thấy bọt nổi lên, thậm chí có thể bật nắp nếu bảo quản lâu trong điều kiện nóng – đây là dấu hiệu của mật ong nguyên chất. Vào Costco lấy chai mật ong lật ngược lại thì sẽ biết là có pha vì mấy bọt nổi lên rất nhanh còn mật ong trong vườn mình thì rất chậm.
Mật ong tốt tuỳ vào loại hoa. Điển hình mật ong của vườn bơ rất đắt vì ít phấn hoa nên ong làm ít mật ong, không như phấn hoa của hoa hạnh nhân chán lắm hay alfafa. Có anh bạn làm nước mắm tại Cali, muốn mua mật ong của bơ thì rên vì người nuôi ong lấy đắt hơn là mật ong alfafa này nọ. Mật ong biết được là loại gì qua màu và độ đặc của mật ong. Ông nuôi ong thích vườn mình vì mùa đông có hoa khuynh diệp, có chất dược liệu. Bơ bổ nên hoa phấn cũng mang theo những phẩm chất tốt để ong làm mật. Mình đọc đâu đó nói đến các loại hoa tốt khi làm mật ong như quýt, cam, bưởi có trong vườn mình. Mấy loại hoa này nở cùng lúc với hoa bơ nên ong bay khắp vườn, tạo nên một loại mật ong tốt nhiều phấn hoa hổn hợp.
Mật ong rừng Lào Cai không đến từ một loại hoa cụ thể mà là sự pha trộn của nhiều loại hoa dại trong rừng Tây Bắc. Một số nguồn hoa phổ biến mà ong rừng ở Lào Cai khai thác bao gồm:
- Hoa ban: Loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, nở rộ vào mùa xuân (tháng 2-3), mang lại hương thơm nhẹ và vị ngọt dịu.
- Hoa táo mèo (sơn tra): Cây táo mèo mọc nhiều ở vùng cao như Sa Pa, hoa nở vào mùa xuân, góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho mật ong.
- Hoa thảo dược tự nhiên: Các loại cây như chè dây, chân chim, hay các loài thảo mộc mọc hoang trong rừng, giúp mật ong có thêm tính dược liệu.
- Hoa keo: Cây keo (acacia) mọc phổ biến ở các vùng đồi núi Lào Cai, cho mật ong có độ sánh và màu vàng đẹp.
- Hoa dại tổng hợp: Tùy theo mùa, ong rừng còn hút mật từ nhiều loài hoa dại khác trong khu vực, tạo nên sự đa dạng về mùi vị và thành phần dinh dưỡng.
Em mình quen biết mấy người ở vùng này nên khi nào có họ mới báo cho biết để đặt mua, chớ không có hoài. Nghe nói ăn mấy chục lít nên da đẹp và trẻ. Mùa này bắt đầu có hoa nên chắc có mật ong. Mình nhờ cậu em mua giúp mấy lít vì chỉ có vào mấy tháng này và hiếm. Người quen nên bảo đảm.
Nghệ và mật ong được làm thành viên dễ uốngBột nghệ tinh chế mình pha với mật ong và gừng để uống
Ngoài ra Đà Lạt ngày nay họ có làm công nghệ tinh chế của nghệ. Em mình có mua cho 2 hộp. Họ loại bỏ cái xác không bổ béo gì cả chỉ lấy tinh chất nghệ, đóng hộp đàng hoàng. Khi xưa, mình bị viêm phổi từ bé nên mùa đông ở hải ngoại là bị ho. Đến khi bác giúp việc, về Việt Nam chơi, nhờ gia đình lấy nghệ trộn với mật ong thành từng viên, đem sang cho mình uống thì mấy tháng sau hết bị họ. Có một ông thầy mằng gốc Quy Nhơn, người Tàu chỉ mình ngâm tỏi, nghệ, gừng và mật ong và quế để uống vào mùa đông. Mình làm để đầy nhà nhưng mụ vợ không thèm đụng đến rồi cứ rên ho khét khét. Bà chị dâu kêu sao chị ta làm không giống như của mình làm. Của mình làm hiệu Lá Bồ Đề còn khi chị ta mua và làm thì nó khác chớ. Chán Mớ Đời Mỗi sáng là mình làm một ít để uống. Ở Đà Lạt họ cũng có làm viên nghệ và mật ong, đóng hủ. Dễ uống. Hy vọng một ngày nào đó, mụ vợ buồn tình uống cho hết khét khét.
