Thụy Sĩ
Trước khi đến học, dạy và làm việc tại Thụy Sĩ thì mình không biết gì hết về xứThụy Sĩ ngoài câu chuyện hồi nhỏ học trường Tây nghe ông Tây bà Đầm kể chuyện ông Guillaume Tell, một cung thủ nổi tiếng bắn đứt trái táo đặt trên đầu của người con trai.
Mình về nhà, bắt chước ông Tell, lấy ná bắn cái lon đặt trên đầu thằng hàng xóm, may quá mình bắn hụt nhưng làm bể cái cửa kính hàng xóm và bị ông bố của nóchửi mình mệt thở, còn mắng vốn bà cụ mình. Nay nghĩ lại phải công nhận mình thuộc loài ngu lâu và dốt sớm.
Câu chuyện về ông Guillaume Tell được thêu dệt biến thành huyền thoại luôn. Vào thế kỷ 15 hay 16 chi đó, đế chế của dòng họ Habsburg của Áo-Hung, chiếm đóng một vùng đất Thụy Sỹ ngày nay, gần biên giới Áo. Có tên thái thú đặt cái mũ trên cột cờ và bắt dân chúng Thụy Sĩ đi ngang, phải cúi đầu chào cái mũ như thể chào ông ta.
Dân trong thành phố đều cởi mũ chào khi đi ngang cột cờ duy chỉ có ông Guillaume Tell là không nên bị bắt để xử tử. Tên thái thú gian ác bắt ông Tell, một xạ thủ nổi tiếng, ra điều kiện ông Tell bắn trái táo đặt trên đầu của người con. Nếu trúng thì sẽ được tha còn không thì sẽ bị giết. Bà rá sao ông này bắn trúng trái táo và luôn tiện bắn chết tên thái thú.
Chuyện này được dân gian kể thêu dệt đủ trò, nhiều khi trên thực tế không có thật như vụ ngọn đuốc cách mạng Lê Văn 8 nhưng đã nói lên lòng kiêu hãnh, ái quốc của dân tộc Thụy Sĩ.
Nước này trung lập, không theo ai hết trong suốt mấy trăm năm, biết bao nhiêu can qua xẩy ra tại Âu Châu với các cuộc xâm chiếm các nước Âu châu lẫn nhau như napoleon, Đức quốc xã,....
Oái ăm thay, họ trung lập nhưng quân đội của họ lại được mướn để đánh nhau trên các nước khác như các lính đánh thuê. Ngày nay chỉ còn Vatican thuê lính của họ. Nếu ai đi viếng Vatican mà thấy các người bận đồ cỗ kiểu thời Phục Hưng, đứng gác bên ngoài giáo đường Paolo là lính Thụy Sĩ mà người ta hay gọi là "Les gardes Suisses" nhưng ngoài ra các bảo vệ của mấy hồng y thì bận đồ như các lính cận vệ của các nước khác.
Sau khi ra trường kiến trúc, mình được hai cái học bổng; một là học lấy tiến sĩ về kiến thiết đô thị của đại học Paris và học bổng của chương trình hậu đại học về phát triển đệ tam thế giới tại trường bách khoa Lausanne. Cuối cùng mình chọn Lausanne vì học ngắn hơn. Không ngờ sự lựa chọn này đã biến cuộc đời mình thành tên Do Thái gốc Việt đi lang thang, kiếm việc trên thế giới rồi dừng bước tại Hoa Kỳ. Nếu ở lại thì chắc đã lấy Valérie, quen được hai năm.
Lúc đi học ở Lausanne thì gặp thằng bạn quen bên Ý, du học ở Ý trước mình 2 năm, đang làm phụ khảo ở trường và nói ông giáo sư Wuttenberg đang cần phụ tánên vào hỏi và được nhận nhưng rồi vài tháng sau có người em trai vượt biển nênphải kiếm thêm tiền nên có công ty kiến trúc ở Basel mướn mình làm.
Công ty này được xem là hãng kiến trúc lớn nhất Thụy Sĩ, gửi mình đi Trung Đông, Zurich, Geneva, Paris, Stuttgart,..., đến khi công ty của kiến trúc sư Norman Foster ở London mướn thì phải bỏ hết, chạy qua London rồi sau này đi làm ở New York.
Mấy năm sống ở Thụy Sĩ vào tuổi đời hăng say thì phải công nhận đời sống ở đâychán như con gián vì sau 7 giờ tối chả có cái gì mở cửa bù lại thì phong cảnh đẹp. Thành phố không bao giờ bị chiến tranh nên màu sắc rất cổ lổ sĩ như nhau nên rất hài hoà trong thiên nhiên. Mỗi tuần đi đánh squash với đám trong sở hay chơi bóng rổ hay đá banh ngoài ra chả có gì.
Nước này là một liên bang của những Canton. Họ sử dụng 4 ngôn ngữ chính làĐức, Pháp, Ý và Roman. Đàn ông phải đi quân dịch và giữ súng trong nhà để lỡ cóchiến tranh là vác súng ra phường tử thủ ngay. Lâu lâu đàn ông phải đi học tập thêmvề quân sự, mình thấy ông chủ mình lâu lâu phải nghỉ một tuần đi học bổ túc thêm về quân sự.
