Một ngày tại USC

Một ngày tại USC

Thông thường vào tháng tư, khi học sinh nghỉ spring breakcác trường đại học tổ chức những ngày viếng trường để học sinh lớp 12ở xa, tiểu bang khác có thể đến viếng, để quyết định chọn học trường nào vào mùa thu tới.

Tháng tư năm nay, tính chở con gái đi một vòng các trường đã được nhận nhưng rồi ông cụ gọi về nên con gái đi viếng trường USC với mẹ trong khi mình bay về Việt Nam. Sau khi trở lại Hoa Kỳ thì cuối tháng 4, các trường lại có một buổi giới thiệu trường để close the deal mấy học sinh còn phân vân hay chưa viếng thăm 2 tuần trước. Thế là mình theo con gái và đồng chí gái đến viếng trường này. Cạnh campus có một bệnh viện mà mình có vẽ cái facade khi mới đến làm việc ở Los Angeles.

Trường này đóng góp hàng năm 5 tỷ đôla cho nền kinh tế của thành phố Los Angeles, có 19,000 sinh viên cử nhân, 24,000 cao học và nhân viên. 17.8% là gốc á châu, 5.4% là gốc da đen, 12.5% gốc Mễ la tinh, 33.7% là da trắng và 23.8% là sinh viên ngoại quốc. Trường này được thành lập năm 1880 với 53 sinh viên nay có đến 41,000 sinh viên. 

Nói chung thì campus khá mới mẻ so với các đại học ở miền đông bắc. Sau khi đậu xe thì đi đến một trung tâm để dùng điểm tâm. Ghi danh xong thì đi vào một cái nhà khá đẹp, kiếm bàn ngồi ăn buffet nhưng có người đem cà phê, trà, dọn đĩa muỗng. Mỗi bàn có 10 người, bên cạnh mình là gia đình gốc Do Thái, con bé sẽ học y khoa sau này, có một gia đình gốc Mễ cũng dự định học y khoa và 3 sinh viên, một năm thứ nhất, một năm thứ 3 và một năm cuối. Họ cho 3 sinh viên ngồi chung bàn để ai có câu hỏi là được trả lời ngay.

Tên học năm cuối gốc đại hàn, kể là học một khoá ở UCLA nhưng không thích nên đổi qua USC vì hắn không thích lối sinh hoạt của trường công. Hắn kể tùm lum về những cái hay cho sinh viên ở USC nhưng chỉ có vợ mình và con gái nghe trong khi mình làm tính 4 năm trả tiền học oái cơm. Có nhiều gia đình đến từ Mễ, Ba Tây, Trung Quốc,... Họ bay sang có vài ngày để xem trường rồi bay về.

Sau khi ăn xong thì có nhiều người đại diện của trường lên tiếp thị về trường nào là chương trình giúp đỡ sinh viên để không ngỡ ngàng,... Rồi hỏi ai đã quyết định theo học thì thấy con gái đưa tay lên rồi nói chỉ có bố nó chưa quyết định. Chán mớ đời! 

Sau đó thì ra sân tụ tập ở một công viên có ghế ngồi để nghe ban nhạc của đội banh dã cầu chơi nhạc, tiếp thị về đội banh. Dân mỹ chúng mê điên khùng về môn này. Mỗi lần trường này đấu là có trên 70 ngàn ngươi đi coi ở vậnđộng trường, nơi khai mạc thế vận hội 1984. Ở Cali mỗi lần hai đội bóng USC và Stanford đấu với nhau là trong gia đình có cãi nhau vì ủng hộ hai đội bóng

Chương trình tiếp tục với mỗi phân khoa như con gái được nhận vào phân khoa kinh tế Marshall thì đi về hội trường của khoa này còn những ai được nhận vào trường khác thì đi theo nhóm hướng dẫn. Vào cửa là đã thấy họ biếu cho cái backpack có tên USC. Có một người đại diện cho trường này hình như ông Dean, nói về chương trình giảng dạy nhất là đến chương trình mới thành lập chung với hai trường đại học quốc tế mà con gái mình được nhận. Trường đại học khoa học và kỹ thuật của Hongkong và trường đại học kinh tế Bocconi ở Milan, Ý Đại Lợi.

