Cho con đi làm thiện nguyện

Cho con đi làm thiện nguyện

Cứ 3 năm gia đình mình lấy hè về Việt Nam, thăm gia đình, cho mấy đứa con gặp mặt và đi chơi với ông bà nội và gia đình của mấy cô chú còn sinh sống tại Đà Lạt. Mỗi lần như thế thì mấy đứa con rất vui vì gặp lại ông bà nội và mấy người em bà con bên nội vì gia đình bên ngoại đều định cư hết tại Hoa Kỳ.

Lần trước về thì mình có rũ gia đình cô em định cư bên Pháp đi thăm vài nơi mà Bút Nhóm Lửa Việt, đóng góp tài chánh gần Đà Lạt nhưng cô em nói; nghe người quen ở Pháp, nay về hưu ở Việt Nam, kể là đi viếng mấy nơi này bị dépressive nên không muốn làm hỏng chuyên đi chơi vui của gia đình.

Mình nhờ chị KT, đại diện thường trực của BNLV tại Việt Nam, tạo điều kiện để gia đình mình đi viếng để hiểu thêm những công việc mà các thân hữu của BNLV, đã thực hiện trong mấy chục năm qua. Chị KT lên chương trình thăm viếng 3 địa điểm được BNLV hỗ trợ tài chánh, tặng các học sinh nghèo xe đạp để đi học vì các em ở cách xa trường từ 6-15 cây số, mà phải cuốc bộ.

Nói chuyện với chị KT thì mới hiểu được sự thành công của BNLV là nhờ những công sức của chị. Chị đi xe đò đến một vùng nào đó có người viết thư xin cứu giúp, rồi mướn xe gắn máy, chạy vào những làng xã để điều nghiên những trường hợp có hội đủ điều kiện để được giúp đỡ. Cũng bị công an, MTTQ làm khó dễ nhưng chị vẫn một lòng với tâm nguyện của các thân hữu BNLV.

Một trạm y tế, châm cứu và tặng thuốc cho bệnh nhân nghèo vì uống nước suối bị ônhiểm và cuối cùng là một trại mồ côi và người già neo đơn. Nơi này nuôi trẻ em tàn tật, bị gia đình bỏ rơi và các người lớn tuổi không có con cháu chăm sóc.

Có lẻ chuyến đi này đã thay đổi tâm tính mấy đứa con khi chúng đi vòng vòng tặng kẹo m&m cho các trẻ em mồ côi. Đối với mấy đứa con kẹo m&m quá thường, chúng không rờ tới nhưng đối với các học sinh nghèo ở Việt Nam thì chưa bao giờ nếm trong đời.

Hè vừa rồi, thằng con không học hè nên hai vợ chồng mình hỏi có muốn đi Việt Nam, tham gia một phái đoàn y tế rồi để dành một tuần để lên Đà Lạt, thăm gia đình. Mìnhgọi hỏi cha Chương xem BNLV, có gửi ai đi Việt Nam thì cho thằng con theo. Mình cóquen nhiều tổ chức gửi phái đoàn thiện nguyện về Việt Nam như một tên bạn mỹ, lấy vợ việt nên mỗi năm về Việt Nam xây một căn nhà tình nghĩa cho một gia đình,...., nhưng mình vẫn thích BNLV hơn vì dạo chưa lập gia đình, mình có sinh hoạt với nhóm trên 5 năm tại vùng Đông Bắc nên hiểu tinh thần làm việc của nhóm theo tinh thần của kẻ thừa sai hơn những chương trình làm thiện nguyện của các tổ chức khác.

Cha Chương nhờ mình nói thằng con ghi danh trên website của Project Việt Nam rồi cha sẽ nói phụ vào. May là có ai vào giờ chót, vì công việc không đi theo phái đoàn được nên thằng con được lấp vào chổ trống và 10 ngày sau là lên đường thì khám phára có mấy người bạn cũng cho con họ đi theo phái đoàn này.

Một chị bạn nói là con gái của chị, xin đi theo phái đoàn, mất 3 năm mới được cho đi, qua những kỳ phỏng vấn, viết tiểu luận,..., đủ trò. Nói chung là các sinh viên đi theo đoàn này, đa số sẽ theo học ngành y khoa, nha khoa, y tế,... Họ đi theo phái đoàn để trãinghiệm về ngành học trong tương lai và dùng kinh nghiệm này để nộp hồ sơ vào trường y, nha khoa thì có khả năng được nhận hơn còn thằng con mình thì theo học kỹ sư nên bơ vơ, không chủ ý tham gia phái đoàn để được nhận vào trường thuốc. Thật ra, đi theo những phái đoàn này để nhận thức xem mình có lòng báái, vị tha để đeo đuổi sự nghiệp y khoa.