Có nhiều người hỏi mình lý do bơ của họ mua ở chợ, thậm chí ở Costco, đều bị đen khi chín khác với bơ của vườn mình. Bơ vườn mình thì họ mua thẳng từ mình còn bơ của mình bán cho công ty mua sỉ thì sẽ tương tự bơ bán ngoài chợ. Lý do là sau khi hái từ vườn mình, đem về công ty. Họ sẽ nhúng trái bơ vào một thùng nước đầy chất sát trùng và bảo quản, nhất là sáp để giúp cho vỏ được sáng bóng hoài đến khi chín. Bơ không chín trên cây nên khi hái xuống phải để một thời gian dài tuỳ theo độ chín của bơ. Hiện nay tháng 3 thì sau khi hái thì để ngoài với nhiệt độ trong nhà bếp thì độ 7 ngày là ăn được còn vào tháng 5, 6 thì chỉ cần 2 ngày là có thể ăn được vì độ chín. Muốn biết độ chín thì xem cái vỏ màu xanh hay màu tím đậm. Lý do họ bán loại bơ Hass vì da dầy, bóng láng chớ thật ra có nhiều loại bơ lắm. Mình có trồng thêm mấy cây loại khác như Bacon, Duarte,… mấy loại này vỏ mỏng nên khi háo quăn vào thùng sẽ dễ bị trầy làn da, dễ hư nên 90% bơ của Cali là Hass.
Sau khi ngâm vào thuốc thì họ thanh lọc rồi đóng thùng, sau đó bỏ vào nhà kho lạnh để giữ lâu. Trước khi đem bán thì họ cho vào nhà kho rồi xịt loại ga gì đó mình quên tên để mau chín. Hôm sau chở đi giao cho khách hàng, bán liền vì khách hàng không có chỗ chứa lâu. Nếu bán cho chợ thì họ sẽ không xịt ga gì cả. Do đó khi mình mua về thì vỏ còn tươi như mấy bác về già, vẫn trét kem, phấn son để cho da mặt còn tươi nhưng khi cắt ra thì bị màu đen phía trong. Nếu tiếc ăn thì sẽ có vị đắng của thuốc bảo quản.
Ngoài ra có trái bơ trong vườn em bị mấy con sên ăn. Sên mất dạy lắm, chúng chỉ ăn một tị nên căng cái bụng. Để tập thể dục, chúng bò đi chỗ khác đến khi đói lại ăn tiếp trái khác. Chỗ chúng ăn thường bị sẹo tương tự như mình bị trầy da vì bị sướt tay cành cây. Cơ thể tự động đem Omega 6 về để giúp làm lành vết thương. Nếu không bôi nghệ thì sẽ bị thẹo. Trái bơ bị sẹo vì cây đưa chất gì đến mình không rõ để làm trái không bị hư, tạo nên vết sẹo ngoài da. Em để ý là sau khi cắt mấy trái có sẹo thì phần màu xanh có rất nhiều antioxidant, dầy hơn loại không bị sẹo nên từ đó em ăn loại có sẹo nhiều hơn. (Xem hình trên) phía bên trong màu vàng là sáp, có dầu nhiều và các chất bổ khác. Mình có kể rồi. Mấy người khôn, biết vụ này thì họ bảo có bao nhiêu sẹo họ đều mua hết.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn