Chết trong tuyệt vọng

Người ta nhận thấy người Mỹ tử vong sớm hơn xưa mặc dù với những tiến bộ y khoa đương đại. Nhìn biểu đồ, cho thấy bắt đầu năm 2009 trở đi, khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu vào lúc ông Obama nhậm chức, số tử vong người Mỹ gia tăng kinh hồn. Được biết từ năm 1999 đến năm 2017, có trên 700,000 chết tại Hoa Kỳ vì nghiện ngập. Xin nhắc lại vì nghiện ngập.


Không ai hiểu rõ nguyên do người Mỹ lại lao đầu vào con đường nghiện ngập. Có người cho rằng vì đói nghèo và lợi tức không gia tăng. Nhìn kỹ thì tiểu bang Cali là không gia tăng.


Từ khi các công ty mỹ chuyển các nhà máy qua các nước khác như Mễ Tây Cơ và Trung Cộng,…để sản xuất các sản phẩm của họ thì các công đoàn lao động tại Hoa Kỳ không còn ưu thế để đòi hỏi tăng lương bổng cho giới lao động.

Đảng Dân Chủ vừa kêu gọi lên lương tối thiểu thì các công ty như MacDonalds cho thiết bị các máy đặt món ăn hay thực khách có thể gọi và trả tiền trên mạng rồi tới quầy lấy đồ ăn, giảm được một khê phải mướn mấy nhân viên đứng quầy. Thế là càng giảm nhu cầu lao động tối thiểu của những ai ít có kiến thức. 

Dần dần máy móc nhất là trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người vì rẻ và thêm chính xác. Hiện nay Hoa Kỳ có 47%-49% người Mỹ ăn trợ cấp mà người ta gọi là giai cấp vô dụng (useless class) vì họ không được sử dụng trong môi trường lao động. Giai cấp này càng ngày càng gia tăng sẽ gây nguy hiểm cho xã hội, từ từ sẽ tạo nên một xã hội dân tuý, họ sẽ nghe lời cám dỗ của các chính trị gia mỵ dân, đưa đến các thể chế cực hữu, độc tài như thế kỷ trước như cộng sản, phát xít, quân phiệt,…

Dạo mình mới qua mỹ, đi chợ thì ở quầy tính tiền, lúc nào cũng có thâu ngân viên và một người trẻ (học sinh) hay già (hưu trí), hỏi khách hàng muốn bao bì bằng giấy hay nhựa (paper or Plastic?) nay có nhiều chỗ đã trang bị máy tự tính tiền, không còn một người già chạy tới chạy lui các quầy tính tiền để giúp bỏ hàng mua vào bị.

Cái đau buồn là làm việc cả đời và khi về hưu, nhiều người không có đủ lợi tức để sống vì không chịu để dành hay tiêu pha quá mức khi còn làm ra tiền. Nếu chúng ta vào các tiệm ăn MacDonalds, hay Wal-Mart vào ban đêm sẽ thấy toàn là nhân viên đã về hưu nhưng phải đi làm bán thời gian ban đêm để hàng xóm bạn bè không thấy.

Có chuyên gia cho rằng sự thay đổi của nghề nghiệp y tế, nơi mà các thuốc có chất á phiện được bác sĩ kê toa cho bệnh nhân uống vô tội vạ, khiến họ càng ngày càng lạm thuốc và sử dụng thuốc mạnh hơn như bạch phiến,… các xã hội gia cũng như sử gia cho rằng ngày nay, loài người chúng ta có khả năng tự huỷ diệt nhiều hơn tổ tiên chúng ta như tàn phá môi trường sinh thái, vũ khí hạt nhân hay thuốc giảm đau và bạch phiến,…

Như mình đã kể vụ kiện tụng công ty dược phẩm Purdue Pharma , các kinh tế gia của đại học Notre Dame và Pennsylvania và RAND Corp., xem xét các tài liệu được trình bày ở phiên toà thì được biết công ty Purdue quyết định đặt trọng tâm bán thuốc OxyContin vào các tiểu bang không có lưu lại biên nhận, được gọi là “triplicate”. 

