Tối hôm qua ghé nhà hàng xóm ăn cơm, ngồi nói chuyện với mấy ông thì có người hỏi lý do các nước tây phương tiến mạnh nhờ vào khoa học, chiếm đóng khắp nơi trên thế giới, ngược lại á châu thì cứ hãnh diện về văn hoá của mình nhưng bị tụt hậu. Mấy ông với chai rượu nên cứ chửi văn hoá của mình mới đưa đến hiện trạng của ngày nay.
Mình hay thắc mắc là trung hoa đã tìm ra thuốc nổ vào thế kỷ thứ 9 bởi các đạo sỹ khi muốn kiếm cách làm thuốc trường sinh nhưng 10 thế kỷ sau họ lại bị người tây phương, dùng chính phát minh của họ để đô hộ dân tộc họ. Ngày nay, sau 40 năm đổi mới, Trung Cộng giàu mạnh lên nhờ áp dụng khoa học của Tây phương nhưng có cái gì đó khiến họ bị khập khểnh. Mình đi viếng vùng mà họ đang làm lại Vành Đai và Con Đường, tạo dựng lại Con Đường Tơ Lụa khi xưa, đã giúp họ giàu có, rất có lý nhưng kết quả sẽ ra sao nếu họ không thay đổi tư duy hiện nay.
Sau này đọc tài liệu, mới hiểu là Kinh Dịch có ảnh hưởng sâu đậm trong nền văn hoá của Trung Quốc, đã cản trở người tàu phát triển các phát minh, ý tưởng của họ, hầu đóng góp vào khoa học hiện đại. Tư duy của người tàu bị hạn chế bởi Kinh Dịch nên không thể phát triển sâu rộng hơn.
Đọc vòng vòng thì được biết Kinh Dịch có văn bản đầu tiên từ đời nhà Hạ (thế kỷ 21 trước công nguyên TCN), gọi là Liên Sơn nhưng bị thất truyền vào thời nhà Thương (thế kỷ 12 TCN). Đến đời nhà Chu thì gọi là Chu Dịch, đó là phiên bản của Kinh Dịch mà ngày nay người tàu sử dụng.
Kinh dịch khởi đầu bởi hai quẻ Càn và Khôn với 64 quẻ, dựa theo hạ đồ bát quái (8x8=64). Người tàu được xem là tiên phong về nghiêncứu bói toán, đã hệ thống hoá các ký hiệu của 64 quẻ (quái phù). Càn là 6 vạch nét liền, Khôn là 6 vạch nét đứt. Mỗi quái phù có Tên gọi và Chữ (tự).
Trong thời gian thai ngén Kinh Dịch cũng là thời gian thai ngén Tiếng Tàu (Hán Ngữ). Hán tự xuất hiện, khởi đầu sự hình thành của nền văn minh trung hoa. Những quẻ này được gọi là Tượng mà theo Chu Dịch, gọi Tượng là cô đọng, dùng tên quẻ để giải thích sự biến thiên giữa Người, Trời và Đất.
Có lẻ vì vậy tinh thần Kinh Dịch rất cô động hoá, giản tinh hoá, trừu tượng hoá, phân loại hoá,.... Mình nhớ khi kiếm sách Việt ngữ về phật giáo để nghiên cứu để vẽ chùa Việt Nam ở Connecticut thì rất khó hiểu vì quá trừu tượng với lối hành văn. Có lẻ mình học chương trình pháp từ nhỏ đến đại học, ngoại trừ hai năm chương trình Việt ở Văn Học nên không quen đọc sách Việt ngữ. Cuối cùng phải kiếm sách pháp ngữ hay anh ngữ để đọc.
Các đặc tính Tinh giản hoá, phân loại hoá đã giúp người tàu phân loại âm dương đưa đến nền y học Trung Hoa. Họ chia, phân loại y dược và bệnh tật, nội ngoại, nóng lạnh làm tiền đề, đặt nền tảng để phát triển, lý luận cho nền y học Trung Quốc.
Mình đang đọc sách về châm cứu thì nhận thấy trong cái hình Nhị Nguyên Âm Dương, thật ra có thêm hình tròn nhỏ Âm nằm trong phân nữa Dương, vào hình tròn “Dương” nằm trong phân nữa Âm. Chớ không phải âm và Dương là trạng thái hoàn toàn cách biệt như mình từng nghĩ. Có dịp mình sẽ kể rõ hơn. Khi tập võ cũng vậy.
Mình chỉ nghe huyền thoại về các thầy thuốc như Hoa Đà, đã biết mỗ xẻ nhưng trên thực tế không có tài liệu nào chứng minh. Chắc người tàu cũng tương tự người Việt nên có một thì nói 10 vì khi mổ thì cần có máu để truyền cho bệnh nhân mà không thấy đề cập đến trong truyện.
Mình sinh trưởng và lớn lên tại Đà Lạt cho nên tuy sống tại hải ngoại trên 49 năm qua nhưng vẫn bị các luật âm dương chi phối, điều kiện hoá mình về mặt tri thức và văn hoá nên cố gắng tìm hiểu cái vòng kim cô đã được đeo vào trí óc của mình từ nhỏ đến giờ.
Có một anh bạn học MIT, dạo đang làm luận án tiến sĩ kể; anh ta gặp một trở ngại là do ảnh hưởng đông phương nên dùng trực giác để quy nạp vấn đề, rồi báo cáo cho ông thầy nhưng ông thầy lại bảo sai. Anh bạn đã quy nạp tiêu đề nhưng phải suy diễn lý luận tương tự trước khi đọc một bài thơ, nhà thơ phải bắt đầu giải thích các mẫu tự la tinh rồi ráp nối cho người nghe hiểu rõ vấn đề từ A -Z thì mới cảm nhận được câu thơ mà nhà thơ muốn đọc. Cụ thể hơn muốn cảm nhận thơ của Baudelaire, người đọc phải biết tiếng pháp còn nếu một người không biết đọc thì bù trớt.
Tại sao người tàu không đóng góp gì cho nền khoa học kỹ thuật thế giới cận đại. Mình nghĩ vì tinh thần kinh dịch đã ăn sâu vào tâm khảm của người tầu. Tinh thần bị bó buộc theo cái vòng kim cô của 64 quái phù nên không thể có tư duy sâu rộng vượt xa khỏi biên giới kinh dịch. Người ta chỉ loanh quanh với 64 quái phù rồi tìm đáp án trong vòng 64 ẩn số như thể người chỉ học đến tiểu học, họ chỉ nhìn không gian qua định đề Euclid trong khi hình học có đến đa chiều.
Ngành giáo dục Hoa Kỳ ngày nay, khuyến khích sinh viên khoa học tìm hiểu thêm về nghệ thuật để có cái nhìn rộng rãi hơn dưới góc độ nhân văn. Ông Steve Jobs có kể nhờ học lớp về thư pháp, đã giúp ông ta sau này áp dụng vào công ty Apple.
Người tàu rất thực tế không thích trừu tượng cho nên không tư duy đột phá. Socrates đã dùng phương pháp đặt câu hỏi và đã giúp người tây phương tạo dựng nền khoa học mà ngày nay toàn thế giới sử dụng. Khi xưa, mình hay đặt câu hỏi vì thầy cô nói có gì đó không thuyết phục nên bị chửi là ngu.
Bị ảnh hưởng của Kinh Dịch nên người tàu không có cách tư duy và suy diễn. Người tây phương dùng phương pháp quy nạp (inductive) và suy diễn (deductive).
Nhật Bản khác với các xứ bị ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa vì họ không có áp dụng Kinh Dịch trong đời sống của họ. Người Đại HÀn dùng hình tượng Nhị Nguyên trên lá cờ của họ, Việt Nam thì cũng bú xua la mua về kinh dịch nhưng người Nhật Bản ít khi nói về kinh dịch.
Cái lối học và thi cử của triều đình đã tiêu diệt tư duy của Cá nhân. Nho sinh phải học những điều cấm kỵ của Tứ Thư Ngũ Kinh thì mới mong được đậu và tiến cử ra làm quan. Lối học từ chương này chỉ giúp đào tạo những thế hệ nô quan, hầu phục vụ triều đình. Ngày nay ta thấy dân số Trung Quốc lớn gấp 4-5 lần Hoa Kỳ nhưng các khoa học gia Hoa Kỳ chiếm đa số các giải thưởng Nobel.
Người tàu họ có phương pháp quy nạp nhưng lại dừng lại đó để hướng lên cái Tượng trong Kinh Dịch, nhưng không có phương pháp suy diễn. Họ có suy diễn nhưng theo lối thầy bói, nói sao được lòngthân chủ để lấy tiền vì thiên cơ bất khả lộ. Như trường hợp người bạn làm luận án ở MIT, dùng phương pháp quy nạp nhưng dừng đó, đến khi ông thầy giải thích phải áp dụng phương pháp suy diễn từ A đến Z, để chứng minh tư duy của mình là đúng vì khoa học phải luôn luôn chính xác và được kiểm chứng.