Thật ra lúc còn học sinh trung học, cháu đã xin đi theo phái đoàn của hội Lions quốc tế, qua Đức quốc và Nhật bản, sống trong gia đình người sở tại 2 tuần và hai tuần họp mặt với các học sinh từ các quốc gia khác đến tham gia khoá huấn luyện về lãnh đạo do hội quốc tế Lions tổ chức.

Vì lấy vé cận ngày đi nên nhờ chị bạn làm du lịch cũng có con đi theo phái đoàn, lấy vécùng chuyến bay nên hơi đắc, độ $1,600 khứ hồi dù cháu đã có chiếu khán 5 năm, xin từ năm ngoái nhưng hai ngày sau thì chị ấy kêu lại là kiếm được vé rẻ hơn, còn $1,200 loại thương gia. Ngoài ra cháu phải đóng thêm $1,250 cho ăn uống và khách sạn trong thời gian làm việc với phái đoàn và tiền tiêu vặt trong một tháng, tổng cộng tốn $3,000.00.

Đi Việt Nam thì thằng con gọi điện thoại cho mình nhiều hơn là khi ở đại học, kể là học được nhiều điều. Nó bắt đầu hiểu lý do bố mẹ nó phải bỏ nước ra đi khi phải trực diện với chính quyền địa phương. Điểm quan trọng hơn là cháu nó làm quen với một số sinh viên khác, gốc Việt, đi về Việt Nam, nơi cha mẹ của cháu sinh ra với tầm nhìn khác với những lần đi du lịch với gia đình. Lần này đi theo phái đoàn thiện nguyện, gặp gỡ những người xa lạ, kém may mắn hơn cháu vì nếu bố mẹ cháu không vượt biển ra đi thì ngày nay đoạn kết của cháu chắc cũng tương tự như những người cháu gặp ở bệnh viện dã chiến. Dạo mình về quê nội ở Sơn Tây thì mới cám ơn ông cụ mình đã bỏ quêtrốn vào nam, sau khi bị Việt Minh bao vây nhà vào ban đêm vì nếu không cuộc đời mình chỉ có tầm nhìn không quá cây tre đầu làng như mấy người em chú bác.

Mỗi ngày phải dậy sớm, ăn uống rồi chuẩn bị lên xe buýt, chở đi Vĩnh Long đến chiều mới trở lại khách sạn ở Sàigòn. Sau ăn tối lại phải chuẩn bị cho chương trình ngày hôm sau nên rất mệt. Cái hay là các sinh viên trẻ gặp nhau, chia sẻ những toan tính cho tương lai, giúp thằng con có cái nhìn rộng rãi hơn thay vì chỉ loay hoay trong môi trường kỹ sư.

Cháu nó học được lòng vị tha, giúp đỡ những người kém may mắn vì ở Hoa Kỳ, nói đúng ra thì cha mẹ sợ con hư, lêu lõng nên chỉ cho sinh hoạt vòng vòng trong một môi trường tương đối lành mạnh. Sinh hoạt hướng đạo, cũng đi làm việc từ thiện với đoàn hướng đạo, lên tới Đại Bàng Hướng Đạo Hoa Kỳ (eagle scout). 

Hàng năm thì gia đình mình đều tham gia đi tặng quà cho các gia đình nghèo vào lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh qua hội Lions quốc tế nhưng người vô gia cư ở Hoa Kỳ có điện thoại cầm tay kêu gọi người quen đến lãnh đồ ăn,.. Tập cho mấy đứa con "cho" thì cảm thấy vui hơn là "nhận", học có lòng nhâái với đồng loại. Cô con gái năm nay vào trường ÚC, cũng tham gia những hội thiện nguyện, giúp đỡ người vô gia cư vì ở Los Angeles có rất nhiều người nghèo, ngủ bờ ngủ bụi.

Tập cho các cháu hiểu là khi người Việt tỵ nạn, chân ướt chân ráo đến định cư tại Hoa Kỳ, sau cuộc hành trình vượt biển đầy sóng gió với tử thần kề cận thì các gia đình người Mỹ đã đưa tay đón chào và giúp đỡ những ngày đầu trên đất nước này. Nay mình khá khá một chút thì giúp lại người khác đang lâm cào tình trạng như người Việt mấy chục năm trước, tiếp tục truyền thống cứu giúp người như khi con tàu Mayflower cập bến bờ tự do, khởi đầu cho vùng đất hứa cho những ai bị bạc đãi tại chính ngay quêhương họ, được có cơ hội làm lại cuộc đời.

Nhs