Gửi mấy tấm ảnh đường Phan đình Phùng cho những tên và ả quen Đàlạt xưa, ở đường này thì họ đều trả lời “Không nhận ra”. Mình không hiểu chúng khi xưa làm cái gì mà ngay hình ảnh của con đường cũ mà cũng không nhận ra. Có lẻ bố mẹ chúng không cho ra đường, bắt ở nhà học. Vài tên hay đi chơi với mình thì còn nhớ. Chán Mớ Đời
Hôm nay tải vài tấm ảnh Đàlạt xưa về Chợ Mới Đàlạt. Mình đã viết về sự hình thành của chợ này rồi nên không nhắc lại đây.
Đây là bản đồ thiết kế xung quanh chợ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Chợ Mới (màu trắng) đã xây, do một kiến trúc sư khác thiết kế. Còn những phần được tô màu là của văn phòng kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế sau khi về nước và được tổng thống Ngô Đình Diệm ủng hộ. Không biết có bà con chi hay Không vì cùng họ Ngô.
Theo mình điểm nhấn của thiết kế này là cái cầu nối từ Khu Hoà Bình vào tầng 2 của Chợ Mới và cầu thang ngay chỗ đường Lê Đại HÀnh xuống Chợ Mới, cắt ngang giữa khách sạn Mộng Đẹp và vũ trường La Tulipe Rouge.
Còn khu từ cầu Ông Đạo đi vào thì đã được xây khác với ý tưởng ban đầu. Cái bùng binh nước hình tam giác được thay thế bằng vòng tròn thêm một đại lộ thẳng chạy vào chợ như kiểu thiết kế của Pháp dưới thời Napoleon. 7 cái kiosque sau được thẳng, hình như có Nam Đô Ngân Hàng, căn đầu là cà phê Hạnh Tâm thì phải, mình chưa bao giờ vào đây nhưng chỉ nhớ mại mại.
Hình chụp bồn binh từ cầu Ông Đạo vào chợ Mới Đàlạt. Nhìn mấy cái đèn làm mình nhớ dạo ấy đa số các đèn đường ở Đàlạt được ráp bằng loại này, xung quanh hồ Xuân Hương. Đại lộ chính chạy thẳng vào chợ thay vì ngoằn nghèo như bản vẽ sơ bộ. Căn phố đầu tiên bên tay phải là cà phê Hạnh Tâm.
Thấy chiếc xe đò hiệu Renault chạy về Saint Benoit, sau này họ đổ lại thành CHi LĂng. Sau chiếc đò là cái dốc mang tên đường Lê Đại Hành chạy lên khu Hoà BÌnh. Dạo này mới làm nên chưa thấy mấy cây mai vì mùa xuân khi Tết đến là con đường này rực màu của mấy cây mai ra bông. Bên tay trái của đường Lê Đại HÀnh, có mấy thang cấp đi lên mấy cái kiosque bán thức ăn như tiệm kem Việt Hưng,.. ngày nay thì họ làm talus thẳng lên, chiếm thêm đất nên không gian bị nhỏ bé lại. Hôm kia mình thấy họ sơn lên mấy cái talus này hình ảnh đủ trò để chuẩn bị Hội Hoa Đàlạt trông như mấy Ghetto nghèo nàn ở các phố thị tây phương.
Phía sau lưng Chợ Mới thấy một rừng thông bên phải, nơi dinh thị trưởng ở. Bên trái là khu Hoà BÌnh.
Đường đi vào chợ Mới, ít xe khiến người bộ hành có thể đi dưới đường. Lề dường được lót bằng gạch màu vàng này, trên khu Hoà BÌnh cũng thấy và xong quanh hồ Xuân Hương. Bên tay phải có mấy thang cấp đi lên mấy kiosque, khúc này hình như là Nam Đô Ngân Hàng. Bên phải thấy khách sạn Mộng Đẹp của nhà thầu Nguyễn Đình Chiểu, xây ăn gian 1 tầng lầu cho thấy choáng cái nhìn từ KHu Hoà BÌnh xuống hồ Xuân Hương và ngược lại.
Vào những ngày cuối năm, có chợ Tết thì con đường này đầy xe hơi đậu.
