Chợ cá San Pedro
Mỗi lần có khách từ phương xa, từ Âu châu sang là mình đều dẫn họ đi ăn chợ cáSan Pedro, hải cảng lớn nhất miền nam Cali, gần Long Beach. Ai đi du lịch bằng du thuyền đều phải khởi xuất từ cảng này.
Dạo này, con gái đi làm hè, cuối tuần đi chơi với bạn nên hai vợ chồng tập làm quen với đời sống mới, không có con bên cạnh để hầu. Cuối tuần rồi, đồng chí gáiđi công tác ở New mexico về bị trễ máy bay đến 12 giờ đêm mới về.
Hôm sau đi vườn về thì đồng chí gái rủ đi San Pedro vì hôm trước bạn bè đến chơi mụ có dẫn họ đi khu này. Thế là chạy lên vùng này độ 25 phút lái xe từ nhà.
Cảng này được khám phá khi các giáo sỹ người tây ban nha, đi dọc bờ biển Cali từ Mễ Tây Cơ lên phía Bắc và thành lập các tu viện mà ngày nay vẫn còn dấu vết. Các học sinh tiểu học đều phải học lịch sử và nghiên cứu về giai đoạn khởi đầu sự hình thành của tiểu bang Cali từ dạo ấy.
Tuần rồi là lễ hội Tôm Hùm, thiên hạ đi rất đông nên kẹt xe thêm du khách đi viếng chiến hạm Iowa đậu tại hải cảng này. Cạnh đó thì có hải cảng Long Beach cóneo bến con tàu Queen Mary, được xây vào những năm 1930 và khởi đầu chở hành khách xuyên Đại Tây Dương vào năm 1936.
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới, du thuyền này được sử dụng để chở quân lính mỹ sang chiến đấu ở Âu châu. Sau chiến tranh, du khách đi máy bay nhiều hơn nên nghành hàng hải chở du khách xụp tiệm. Con tàu này được cập bến tại Long Beach và trở thành khách sạn nổi và nhà hàng dùng cho các tiệc cưới. Công ty của đồng chí gái có mướn chỗ này để khoản đải tất niên nhân viên một lần.
Chợ San Pedro khi xưa là nơi xuất phát các tàu đánh cá và đem về đây để bán Cánhưng ngày nay là nơi du lịch ăn uống tương tự mấy cái pier ở San Francisco. Khác với San Francisco, chợ Cá San Pedro xụp xệ hơn, 99% thực khách là gốc Mễ. Ủng hộ viên của ông Trump mà vào đây thì có chết hay bị thương.
Mấy dãy bàn đóng bằng thiếc, thiên hạ đứng đợi để mua đồ ăn rồi đợi kiếm chỗ ngồi cho toàn gia đình trong tiếng nhạc của những ban nhạc Marriachi. Có thực khách nhảy Salsa bú xua la mua cứ như đang ở Mễ. Mình đi nhiều nơi ở Mễ nhưng không thấy cảnh này vì ở khu nghỉ dưỡng. Dân gốc mễ tìm đến đây như tìm lại chút gì của quê hương bỏ lại.
Đồ ăn rất đắc, một khay tôm xào jambalaya, cay cay với con tôm hùm nhỏ và một ổ bánh mì nướng tỏi đâu $66. Dân Mễ thích uống CoCa hecho in mexico trong mấy cái chai CoCa kiểu ở Việt Nam khi xưa. Nước CoCa làm ở Mễ khác với CoCa làm ở mỹ vì bên đó họ dùng đường làm bằng mía khác với củ cải bên mỹ nên vị ngọt khác hơn. Trong các tiệm Mễ thì thấy họ bán CoCa và fanta madze in mexico.
Ngốn xong khay tôm xào với hành tây và ớt tây xong là oải. Khay này thật ra là cho 4 người ăn. Phải đem con tôm hùm về vì lười đi lấy cái kềm để bẻ càng.
Hôm sau như thường lệ, hai vợ chồng ra biển. Dạo này có giải Surf quốc tế nên biển Huntington Beach đầy nghẹt. Cạnh khách sạn Hyatt, có một trung tâm thương mại mới mở. Kiến trúc khá hiện đại, có bàn Ping pong và mấy trò chơi cho con nít. Cây cảnh rất sa mạc hoá vì Cali cấm xài nước nhiều.
Hai vợ chồng ghé vào một tiệm bán đồ ăn kiểu tapas ở Tây Ban Nha. Ăn khá ngon nhưng đắt. Một dĩa có 4 bào ngư mà $25 nên hai vợ chồng kêu 3 món rồi chạy tự an ủi là ăn ít không sợ béo. Mụ vợ lại thèm ăn cà rem nên lại phải mua kem cho mụ để mình ăn ké.
Sau 21 năm lo cho con nay thanh thản, nắm tay nhau đi chơi thì mình mới nhận thấy là khi xưa đi chơi với mụ vợ không bao giờ nắm tay nhau nay về già thì lại nắm tay như sợ mất nhau vào cuối đời phiêu lãng.
Nhs