Nhà vật lý học Tô Cách Lan, James Maxwell ở thế kỷ 19, có viết 3 bài nghiên cứu mà nay được xem là nền tảng cho sóng điện từ, đã giúp thay đổi lịch sử khoa học của nhân loại, đã giúp sáng tạo ra vô tuyến điện, từ trường, Internet,.... Tất cả đều dựa trên phương trình Maxwell.
Bài nghiên cứu đầu tiên, ông ta có nói: “Chúng ta cần nhận thức được việc các nhánh của vật lý học rất giống nhau; tức là nói trong vật lý học có các nhánh khác nhau nhưng kết cấu của chúng lại có thể chứng minh lẫn cho nhau.” Ông ta dùng quan niệm này để nghiên cứu về điện từ học theo tinh thần của phương pháp quy nạp.
Sau này trong bài nghiên cứu thứ 3, ông ta dùng phương pháp suy diễn vào phương trình điện từ, (đã được lập thành bởi phương pháp quy nạp), đi tới kết luận: các phương trình đó thể hiện điện từ có thể truyền đi dưới hình thức sóng với tốc độ sóng phù hợp tốc độ ánh sáng lúc ấy đã biết, cho nên “ánh sáng tức là sóng điện từ”. Đây là một suy luận đánh dấu thời đại, nó đã thúc đẩy sự phát triển Khoa học kỹ thuật ở thế kỷ XX và phương thức sinh hoạt của loài người ngày nay.
Tương tự sau này, ông Albert Einstein đã suy diễn, ánh sáng được truyền theo góc độ 8.3 độ và được các nhà thiên văn chứng minh là đúng. Người tàu đã dùng thiên văn trước người tây phương, qua kinh dịch bói toán,... Họ chỉ có vài sao trong ngành bói toán của họ mà ngày nay chúng ta biết có rất nhiều sao trên dãy ngân hà. Các nhà tướng số tàu không nói đến sao chiếu và cung mệnh là 8.3 độ.
Nền văn hoá truyền thống Trung Hoa là có phương pháp quy nạp nhưng lại không có phương pháp suy diễn đi kèm như người Tây phương. Trong Kinh Dịch chúng ta thấy nguồn gốc của phương pháp quy nạp qua "Dịch giả tượng dã; tượng 象 giả tượng 像 dã". Mặc dù kinh dịch đã nêu lên phương pháp quy nạp nhưng văn hoá Trung Hoa không phát triển theo phương pháp suy diễn như ở tây phương. Khi bí thì họ kêu thiên cơ bất khả lộ.
Vào cuối đời nhà Minh vào thế kỷ 16, có một ông quan tên là Từ Quang Khải, hợp tác với ông Matteo Ricci, một nhà truyền giáo người Ý, đã giới thiệu khoa học tự nhiên với triều đình nhà Minh. Họ đã dịch bản chính hình học Euclid ra hán ngữ 300 năm trước khi Isaac Newton viết Principia Mathematica, hoàn toàn dựa trên bản gốc hình học Euclid. Nếu không dùng phương pháp suy diễn thì chắc chắn ông Newton sẽ không thể nào phát triển nền toán học, dựa theo các định đề Euclid.
Sau khi đọc hình học Euclid thì quan đại thần Từ Quang Khải nhận xét về phương pháp suy diễn "dục tiền hậu cánh trí bất khả đắc" (không được đảo lộn thứ tự trước sau" hay không được thay đổi thứ tự suy luận. Phương pháp này khác với truyền thống của người tàu vì không có logic, không chú ý lý thuyết thứ tự, đòi hỏi người đọc tự tìm kết luận đâm ra rất trừu tượng.
Mình có hỏi thầy An, tại sao trong tác phẩm Đoạn Tuyệt, sau phiên toà, Loan được tha bổng, cô ta tìm đến Dũng để tiếp nối mối tình xưa nhưng Dũng lại trốn tránh thoát ly, khoát áo mưa ra đi trong sương gió. nhân vật Dũng thoát ly đi theo cách mạng. Thầy An giải thích là thoát ly, không phải theo cách mệnh gì cả. Tác giả muốn đọc giả tự tìm lấy câu trả lời. Câu trả lời của thầy khiến mình chới với vì mình quen sống ở phương tây nên khi đã quy nạp thì bước nối tiếp là suy diễn. Nhất Linh cứ phán một quẻ Ly cho cái kết của tác phẩm của mình, mặc độc giả suy diễn ra sao thì ra.