Hồ Leman dài mấy chục cây số từ Lausanne đến Geneva, nơi đã có cuộc hoà đàm chia đôi Việt Nam, cạnh biên giới Pháp vùng Evian thì phải, có nước suối mà ngàynay ở Việt Nam rất được ưa chuộng. Có điều xứ này cái gì cũng đúng giờ. Xe lửa xe buýt máy bay đều đúng giờ. Trễ một phút là coi như đứng đợi mệt thở. Mình nhớ có lần trường cử đi dự hội chợ về máy móc chi đó, mình và thằng dạy chung trễ chuyến xe lửa chót nên phải đợi 4 tiếng để có chuyến khác.
Mùa đông thì dân Thụy Sĩ hay ăn món Fondue, một loại thịt bò cắt như bò lúc lắc của Việt Nam hay bánh mì cũng cắt từng miếng như crouton rồi dùng cái que hay cái nĩa cắm thịt hay bánh mì, nhúng vô cái nồi nấu rượu trắng và phô mát thường làGruyere rồi khi thịt chín hay bánh mì thì quay quay cho phô mát dính cuộn rồi chấm sauce để ăn. Đặc điểm là khi ăn món này họ không bao giờ uống nước lạnh vìsợ phô mát bị đông trong bụng khó tiêu. Sang mỹ thấy dân mỹ ăn pizza uống CoCa bỏ đá, hết hồn nhưng lâu ngày cũng quen.
Nói chung thì nước này giáp giới với các nước như Ý, Pháp, Đức nên họ ăn uống cũng tương tự mấy vùng biên giới nhất là nói thổ ngữ. Một nước nhỏ bé mà nói đến 3 ngôn ngữ chính Đức Pháp và Ý thêm Roman. Họ dùng Đức ngữ hay Pháp ngữ trong thư từ hành chánh nhưng lại nói thổ ngữ với nhau nhất là vùng Đức và Ýngữ. Điển hình vùng Basel thì họ gọi Baseldeutch còn ở Zurich thì gọi Zurideutch., khiến người ngoại quốc như mình điên đầu. Học tiếng Đức đã oải còn phải học thổ ngữ của họ. Mình thấy con của người Việt sinh tại đây nói thổ ngữ rất giỏi.
Dân có trình độ đại học thì họ nói được Đức ngữ và pháp ngữ nhưng dân chỉ trình độ trung học thì chịu thua. Mình nhớ có lần ngồi chung bàn với 3 cô Thụy sĩ ba vùng mà mình phải thông dịch cho họ. Chán mớ đời. Về kinh tế thì dân nói tiếng Đức giàu hơn như vùng Zurich, Basel còn về văn hoá thì vùng pháp ngữ có vẻ kháhơn.
Gái vùng Đức thì đẹp rực rỡ nhưng khi nói chuyện thì chới với nhất là bên tai, ngược lại gái nói pháp ngữ thì giọng của họ rất chậm chạp không ào ào như dân Paris nên khá êm diệu. Cứ khoản tháng 9 trở đi là dân trong sở rũ nhau đi tập chân cho khỏe để khi tuyết rơi xuống là đi trượt tuyết. Họ cứ vác đôi ski ra xe lửa, leo lên rồi xe lửa dừng ở chân núi là đi thôi. Chiều về, vác ski lên xe lửa lại. Dân xứ này mê nhất là ski, cứ tới mùa là trưa ăn cơm là họ dán mắt vào đài truyền hình xem trượt tuyết.
Ở Thụy Sĩ hai năm, kiếm vợ khó quá. Có một cô xinh xắn thì cả dòng họ theo VC, thường được gọi là Việt Kiều Yêu Nước nên không thằng nào dám hó hé. Hôm trước liên lạc được hai thằng bạn ở vùng Lausanne. Thằng thì li dị vợ đầu lấy vợ thứ 2 ở Việt Nam con đâu mới 6 tháng. Thằng thì lấy vợ trễ vì khan hiếm gái gốc Việt nên con mới 15 tuổi, li dị nhưng phải trả tiền nuôi con, nay về hưu nên không đi xa được.
Nói chung thì dân gốc mít ở Thụy Sĩ rất ít. Đa số là dân du học rồi ở lại, một số bảo lãnh gia đình qua nên người Việt ở đây khá thân tình, ít chụp mũ nhau. Mình chỉ nhớ một tên chuyên ở tù ra khám. Hắn nói ở tù sướng hơn vì có tiền lại được ăn ngon nên hay vào tù, công việc ngoài đời thì hắn lười.
Chắc vài năm nữa sẽ dẫn đồng chí gái đi viếng xứ này một vài hôm để nhìn lại tuổi Trẻ của mình một thời. Quen khi xưa nhiều nhưng nay chỉ còn hai thằng du học ở Ýrồi gia đình bảo lãnh qua Thụy Sĩ. Dạo mình ở đó dân Thụy Sĩ kỳ thị lắm nên ít nhận tỵ nạn, nay thì thấy đội banh quốc gia của họ toàn là đen không.
Chán mớ đời!