Họ gọi là các tiểu bang “non-triplicate” nghĩa là không có lưu giữ 3 cái biên nhận chung: 1 cái là bác sĩ kê toa, 1 cái là tiệm bán thuốc giữ và một bản được lưu giữ bởi một cơ quan tiểu bang. Vào những năm này thì chỉ có 5 tiểu bang : New York, California, Idaho, Illinois và Texas là bắt buộc lưu trữ 3 biên nhận này. Bác sĩ không muốn chính quyền giữ lưu hồ sơ toa thuốc mà họ kê cho bệnh nhân nên cẩn thận.

Xin nhìn lại tấm bản đồ phía trên sẽ thấy các tiểu bang bị nghiện ngập màu đỏ là những tiểu bang không bắt buộc lưu trữ 3 bản biên nhận. Có dạo bác sĩ của mình hay cho uống thuốc ho có chất Codeine, ông ta nói là thuốc phiện, đô nhỏ để khỏi ho và ngủ cho ngon khi bị cảm.

Trước khi OxyContin được bán ra trên thị trường thì các tiểu bang có “triplicate” (3 cái biên lai lưu giữ) có chỉ số tử vong overdose cao nhất nước. Từ khi Oxycontin được kê toa tại các tiểu bang không có quy luật “triplicate” thì số tử vong về overdose gia tăng khủng khiếp. 65% từ 1996.

Các kinh tế gia cũng phủ nhận sự việc nghèo đã làm nên vụ nghiện ngập. Ho cho rằng từ khi Oxycontin được bán trên thị trường, mới đưa đến vấn nạn này. Trên Netflix đang trình chiếu một phim nói về một công ty bán một loại thuốc giảm đau nhanh chóng, đã xâm nhập thị trường dược phẩm qua các bác sĩ với những bài bảng khuyến dụ bác sĩ kê toa thuốc của họ. Như các cuộc du hí với vợ con ở khách sạn 5 sao hay quà tặng. Một ông bác sĩ kê toa đến 9 triệu đô la một năm thời đó, xem như 20 triệu ngày nay. Các người bán thuốc quảng cáo tại các văn phòng bác sĩ giàu có, lương bổng lên đến nữa triệu thời đó.

Chương trình Triplicate chấm dứt vào năm 2004 và được thay thế bởi máy điện toán để dễ kiểm soát. Nhưng vì công ty Purdue Pharma đã ra thị trường và làm quen với các bác sĩ nên họ vẫn tiếp tục kê toa thuốc của hãng này. Mình có một chị quen, kể là cậu em và bà vợ là bác sĩ, kê toa thuốc giảm đau quá dose cho bệnh nhân, bị bắt và ở tù. Lâu lâu đọc báo thấy ở vùng bôn sa này có một bác sĩ người Việt kê toa thuốc giảm đau bú xua la mua.

Chính phủ ra chương trình dinh dưỡng cho dân chúng ăn uống, quá nhiều chất tinh bột và đường khiến gây nên nạn bệnh béo phì với những hệ luỵ của nó. Bệnh nhân càng ngày gia tăng, càng tốn tiền cho mấy chương trình giảm cân vô ích, kiểu vừa chữa cháy vừa đốt thêm dầu.

Không trị được giảm cân, bệnh nhân bị trầm cảm, bị đủ thứ bệnh thêm đau nhức, lại phải uống giảm đau dần dần trở nên bị nghiện, tốn tiền, đủ trò. Mình có kể nguyên nhân vụ bệnh béo phì rồi, chỉ cần ăn ngày hai lần là giảm cân.

Chúng ta mất mấy năm mới lên vài chục kí lô thì cũng phải từ từ để giảm, thay vì xuống cái rụp, rất nguy hiểm cho cơ thể. Phải có ý chí kiên trì để giảm cân hay chữa bệnh.

