Xem xiếc và hội chợ ngày xưa

Hôm trước thấy mấy tấm ảnh của ông Thi Đà Lạt tải lên mạng, mình còm thêm thì một chị bạn học xưa, gọi điện thoại kêu ông lấy hình tui ở đâu vậy và bỏ lên mạng, và nhờ gỡ tháo mấy tấm ảnh có tên cúng cơm của bố mẹ xuống. Thật ra nếu không có tên bố mẹ thì chắc không thằng tây con đầm nào nhận ra vì hình ảnh đã 60 năm cuộc đời. Chị ta nhớ đến ông bố chụp ảnh các lớp học ngày xưa, rồi bạn bè mới nhắc đến mẹ chị bạn học khác làm y tá,…khiến mình nhớ lại chuyện xưa nên kể lại đây.

Nhớ lần đầu tiên, mình được xem xiếc tại trường Petit Lycée, khi học lớp 10 ème với Hùng con cua, PNL, Đinh Anh Quốc,... Dạo đó lớp học nằm bên tay phải từ cổng đi vào. Trước cổng trường có hai cái nhà dù hình lục giác, làm bằng gỗ thông cho nam và nữ để học sinh trú mưa, trước khi vào lớp. Có mái làm bằng rơm, tương tự mấy cái chòi ở thác Prenn và Cam Ly.
Khung viên trường Petit Lycee ngày xưa. Đi vào thì thấy hai dãy lớp. Phía trên là các lớp 9eme đến 7eme còn phần bị chê thì từ 11 eme đến 10 eme. Hầm thứ hai là preau phía trên với nhà vệ anh công cộng hóa dưới là infirmerie giáp văn phòng hiệu trưởng. Chỗ này là nơi chào cờ và xem xiếc và chích thuốc ngừa.  Còn phần thứ ba là khu nội trú. 

Từ cổng lớn đi vào, bên trái có cái nhà của gác dan, bên phải có con đường nhỏ chạy cong cong vào căn nhà của hiệu trưởng. Từ cổng đi vào hơi dốc thì thấy văn phòng hiệu trưởng bên trái có cái auvent để hiệu trưởng hay giáo viên đi lại lớp khi trời mưa. Trước văn phòng hiệu trưởng có cả chục thang cấp mà mỗi năm đều có chụp hình cả lớp. Hùng con cua gửi cái hình năm 10 ème mới nhớ là đã học với ai. Bên phải có dãy nhà đâu có 4 lớp học dành cho 11 ème và 10 ème. 4 lớp này ra chơi thì có cái sân gần đường Hùng Vương. 

Chỗ này nếu không lầm là lớp thứ 2 khi xưa học 11 ème, cũng là nơi mình đi thi BEPC vấn đáp khi rớt thi viết. Cả đám ngồi đợi mấy thằng vô vấn đáp trước, cho đề bài rồi cùng nhau giải nhờ vậy mà mấy thằng dạo ấy như Võ Ngọc Sơn, mình ,.,., đậu vớt. Phía bên trái có cái vườn nhỏ trồng hoa cỏ, phải đi lên từ cái auvent cạnh văn phòng hiệu trưởng. Hình như cũng có 4 lớp học dành cho 9 ème và 8 ème còn 7 ème học khúc cạnh préau. Lâu quá không nhớ tới khúc này. Chỉ nhớ man mát là có khu ký túc xá cho dân nội trú.
Đây là chỗ chạy vào Petit Lycee. Hình này chắc trước khi mình vào học vì không thấy hai cái nhà dù trú mưa. Có căn nhà của gác dan tây đen, bên phải là nhà của hiệu trưởng.
Từ cổng đi vào bên trái là 3 lớp dành cho 9 ème đến 7 ème 
Bên phải là dãy nhà nơi mình học 11 ème và 10 ème
Cổng trường vào Petit lycee
Phía sau dãy lớp 7 è mê xuống 9 ème, chỗ ra chơi
Tấm ảnh cho thấy rõ nơi xem xiếc và chích ngừa. Cận cảnh là văn phòng hiệu trưởng, có cầu thang để cả lớp chụp hình mỗi năm. Bố chị bạn học chụp. Phía sau là một bãi đất trống với cột cờ để chụp hình và chào cờ. Mình nhớ khi học buổi sáng năm 11 ème đến 10 ème thì có chào cờ nhưng lên 9 ème học buổi chiều thì không nhớ.
Hình này chụp từ video trên YouTube để thấy tây con khi xưa đi học vó xe ca chở tới trường, ở nội trú.