Ông Nhất Linh và nhóm Tự Lực Văn Đoàn, muốn dùng các tác phẩm của họ để thay đổi văn hoá phong kiến của người Việt. Họ mặc dù theo Tây học, vẫn chỉ dùng phương thức quy nạp rồi ngưng, không suy diễn tiếp, vẫn bị sa lầy trong 64 quẻ của Kinh Dịch. Để đọc giả tìm lấy câu trả lời hay đoạn kết.
Ông Từ Quang Khải có viết như sau về phương pháp suy diễn: Tự chí hối, thực chí minh (có vẻ tối tăm, thật ra sáng sủa) hay Tự chí phồn, thực chí giản (có vẻ phức tạp, thật ra đơn giản)... Tiếc thay đến nay các bài viết của ông này không được phổ thông trong giới trí thức người Hoa.
Các nhà khảo cổ khám phá người tàu ở Giang Tây đã biết trồng lúa từ mấy ngàn năm trước nhà Hạ cho nên đoán chắc đã có ngôn ngữ thời ấy. Họ cho rằng Hoa ngữ là đơn âm vì bị ảnh hưởng của Kinh Dịch với các quẻ đơn âm.
Đa số các ngôn ngữ trên thế giới là đa âm nhưng hán ngữ hay Việt ngữ bị ảnh hưởng của Kinh Dịch nên đơn âm, chỉ khi dịch các từ ngoại ngữ mới là đa âm như Hoa-Thịnh-Đốn, Cựu-Kim-Sơn,...
Nếu xét về văn phạm thì hán ngữ và Việt ngữ ít dùng giới từ (adverb), có dùng các danh từ, tỉnh từ,... Thí dụ: người mình không dùng "Bố của tôi" mà "Bố tôi". Thay vì "tôi đi một cách chậm chậm" mà "tôi đi chậm". Văn phạm được tối giản hoá nên khi xưa, mình hay lên Giáo Hoàng Chủng Viện để học đàm thoại ngoại ngữ với cha Leahy thì ú ớ khi bị ông linh mục này hỏi về văn phạm Việt ngữ.
Ảnh hưởng của Kinh Dịch đã giúp tối giản hoá tư tưởng, mình hay gặp tại nhà người quen treo các bút pháp với các từ đơn như "tâm", "an",... Tâm có thể nói đủ thứ khiến người đọc khó nhận ra cái ý của gia chủ khi treo các bút pháp nói trên. Thầy An có kể là có người thuộc loại Phari siêu, nhờ thầy viết chữ Tâm để họ treo tường nhưng thầy từ chối vì không biết ông ta thuộc loại Tâm nào. Nhiều khi đọc bài của người viết, họ xổ ra một câu hán văn hay pháp văn rồi không phiên dịch, khiến mình như ngáo ộp.
Chữ Tâm của người Tàu |
Trái tim của người Tây Phương biểu tượng động từ Yêu hay Thích |
Đặc biệt chỉ có Trung Quốc mới có thư pháp còn các nước khác thì không, ngoại trừ vài nước bị ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc như Việt Nam, Triều Tiên. Kinh Dịch với tinh thần cô động hoá, trừu tượng hoá, đơn giản hoá tối đa cho nên thư pháp trong nền văn hoá của Trung Quốc rất quan trọng.
Mình không biết hán văn cho nên khi đứng trước một thư pháp hay một câu đối dù viết bằng tiếng Việt là cứ như bò đội nón dù nghe người ta bảo là rồng bay phượng múa. Vấn đề là chưa bao giờ thấy con rồng hay con Phượng. Khi viết là để thông tin một ý tưởng nào cho người đọc nhưng nếu người đọc không hiểu thì vô dụng.
Trong lịch sử trung hoa hay Việt Nam, ta thấy kinh dịch đã có ảnh hưởng rất lớn trong nền văn hoá của họ. Họ dựa theo 3 yêu tố Thiên Nhân Địa, trời, đất và người. Với phương pháp quy nạp và thiếu suy diễn cho nên họ chỉ loang quanh trong cái thiên la địa võng của 64 quái phù.
"Thiên nhân nhất vật, nội ngoại nhất lý" bắt nguồn từ một quẻ trong kinh dịch, bao hàm đạo trời đạo đất đạo nhân, cho rằng quy luật của trời và người đều là một.
