Tiếng hát Văn Học

Tiếng hát Văn Học

Mình có cái thú khi lái xe, nghe mấy bài giảng của giáo sư đại học để quên kẹt xe, đường xa. Hôm trước, chạy từ vườn về thì mệt, không muốn nghe bài vở nên mở đài phát thanh Văn Học Đàlạt nghe, ai ngờ gặp ngay tên Đá Xanh đang hát Anh còn nợ em thêm cái điện thoại bị rớt xuống gầm xe nên không dám lượm đành phải nghe đi nghe lại lời rên rĩ của tên Đá Xanh trong suốt 40 phút.

Mình rất ngạc nhiên là HMS đã bỏ công dàn dựng lên trang nhà, mái ấm Văn Học Đàlạt quá tuyệt. Phần hình ảnh, phần thơ, phần văn, phần nhạc, phỏng vấn, đủ thứ trò. Mặc dầu con cái đã lớn nhưng công sức bỏ ra thêm tiền bạc đóng cho i website Soundcloud để cựu học sinh Văn Học khắp thế giới có thể nghe dễ dàng. Phần kỹ thuật thì không lo lắm nhưng liên lạc các cựu học sinh của trường nhất là phải gạn lọc các tài liệu bài vỡ, hình ảnh rồi có người chê kẻ trách hùm bà lằng. Nhiều khi cô nàng imeo mình, xin ý kiến nên đổi vài từ cho nó thanh, bớt tục. Lúc đầu thì mình không hiểu, sau này thì nhất trí, cứ tự nhiên như người Hà Nội. Nhiều khi tính đọc lại những gì mình viết để sửa mấy từ hơi bạo mồm, đối với tây thì chẳng nghĩa lí gì nhưng với văn hoá Việt thì hơi tục nhưng nhìn loạt bài nhiều quá nên hết dám đọc lại.

Phần ca nhạc thì có hai phần chính: tự biên tự diễn và phần karaoke. Phần karaoke thì theo mình hơi mất cái tự nhiên, có thể nhạc đệm cho mọi tầng lớp, mất đi tố chất cá nhân còn phần tự biên tự diễn thì mình thích hơn tuy âm thanh, kỹ thuật không bằng máy karaoke.

Nghe mấy ca sĩ Văn Học hát đưa  mình về miền không gian của 40 năm trước, khi còn lết la lết lếch ở trung học, ra chơi nghe nhạc của mấy học sinh hát hay nhiều khi ngồi trong lớp nghe bạn bè hát, chia sẻ những ấp ủ, hoài bảo, giấc mơ của tuổi mới lớn, kỹ thuật không chuẩn lắm nhưng ấm tình bạn hữu, nghe lòng say say.  

Có lẻ giọng hát của Thu Cúc lôi cuốn mình nhiều nhất, hình như cô này khi xưa không có học với mình vì tên ca sĩ này được nói lái thì trở thành con cháu của Thúc Sinh, chỉ có bỏ học. 3 giọng hát mình đã quen nghe là Ngân Hà, Tuyết Phượng và Nhất Anh. Nhất Anh thì đã nghe từ trung học, nay hát giọng Huế rất nghẹn ngào còn Ngân Hà thì nghe hoài mỗi lần đến nhà mình chơi, nhưng có lẻ mình thích cô nàng hát nhạc kích động hơn như Cô Bé dỗi hờn, 60 năm cuộc đời, còn Chức Nữ thì ngất nga ngất ngây với Ngưu Lang. Nói đến Ngân Hà thì phải nói đến giọng hát Ngân Hàng, chuyên gia viết thư cho chương trình Nhạc Yêu Cầu của đài phát thanh Đà Lạt khi xưa, không ngờ ngày nay hát hay cực.  

Giọng nam thì mình thích nhất tiếng hát của tên Đá Xanh vì phải nghe đi nghe lại trong vòng 40 phút nên bị nhập tâm bản anh còn nợ em. Phải công nhận sau 43 năm hắn vẫn một lòng muốn trả nợ cho cô bé răng khểnh ngày xưa, gặp mình thì đã xù từ lâu. Cái gì chớ nợ nần là mình không muốn nhắc đến. 43 năm sau, hắn còn nhớ những lần chép thơ, làm thơ để đưa cho đối tượng rồi vì tính nhát gái, lại đem đến trường rồi lại vát về, trách ai vô tình không hiểu lòng hắn.