Môn này mới mở được 3 năm. Lạ thằng con mình học nanoengineering ở UCSD cũng mới mở được 3 năm khi nó vào. Năm thứ nhất thì học tại USC, năm thứ hai thì học ở Hongkong, năm thứ 3 thì học ở Milan rồi trở lại Cali để xong chương trình. Khi tốt nghiệp sẽ được bằng tốt nghiệp của hai trường kia luôn. Lớp chỉ nhận 45 người, 15 từ USC, 15 từ Hongkong và 15 từ Ý. Con gái phải học thêm 2 ngoại ngữ. Nó học pháp ngữ ở trung học nay không sử dụng lại phải học tiếng ý.

Cách tiếp thị của trường rất siêu đẳng. Họ cho 3 sinh viên lên nói chuyện. Họ chọn toàn là thứ gộc. Cô năm thứ 1 lên nói lúc mới vào trường rất khờ,...., nay cô ta ăn nói dạn dĩ trước đám đông khiến cha mẹ ai cũng nức nở. Đến tên năm thứ 3, nói đến nhờ các hệ thống cựu sinh viên, đã giúp hắn đi xứ nào làm việc trong mấy tháng hè. Đến phiên cô thứ 4 kể học về kế toán thì năm thứ nhất được đi thực tập và lên kế hoạch chương trình cả tỷ đô cho một công ty lớn. Cô này ăn nói rất hay, gốc tàu. Cha mẹ ở dưới cứ mơ con mình sẽ ăn nói lưu loát như thế. Chán mớ đời!

Sau phần này thì kéo nhau ra khung viên ăn trưa. Họ để mấy hộp lunch, có sandwich, tráng miệng rồi mọi người lấy đem về bàn ăn. Ngồi chung bàn thì toàn là ấn độ từ miền bắc xuống. Một tên thì nói học về computer sciences còn một tên sẽ theo ngành nha khoa.

Ăn xong thì thay phiên chụp hình trước bức tượng chiến sĩ của thành Troy (trojan), biểu tượng cho sinh viên của trường. Ai đã chọn theo học trường này thì lấy cái búa gõ cái chuông, thiên hạ quay lại vỗ tay như điên. Mình cũng leo lên chụp hình nhưng đầu óc cứ nghĩ đến tiền trường. Điên cái đầu!

Sau đó thì đi viếng ký túc xá. Con gái hẹn với cô gốc ấn độ từ Fremont, bắc Cali xuống. Chúng vào website của trường rồi bỏ tên, chọn mẫu người roomate thì cuối cùng con gái chọn cô ấn độ. Hai bên gặp nhau, ôm nhau lần đầu như điên kiểu người Mỹ. Phòng tương đối khá hơn UCSD của thằng con. Chỉ có hai sinh viên trong khi ở UCSD thì năm đầu, một phòng có đến 3 tên sinh viên. Có chỗ tập thể thao ngay trong ký túc xá, máy giặt, không phải vác đi xa như thằng con.

Con gái cứ reo hò làm mình điên đầu, cứ nói let me think. Về nhà gọi cho bà quen để nhờ mượn tiền ngân hàng thế chấp một căn hộ. Mượn tiền chính phủ đi học thì chỉ được trừ thuế tối đa $2,500/ năm trong khi tiền học và ăn ở là $70 ngàn cho một năm nên tốt nhất là mượn tiền qua căn hộ cho thuê rồi nhờ người mướn nhà trả nợ dùm. Sau này con gái ra trường thì mình tuyên dương họ đã giúp con gái học xong đại học.

Con gái nói là may mắn vì có nói chuyện với nhiều đứa được nhận vào trường mà không được theo học vì bố mẹ mượn tiền không được thêm là mình không bắt nó học y khoa như đa số bố mẹ á châu. 

Hy sinh đời bố củng cố đời con.

Nhs

Sáng nay không đi vườn tính chạy đi mua vào đồ dùng thì trường học gọi. Nói con gái chơi banh bị té, đập đầu xuống đất nên chạy tới trường, chở vào nhà thương, khoa cấp cứu. Đợi cả tiếng, chỉ mới gặp y tá. Xem có cần phải xem bảo có bị chấn thương. Chán mới đời!