Khi ông Vương Dương Minh, đời nhà Minh, ngồi 7 ngày trước bụi trúc để tìm kiếm lý lẻ của cây trúc, biểu hiệu vai trò của chính nhân quân tử. Đi tìm cái lý của đời người trong cái lý của cái tự nhiên như cây trúc. Với tinh thần đó thì không thể tìm hay sáng tạo ra khoa học hiện đại.
Một trong những đặc điểm của khoa học cận đại, là phải tách rời khỏi quan niệm thiên nhân hợp nhất, phải chấp nhận đời người có quy luật riêng của đời người, thiên nhiên có quy luật riêng của thiên nhiên. Trời và người là hai thể chất khác biệt không thể hợp làm một.
Mình nói chuyện với một anh ở Việt Nam, nghe nói là nghiên cứu về kinh dịch lâu năm. Anh ta nói dòng sông Mekông đổ ra biển qua 9 con sông nhỏ được gọi là Cửu Long, có hình dạng của quẻ Ly trong Kinh Dịch cho nên dân miền Tây phải ly hương. Gái đi ra Hà Nội làm điếm, lấy chồng Đài Loan như bài thơ Trăng Nghẹn,...Ông bà mình gian ác, chiếm đất của người Chàm, Cao Miên nên ngày nay con cháu phải trả nợ.
Theo quan điểm quy nạp và suy diễn của người tây phương thì từ thượng nguồn của sông Mekông xuống miền Nam thì có đến 9 cái đập được thành lập để phát điện cho các nước Trung Quốc, Lào,..., khiến ngay người miên ở vùng hồ Tông Lê Sáp mà mình có viếng năm ngoái, còn thiếu cá để ăn. Đất phù sa không được kéo về nén nước mặn từ biển xâm nhập vào làm ruộng nương bị phá hủy chớ đâu phải quẻ ly quẻ lửa gì cả. Nay Cam Bốt còn cho đào một con kênh từ sông Mekong ra biển của xứ họ để tránh di chuyển qua Việt Nam thì xem như đóng cái đinh cuối cùng cho đồng bằng sông Cửu Long.
Hà Nội đầu tư xây một cái đập khác ở Thượng Lào vô hình trung giúp tay để bức tử nhanh chóng Đồng Bằng Sông Cửu Long, bất chấp các lời kêu gọi của các chuyên gia ngoại quốc hay gốc việt hải ngoại.
Nếu người Việt có óc suy diễn thì đã cho xây đập ở vùng hạ lưu của 9 nhánh sông Mekông để có thể quản lý nước ngọt từ thượng nguồn đổ về hay nước mặn không được chảy vào. Một mặt có thể kiểm soát số lượng phù sa. Mình không phải chuyên gia về môi trường nhưng chuyến đi thăm lục tỉnh nam kỳ vừa qua khiến mình nhớ đến thanh phố Venise bị nước ngập nên chính phủ Ý đã làm cái đập ngoài khơi để kiểm soát khi nước ròng và nước lên.
Ở Huế có đàn Nam Giao mà hàng năm vua phải an chay, không gần cung nữ trong một thời gian để làm lễ tế trời thường được gọi là Lễ tế Nam Giao, mà nhà vua cúng hàng năm để cầu trời giúp dân chúng được mùa để đóng thuế cho vua chơi gái.
Nếu người Việt tách yếu tố trời và người ra vì chả có ăn nhập chi cả. Nếu dùng phương pháp suy diễn thay vì tốn tiền làm lễ đăng đàn, vua có thể dùng tiền ấy để làm đập, để ngăn nước vì nếu suy diễn thì nước trên cao chảy xuống thì càng lâu càng mạnh.
Tháng trước đi Mễ, mình có dịp quan sát hệ thống dẫn thuỷ nhập điền của người Mễ ở vùng tương tự như miền Trung Việt Nam. Bên núi, rồi đồng bằng rồi biển, họ làm hệ thống dẫn thuỷ nhập điền lưu trữ nước khi mưa để tránh bị lụt lội, còn dư thì thải ra biển. Rất dễ dàng áp dụng tại miền trung để tránh lụt lội hàng năm và phát triển canh nông hay thương mại.
Người miên bị ngay chính dân họ diệt chủng tộc của họ dưới thời Pol Pot, tương tự người Việt cũng bị chính người Việt sát hại trong thời gian này qua các trại tập trung cải tạo, đổi vàng để cho đi trên các chiếc ghe đánh Cá mong manh, tìm bến bờ tự do.