Bưu thiếp bán cho khách du lịch khi xưa. Mình đoán là của tiệm chụp hình Hồng Châu vì ông này chuyên làm bưu thiếp |
Không ảnh cho thấy đại lộ chạy vào chợ mới, cầu thang đi xuống chợ cắt ngang khách sạn Mộng Đẹp và vũ trường La Tulipe Rouge. Chợ Mới được bao bọc bởi hai dãy nhà bên hông, thêm chợ rau lợp tôn màu xanh phía sau. Nay thì họ đập chợ rau để xây 2 tầng khác nên về Đàlạt mình như lạc vào chỗ nào ấy.
Thấy bên tay trái cái cầu nối Khu Hoà Bình và chợ Mới. Có đường Phan Bội Châu mà nay thì họ đào bới xây bú xua la mua, không nhận đâu ra đâu.
Khi xe từ cầu Ông Đạo vào chợ sẽ thấy cái bồn binh này, có mấy cái bàn bằng bê tông với mấy cái dù mà mình không nhớ để làm gì. Hình như để ai mướn để bán hàng chi đó nhưng ít ai đến đây nên không ai mướn rồi sau này bị bể nên họ dẹp. Chỗ này mình hay ra đây đá banh với tụi thằng Võ Ngọc Sơn, con tiệm Lộc Sơn,...
Dan hàng bán hoa trước chợ Mới |
Trong chợ, hình chụp hàng trái cây, thấy hình bà Phòng, người bắc bên cạnh hàng dì Bơn, chắc đang đội nón lá. Mình có đến nhà bà Phòng mấy lần nhưng quên mất tiêu. Dì này mới qua đời, cả đời không bao giờ thấy nghỉ bán cả. Tết nhất gì cũng ra chợ bán. Bạn của mẹ mình từ thời con gái rồi lấy chồng là bạn nối khố của ông cụ mình từ khi đi lính đến khi qua đời. Đi tù chung và về cùng ngày. Hai O Huế lấy hai ông bắc kỳ.
Hình nay chụp từ hàng dì Bê, mẹ của anh Phong, học sinh Trần Hưng Đạo, hướng đạo viên Lâm Viên. Sau này làm giám đốc ngân hàng, cạnh nhà hàng CHiC Shanghai, nghe nói đã qua mỹ. Khu này là dan hàng bán trái cây, chuối,...
Mấy thùng để của nhân dân Hoa Kỳ tặng, cấm bán nhưng mấy bà này mua từ mấy tên nhận viện trợ rồi bán lại cho nhân dân. Dù có ghi là không được bán.
Hình này thấy mấy gian hàng bán trái cây, bên tay phải là hàng thịt, thấy treo thịt lêu bêu, tường được tráng bằng gạch men để chùi máu cho dễ. Khúc đầu bên này là hàng bán trà.
Nhìn cái thùng thiếc ESSo làm nhớ thời xưa, mấy thùng này mau về là không bỏ như ngày nay, tận dụng để chứa đồ. Đây họ dùng để nấu bắp để bán, họ gánh ra chợ.
Chỗ này là con đường cắt ngang Chợ Mới và chợ rau, có một tầng, lợp tôn.
Tương tự bên kia hông chợ Mới đi qua chợ rau.
Chỗ này thấy cái cầu thang đi lên đường Phan Bội Châu phía sau chợ rau.
Thấy cầu thang nhỏ lên khu Hoà BÌnh
Hình này thấy mấy gian hàng bán trái cây, bên tay phải là hàng thịt, thấy treo thịt lêu bêu, tường được tráng bằng gạch men để chùi máu cho dễ. Khúc đầu bên này là hàng bán trà.
Nhìn cái thùng thiếc ESSo làm nhớ thời xưa, mấy thùng này mau về là không bỏ như ngày nay, tận dụng để chứa đồ. Đây họ dùng để nấu bắp để bán, họ gánh ra chợ.
Chỗ này là con đường cắt ngang Chợ Mới và chợ rau, có một tầng, lợp tôn.
Tương tự bên kia hông chợ Mới đi qua chợ rau.
Chỗ này thấy cái cầu thang đi lên đường Phan Bội Châu phía sau chợ rau.
Thấy cầu thang nhỏ lên khu Hoà BÌnh
Chỗ này hay có màn Sơn đông Mại Võ, làm xiếc mà mình hay ra đây xem cuối tuần.
Còn tiếp
NHS