Nhìn bản đồ, thấy các vùng của tiểu bang Cali đều ở những nơi hẻo lánh như bắc Cali hay phía đông của dãy núi Sierra 

BÁc sĩ có châm ngôn nếu giảm một bệnh nhân là giảm một lợi tức do đó đa số họ không muốn chữa cho lành. Cứ tiếp tục hết thuốc thì đến bác sĩ khám, vớt ít tiền rồi kê thêm thuốc và cái vòng Kim Cô sẽ dần dần xiết lại khiến con người bệnh đâm ra tuyệt vọng và tìm cách để giải thoát cuộc đời.

Mình đi bác sĩ, đo máu đủ trò, mọi thứ đều bình thường nhưng bác sĩ vãn kêu là nên uống thuốc giảm mỡ, và tiểu đường. Mình hỏi lý do là để “phòng ngừa”. Mình kêu “I’ll take a Chance”. Phải hiểu vai trò bác sĩ, họ bị áp lực của nhà thương và các công ty dược phẩm. Cứ kê toa cho 3 tháng, mỗi ba tháng bệnh nhân trở lại, kiếm thêm mấy trăm. Một năm bệnh nhân đi bác sĩ khám tối thiểu 4 lần. Năm vừa qua mình không đi bác sĩ, thư ký gọi hà rầm, nhắn tin đủ trò vì nghe nói medicare trả tối thiểu $10,000/ năm cho ai trên 65 tuổi nên họ gọi mình như ri. Tuần rồi mình đi thử máu đầu năm để xem xét tình hình ra sao để ăn uống giữ gìn cho cả năm. Nêu có gì bất thường sẽ lấy hẹn với bác sĩ.

Ngay ông 8 bôn sa kể là khách hàng từ mấy chục năm qua của ông ta từ từ ngủm hết, cần phải có khách hàng mới dài lâu. Nếu không thì đói.

Gần đây, các công ty dược phẩm lobby để quốc hội bầu luật cho phép cần sa được làm thuốc cho người Mỹ dùng. Họ viện ra đủ loại. Mình có theo dõi qua 7 lớp, họ phỏng vấn các bệnh nhân kêu là thuốc tiên như năm 1996, họ cho ra đời quảng cáo thuốc Oxycontin. Chán Mớ Đời 

Mình có mua cổ phiếu của một công ty dược phẩm, đang đợi FDA cho phép bán tại Hoa Kỳ về thuốc giảm cân. Mới có 3 tháng mà đã lên được 10%. Nếu mà được FDA chấp thuận năm nay là đời em hết cô đơn. Thuốc này được bán tại âu châu rồi. Đừng có hỏi em vì em mua tin tức đến $2,000/ năm. Nếu chịu đưa em 50% thì sẽ cho biết.

Có lẻ chúng ta nên tự tìm hiểu về cơ thể, căn bệnh của mình trong khi đó bác sĩ chỉ là một cố vấn về y tế, giúp chúng ta chọn lựa cách điều trị hay thuốc uống thay vì khoán trắng cho bác sĩ. Nên cần đi nhiều bác sĩ. Mình nói mụ vợ năm nay có medicare nên mua bảo hiểm loại B, theo diện PPO, phải đóng thêm tiền vì mụ vợ bệnh đủ trò. Mình nói đi tập với mình. Mình là nhân chứng nhưng mụ vợ không chịu nghe. Vì nghe là chấp nhận chồng đúng. Mụ thấy sự thay đổi của mình từ bao nhiêu năm qua về sức khoẻ qua sự luyện tập tại Đông Phương Hội.

Bác sĩ có phòng mạch, có chi phí phải trả, cần có nhiều bệnh nhân và ít thời gian nên chỉ xem kết quả thử nghiệm máu, hay…để kê toa thuốc uống. Không hết thì lần sau cho thuốc khác.