Lịch sử tây phương có một thời đen tối (Dark age) khi nhà thờ của Thiên Chúa Giáo nắm quyền sinh sát, bắt người dân phải theo các luật lệ của nhà thờ. Những ai có tư tưởng suy diễn như Galileo, được xem là phản động là bị giết. May thay đến thế kỷ 15, người tây phương đã tách khỏi ý tưởng thiên nhân hợp nhất,(Homo Deus) mới giúp nảy sinh ra thời kỳ phục hưng, đã giúp nền văn minh Tâyphương tiến lên như ngày nay.
Tương tự nền văn hoá của người Á Rập có một thời lên đến tột đỉnh, họ sáng lập toán đại số , mẫu tự,..., đã giúp nền khoa học Tâyphương tiến nhanh đến khi họ mắc vào cái vòng kim cô của tôn giáo thì đế quốc của họ bị tàn suy và bị người tây phương thống trị. Người á rập muốn thấy nền văn minh của họ trở lại thời vàng son nhưng tiếc thay có một số quá khích đã và đang đi vào con đường của nhà thờ thiên chúa giáo ở thời trung cổ.
Sau khi bị đô hộ bởi người tây phương, trí thức tàu có tinh thần cải cách như Tôn Dật Tiên hay những phong trào đông du hay cải cách Việt Nam do Phan Chu Trinh, Nguyễn Trường Tộ... chủ xướng. Văn hoá của hai nước này bị ảnh hưởng sâu đậm của kinh dịch nên chỉ quay sà quành, không dùng phương pháp suy diễn nên không đóng góp vào sáng tạo của khoa học hiện đại. Cho dù Việt Nam có hơn 25,000 tiến sĩ.
Ngày nay 4 nước cộng sản còn sót lại trên thế giới là 3 nước chịu ảnh hưởng sâu đậm kinh dịch. Họ dùng chủ thuyết cộng sản để thay đổi xã hội phong kiến cũ xưa. Họ tìm cách xây dựng một xã hội mới với một học thuyết mượn từ tây phương nhưng vẫn không thoát khỏi vòng kim cô của Càn Khôn.
Nếu chúng ta sang Hồng Kông với ảnh hưởng tư duy làm việc của người tây phương từ hơn 100 năm qua, sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng hay Đài Loan khi họ áp dụng thể chế Dân Chủ từ năm 1990 đến nay.
Quan quân triều đình khi xưa được thay thế bởi tập đoàn chính trị trung ương Cộng sản, hoạch định các kế hoạch kinh tế, văn hoá chính trị tương tự các triều đình của nền quân chủ của thế kỷ trước.
Về Việt Nam có nhiều người hỏi mình iPhone 15 ra chưa. Mua một cái iPhone 15 thì phải bán bao nhiêu tấn lúa. Việt Nam nay khuyến khích trồng lúa trên núi vì miền đồng bằng bị ngập nước mặn trong khi có nhiều chuyên gia đề nghị trồng lúa mặn.
Khi người Việt cứ tự giải lí do mình khổ hay nước mình nghèo là vì cái nghiệp, vì địa lý có hình quẻ Ly cho dân phải bỏ nước ra đi thì không thể suy diễn, tìm ra căn bệnh trầm kha của người Việt thì sẽ không bao giờ tiến. Họ chấp nhận những giải thích phản khoa học của tầng lớp quan lại, hay cán bộ chỉ muốn duy trì sự giàu sang, quyền lực của giai cấp họ từ đời họ cho đến đời hậu duệ. Ngày nay, Hà Nội khuyến khích người dân đi chùa, lên đồng báo cô để giúp họ cai trị lâu dài thêm như trước khi thực dân tây xâm chiếm Việt Nam.
Có mấy ông kêu đi làm ở sở, hay bị bực mình vì đồng nghiệp gốc mít. Gặp người Mỹ thì một hai Yes Sir nhưng gặp Việt Nam thì lại kêu sao tao phải nghe lời mày. Rồi chơi xấu nhau.
Đó là tinh thần của kẻ bị trị hay đúng hơn tinh thần nô lệ đã có trong DNA của người Việt mình mà người ngoại quốc gọi là “colonial mentality”. Đó là một đề tài khác mà nếu chúng ta không ”tự” từ bỏ thì khó có thể thành công ở hải ngoại. Không làm chủ mà chỉ làm công cho người Mỹ.
Chán Mớ Đời
Nhs