Thấy vui vui mình viết về cuộc tình đơn phương vector của hắn, hắn lại đem cho vợ hắn đọc như để khẳng định với đồng chí gái của hắn là một lòng trung thành với vợ thì ông lương y Buôn Thượng cho mình hay là núi Nhạn ở Tuy Hoà, Phú Yên. Tên này ở Việt Nam nên cái gì mình không tường thì được hắn giải thích nên học thêm chút chút về Việt Nam, như Hàn Lệ Nhân nói "quê mẹ trong tôi chỉ là văn chương". c đầu mình tưởng là chim nhạn té ra ở Tuy Hoà có cái i tên Nhạn còn được gọi là núi Khỉ vì chim nhạn và khỉ đóng đô ở đó đến khi quân đội VNCH, phá bớt để xây đồn. Thật ra gọi là núi chớ chỉ cao có 60 thước. Nguyễn Đức Quang có làm "Chiều qua Tuy Hoà" mà mình rất thích, trong cuốn Du Ca sau này không thấy ai hát. Bác nào có nghe ai hát cho em xin cái link. Có lẻ bài hát em thích nhất thời còn ở Việt Nam. 

Cô bé Gánh Hàng Hoa ở San Jose hát bài của chính cô nàng sáng tác về Đà Lạt khá xúc động. Ngôi sao Dancing with the Văn Học's Stars thổn thức mấy bản tình ca đau buốt. Cô Cỏ Đá thì trông quen mặt nhưng không nhớ có học chung hay không. Ông thần Nhị Anh, đệ nhất dương cầm của Văn Học, lâu lâu nghe tiếng con chó của hắn gâu gâu đòi ra ngoài. Có thầy Trần Đại Bản hát nhạc Trịnh Công Sơn rất chiến dù đã lớn tuổi.

Cô bé Lê Thị Dậu, nhà cô này sinh được 12 người con nên đặt tên theo con thú của năm sinh, chơi guita hát nhạc Trịnh Công Sơn rất có hồn. Ông Tóc Gió Thôi Bay thì mình thích anh chàng hát trực tuyến hơn như lúc hắn xuống miền nam Cali, hát ở nhà mình. Có một bà hỏi mình hắn còn vợ không vì bà ta bỏ chồng tính đi bước nữa vì mê tiếng hát của hắn. Hắn hát rất có hồn nhưng trên đài phát thanh thì chú tâm đến kỹ thuật hát  lại thiếu cái gời gợi, cái nhung nhớ, khắc khoải cho người nghe.

Anh chàng xứ Nghệ hát nghe rất chuẩn, nhưng có lẻ bài hát làm mình cảm động nhất là của Trần Ngọc Hiệp. Mình có học với hắn vài tháng, học rất giỏi rồi bị đôn quân. Trong đêm vắng, khi vợ con đi xa, trong tiếng  mưa rơi của Đàlạt, hắn ngồi trần tình về những ước ao nhỏ bé, kiếm thêm tiền để sửa lại cái mái nhà dột cho vợ con khỏi hứng mưa, rồi hát "Nổi Buồn Hoa Phượng", nổi buồn của một kẻ không được tiếp tục đi học.

Cái hay là các bạn học cũ, nay gặp lại thì không còn ái ngại như 40 năm trước, người diễn đạt tâm sự của mình qua những bài thơ, ấp ủ những mối tình câm dạo nào, hay bằng giọng hát kể nổi buồn qua những ca khúc, kẻ thì kể chuyện đời xưa trên diễn đàn, kẻ thì chỉ cách làm bánh để ăn cho mập rồi chỉ cách làm eo thon, trồng hoa, căms hoa, ôi thôi đủ trò. Sau 40 năm, chúng ta chỉ còn lại có nhau, chia sẻ những cái hay để cùng nhau đi nốt quảng được ra đời con lại.

Nhs

Vinh danh phú quý không bằng có bạn