Hình không biết có mình ở trong hay không vì thấy lớp cô Huệ. Chỉ muốn giải thích là càu thang đi vào văn phòng hiệu trưởng mà mỗi năm học sinh ra đây đúng chụp hình. Bó chị bạn chụp nên cô nàng còn rất nhiều tấm ảnh ngày xưa.
Đây lớp học ngày xưa, chụp trước khi mình vào học
Préau chỗ ra chơi khi trời mưa.
Phía sau dãy 7 ème đến 9 ème nơi mình ra chơi, có sân đá banh phái bên trái cảu 3 cô đầm con. Các lớp 11 ème và 10 ème thì ra chơi phái đường HÙng Vương.

Phía sau văn phòng hiệu trưởng thì có văn phòng y tá để khi học sinh đau hay té hay chích ngừa là kéo nhau đến đó. Nhớ hồi nhỏ, mỗi năm phải chích ngừa, mấy bà y tá có cái súng bắn phập phập kinh hoàng thêm trò đi khám sức khoẻ ở văn phòng bác sĩ Sohier. Trước văn phòng y tá thì có cái sân rộng trải đá nhỏ, có cột cờ treo cờ tây thì phải. Lâu lâu có chào cờ nhưng không nhớ chào cờ ta hay cờ tây, bác nào nhớ thì cho em hay. Cạnh đó thì có cái préau có mấy thang cấp đi lên. Trời mưa thì chơi ở đó còn trời nắng thì chơi phía sau dãy nhà vệ sinh, có sân banh nhỏ. Phía phải có dãy nhà ngũ cho học sinh nội trú với cái phòng lớn để trình diễn văn nghệ. 

Một hôm thì cả lớp đang học thì được bà giáo dẫn ra cái sân trước văn phòng y tá, gần cái auvent để xem xiếc. Cứ hai lớp được cô giáo dẫn đến xem xiếc rồi tuần tự đến các lớp khác. Mình chỉ nhớ đó là lần đầu mục thị con khỉ đi xe đạp, đánh trống. Con khỉ được chủ bận cho bộ đồ màu đỏ, đeo kính dâm, lộn đu vòng vòng nhưng thích nhất là nó biết đạp xe đạp 3 bánh trong khi mình thì lên trung học mới tập đi xe đạp, té lên té xuống.

Cả lớp cười vui vẻ, vỗ tay khiến mình ước gì làm được khỉ để đánh trống tùng xèng, đạp xe đạp. Xong xiếc thì cả lớp đi về để mấy lớp khác đang đứng đợi, đến phiên xem con khỉ làm trò khỉ lại.

Cuối tuần ấy ra chợ, phía chợ cá thì mình mới khám ra con khỉ làm xiếc gần như thường trực ở đây để ông chủ bán cao đơn hoàn tán, kiểu Sơn Đông Mài Võ mà sau này mình coi cuốn phim La Strada của Federico Fellini, có Anthony Quinn đóng vai tên mài võ khiến bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ kéo về. Cũng chiếc xe Lambretta ba bánh tên sơn đông mài võ, mua một cô con gái do Giulietta Masina đóng. Cô bé ngây thơ được tin người chị đi theo tên sơn đông mài võ đã qua đời và đề nghị trả 10,000 lira cho bà mẹ nghèo sau chiến tranh, nuôi đàn con, để cô ta phụ giúp hắn trong cuộc đời sơn đông mài võ.