Mình nghe ông 8 Bôn Sa kể là khi bác sĩ cho ông ta uống thuốc thì viên đầu tiên khiến mạch máu ở màng tang kêu bực bực khiến ông ta sợ té giếng luôn. Ngưng uống thuốc, nên không đi lấy thuốc nữa. Công ty bán thuốc không thấy ông ta ra lấy thuốc theo định kỳ thì gọi lại. Ông ta giải thích vấn đề thì 5 phút sau, bác sĩ của ông ta gọi lại, kêu sẽ cho uống đô nhẹ hơn. Kinh.

Ông ta kêu tui nhỏ con mà bác sĩ cho tui uống đô như thằng mỹ to béo gấp 10 lần ông ta thì chỉ có chết và bị thương. Ông ta ngưng uống thì sức khoẻ bình thường lại. Chán Mớ Đời 

Người Mỹ hay nói : “knowledge is power” do đó chúng ta cần nghiên cứu cho rõ ràng thay vì nghe ai đó nói ăn cái này tốt lắm, uống thuốc kia tốt lắm dù chưa bao giờ nhìn thấy hay đọc những thử nghiệm chính xác.

Điển hình là lá đu đủ. Mình nghe nói là lá này trị bệnh ung thư nên bà con kháo nhau uống mệt thở. Bù lại thì mình lại đọc mủ của cây đu đủ rất độc. Có thể lá đu đủ có những chất chống bệnh ung thư, chúng ta cần uống theo đô nhưng nếu uống nhiều quá thì lại dính cái mủ đọc của cây đu đủ thì khổ.

Có lần mình đọc tài liệu nói ăn hạt khô của trái apricot có chất gì tốt cho cơ thể. Mau trên amazon về ăn. Ăn vào mấy hạt thì thấy lộn xộn phải nằm xuống sàn nhà, tính gọi mụ vợ nhưng rồi dưỡng đỡ. Hôm sau mình ăn vài hạt thì cũng bị lại, nằm xuống đất vì đứng khó chịu. Mình gú gồ thì khám phá hạt apricot có một chất độc, một loại thạch tín. Lấy cái bịch hạt apricot, đọc lại thì có một góc nhỏ, đề chữ cẩn thận, có chất không tốt. Chán Mớ Đời 

Như vụ quảng cáo thuốc OxyContin, có ông bác sĩ được trả tiền nên cứ nói bựa ra rồi người ta xem quảng cáo, gõ cửa khiến ông ta giàu to. Các bệnh nhân được kê toa uống thuốc, sau này bị chết khi lái xe, nghiện ngập đủ trò.
Ngày nay chúng ta có bảo hiểm nhất là những người nghèo có trợ cấp u tế của chính phủ thêm vụ Obamacare là chỉ có chết hay bị thương. Các ông ty dược phẩm muốn chúng ta cứ phải mua thuốc của họ dài hạng, tháng này qua năm nọ đến suốt đời. Khi xưa ít bác sĩ thì không sao, còn ngày nay bác sĩ ra trường với một số nợ khá cao. Họ cần vắt sữa của bệnh nhân để trả nợ và mua đồ xịn cho vợ.

Gần đây nghe nói bệnh viện ở Việt Nam, cắt đồ thử nghiệm làm hai để giảm chi phí.

Ra Bôn Sa, bác sĩ đầy, tiệm thuốc tây nhiều hơn tiệm phở. Họ tạo một giai cấp gọi là “Cò bác sĩ, Nha Sĩ và Dược sĩ”. Mấy người này ăn trợ cấp rồi đến nhà người lớn tuổi chở họ đi gặp bác sĩ, nha sĩ và dược sĩ, được mấy ông bà “Sĩ” này tặng tiền tươi. Một ngày bỏ túi được vài trăm thêm trợ cấp giàu to.

Bác sĩ cho thuốc thì uống vô tội vạ nên nhiều khi mình thấy người lớn rất tội nghiệp vì uống thuốc. Nhiều quá đâm ra khờ luôn.