Ông chủ xiếc bán thuốc cao đơn hoàn tán, kêu gọi bà con xem con khỉ làm trò khỉ khiến thiên hạ tò mò bu lại, vỗ tay khen u chau u chau hay hè hay hè rồi đến khi ông ta cho con khỉ nghỉ giải lao, ăn trái chuối cau thì ông ta cầm cái trống khỏ rồi bán dầu cù là thì một số người lớn de ra, một số tò mò thì cũng mua thuốc tể chi đó không nhớ.

Trên đường Yersin, cạnh ty cảnh sát, đối diện thư viện và Hội Việt Mỹ, dạo đó có khoản đất trống. Ngay góc có cái biệt thự mà thằng Thanh, con một ông tướng nào học với mình được 1, 2 năm rồi về Sàigòn. Phía sau ấy có dãy nhà bằng tôn, có gia đình thầy Đan Đình Soạn ở khúc này. Cứ mỗi năm lại có hội chợ, hình như của dân Sàigòn lên nên ông cụ mình hay dẫn đi xem. Có trò thẩy vòng đầu vịt, tuy thấy cái vòng to hơn cái đầu con vịt đói nhưng thiên hạ thẩy cái vòng nào lọt ra ngoài vòng ấy. Đầu vịt trông nhỏ nhưng nếu cộng thêm cái mõ vịt thì dù nhiều người tìm cách quăn xéo, quăn nghiêng đều lọt ta ngoài. Nhiều khi lọt vào thì con vịt ngoắc ngoắc cái đầu để tuột ra.

Có trò thẩy vòng vào cổ chai nhưng thấy thiên hạ trớt quớt nhưng mình thích nhất là môn mô tô bay có ca sĩ Bạch Yến và tên nào lái chạy vòng vòng. Ông cụ phải mua vé vô xem. Cái cylindre làm bằng gỗ, cao độ 3 thước, đường kính thì không nhớ rõ vì còn bé quá nên thấy rất to. Khán giả đứng trên cao xung quanh cái cylindre rồi có một ông bận áo da và một bà mà ông cụ mình kêu ca sĩ Bạch Yến, nổi tiếng với bài Đêm Đông, sau này ra hải ngoại.
Chỗ này là đường tắt đi từ Lê Quý Đôn vào trường 
Trước cổng trường 
Hai bà giáo đầm đứng nơi dãy lớp 7 -9 

Có một ông cầm cái loa nói đủ thứ trò rồi chiếc xe mô tô chạy ra với một ông  và một bà ngồi trên rồi xe rú ga chạy vòng vòng rồi từ từ có trớn chạy theo cylindre để lên phía khán giả đứng. Mình thấy gỗ lắc lư trong khi bà con vỗ tay hoan hô nhiệt liệt rồi xe mô tô từ từ chạy ngược xuống rồi bà con vỗ tay hoan hô. Sau Mậu Thân thì không thấy tổ chức hội chợ hàng năm nữa, đàn ông bị đôn quân, đường xá cứ bị tăng bo, VC chận đường đấp mô nên ít ai di chuyễn ngay mấy gánh hát cải lương cũng không dám lên Đà Lạt. 

Hàng năm mấy bà sơ của nhà thờ Domaine de Marie, đều tổ chức hội chợ từ thiện, gây quỹ để nuôi đám con bà phước, trẻ em mồ côi vì chiến tranh, có nhiều đứa tây lai hay mỹ lai chi đó. Cứ gần Giáng sinh là thấy tấm  banderolle, quảng cáo hội chợ từ thiện này ở khu Hoà Bình và cạnh rạp Ngọc Hiệp. Năm nào mình cũng đi để được ngồi ghế để xe quay. Nhà mình ở đường Thi Sách, gần đường Calmette, là nghe tiếng rao, tiếng nhạc in ỏi cuối tuần vào tháng 12, gió lạnh lạnh.