Ngày nay, các luật được thành lập bởi các công ty lớn. Họ mua chuộc các chính trị gia để bầu phiếu các luật giúp họ làm tiền còn nhân dân chỉ là đàn cừu non để cho họ sai khiến hay là đàn bò để họ vắt sữa. Nhiều dự luật được các đại biểu đưa ra quốc hội để bầu bán, dù mang tên của họ nhưng do các luật sư của các công ty soạn thảo. Các đại biểu cứ bỏ phiếu thuận dù chưa bao giờ đọc hay hiểu các luật này vì họ bỏ 9 tháng trong 1 năm để đi kiếm tiền tranh cử. Ai cho tiền thì họ sẽ giúp lại khi đắc cử.

Lấy thí dụ ông Obama, khi ông ta còn làm việc trong một cơ quan xã hội thì hai chồng làm chưa đến $200,000/ năm. Năm đầu tiên ông ta đắc cử thượng nghị sĩ thì lên 2 triệu đô la và mua một căn nhà ở khu sang trọng nhưng rất rẻ. Sau 8 năm làm tổng thống, tài sản của vợ chồng ông ta lên đến 100 triệu. Hay  ông bà Clinton, sau khi hết làm chính trị thì tài sản của họ được giữ qua Clinton Foundation có trên 2 tỷ đô la.

Chính trị Hoa Kỳ được các công ty đa quốc gia điều khiển. Họ bầu ai làm theo ý của họ. Chính họ là những người bỏ tiền để các ứng cử viên tranh cử. Do đó mình không bao giờ tham dự các cuộc tranh cãi về chính trị, bầu cử. Chỉ là trò hề dân chủ. Mấy người quen hay tranh cãi về bầu ông này bà nọ, hỏi họ có dám bỏ ra $1,000 để đi tham dự một buổi tiệc gây quỹ bầu cử. Chỉ có những thằng có tiền, cúng dường cho ứng cử viên thì khi đắc cử, họ nhờ vã lại để thu lợi cho công việc làm ăn của họ.
Chúng ta phải ra tìm hiểu về y tế, tài chánh để lo liệu cho sự hưu trí của chúng ta. Không thể để chính phủ hay người khác quyết định dùm được. Lý do là hồn ai nấy giữ. Các kỹ nghệ chiến tranh, dược phẩm, thực phẩm,….chi tiền cho các ứng cử viên để giúp họ bán thuốc, bán thực phẩm độc hại cho cơ thể và bán vũ khí nhân danh trợ giúp dân chủ và hòa bình và chúng ta phải đóng thuế cho các cuộc viện trợ giúp các công ty làm giàu.

Điển hình viện trợ cho Ukraine, DO Thái, ngoài súng đạn ra, còn phải viện trợ thực phẩm, thuốc men, áo quần đủ trò,… Ukraine bị ép buộc cách chức đen bộ trưởng và thứ quốc phòng vì tội tham nhũng, mua áo quần giá gấp 3 thời giá bình thường. Thấy thiên hạ biểu tình hơi nhiều, nên họ cho bắn vài hoả tiễn đâu đâu gần vùng vịnh và nhóm lực lượng vũ trang nào lạ hoắc rồi kêu do BA Tư giựt dây.

Cái khổ làm như vậy, bạn bè của mình là dân bầu cho đảng Dân Chủ sẽ đánh mình vì khi con người quen tự lo lắng, tự chăm sóc cho mình thì sẽ không tin vào xã hội chủ nghĩa như họ đề xướng. Là xứ tự do, ai muốn làm gì thì làm miễn sao ráng đừng bị đau.

Chán Mớ Đời
Nhs

12/17/2019:
Theo tin cho biết là gia đình chủ của công ty dược phẩm Purdue Pharma, rút ra trên 10 tỷ đôla từ công ty để chuyển đi chỗ khác vì lo ngại các cuộc kiện tụng. Chán Mớ Đời