Từ đường Calmette, góc Ngô Quyền, leo lên mấy thang cấp thì có cái cổng dựng bên cạnh nhà thờ để mua vé vào hội chợ. Dọc trên đồi thì có đủ trò để hốt tiền dân chúng như bắn súng mà mình nghe có người ác khẩu bảo mấy bà phước bẻ cong nòng súng nên ngay lính 302 bắn cũng không trúng. Cũng các trò tạt lon với mấy cái gối nhỏ, nhẹ hều nên cũng bù trớt. Có chổ cho câu cá với cần câu, móc ba cái đồ chơi. Mình thích nhất là trò đua thỏ hay chuột bạch gì đó. Thiên hạ mua vé rồi có mấy con chuột hay thỏ chi đó, lúc dỡ cái cửa đậy chuồng thì chúng bò trong khi bà con hò hét rồi chửi thề, văng tục, khá vui. Mới nhớ thêm cái trò con bọ tìm chuồng. Có đâu cả chục cáic huồng nhỏ rồi người ta mua vé. Con cháu bà phước kéo cái lưới để con bọ chạy ra khiến bà con kêu số 1, số 6...., khiến con bạch thử sảng hồn nên chạy đại vào một cái chuồng., bà Phước làm cái ăn mệt thở.

Mấy bà phước tháo cái bánh xe của chiếc 2CV của họ rồi gắn cái cần bằng ống nước vào rồi gắn vào cái máy có 4, 5 chiếc xe hay máy bay nhỏ, chắc của mỹ viện trợ hay tay thực dân để lại. Có một ông già sau này thì một tên tây lai, dùng cái manivelle để quay  cho máy xe nổ rồi nhấn ga từ từ thì cái bánh xe quay, kéo theo cái trục bằng sắt làm mấy chiếc máy bay hay ô tô quay vòng vòng. Mình  mua vé rồi hai anh em leo lên ngồi một vòng, chóng mặt nhưng vẫn khoái chí. Họ có bán kẹo bông gòn, đậu phụng rang ngào đường, ăn vào mùa lạnh sướng không thể nào rên được cả. Mấy bà sơ cũng bán đồ SIDA do mấy cơ quan tôn giáo mỹ, tặng quần áo cũ cho mấy người con bà Phước nhưng có lẻ to hay dư nên họ đem bán nên dạo đó dân Đà Lạt bận áo quần SIDA khá nhiều. 

Năm 11, mình đi với thằng PMT, ở đường Thi Sách, nó rủ vào chơi lô tô trong khu nhà nguyện.  Trời ị trúng đầu năm đó mình trúng được chai rượu dâu Đà Lạt. Năm đó bắt đầu biết ngắm gái nên có để ý xem mấy cô bé, hình như hôm đó có thấy "cái bớt một thời" đi với cô bạn ở ngay đường Calmette, trước nhà thờ. Năm 12 thì có đi chơi với đám thằng Đa, Nguyên, Tân, Trí,.., cốt để ngắm ghế. Sau đó thì đi Tây nên chả nhớ gì nữa. Không biết nay họ còn làm hội chợ nữa không. Khi có hội chợ của mấy bà Phước là dân đi dự, đều đi ngành nhà mình đông như quân Nguyên nên có dịp đứng trong phòng, ngắm mấy cô gái đi ngang. 

Mấy trò chơi ở hội chợ tạo nên không khí vui vui cho thành phố buồn muôn thủa vì sau Mậu Thân, Đà Lạt không có trò chi để dân chúng tiêu khiển vì an ninh, các gánh cải lương không dám lên Đà Lạt, hay lưu diễn các tỉnh, không có hội chợ mô tô bay nữa. Dân thị xã không có cái gì để tiêu khiển ngoài 3 rạp xi nê chiếu toàn phim Hongkong. Chùa Linh Sơn cũng có làm hội chợ thì phải do trường Bồ Đề tổ chức. Để hôm nào nhớ lại sẽ kể sau. 

Có mấy tấm ảnh chỗ hội việt Mỹ và thư viện chỗ xiếc hội chợ nhưng lười mò ảnh lại quá. Có trên 2000 tấm nên Chán Mớ Đời 

Nhs